Phương pháp nhập trước xuất trước là gì

Cách tính giá xuất kho theo phương pháp FIFO nhập trước xuất trước và ví dụ cụ thể đối với phương pháp nhập trước xuất trước

Hiểu đơn giản về cách tính giá xuất kho theo phương pháp FIFO nhập trước xuất trước các bạn lưu ý là giá trị trong kho nào có trước xuất đi trước, có sau xuất đi sau, bắt đầu xuất từ tồn đầu kỳ

Phương pháp nhập trước xuất trước là gì

Cách tính giá xuất kho theo phương pháp FIFO ( nhập trước xuất trước)

Khái niệm phương pháp FIFO:

Phương pháp nhập trước, xuất trước áp dụng dựa trên giả định là giá trị hàng tồn kho được mua hoặc được sản xuất trước thì được xuất trước, và giá trị hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là giá trị hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất gần thời điểm cuối kỳ.

Đơn giá nhập kho = Giá nhập kho/ Số lượng nhập kho

Ưu điểm: Tính toán được giá trị của hàng xuất kho của từng lần xuất hàng nên cung cấp được số liệu kịp thời cho kế toán ghi sổ

Nhược điểm: Doanh hiện tại không phù hợp với Chi phí hiện tại

Vận dụng phương pháp FIFO để tính giá xuất kho nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ để tính giá thành sản xuất trong doanh nghiệp

Xem thêm: Học kế toán thực hành ở đâu - để làm được kế toán sản xuất 

Đối tượng áp dụng cách tính giá xuất kho theo phương pháp FIFO:

+ Áp dụng cho những doanh nghiệp có hàng hóa mà giá cả có tính ổn định, hoặc giá cả hàng hóa đang trong thời kỳ có xu hướng giảm

+ Thường là các doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng có hạn sử dụng nhỏ mà thiết yếu như: thực phẩm, mỹ phẩm, thuốc,…

Ví dụ về cách tính giá xuất kho theo phương pháp FIFO

Bài tập: Doanh nghiệp A hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ và có tình hình nguyên vật liệu trong tháng 9 như sau:

- Tồn kho đầu tháng: 4.000 kg đơn giá: 120.000đồng/kg

1. Ngày 1/9, mua nhập kho 3.500 kg, giá mua chưa thuế GTGT 10% là 118.000 đồng/kg, đã thanh toán bằng tiền vay ngân hàng.

2. Ngày 6/9 xuất kho 4.500 kg cho sản xuất sản phẩm.

3. Ngày 8/9, Nhận góp vốn kinh doanh 8.000 kg NVL, nhập kho theo giá trị thỏa thuận là 121.000 đồng/kg. Chi phí vận chuyển, bốc dỡ đã chi bằng tiền mặt: 8.000.000 đồng.

4. Ngày 10/9, xuất kho 6.000 kg, một nửa cho sản xuất sản phẩm, một nửa dùng chung cho phân xưởng.

5. Ngày 30/9, Kiểm kê số lượng vật liệu tồn kho thực tế 4.950 kg, số chênh lệch so với số kế toán chưa có quyết định xử lý.

Yêu cầu: Định khoản, phản ánh vào tài khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh biết DN A tính giá nguyên vật liệu xuất kho theo phương pháp: Nhập trước xuất trước (FIFO)

Hãy định khoản và vận dụng cách tính giá xuất kho theo phương pháp FIFO trên để làm bài tập trên 

Bài làm:

1/ Ngày 1/9, mua nhập kho 3.500 kg, giá mua chưa thuế GTGT 10% là 118.000 đồng/kg, đã thanh toán bằng tiền vay ngân hàng

Nợ TK 152:   3500 x 118.000 = 413.000.000

    Nợ TK 133:   41.300.000

      Có TK 3411: 454.300.000

2/ Ngày 6/9 xuất kho 4.500 kg cho sản xuất sản phẩm.

Nợ TK 621:  4000 x 120.000 + 500 x 118.000 = 539.000.000

       Có TK 152:  539.000.000

3/ Ngày 8/9, Nhận góp vốn kinh doanh 8.000 kg NVL, nhập kho theo giá trị thỏa thuận là 121.000 đồng/kg. Chi phí vận chuyển, bốc dỡ đã chi bằng tiền mặt: 8.000.000 đồng.

3a) Nợ TK 152: 8000 x 121.000  = 968.000.000

      Có TK 411: 968.000.000

3b) Nợ TK 152: 8000.000

      Có TK 111: 8000.000

Giá nhập kho = 968.000.000 + 8.000.000 = 976.000.000

Đơn giá nhập = 976.000.000 / 8000= 122.000/kg

4/ Ngày 10/9, xuất kho 6.000 kg, một nửa cho sản xuất sản phẩm, một nửa dùng chung cho phân xưởng.

Nợ TK 621: 360.000.000

Nợ TK 627: 360.000.000

Có TK 152: 3000 x 118.000 + 3000 x 122.000 = 720.000.000

5/ Ngày 30/9, Kiểm kê số lượng vật liệu tồn kho thực tế 4.950 kg, số chênh lệch so với số kế toán chưa có quyết định xử lý.

Theo sổ sách số lượng cuối ký = 4000+ 3500 + 8000-4000-3500-3000 = 5000kg

Thực tế: 4.950 kg đang thiếu 50kg chưa có quyết định xử lý

Nợ TK 1381:  6.100.000

 Có TK 152: 50 x 122.000 = 6.100.000  (Xuất theo đúng FiFO)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

⇒ Kế toán chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên

⇒ Học kế toán sản xuất - Trên chứng từ gốc cty bạn, học thật làm thật tới khi làm được việc

⇒ Các phương pháp tính giá thành sản xuất


Phương pháp nhập trước xuất trước là gì

Các bài viết mới

Phương pháp Nhập trước, xuất trước (tiếng Anh: First In, First Out - FIFO) là một phương pháp quản lí và định giá tài sản, trong đó tài sản được sản xuất hoặc mua trước sẽ được bán, sử dụng hoặc xử lí trước.

Phương pháp nhập trước xuất trước là gì

(Ảnh minh họa: nindelivers)

Khái niệm

Phương pháp Nhập trước xuất trước trong tiếng Anh là First In, First Out, viết tắt là FIFO.

Nhập trước xuất trước (FIFO) là một phương pháp quản lí và định giá tài sản, trong đó tài sản được sản xuất hoặc mua trước sẽ được bán, sử dụng hoặc xử lí trước.

Đặc điểm của Phương pháp Nhập trước, xuất trước (FIFO)

Phương pháp FIFO được sử dụng trong giả thuyết về dòng luân chuyển hàng tồn kho để tính giá.

Trong sản xuất, khi các mặt hàng tiến tới các giai đoạn phát triển và khi các mặt hàng tồn kho trở thành thành phẩm được bán, các chi phí liên quan tới sản phẩm đó phải được ghi nhận là một chi phí.

Theo FIFO, giả định rằng chi phí hàng tồn kho được mua trước sẽ được ghi nhận, xuất kho trước.

Giá trị tiền của tổng hàng tồn kho sẽ giảm trong quá trình này vì hàng tồn kho thành phẩm đã bán, và đã bị xóa khỏi quyền sở hữu của công ty. Các chi phí liên quan đến hàng tồn kho có thể được tính theo nhiều cách - một trong các phương pháp đó là phương pháp FIFO.

Ví dụ về Phương pháp nhập trước, xuất trước FIFO

Hàng tồn kho được cho là chi phí khi các mặt hàng chuẩn bị được bán. Điều này có thể tính là mua hàng tồn kho hoặc chi phí sản xuất, thông qua việc mua nguyên liệu và sử dụng lao động.

Các chi phí được chỉ định này dựa trên thứ tự sử dụng sản phẩm và đối với phương pháp FIFO là dựa trên những sản phẩm đã nhập kho trước.

Ví dụ nếu 100 mặt hàng được mua với giá $10 và 100 mặt hàng khác được mua tiếp theo với giá $15 , thì FIFO sẽ chỉ định chi phí cho mặt hàng đầu tiên được bán lại là mặt hàng có giá $10. Sau khi 100 mặt hàng được bán, chi phí mới sẽ trở thành mặt hàng có giá $15, dù có mua hàng tồn kho bổ sung nào thêm.

Phương pháp FIFO tuân theo logic rằng, để tránh lỗi thời, một công ty sẽ bán các mặt hàng tồn kho ở trong kho lâu nhất trước tiên và duy trì các mặt hàng mới nhất trong kho.

Mặc dù phương pháp định giá hàng tồn kho thực tế được sử dụng không cần phải theo luồng hàng tồn kho thực tế, nhưng công ty phải có khả năng cho biết lí do tại sao công ty chọn sử dụng phương pháp định giá hàng tồn kho đó.

Các lưu ý đối với Phương pháp nhập trước, xuất trước FIFO

Tình hình kinh tế điển hình liên quan đến thị trường lạm phát và giá cả tăng. Trong tình huống này, nếu phương pháp FIFO ấn định chi phí của các hàng ở trong kho lâu nhất là giá vốn hàng bán, thì những chi phí này về mặt lí thuyết sẽ được định giá thấp hơn so với hàng tồn kho vừa mới nhập kho với giá cao hiện tại.

Chi phí thấp hơn này dẫn đến thu nhập ròng cao hơn. Ngoài ra, vì hàng tồn kho mới nhập gần đây được mua với giá thường cao hơn, nên số dư hàng tồn kho cuối kì bị thổi phồng.

Phương pháp FIFO so với các phương pháp định giá khác

Phương pháp LIFO

Phương pháp định giá hàng tồn kho ngược lại với FIFO là LIFO, trong đó mặt hàng cuối cùng được mua hay nhập kho là mặt hàng đầu tiên được xuất kho trước. Trong các nền kinh tế lạm phát, điều này dẫn đến chi phí thu nhập ròng giảm phát và số dư cuối kì hàng tồn kho thấp hơn khi so sánh với phương pháp FIFO.

Phương pháp chi phí bình quân gia quyền

Phương pháp chi phí bình quân gia quyền chỉ định cùng một chi phí cho từng mục. Phương pháp chi phí bình quân gia quyền được tính bằng cách chia giá vốn hàng tồn kho cho tổng số mặt hàng có sẵn để bán. Điều này dẫn đến thu nhập ròng và số dư hàng tồn kho cuối kì nằm giữa khoảng FIFO và LIFO.

Phương pháp theo dõi hàng tồn kho cụ thể

Cuối cùng, phương pháp theo dõi hàng tồn kho cụ thể được sử dụng khi tất cả các thành phần qui cho một thành phẩm đã biết. Nếu tất cả các phần không được biết đến, việc sử dụng bất kì phương pháp nào trong số FIFO, LIFO hoặc chi phí trung bình đều phù hợp.

(Theo Investopedia)

Minh Hằng