Phim 2d 3d là gì

Phim 3D là gì?

Kể từ khi "siêu phẩm của mọi thời đại" Avatar được ra đời vào năm 2009. Các nhà làm phim đã nhận ra được tiềm năng lợi nhuận to lớn và dần dần đưa nó vào các tác phẩm của mình để tăng sự lôi cuốn với khán giả. Tuy nhiên khái niệm về phim 3D phức tạp hơn chúng ta nghĩ rất nhiều. Từ các thức làm ra các thước 3D, sự khác nhau với phim 2D truyền thống như nào. Hãy cùng xem bài viết dưới đây.

Phim 2d 3d là gì


Lịch sử hình thành của phim 3D

Thực ra không cần phải chờ đến 2009 thì phim 3D mới ra đời, phim 3D thực ra đã được phát triển từ khá lâu. Phim 3D đầu tiên ra đời lần đầu tiên vào 24 tháng 5 năm 1935. Tuy nhiên những giai đoạn ban đầu chúng chỉ được áp dụng vào phim hoạt hình mà bắt đầu chính là "Toy Story" (Câu chuyện đồ chơi) của hãng Walt Disney ra mắt năm 1995.

Bên cạnh Toy Story, chúng ta có thể kể đến nhiều sản phẩm hoạt hình nổi bật khác cho thể loại 3D nhưng ít ai biết là nó cũng được áp dụng công nghệ 3D như là Shrek, Finding Nemo, Wall-E..

Chắc hẳn nhiều bạn đang nghĩ rằng những phim nêu trên đâu phải phim 3D. Phim 3D là phim phải đeo kính một cặp kính chuyên dụng để xem và nhìn thấy được hình ảnh chân thực đến mức bộ phim như thể bước ra đời thực.

Tuy nhiên đó là những phim gọi đầy đủ là Real 3D, đây sẽ là khái niệm mà chúng ta tìm hiểu trong bài viết này.

Khái niệm về phim 3D

Phim 3D thực chất là viết tắt của phim ba chiều (3 Dimension). Từ này cũng để ám chỉ đến một khái niệm cũng rất phổ biến hiện nay là độ họa 3D - là các hình ảnh được tạo nên một cách sống động nhờ các phần mềm máy tính. Thông thường các bộ phim ảnh chúng ta xem ở trên tivi thường ngày chỉ là những hình ảnh hai chiều, bao gồm chiều đứng và chiều rộng (không có chiều sâu).

Không gian chúng ta sống là một ví dụ rõ nhất cho 3D. Những loại phim 3D là loại phim dùng kỹ thuật hiện đại để tạo cảm giác cho người xem như thể cảm nhận được chiều sâu không gian của nhân vật, của phong cảnh thật như không gian xung quanh, làm người xem như được đắm chìm vào bộ phim ấy.

Hiện nay trên thế giới có rất nhiều loại công nghệ tạo được hình ảnh Real 3D như là: Anaglyph, Real D, Dolby, Prisma.. nhưng thông dụng nhất và thường được sử dụng nhiều trong các rạp chiếu phim nhất vẫn là hai công nghệ Dolby và Real D. Nhưng dù là công nghệ nào đi nữa thì nguyên tắc chung của những công nghệ này xây dựng một hệ thống hình ảnh đánh lừa được đôi mắt của chúng ta.

Nguyên lý hoạt động của phim 3D

Các bộ phim có công nghệ 3D nói chung đều là dựa theo nguyên lý sự tạo ảnh ba chiều từ hai mắt, sự chìm hay nổi của một vật phụ thuộc vào cách nhìn của người quan sát.

Con người chúng ta sử dụng mắt trái và mắt phải cùng nhìn một đối tượng, góc độ quan sát của hai mắt lại khác nhau khiến cho ảnh hình thành trên võng mạc cũng khác nhau. Hai hình ảnh này sau khi được não tổng kết sẽ phân biệt vị trí trước sau, xa gần của vật thể, làm cho não chúng ta nhìn sự vật trong không gian ba chiều.

Lợi dụng điều trên, phim 3D sẽ được quay thành hai phim khác nhau, từ hai góc độ khác nhau tương ứng với hai con mắt. Những hình ảnh này khi đi qua não bộ sẽ gộp lại vào nhau tạo ra những hình ảnh ba chiều.

Tựu chung lại là các bộ phim 3D tạo ra ảo giác về chiều sau bằng phương pháp đưa những hình khác nhau đến từng bên mắt.

Các dạng công nghệ 3D

Như đã nói ở trên, bây giờ có rất nhiều loại công nghệ Real 3D nổi tiếng như là Anaglyph, Real D, Prisma.. nhưng phổ biến nhất trong các rạp chiếu phim là hai công nghệ Dolby và Real D.

Công nghệ Real D là được dựa theo nguyên lý phân cực để tạo hiệu ứng ba chiều. Sẽ có hai máy chiếu giống nhau được đồng bộ hóa, phân cực hóa rồi cả hai cùng chiếu lên một màn hình được phủ một lớp bạc hoặc một chất liệu chống khử cực nào đó khác để bộ phim được giảm sáng.

Ưu điểm của công nghệ Dolby so với Real D là dễ lắp đặt, sử dụng được trên màn hình thông thường và kính đeo có thể sử dụng được nhiều lần so với kính trong công nghệ Real D chỉ dùng được một lần.

Bây giờ công nghệ cũng đã phát triển cao hơn với các thể loại phim Imax 3D có kích thước hình vòm khổng lồ, hay những bộ phim 4D có thêm những chiếc ghế chuyên dụng. Ở các smart tivi được trang bị chế độ 3D thông thường là sử dụng công nghệ Anaglyph, cụ thể hơn là Anaglyph Red. Cyan và Anaglyph Green. Magenta (Hồng/Xanh dương).

Phim 3D khác 2D như thế nào?

Những mô hình 3D có thể coi là những vật chất, những vật thực bởi bạn có thể di chuyển Camera để thu hình nó từ bất cứ góc nào bạn muốn. Những hoạt hình 2D lại không làm được như vậy. Trong hoạt hình 2D, tất cả mọi thứ đều được vẽ và thể hiện trên mặt phẳng vì vậy người quay phim không thể lựa chọn góc quay, mà chỉ có thể chụp ảnh. Bên cạnh đó, hoạt hình 3D tạo cảm giác sống động và chân thực hơn bởi nó yêu cầu những người sản xuất phải dựng hình nhân vật, ánh sáng môi trường, chất liệu, hiệu ứng.. vì vậy phim hoạt hình đồ họa 3D cần thiết cho nhiều người cho nhiều công đoạn, nhiều khâu riêng biệt, chi phí sản xuất cao. Còn phim hoạt hình 2D lại tốn thời gian và công sứ vì phải vẽ rất nhiều. Như vậy, phim hoạt hình 3D và 2D đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Việc lựa chọn kỹ thuật hoạt hình phù hợp nhất phải dựa vào yêu cầu cụ thể và điều kiên của khách hàng hay nhà sản xuất. Tuy nhiên, ngày nay hoạt hình đồ họa 3D đang ngày càng phổ biến và tân tiến hơn.

Xem phim 3D có phải đeo kính không?

Ở thời điểm hiện tại, bạn muốn xem phim 3D sẽ cần có 1 chiếc kính riêng biệt đi kèm. Kính 3D hoạt động bằng cách mô phỏng lại quá trình tạo ảnh ba chiều của thị giác. Bạn đã biết cảnh phim 3D vốn là ghép chồng hìnn từ 2 máy quay khác nhau, mà ta sẽ thấy mờ nhoè khi không mang kính. 2 máy quay tương ứng với 2 góc nhìn của mỗi bên mắt, và để bộ não hiểu rằng cần "chập" chúng lại thành một ảnh duy nhất thì người ta phải cần 2 tròng kính đỏ-xanh.

Tròng kính 3D có màu tương tự cách mỗi mắt nhìn hình ảnh, nhưng đậm hơn, nhằm "ép" não chúng ta đồng bộ 2 mắt với 2 góc hình của phim 3D - mà cả 2 góc hình này cũng được xử lý ửng đỏ bên trái và xanh bên phải. Kết quả giao thoa là một hình duy nhất có chiều sâu với màu sắc hài hòa, vì xanh và đỏ đã bổ túc nhau thành tông trung tính.

Phim 2d 3d là gì