Nhân xét về văn học Việt Nam từ sau cách mạng tháng 8 1945

I. Dàn ýNền văn học Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám 1945 là Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi...

1. Mở bài

- Sơ lược về nền văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1975.

- Khuynh hướng thẩm mỹ văn học - một nền văn học mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.

2. Thân bài

a. Khuynh hướng sử thi:

* Khái niệm sử thi (tự tìm hiểu).

* Khái niệm khuynh hướng sử thi:

- Khuynh hướng thiên về các vấn đề lớn, mang tính chất toàn dân tộc, đề cập đến những vấn đề sống còn của đất nước, các vấn đề mà cả dân tộc đều hướng đến, trong đó nhân vật chính phải mang những vẻ đẹp mang tính chất thời đại, là hình mẫu lý tưởng chung của cả dân tộc.

* Biểu hiện của khuynh hướng sử thi trong nền văn học giai đoạn 1945-1975:

- Đề tài:

+ Tổ quốc: Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm/ Nguyễn Đình Thi

+ Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc: Đồng Chí, Việt Bắc, Tây Tiến,...

+ Xây dựng đất nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội: Tiếng hát con tàu, Mùa lạc, Lặng lẽ Sa Pa,...

- Hình tượng nghệ thuật: Các nhân vật đậm khuynh hướng sử thi với lý tưởng cao đẹp, tinh thần chiến đấu kiên cường, mạnh mẽ đại diện cho cộng đồng (Tnú, Việt, người lính Tây Tiến,...)

=> Mỗi một ý phân tích từ 3-5 ví dụ để làm rõ.

b. Cảm hứng lãng mạn:

* Khái niệm:

- Cảm hứng lãng mạn cách mạng, cái tôi cá nhân dạt dào tình cảm yêu thương hướng đến những tình cảm lớn, hướng đến Tổ quốc, hướng đến nhân dân, cái ta chung luôn tồn tại những cái tôi cá nhân riêng biệt đồng hành và củng cố cho những tình cảm lớn được thêm phần vững chãi.

* Biểu hiện:

- Thi vị hóa hiện thực cuộc sống chiến đấu khắc nghiệt: Chỉ ra yếu tố lãng mạn trong các tác phẩm của giai đoạn này ví dụ: Việt Bắc, Tây Tiến, Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây,...

- Lý tưởng hóa dáng vẻ đất nước trong những năm tháng xây dựng xã hội chủ nghĩa: Đất nước của Nguyễn Đình Thi,...

3. Kết bài

- Nêu cảm nhận.

Văn học là gì?

Văn học là một loại hình sáng tác qua đó tái hiện lại những vấn đề của đời sống xã hội và con người. Phương thức sáng tạo trong văn học được thể hiện thông qua sự hư cấu, cách thể hiện nội dung cũng được biểu thị qua ngôn ngữ.

Khái niệm văn học đôi khi đem lại ý nghĩa tương tự như khái niệm về văn chương và trên thực tế thường bị nhầm lẫn với nhau. Tuy nhiên, về tổng thể thì khái niệm văn học thường có ý nghĩa rộng hơn so với khái niệm về văn chương, bởi vì văn chương chỉ được sử dụng chủ yếu đến nhấn mạnh vào tính thẩm mỹ, sự sáng tạ trong văn học trên phương diện ngôn ngữ, nghệ thuật ngôn từ thể hiện, hiểu một cách đơn giản thì văn chương dùng ngôn từ làm chất liệu chính để xây dựng lên hình tượng, nội dung phản ánh và biểu hiện đời sống xã hội.

Văn học có thể kể đến nhiều thể loại khác nhau như: Tiểu thuyết, truyện ngắn, thơ, kịch bản, lí luận phê bình… Xét về lịch sử thì văn học được hình thành và phát triển từ lâu đời, là kết quả phát triển của văn học dân gian và văn học viết.

Về thể loại văn học điển hình đó là:

+ Thể loại trữ tình: Thơ, ca trù, truyện thơ, trường ca, thơ trường thiên…

+ Tác phẩm tự sự: Tiểu thuyết, truyện vừa, truyện ngắn, sử thi, ngụ ngôn

+ Kịch bản văn bản: Bi kịch, hài kịch, chính kịch, kịch tự sự

+ Các thể loại khác như: Ký, chính luận…

Khái quát văn học Việt Nam từ cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ 20

08/09/2021 Ngữ văn

Mục lục

  • Khái quát văn học Việt Nam từ sau cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1975
    • Vài nét về hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa
    • Quá trình phát triển và những thành tựu chủ yếu
  • Vài nét khái quát văn học Việt Nam từ năm 1945 đến hết thế kỉ XX
    • Hoàn cảnh lịch sử, xã hội và văn hoá
    • Những chuyển biến và một số thành tựu