Quá trình nào làm giảm co2 trong khí quyển

Sabine Fuss - nhà kinh tế học ở Berlin đã dẫn đầu nhóm nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Mercator về Tài nguyên Toàn cầu và Biến đổi Khí hậu. Các nhà khoa học nhận thấy, trồng rừng và tái trồng rừng là những bể chứa carbon tự nhiên nổi tiếng.

Rất nhiều cây xanh có thể cô lập khí nhà kính carbon dioxide (CO2) từ khí quyển để quang hợp - một phản ứng hóa học sử dụng năng lượng của Mặt trời để biến carbon dioxide và nước thành đường và oxy.

Theo một nghiên cứu năm 2019 trên tạp chí Science, trồng 1 nghìn tỷ cây xanh có thể lưu trữ khoảng 225 tỷ tấn (205 tỷ tấn) carbon, hoặc 2/3 lượng carbon do con người thải vào khí quyển kể từ khi cuộc cách mạng công nghiệp bắt đầu.

Theo Jane Zelikova - nhà sinh thái học và nhà khoa học chính tại Carbon180, một tổ chức phi lợi nhuận ủng hộ các chiến lược loại bỏ carbon, quản lý đất nông nghiệp là một cách tiếp cận loại bỏ carbon tự nhiên khác có rủi ro tương đối thấp. Học viện Khoa học quốc gia phát hiện, lượng carbon lưu trữ trong đất đủ để bù đắp 10% lượng khí thải hằng năm của Mỹ, khoảng 574 triệu tấn CO2, chỉ với chi phí thấp.

Tuy nhiên, theo Sabine Fuss, việc loại bỏ carbon dựa vào tự nhiên, như trồng và tái trồng rừng, có thể mâu thuẫn với các mục tiêu chính sách khác, như sản xuất lương thực. Bởi, các chiến lược này đòi hỏi rất nhiều đất, thường là đất đã được sử dụng.

Do đó, các phương pháp tiếp cận dựa trên công nghệ để loại bỏ carbon là rất quan trọng. Ví dụ, với việc thu nhận không khí trực tiếp và lưu trữ carbon, một quá trình hóa học sẽ rút carbon dioxide khỏi không khí và liên kết với các bộ lọc. Khi bộ lọc được làm nóng, CO2 có thể được thu giữ và sau đó được bơm vào lòng đất.

Với phương pháp này, thực vật và cây tạo ra một bể chứa carbon. Sau đó, vật liệu hữu cơ được đốt cháy để tạo ra nhiệt hoặc nhiên liệu được gọi là năng lượng sinh học.

Trong quá trình đốt cháy, khí thải carbon được thu giữ và lưu trữ dưới lòng đất. Tuy nhiên, chưa có công nghệ nào trong số này được thực hiện trên quy mô lớn. Bởi, công nghệ này đòi hỏi chi phí vô cùng lớn, ước tính có thể lên tới 400 USD/tấn CO2 được loại bỏ.

Cụ thể, hiệu ứng nhà kính, xuất phát từ effet de serre trong tiếng Pháp, do nhà toán học người Pháp Jean Baptiste Joseph Fourier lần đầu tiên đặt tên vào năm 1824 thông qua một vụ nổ mạnh trong khí quyển làm nhiệt độ của một vùng tăng lên. Năm 1827, Joseph Fourier đưa ra nguyên lý giải thích hiện tượng hiệu ứng nhà kính gây được sự quan tâm lớn của giới khoa học. Theo đó, hiệu ứng nhà kính dùng để chỉ hiệu ứng xảy ra khi năng lượng bức xạ của tia sáng Mặt trời, xuyên qua các cửa sổ hoặc mái nhà bằng kính, được hấp thụ và phân tán trở lại thành nhiệt lượng cho bầu không gian bên trong, dẫn đến việc sưởi ấm toàn bộ không gian bên trong chứ không phải chỉ ở những chỗ được chiếu sáng.

Hiệu ứng nhà kính diễn ra khi khí quyển chứa khí đã hấp thụ tia cực quang. Hơi nóng từ Mặt trời xuống Trái đất đã bị giữ lại ở tầng đối lưu, tạo ra hiệu ứng nhà kính ở bề mặt các hành tinh hoặc các vệ tinh.

Qua nghiên cứu, các nhà khoa học giải thích, hiệu ứng nhà kính là hiệu ứng làm cho không khí của Trái đất nóng lên do bức xạ sóng ngắn của Mặt trời có thể xuyên qua tầng khí quyển chiếu xuống mặt đất và mặt đất hấp thu nóng lên lại bức xạ sóng dài vào khí quyển để CO2 hấp thu làm cho không khí nóng lên. CO2 trong khí quyển giống như một tầng kính dày bao phủ Trái đất, làm cho Trái đất không khác gì một nhà kính lớn. Theo tính toán, nếu không có lớp khí quyển, nhiệt độ trung bình ở lớp bề mặt Trái đất sẽ xuống tới -230C, nhưng nhiệt độ trung bình thực tế là 150C, có nghĩa là hiệu ứng nhà kính đã làm cho Trái đất nóng lên 380C.

Ngoài khí CO2 ra, các khí sau cũng là nguyên nhân tác động và gây lên hiện tượng hiệu ứng nhà kính: khí CH4, CFC, SO2, metan, ozôn, các halogen và hơi nước. Cộng với sự phát triển dân số và công nghiệp với tốc độ gia tăng chóng mặt cũng tác động trực tiếp tới nhiệt độ của trái đất.

Hậu quả và tác hại nghiêm trọng của hiệu ứng nhà kính

Cũng theo nghiên cứu và thực tế hiện nay đã chỉ rõ, hiệu ứng nhà kính là hiện tượng gây nên tình trạng biến đổi khí hậu, gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến đời sống con người cũng như môi trường xung quanh.

Thứ nhất, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn nước, trong đó, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cũng như lượng nước ở trên trái đất, gây ra tình trạng thiếu hụt nước uống trong cuộc sống. Không đủ nước cho các ngành nông nghiệp (để tưới tiêu, nuôi thủy hải sản…), ngành công nghiệp (cung cấp cho thủy điện…), cho ngành lâm nghiệp (nạn cháy rừng …).

Thứ hai, gây ra các hiện tượng biến đổi khí hậu trên Trái đất. Cụ thể, hiện tượng biến đổi khí hậu là sự thay đổi của khí hậu trong các khoảng thời gian có thể xác định và so sánh được. Trước đây, hiện tượng này chỉ xuất hiện ở một số khu vực và trong một giai đoạn nhất định do sự biến đổi của tự nhiên gây ra. Thế nhưng, sau này dưới sự tác động của con người, hàm lượng phát thải khí CO2 tăng cao (hiệu ứng nhà kính) nên hiện tượng này xảy ra thường xuyên hơn và trên phạm vi toàn cầu.

Thứ ba, gây ra hiện tượng cháy rừng tự phát. Trái đất nóng lên nhiệt độ cũng thay đổi thất thường theo, lúc này biên độ nhiệt theo đó mà càng ngày càng dao động mạnh lên và luôn giữ ở mức cao. Chính vì thế mà nhiệt độ tại những nước nhiệt đới cao sẽ làm cho mùa hè khắc nghiệt hơn, do vậy mà hiện tượng cháy rừng diễn ra phổ biến hơn.

Thứ tư, gây ra hiện tượng hạn hán cháy rừng. Khi nhiệt độ trái đất nóng lên dẫn tới hiện tượng cháy rừng xảy ra thường xuyên hơn. Cháy rừng tác động xấu đến sức khỏe cũng như kinh tế và cơ sở hạ tầng của mỗi quốc gia. Đây cũng là nguyên nhân trực tiếp giết chết nhiều loại động – thực vật gây mất cân bằng sinh thái, ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, vạn vật trên trái đất.

Thứ năm, tác động đến các loài sinh vật. Riêng đối với hệ sinh vật, hiện tượng nóng lên của trái đất sẽ làm thay đổi điều kiện sống bình thường của các sinh vật. Khi đó, rất nhiều loài sinh vật sẽ không thể thích nghi, dần biến mất, hậu quả để lại chính là môi trường sống bị thu hẹp rất nhiều.

Thứ sáu, dẫn đến hiện tượng băng tan. Nếu hiệu ứng nhà kính không có dấu hiệu giảm xuống, nhiệt độ của trái đất đủ cao sẽ làm tan nhanh băng tuyết ở Bắc Cực và Nam Cực. Hậu quả nghiêm trọng khiến cho mực nước biển sẽ tăng quá cao, có thể dẫn đến nạn hồng thủy. Nếu như mực nước biển dâng cao lên quá mức, trong tương lai không xa thì sẽ có một số quốc gia không có tên ở trên bản đồ thế giới.

Thứ bẩy, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con người. Hiệu ứng nhà kính sẽ khiến ô nhiễm môi trường, nguồn nước nghiêm trọng, đó chính là những yếu tố dẫn đến nhiều bệnh tật và bệnh dịch phát tán tràn lan ảnh hưởng đến hệ miễn dịch và sức khỏe của con người. Tình trạng mưa nắng nhiều sẽ là điều kiện thuận lợi cho nhiều vi khuẩn truyền nhiễm bệnh sinh sôi và phát triển. Lúc này, sẽ có rất nhiều loại bệnh mới xuất hiện, con người chưa kịp phát minh ra loại thuốc chữa trị kịp thời, tỷ lệ tử vong rất cao.

Để khắc phục hiệu ứng nhà kính hiệu quả

Theo các chuyên gia, bởi tác hại mà hiệu ứng nhà kính mang lại đến con người, sinh vật và môi trường sống của con người, đã đến lúc, mỗi chúng ta cần ý thức để khắc phục triệt để hiện tượng mang tính toàn cầu này. Từ từ và từng bước, bắt đầu bằng chính những công việc đơn giản dưới đây:

Một là, tăng cường trồng nhiều cây xanh. Đây chính là một trong những công việc tuy đơn giản, dễ thực hiện nhưng lại là phương pháp vô cùng hiệu quả và được ưu tiên hàng đầu để giảm hiệu ứng nhà kính. Có cây xanh sẽ gia tăng sự hấp thụ khí CO2 thông qua quá trình quang hợp của cây xanh, từ đó, giúp làm giảm lượng khí CO2 trong khí quyển một cách đáng kể, sẽ khắc phục hiệu quả hiệu ứng nhà kính.

Hai là, cần nâng cao ý thức tiết kiệm điện. Điện năng được sản xuất từ việc đốt các nguyên liệu cũng như nhiên liệu hóa thạch. Khi các nguyên – nhiên liệu này đốt sẽ sinh ra một lượng rất lớn CO2 và thải ra môi trường. Không chỉ là nguyên nhân lớn gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường mà còn làm tăng hiệu ứng nhà kính ảnh hưởng xấu đến cuộc sống con người, sinh vật.

Ba là, sử dụng phương tiện di chuyển bảo vệ môi trường. Thực tế, những phương tiện di chuyển phổ biến nhất hiện nay như xe máy, ô tô,… khi hoạt động sẽ thải ra khí CO2 rất nhiều và gây ô nhiễm môi trường, cũng như tăng hiệu ứng nhà kính. Vì lẽ đó, nếu có thể bạn hãy tăng cường sử dụng các phương tiện công cộng, đi xe đạp hay đi bộ sẽ là những cách bảo vệ môi trường và trái đất hiệu quả nhất.

Bốn là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền bảo vệ môi trường. Trên cơ sở đẩy mạnh các công tác truyền thông để bảo vệ môi trường để mỗi người dân tự có ý thức để giảm hiện tượng hiệu ứng nhà kính./.

Làm thế nào để giảm lượng khí CO2?

Để giảm thiểu nguy cơ phát thải CO2, điều quan trọng là phải giảm lượng khí thải thông qua việc sử dụng các nguồn năng lượng sạch, sử dụng năng lượng hiệu quả và các công nghệ thu hồi và lưu trữ carbon.

Chuyện gì xảy ra khí khí CO2 nhiều hơn?

Khi lượng CO2 tăng lên có nghĩa là Trái đất sẽ tiếp tục ấm lên, đi kèm những tác động ngày càng nghiệm trọng của các hiện tượng thời tiết cực đoan như lũ lụt, nắng nóng khắc nghiệt, hạn hán và cháy rừng, gây ảnh hưởng tới cuộc sống của hàng triệu người trên toàn thế giới.

Lượng c02 trọng đất như thế nào so với trọng khí quyển?

CO 2 chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong khí quyển - rơi vào khoảng 0,041%. Lưu ý nhé, không phải 4%, cũng không phải 0,4%, mà tận 0,04% lận. Mà trong đó, có tới 32% là do con người tạo ra. Vậy tại sao chỉ với 0,04% mà CO 2 lại có tác động lớn đến vậy với khí hậu của Trái đất?

Khí carbon dioxide trọng không khí có vai trò gì?

Ngoài ra CO2 có vai trò trong quá trình quang hợp của thực vật và trong chu trình phát thải cacbon của Trái Đất. Khí co2 có tác dụng vô cùng trò quan trọng trong việc duy trì nhiệt độ trái đất, tạo ra sự chuyển hóa của các chất hữu cơ và tham gia vào nhiều quá trình công nghiệp khác.