Phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng áp dụng đối với đối tượng nào

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi yêu cầu đến Công ty của chúng tôi, để giải đáp thắc mắc các yêu cầu của bạn Công ty Luật Minh Khuê sẽ cùng bạn làm rõ một số vấn đề với nội dung như sau:

CƠ SỞ PHÁP LÝ

Điều 47 Luật quản lý thuế năm 2019

Nghị định 126/2020/NĐ_CP

Nghị định 125/2020/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính về thuế và hoá đơn

Thông tư 219/2013/TT-BTC hướng dẫn luật thuế giá trị gia tăng ...

Quyết định số 1500 / QĐ-BTC ngày 3016/2016 của Bộ Tài chính về việc công bố thủ tục hành chính được chuẩn hóa trong lĩnh vực quản lý thuế thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tài chính.

NỘI DUNG TƯ VẤN

I - Đối tượng khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp

. - Phương pháp khấu trừ thuế áp dụng đối với cơ sở kinh doanh có thể thực hiện đầy đủ hoặc không đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hóa đơn, chứng từ bao gồm: (Điều 13 Nghị định 219/2013/TT-BTC)

+ Cơ sở kinh doanh đang hoạt động có doanh thu hàng năm từ bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới một tỷ đồng trở xuống và không bắt buộc thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hóa đơn, chứng từ.

Doanh thu hàng năm dưới một tỷ đồng trở xuống làm căn cứ xác định cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ t là doanh thu bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ chịu thuế GTGT và được xác định như sau:

  • Doanh thu hàng năm do cơ sở kinh doanh tự xác định căn cứ vào tổng cộng chỉ tiêu “Tổng doanh thu của HHDV bán ra chịu thuế GTGT” trên Tờ khai thuế GTGT tháng của kỳ tính thuế từ tháng 11 năm trước đến hết kỳ tính thuế tháng 10 năm hiện tại trước năm xác định phương pháp tính thuế GTGT hoặc trên Tờ khai thuế GTGT quý của kỳ tính thuế từ quý 4 năm trước đến hết kỳ tính thuế quý 3 năm hiện tại trước năm xác định phương pháp tính thuế GTGT. Thời gian áp dụng ổn định phương pháp tính thuế là 2 năm liên tục.
  • Trường hợp doanh nghiệp mới thành lập trong năm 2013 hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm 2013 không đủ 12 tháng thì xác định doanh thu ước tính của năm như sau: Tổng cộng chỉ tiêu “Tổng doanh thu của HHDV bán ra chịu thuế GTGT” trên Tờ khai thuế GTGT của kỳ tính thuế các tháng hoạt động sản xuất kinh doanh chia (:) số tháng hoạt động sản xuất kinh doanh và nhân với (x) 12 tháng. Trường hợp theo cách xác định như trên, doanh thu ước tính dưới 1 tỷ đồng thì doanh nghiệp áp dụng phương pháp trực tiếp tính thuế. Trường hợp doanh thu ước tính theo cách xác định trên chưa đến 1 tỷ đồng thì doanh nghiệp áp dụng phương pháp tính trực tiếp trong hai năm, trừ trường hợp doanh nghiệp đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế. (1)
  • Trường hợp doanh nghiệp thực hiện khai thuế theo quý từ tháng 7 năm 2013 thì cách xác định doanh thu của năm như sau: Tổng cộng chỉ tiêu “Tổng doanh thu của HHDV bán ra chịu thuế GTGT” trên Tờ khai thuế GTGT của kỳ tính thuế các tháng 10, 11, 12 năm 2012, 6 tháng đầu năm 2013 và trên Tờ khai thuế GTGT của kỳ tính thuế quý 3 năm 2013. Trường hợp theo cách xác định như trên, doanh thu từ 1 tỷ đồng trở lên thì doanh nghiệp áp dụng phương pháp khấu trừ thuế. Trường hợp doanh thu theo cách xác định trên chưa đến 1 tỷ đồng thì doanh nghiệp áp dụng phương pháp tính trực tiếp trong hai năm, trừ trường hợp doanh nghiệp đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế.
  • Đối với cơ sở kinh doanh tạm nghỉ kinh doanh trong cả năm thì xác định theo doanh thu của năm trước năm tạm nghỉ kinh doanh.

Đối với cơ sở kinh doanh tạm nghỉ kinh doanh một thời gian trong năm thì xác định doanh thu theo số tháng, quý thực kinh doanh theo hướng dẫn tại (1)

Trường hợp năm trước năm tạm nghỉ kinh doanh cơ sở kinh doanh kinh doanh không đủ 12 tháng thì xác định doanh thu theo số tháng, quý thực kinh doanh theo hướng dẫn tại (1)

+ Cơ sở kinh doanh đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp trực tiếp, trừ hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp tính trực tiếp: Doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức kinh tế không thuộc các trường hợp ở phần trên nhưng có nhu cầu tự nguyện được đăng ký tính thuế theo phương pháp khấu trừ, thì cơ quan thuế quản lý trực tiếp với các đơn vị này cho phép được áp dụng.

+ Không áp dụng khai thuế trực tiếp với Tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp hàng hóa, dịch vụ để tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển và khai thác dầu, khí nộp thuế theo phương pháp khấu trừ do bên Việt Nam kê khai khấu trừ nộp thay: trong giao dịch chủ thể có quốc tịch nước ngoài có doanh thu ở Việt Nam do có cung cấp hàng hoá dịch vụ cho phucj vụ cho hoạt động về dầu khí cho doanh nghiệp Việt Nam, thì bên doanh nghiệp Việt Nam có nghĩa vụ khai thuế và nộp thuế thay cho bên nước ngoài.

+ Số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT bằng giá trị gia tăng nhân với thuế suất thuế giá trị gia tăng 10% áp dụng đối với hoạt động mua, bán, chế tác vàng bạc, đá quý, lình vực này bắt buộc tính thuế theo phương pháp trực tiếp.

II - Công thức tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp:

Xác định số thuế GTGT phải nộp:

Số thuế GTGT phải nộp

=

Doanh thu tinh thuế giá trị gia tăng

x

Tỷ lệ %

Trong đó:

+ Doanh thu để tính thuế GTGT là tổng số tiền bán hàng hóa, dịch vụ thực tế ghi trên hóa đơn bán hàng đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT bao gồm các khoản phụ thu, phí thu thêm mà cơ sở kinh doanh được hưởng.

Trường hợp cơ sở kinh doanh có doanh thu bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT và doanh thu hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu thì không áp dụng tỷ lệ (%) trên doanh thu đối với doanh thu này.

Cơ sở kinh doanh nhiều ngành nghề có mức tỷ lệ khác nhau phải khai thuế GTGT theo từng nhóm ngành nghề tương ứng với các mức tỷ lệ theo quy định; trường hợp người nộp thuế không xác định được doanh thu theo từng nhóm ngành nghề hoặc trong một hợp đồng kinh doanh trọn gói bao gồm các hoạt động tại nhiều nhóm tỷ lệ khác nhau mà không tách được thì sẽ áp dụng mức tỷ lệ cao nhất của nhóm ngành nghề mà cơ sở sản xuất, kinh doanh.

+ Tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu được quy định theo từng hoạt động như sau:

- Phân phối, cung cấp hàng hóa: 1%;

- Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 5%;

- Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 3%;

- Hoạt động kinh doanh khác: 2%.

III. Các doanh nghiệp nào thì nên lựa chọn khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp

Pháp luật quy định về phương pháp tính thuế theo phương pháp khấu trừ để nhằm mục đích xác định số thuế phải nộp của doanh nghiệp được trích một phần từ doanh thu của doanh nghiệp để thực hiện nghĩa vụ với nhà nước. Tuy nhiên, dựa trên công thức tính thuế theo phương pháp khấu trừ thì ta có thể thấy rằng nếu doanh nghiệp có đầy đủ hoá đơn, chứng từ, và có bỏ ra nhiều chi phí để mua hàng hoá, dịch vụ đầu vào, để tạo ra sản phẩm đầu ra thì số thuế phải nộp sẽ không nhiều, nếu có sự cân đối giữa đầu ra và đầu vào, nghĩa là để giảm số thuế mà doanh nghiệp phải nộp, doanh nghiệp luôn phải đảm bảo có đầy đủ chứng từ, hoá đơn đầu vào hợp pháp để được khấu trừ thuế giá tri gia tăng đầu vào. Tóm lại nếu doanh nghiệp bạn thường xuyên phải bỏ ra một khoản chi phí lớn để mua hàng hoá, nguyên vật liệu đầu vào thì công ty của bạn nên lựa chọn khai thuế theo phương pháp khấu trừ là phù hợp với tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Ví dụ như các công ty xây dựng bao thầu cả nguyên vật liệu xây dựng thì nên lựa chọn phương pháp khấu trừ để khai thuế giá trị gia tăng... Còn doanh nghiệp hầu như không có đầu vào, hoặc có nhưng không đáng kể, không thường xuyên, vì chủ yếu là cung cấp dịch vụ dựa trên kiến thức, khả năng chuyên môn ... thì nên khai thuế theo phương pháp trực tiếp Chẳng hạn như hoạt động về giao dục, hoạt động về thiết kế bản vẽ... Tóm lại, bạn cần xem xét hoạt động của doanh nghiệp có các đặc điểm như thế nào để lựa chọn áp dụng phương pháp tính thuế theo phương pháp trên.

IV- Quy trình, thủ tục về khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ:

- Trình tự thực hiện:

+ Bước 1. Người nộp thuê' chuẩn bị sô' liệu, lập tờ khai và gửi đến cơ quan thuê' chậm nhất vào ngày 20 của tháng sau tháng phát sinh (đối với trường hợp khai thuê' GTGT theo tháng); chậm nhất vào ngày thứ 30 (ba mươi) của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuê' (đối với trường hợp khai thuê' GTGT theo quý).

+ Bước 2. Cơ quan thuế tiếp nhận:

++ Trường hợp hồ sơ được nộp trực tiếp tại cơ quan thuế, công chức thuế tiếp nhận và đóng dấu tiếp nhận hồ sơ, ghi thời gian nhận hồ sơ, ghi nhận số lượng tài liệu trong hồ sơ và ghi vào sổ văn thư của cơ quan thuế.

++ Trường hợp hồ sơ được gửi qua đường bưu chính, công chức thuế đóng dấu ghi ngày nhận hồ sơ và ghi vào sổ văn thư của cơ quan thuế.

++ Trường hợp hồ sơ được nộp thông qua giao dịch điện tử, việc tiếp nhận, kiểm tra, chấp nhận hồ sơ khai thuế do cơ quan thuế thực hiện thông qua hệ thông xử lý dữ liệu điện tử.

- Cách thức thực hiện:

+ Nộp trực tiếp tại trụ sở cơ quan thuế;

+ Hoặc gửi qua hệ thông bưu chính;

+Hoặc gửi bằng văn bản điện tử qua cổng thông tin điện tử của cơ quan thuế.

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

+ Thành phần hồ sơ gồm: Tờ khai thuế GTGT theo mẫu số 03/GTGT Thông tư sô' 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014 của Bộ Tài chính.

+ Sô' lượng hồ sơ: 01 (bộ)

- Thời hạn giải quyết: Không phải trả kết quả cho người nộp thuế.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cục thuê' hoặc Chi cục Thuế.

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Tờ khai gửi đến cơ quan thuê' không có kết quả giải quyết.

- Phí, lệ phí (nếu có): Không có

V- Thời hạn nộp hồ sơ:

  • Khai thuế theo tháng thì hạn nộp là ngày thứ 20 của tháng tiếp theo.

Ví dụ hạn khai thuế của tháng 1 thì hạn cuối là 20/2

  • Khai thuế theo quý thì hạn nộp là ngày thứ 30 của tháng đầu quý sau.

Ví dụ hạn khai thuế của quý 1 thì hạn cuối là 30/4

Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty Luật Minh Khuê, mọi thắc mắc xin liên hệ đến tổng đài 1900.6162 .

Bộ phận tư vấn pháp luật thuế - Công ty Luật Minh Khuê