Chọn giống bằng phương pháp gây đột biến hạn chế hoặc không áp dụng ở đối tượng nào sau đây

Một nội dung quan trọng nữa trong chuyên đề Di truyền học ứng dụng được đề cập đến trong nội dung video bài giảng hôm nay là Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến, mời các em cùng tìm hiểu.  

1. Khái niệm tạo giống bằng phương pháp gây đột biến

* Mỗi một kiểu gen sẽ có một năng suất nhất định, mỗi giống có một năng suất tối đa trong điều kiện nuôi trồng tối ưu.

 Như vậy, mỗi giống sẽ có một mức trần về năng suất ⇒ sử dụng phương pháp gây đột biến để nâng cao mức trần về năng suất của giống.

  • Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến là phương pháp sử dụng tác nhân vật lý hoặc hóa học gây biến đổi vật liệu di truyền của các giống vật nuôi cây trồng nhằm tạo ra các tổ hợp gen mới để đáp ứng nhu cầu thịu hiếu của con người.

2. Quy trình tạo giống bằng phương pháp gây đột biến

2.1. Xử lí mẫu vật bằng tác nhân đột biến

Chú ý:

  • Loại tác nhân, liều lượng, cường độ, thời gian xử lí mẫu vật để mang lại hiệu quả như mong muốn.
  • Cách chọn mẫu vật gây đột biến.

2.2. Lựa chọn các thể đột biến có kiểu hình mong muốn

Dựa trên các đặc điểm có thể nhận biết được

Đối với vi khuẩn: thường phân lập dựa trên môi trường khuyết dưỡng.

Ví dụ: Dòng vi khuẩn khuyết dưỡng với chất A tức là dòng vi khuẩn này không thể sinh trưởng, phát triển trên môi trường nuôi cấy có chất A.

Sau khi gây đột biến, nuôi cấy trên môi trường thiếu chất A, nếu dòng vi khuẩn nào sinh trưởng, phát triển được chính là dòng vi khuẩn cần tìm.

2.3. Tạo dòng thuần chủng

Cho tự thụ hoặc giao phối gần để tạo tổ hợp, đối với vi khuẩn thì hco nhân lên và tạo dòng đột biến.

Lưu ý: phương pháp tạo giống bằng cách gây đột biến có hiệu quả cao đối với vi sinh vật vì:

  • Chúng có tốc độ sinh sản nhanh
  • Dễ dàng phân lập các dòng đột biến (có hệ gen đơn).

3. Một số thành tựu ở Việt Nam

3.1. Thành tựu trong công tác tạo giống bằng sử dụng tác nhân vật lý

Tác nhân vật lý: Tia gama, tia UV, sôc nhiệt...

Ví dụ: Từ giống lúa Mộc tuyền được xử lý bằng tia gama tạo ra giống lúa MT1, có nhiều đặc tính tốt: chịu phèn, chua, chín sớm, thấp cây, năng suất tăng 15-20%.

Ngô M1 được xử lý tạo ra 12 dòng đột biến, chọn ra giống ngô DT1: chín sớm, năng suất tăng, hàm lượng protein tăng khoảng 1,5%.

3.2. Thành tựu trong công tác tạo giống bằng sử dụng tác nhân hóa học

  • Tác nhân hóa học: conxisin, 5BU, EMS, NMU...
  • Ví dụ:
    • Táo Gia Lộc được xử lý bằng NMU để tạo ra giống táo má hồng, quả to, ngọt hơn,...
    • Sử dụng conxisin tạo ra giống nho, dưa hấu không hạt, giống dâu tằm VH13 3n.

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh bộ câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 12 Bài 19: Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến chọn lọc, có đáp án. Tài liệu có 12 trang gồm 29 câu hỏi trắc nghiệm cực hay bám sát chương trình sgk Sinh học 12. Hi vọng với bộ câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 19 có đáp án này sẽ giúp bạn ôn luyện trắc nghiệm để đạt kết quả cao trong bài thi trắc nghiệm môn Sinh học 12.

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Sinh học lớp 12 Bài 19: Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến:

Chọn giống bằng phương pháp gây đột biến hạn chế hoặc không áp dụng ở đối tượng nào sau đây

 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM SINH HỌC LỚP 12
BÀI 19: TẠO GIỐNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP GÂY ĐỘT BIẾN
 

Câu 1: Sử dụng đột biến đa bội lẻ cho những loài cây nào sau để nâng cao
năng suất?

1. Ngô. 2. Đậu tương. 3. Củ cải đường. 4. Đại mạch. 5. Dưa hấu. 6. Nho.A. 1, 2, 3.B. 3, 4, 5.C. 3, 5, 6.D. 1, 2, 4

Đáp án:

Các cây ứng dụng đa bội lẻ để tăng năng suất là các cây không thu hạt: 3,5,6Đáp án cần chọn là: C

Câu 2: Hóa chất sử dụng để gây đột biến đa bội là:

A. CôsixinB. 5BUC. EMSD. NMU

Đáp án:
Hóa chất sử dụng để gây ĐB đa bội là côsixin
Đáp án cần chọn là: A
 

Câu 3: Xử lí mẫu vật khởi đầu bằng tia phóng xạ …(?)…, nhằm tạo nguồn
nguyên liệu cho chọn giống. Cụm từ phù hợp trong câu là

A. Tạo dòng thuầnB. Tạo ưu thế laiC. Gây đột biếnD. Tạo biến dị tổ hợp

Đáp án:

Xử lí mẫu vật khởi đầu bằng tia phóng xạ gây đột biến, nhằm tạo nguồn nguyênliệu cho chọn giống.Đáp án cần chọn là: C

Câu 4: Hãy chọn một loài cây thích hợp trong số loài cây nêu dưới dây để có
thể áp dụng chất cônsixin nhằm tạo giống mới đem lại hiệu quả kinh tế cao

A. Cây lúaB. Cây đậu tươngC. Cây củ cải đườngD. Cây ngô

Đáp án:

Sử dụng cônsixin → tạo ra thể đa bội → cơ quan sinh dưỡng to.Do vậy sử dụng chất cônsixin chỉ đem lại hiệu quả cao cho các loài không lấy hạt.

Đáp án cần chọn là: C

 

Câu 5: Hãy chọn một loài cây thích hợp trong số loài cây nêu dưới dây để có
thể áp dụng chất cônsixin nhằm tạo giống mới đem lại hiệu quả kinh tế cao

A. Cây khoai tâyB. Cây đậu tươngC. Cây củ cải đườngD. Cả A và C

Đáp án:

Sử dụng cônsixin → tạo ra thể đa bội → cơ quan sinh dưỡng to.Do vậy sử dụng chất cônsixin chỉ đem lại hiệu quả cao cho các loài không lấy hạt(khoai tây: thân củ, củ cài đường: rễ củ).Đáp án cần chọn là: D

Câu 6: Bằng phương pháp gây đột biến và chọn lọc không thể tạo ra được các
chủng nào?
A. Nấm men, vi khuẩn có khả năng sinh sản nhanh tạo sinh khối lớn.
B. Vi khuẩn
E.coli mang gen sản xuất insulin của người.

C. Penicillium có hoạt tính penixilin tăng gấp 200 lần chủng gốc.D. Vi sinh vật không gây bệnh đóng vai trò làm vacxin.

Đáp án:
Phương pháp gây đột biến và chọn lọc không

thể tạo ra được chủng vi khuẩnE.coli mang gen sản xuất insulin của người.Đây là vi khuẩn được tạo ra bằng phương pháp chuyển gen.

Đáp án cần chọn là: B

 

Câu 7: Điều nào sau đây thuộc quy trình tạo giống mới bằng phương pháp
gây đột biến?

A. Chọn lọc các cá thể đột biến có kiểu hình mong muốn.B. Xử lí mẫu vật bằng tác nhân gây đột biến.C. Tạo dòng thuần chủng của thể đột biến.D. Cả A, B và C.

Đáp án:

Phương án A, B,C đều thuộc quy trình tạo giống mới bằng phương pháp gây độtbiếnĐáp án cần chọn là: D

Câu 8: Quy trình tạo giống mới bằng phương pháp gây đột biến gồm các
bước theo thứ tự đúng là:

A. Xử lí mẫu vật bằng tác nhân đột biến → Tạo dòng thuần chủng → Chọn lọccác thể đột biến có kiểu hình mong muốn.B. Xử lí mẫu vật bằng tác nhân đột biến → Chọn lọc các thể đột biến có kiểuhình mong muốn → Tạo dòng thuần chủng.C. Tạo dòng thuần chủng → Xử lí mẫu vật bằng tác nhân đột biến → Chọn lọccác thể đột biến có kiểu hình mong muốnD. Chọn lọc các thể đột biến có kiểu hình mong muốn → Xử lí mẫu vật bằngtác nhân đột biến → Tạo dòng thuần chủng

Đáp án:

Quy trình tạo giống mới bằng phương pháp gây đột biến gồm các bước theo thứ tựđúng1. Xử lí mẫu vật bằng tác nhân đột biến2. Chọn lọc các thể đột biến có kiểu hình mong muốn3. Tạo dòng thuần chủng.

Đáp án cần chọn là: B

 

Câu 9: Dưới đây là các bước trong các quy trình tạo giống mới:

I. Cho tự thụ phấn hoặc lai xa để tạo ra các giống thuần chủngII. Chọn lọc các thể đột biến có kiểu hình mong muốnIII. Xử lý mẫu vật bằng tác nhân đột biếnIV. Tạo dòng thuần chủngQuy trình nào sau đây đúng nhất trong việc tạo giống bằng phương pháp gây độtbiến?A. I → III → IIB. III → II → IC. III → II → IVD. II → III → IV

Đáp án:

Quy trình đúng để tạo giống bằng phương pháp gây đột biến là: III → II → IVĐáp án cần chọn là: C

Câu 10: Phương pháp gây đột biến trong chọn giống chỉ được sử dụng hạn
chế ở 1 số nhóm động vật bậc thấp do ở động vật bậc cao có đặc điểm:

A. Hệ thần kinh phát triển và có độ nhạy cảm caoB. Cơ quan sinh dục ở con cái nằm sâu trong cơ thể

C. Phản ứng rất nhạy và dễ chết khi xử lí bằng tác nhân lí hoá


D. Tất cả đều đúng
Đáp án:

Phương pháp gây đột biến nhân tạo chỉ được sử dụng hạn chế ở một số nhóm độngvật bậc thấp, khó áp dụng cho các nhóm động vật bậc cao vì cơ quan sinh sản củachúng nằm sâu trong cơ thể nên rất khó xử lý. Chúng phản ứng rất nhạy và dễ bịchết khi xử lý bằng các tác nhân lí hóa.

Đáp án cần chọn là: D

 

Câu 11: Trong tạo giống, phương pháp gây đột biến nhân tạo đặc biệt có hiệu
quả với đổi tượng sinh vật nào?

A. Vi sinh vật.B. Thực vật cho hạt.C. Động vật bậc cao.D. Thực vật cho củ.

Đáp án:

Phương pháp gây đột biến nhân tạo đặc biệt có hiệu quả với đổi tượng vi sinh vậtVì vi sinh vật vòng đời ngắn, sinh sản nhanh và nhiều, dễ gây đột biến nên dễ tạora các sinh vật có tính trạng mong muốn hơnĐáp án cần chọn là: A

Câu 12: Trong đột biến nhân tạo, hoá chất 5BU được sử dụng để tạo ra dạng
đột biến

A. thay thế cặp nuclêôtit.B. thêm cặp nuclêôtit.C. mất đoạn nhiễm sắc thể.D. mất cặp nuclêôtit.

Đáp án:
Hoá chất 5BU được sử dụng để tạo ra dạng đột biến thay thế cặp nuclêôtit.
Đáp án cần chọn là: A
 

Câu 13: Mục đích của việc gây đột biến nhân tạo nhằm

A. Tạo ưu thế laiB. Tạo dòng thuần chủngC. Gây đột biến gen, đột biến nhiễm sắc thểD. Mục đích khác

Đáp án:

Gây đột biến nhân tạo nhằm tạo ra các đột biến gen, đột biến nhiễm sắc thể phụcvụ các nghiên cứu, chọn giống.Đáp án cần chọn là: C

Câu 14: Nhằm tạo ra các đột biến gen, đột biến nhiễm sắc thể phục vụ các
nghiên cứu, chọn giống, người ta thường

A. Tạo ưu thế laiB. Gây đột biến nhân tạoC. Tạo dòng thuần chủngD. Lai khác dòng

Đáp án:

Gây đột biến nhân tạo nhằm tạo ra các đột biến gen, đột biến nhiễm sắc thể phụcvụ các nghiên cứu, chọn giống.

Đáp án cần chọn là: B

 

Câu 15: Trong tạo giống, phương pháp gây đột biến nhân tạo đặc biệt có hiệu
quả với đổi tượng sinh vật nào?

A. Vi sinh vậtB. Thực vật cho hạtC. Động vật bậc cao.D. Thực vật cho củ

Đáp án:

Phương pháp gây đột biến nhân tạo đặc biệt có hiệu quả với đối tượng vi sinh vậtvì vi sinh vật vòng đời ngắn, sinh sản nhanh và nhiều, dễ gây đột biến nên dễ tạo ra

các sinh vật có tính trạng mong muốn hơn


Đáp án cần chọn là: A
Câu 16: Để chọn lọc và tạo ra các giống cây trồng lấy thân, lá, rễ có năng suất
cao trong chọn giống thường tiến hành gây ĐB

A. Đa bộiB. Dị bộiC. Mất đoạnD. Lặp đoạn

Đáp án:

Hướng tạo thể đa bội được chú trọng nhiều với các giống cây trồng thu hoạch thân,lá, củ vì tạo ra được các cơ quan to, sinh trưởng mạnh, năng suất cao

Đáp án cần chọn là: A

 

Câu 17: Cho các thành tựu sau :

1. Tạo giống cà chua bất hoạt gen sản sinh ra etilen.
2. Tạo giống dâu tằm tam bội.
3. Tạo giống gạo vàng, tổng hợp được Beta-caroten.
4. Tạo nho không hạt.
5. Sản xuất protein huyết thanh của người từ cừu.
6. Tạo cừu Doly.Có bao nhiêu thành tựu được tạo ra bằng phương pháp gây đột biến ?A. 1B. 2C. 3D. 4

Đáp án:

Các thành tựu được tạo ra bằng phương pháp gây đột biến là: 2,4 (sử dụngcoxisin).

Ý (1, 3, 5) : tạo giống bằng công nghệ gen


Ý (6): tạo giống bằng công nghệ tế bàoĐáp án cần chọn là: B

Câu 18: Khẳng định đúng về phương pháp tạo giống đột biến

A. Không áp dụng với đối tượng là động vật vì gây đột biến là sinh vật chếthoặc không sinh sản đượcB. Phương pháp này có hiệu quả cao với đối tượng là vi khuẩn vì chúng sinhsản nhanh dễ phân lập tạo dòng thuầnC. Tạo giống đột biến chủ yếu áp dụng với vi sinh vật ít áp dụng với thực vậtvà hiếm áp dụng với động vậtD. Người ta có thể sử dụng tác nhân vật lí và hóa học để tác động gây đột biếntrong đó tác nhân vật lí thường có hiệu quả cao hơn

Đáp án:
Khẳng định đúng về phương pháp tạo giống đột biến là B.
Đáp án cần chọn là: B
 

Câu 19: Khẳng định đúng về phương pháp tạo giống đột biến

A. Không áp dụng với đối tượng là động vật vì gây đột biến là sinh vật chếthoặc không sinh sản đượcB. Phương pháp này có hiệu quả cao với đối tượng là vi khuẩn vì chúng sinhsản nhanh dễ phân lập tạo dòng thuầnC. Tạo giống đột biến chủ yếu áp dụng với vi sinh vật ít áp dụng với thực vậtvà hiếm áp dụng với động vậtD. Người ta có thể sử dụng tác nhân vật lí và hóa học để tác động gây đột biếntrong đó tác nhân vật lí thường có hiệu quả cao hơn

Đáp án:

Khẳng định đúng về phương pháp tạo giống đột biến là B.Đáp án cần chọn là: B

Câu 20: Điều nào sau đây không thuộc quy trình tạo giống mới bằng phương
pháp gây đột biến?
A. Chọn lọc các cá thể đột biến có kiểu hình mong muốn

B. Xử lí mẫu vật bằng tác nhân gây đột biến.C. Tạo dòng thuần chủng của thể đột biến.D. Lai thể đột biến với dạng mẫu ban đầu.

Đáp án:

Lai thể đột biến với dạng mẫu ban đầu không thuộc quy trình tạo giống mới bằngphương pháp gây đột biến.

Đáp án cần chọn là: D

 

Câu 21: Hoá chất 5BU có thể gây đột biến:

A. mất cặp A-T hoặc cặp G-XB. thay thế cặp G-X bằng cặp A-T.C. thay thế cặp A-T bằng G-X.D. Cả B và C.

Đáp án:

Hoá chất 5BU được sử dụng để tạo ra dạng đột biến thay thế cặp nuclêôtit (ATthành GX hoặc ngược lại).Đáp án cần chọn là: D

Câu 22: Ở thực vật, trong tế bào sinh dưỡng có bộ NST 2n đã nhân đôi nhưng
thoi vô sắc không hình thành, bộ NST không phân li. Nếu hiện tượng này xảy
ra ở lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử sẽ tạo thành

A. Cơ thể tam bội.B. Cơ thể tứ bội.C. Cành cây (ngay vị trí đột biến) tam bội.D. Cành cây (ngay vị trí đột biến) tứ bội.

Đáp án:

Sự không phân li bộ NST trong lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử sẽ tạo ra 1 tếbào 4n, tế bào này phát triển thành cây con và thành cơ thể tứ bội.

Đáp án cần chọn là: B

 

Câu 23: Ở thực vật, trong tế bào sinh dưỡng có bộ NST 2n đã nhân đôi nhưng
thoi vô sắc không hình thành, bộ NST không phân li. Nếu hiện tượng này xảy
ra ở lần nguyên phân thứ 10 của hợp tử sẽ tạo thành

A. Cơ thể tam bội.B. Cơ thể tứ bội.C. Thể khảm tam bội.D. Thể khảm tứ bội.

Đáp án:

Sự không phân li bộ NST trong lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử sẽ tạo ra 1 tếbào 4n, tế bào này sau lần nguyên phân thứ 10 sẽ phát triển thành thể khảm tứ bộitrên cây lưỡng bội.Đáp án cần chọn là: D

Câu 24: Trong chọn giống thực vật, người ta chiếu tia phóng xạ với cường độ,
liều lượng thích hợp lên bộ phận nào sau đây của cây để gây đột biến ở giao
tử?

A. Hạt phấn, bầu nhụy.B. Hạt nảy mầm.C. Đỉnh sinh trưởng của thân.D. Hạt khô.

Đáp án:

Để gây đột biến ở giao tử, người ta chiếu tia phóng xạ lên hạt phấn, bầu nhụy củacây.

Đáp án cần chọn là: A

 

Câu 25: Người ta chiếu tia phóng xạ với cường độ, liều lượng thích hợp lên bộ
phận nào sau đây của cây để gây đột biến xôma?

A. Hạt phấn,B. Bầu nhụy.C. Đỉnh sinh trưởng của thân.D. Hạt khô.

Đáp án:

Để gây đột biến xôma (đột biến trên cơ quan sinh dưỡng), người ta chiếu tia phóngxạ lên đỉnh sinh trưởng của thânĐáp án cần chọn là: C

Câu 26: Ở thực vật, để củng cố một đặc tính mong muốn xuất hiện do đột biến
mới phát sinh, người ta đã tiến hành cho

A. tự thụ phấn.B. lai khác dòng.C. lai khác thứ.D. lai thuận nghịch.

Đáp án:

Ở thực vật, để củng cố một đặc tính mong muốn xuất hiện do đột biến mới phátsinh, người ta đã tiến hành cho tự thụ phấn để tạo dòng thuần chủng.

Đáp án cần chọn là: A

 

Câu 27: Ở thực vật, vì sao người ta đã tiến hành cho tự thụ phấn một thể đột
biến mới phát sinh

A. Để tạo dòng thuần chủng, củng cố đặc tính của đột biếnB. Nhằm lai giống có đột biến với các giống khác.C. Để kiểm tra đột biến có bị thoái hóa không.D. Cả A, B và C.

Đáp án:

Ở thực vật, để củng cố một đặc tính mong muốn xuất hiện do đột biến mới phátsinh, người ta đã tiến hành cho tự thụ phấn để tạo dòng thuần chủng, củng cố đặctính của đột biến.Đáp án cần chọn là: A

Câu 28: Người ta dùng cônsixin để xử lý các hạt phấn được tạo ra từ quá
trình phát sinh hạt phấn bình thường của một cơ thể lưỡng bội có kiểu gen
AaBb để tạo cây lưỡng bội. Theo lí thuyết, các cây lưỡng bội này sẽ có kiểu
gen
A. AABB, AaBB, AABb và AaBb.

B. AABB, AAbb, aaBB và aabb.C. Aabb, AaBB, AABb và AaBb.D. AABB, Aabb, aaBb và aabb.

Đáp án:

Vì hạt phấn có bộ NST là n, sau khi lưỡng bội hóa chúng sẽ tạo thành các cây đồnghợp (2n): AABB, AAbb, aaBB và aabb.

Đáp án cần chọn là: B

 

Câu 29: Người ta dùng cônsixin để xử lý các hạt phấn được tạo ra từ quá
trình phát sinh hạt phấn bình thường của một cơ thể lưỡng bội có kiểu gen
AaBB để tạo cây lưỡng bội. Theo lí thuyết, các cây lưỡng bội này sẽ có kiểu
gen

A. AABB, AaBB.B. AABB, AAbb.C. Aabb, AaBB.D. AABB, aaBB.

Đáp án:

Vì hạt phấn có bộ NST là n, sau khi lưỡng bội hóa chúng sẽ tạo thành các cây đồnghợp (2n): AABB, aaBB.

Đáp án cần chọn là: D