Quy định về căn tin trong trường học

Trường học có lên có căng tin hay không?

Khi trường học xây dựng,nhà tôi đã phải thu hẹp rất nhiều diện tích đất nông nghiệp.Trường xây dựng trong một làng quê hẻo lánh,trong khi đó học sinh lại là học sinh của cả thành phố,thậm chí cả trong tỉnh cũng có học sinh về học.nhu cầu ăn sáng,ăn trưa của học sinh rất cao. Một ý tưởng mới hình thành và tôi đã xây 1 quán bán hàng gần trường.Tôi bán bánh mỳ patê,bún;chè,sữa chua;kiêm sửa chữa và vá xăm,bơm xe đạp.mọi dịch vụ như gọi điện thoại công cộng....cũng hình thành;rồi đất nông nghiệp nhà tôi một lần nữa lại bị thu hẹp.quán cũng bị mất đất luôn. Tôi chuyển sang quán lưu động.Xã được đổi lên phường.biệt thự nhà vườn mọc lên.tôi bán hàng ở gần cổng trường gót ghét cũng được 10 năm.Trong 10 năm tôi bán hàng,mặc dù tôi kiếm tiền,nhưng tôi không tham tiền,không để đồng tiền làm chủ hay đồng tiền làm cá nhân vi phạm phạm trù đạo đức,tôi yêucác em học sinh nơi tôi bán hàng.Tôi không chứa chấp các em bỏ giờ,bỏ học. Tôi không bán thuốc lá,không cho học sinh chửi bậy.nghiêm cấm các em không gây mất đoàn kết.mục tiêu của quán tôi là đoàn kết,văn minh.Tôi cũng là một người mẹ,tôi cũng mong muốn mọi điều tốt đẹp từ con mình và tôi tin chắc rằng các bà mẹ có con đi học cũng  mong muốn như tôi,vì vậy tôi luôn khuyên bảo các em những điiều hay lẽ phải_đương nhiên quán là nơi tôi kinh doanh không phải là nơi giảng giải đạo lý. Tôi phải vừa là bạn của các em,vừa là anh là chị,làm bạn với cái thế giới học trò.Nhất quỷ,nhì ma,thứ ba học trò này làm sao mà không tránh khỏi những lúc a dua theo các em.Nhưng quan niệm a dua của tôi không phải đáng hổ thẹn với lòng mình.vì tôi cũng là mẹ.tôi luôn sống theo chuẩn mực đạo đức đúng đắn của người việt ta. Cách đây 2 năm nơi tôi bán hàng căng tin được mở ra ngay trong trường học.ngày trước cũng có căng tin nhưng căng tin đó chỉ phục vụ bán khăn đỏ,bút,vở...chủ yếu là phục vụ về đồ dùng học tập.khi một người khác thay thế căng tin họ đã bán đủ các loại  hàng ăn,uống mà hàng quà vặt là chủ yếu.quán của tôi vẫn tồn tại. Rồi bỗng dưng thời gian gần đây nhà trường cấm học sinh ăn quà,giáo viên hết giờ học ra quán tôi ghi tên các em ăn quà.nhà trường bắt học sinh ăn trong căng tin.chồng tôi làm hợp đồng ở 1 cơ quan nhà nước.2 vợ chồng tôi bị thu hồi hết đất nông nghiệp.tôi đã sinh sống bằng nghề bán hàng này 10 năm. Cả nhà tôi 6 miệng ăn,ruộng không còn đang chờ vào cái quán của tôi bị đe doạ nghiêm trọng đến việc kinh doanh.tôi thấy nhà trường thật bất công với tôi quá.đã có ai đứng ở góc khuất để nhìn mỗi  tiết học ra chơi có 5 phút mà học sinh chen nhau mua ở căng tin không?trông như 1 cái chợ vỡ,hay 1 hội chợ thì đúng hơn 95%học sinh ra chơi là ăn quà vặt chứ chẳng phải ăn sáng gì.mà cả khối sáng lẫn khối  chiều,tiết nào cũng chạy ra như thế.có em còn mang vào lớp,người ăn người không!thật tội nghiệp

Theo bạn có nên hay không có chuyện có căng tin trong trờng học?

Bây giờ tôi đã có tuổi rùi mà còn biết xin việc gì.hix hix Tôi muốn các bạn vừa tham gia thảo luận vừa cho tôi 1 lời khuyên về sự việc trên.Bởi trang web này tôi thấy mọi người vừa am hiểu luật,vừa thấu tình đạt lý.mà luật pháp việt nam là cũng xuất phát từ đạo lý con người mà ra;

Xin chân thành cảm ơn!

LTS: Câu chuyện về việc tổ chức căng tin trong nhà trường như thế nào vẫn có rất nhiều ý kiến trái nhiều.

Thầy giáo Thiên Ấn chia sẻ bài viết để mong rằng các cơ sở giáo dục sẽ thực hiện tuân thủ đúng quy định, tránh gây ra những phản ánh tiêu cực trong việc tổ chức các dịch vụ trong trường học.

Toà soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết.

Thời bao cấp, kinh tế còn khó khăn, ở các trường phổ thông gần như không có căng tin, vì học sinh không có nhu cầu, làm gì có tiền để ăn sáng, ăn quà vặt…

Hàng quán xung quanh khu vực trường cũng rất ít.

Nhưng nhiều năm trở lại đây, kinh tế gia đình của nhiều phụ huynh được cải thiện, khấm khá hơn, hay cho tiền con trẻ mỗi ngày, học sinh đến trường, lớp có thói quen và nhu cầu ăn sáng, ăn quà vặt ngày càng cao.

Có cầu ắt có cung. Hàng quán xung quanh khu vực trường mọc lên san sát, bán đủ thứ, thậm chí gây mất an toàn giao thông, mất mỹ quan đô thị và mất an toàn vệ sinh thực phẩm.

Nhiều nhà trường tổ chức hoạt động căng tin trong trường để phục vụ nhu cầu của học sinh. Song mỗi trường làm mỗi kiểu khác nhau.

Quy định về căn tin trong trường học
Việc mở căng tin trong trường học vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều. Ảnh minh hoạ: Baobariavungtau.com.vn

Trường thì xin phép cấp trên hẳn hoi, trường thì âm thầm, lặng lẽ làm. Trường thì tổ chức đấu giá, ai bỏ giá cao nhất thì làm.

Trường thì cho thầy cô giáo, nhân viên hoặc người thân của họ có nhu cầu vào làm, hằng tháng ấn định một khoản tiền đóng góp cho nhà trường hoặc tổ chức công đoàn nhà trường.

Những trường có số lượng học sinh đông, ở nơi đô thị, kinh tế phát triển, dịch vụ căng tin hoạt động ở trong trường thường “ăn nên làm ra”.

Không ít cơ sở giáo dục, vào cuối năm, Tết Nguyên đán, có mức chi lương tháng 13 (gọi là tiết kiệm chi) cho cán bộ, giáo viên, nhân viên khá cao, trên chục, vài chục triệu đồng, cũng là nhờ một phần lớn của nguồn trích lại từ lợi nhuận của căng tin và một số dịch vụ khác.

Quy định về căn tin trong trường học
Thành phố Hồ Chí Minh kiểm tra đột xuất căng tin Trường Nguyễn Văn Linh

Tuy nhiên, một số trường khi tổ chức hoạt động căng tin này thì nảy sinh các ý kiến trái chiều từ cán bộ, giáo viên, nhân viên và phụ huynh học sinh.

Người ủng hộ, bảo tốt, cần thiết và tiện lợi cho con em phụ huynh, không phải chạy ra ngoài hàng quán mua…

Người phản đối, bảo nhà trường làm sai quy định khi cho người khác sử dụng tài sản, cơ sở vật chất của nhà trường (nhà nước) để mở căng tin, trông giữ xe.

Có tình trạng tranh giành không lành mạnh về đối tượng khách hàng (học sinh) giữa căng tin trong trường và các hàng quán bên ngoài cổng trường.

Mấy năm trước đây, Phòng thanh tra của Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Ngãi thỉnh thoảng có nhận một số đơn thư tố cáo, khiếu nại của công dân về việc một số trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh cho mở căng tin trái phép trong nhà trường, đề nghị Sở đến kiểm tra và xử lý nghiêm.

Hai, ba năm nay, Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Ngãi đã ra văn bản nghiêm cấm các cơ sở giáo dục không được tổ chức hoạt động căng tin tại nhà trường.

Trước kiến nghị của nhiều trường (được phép cho tổ chức hoạt động căng tin trong trường), thời gian hè năm 2018, Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Ngãi yêu cầu các đơn vị lập đề án, làm tờ trình về nhu cầu mở căng tin tại trường, để tổng hợp và xin chủ trương, chờ đồng ý phê duyệt của Sở Tài chính và Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi. 

Không riêng gì Quảng Ngãi, mới đây, Báo Giáo dục và Thời đại đưa tin, Sở Giáo dục và Đào tạo Sơn La yêu cầu các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh, tạm dừng việc sử dụng đất hoặc cơ sở vật chất, tài sản khác gắn liền với đất của nhà trường để cho thuê hoặc cho mượn làm căng tin, nơi trông giữ phương tiện tham gia giao thông cho học sinh có thu phí trong nhà trường.

Yêu cầu này được đưa ra sau khi Sở Giáo dục và Đào tạo Sơn La tiếp nhận phản ánh từ nhân dân và báo cáo của các đơn vị về việc một số trường học trong tỉnh đã tổ chức căng tin, trông giữ phương tiện tham gia giao thông cho học sinh có thu phí trong nhà trường gây nên ý kiến trái chiều, bức xúc trong dư luận, ảnh hưởng không tốt đến môi trường giáo dục.

Để các hoạt động tổ chức căng tin, thu phí trông giữ phương tiện tham gia giao thông cho học sinh trong nhà trường đảm bảo đúng quy định của pháp luật, phù hợp với môi trường giáo dục, với điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh, ngoài yêu cầu trên, các Sở Giáo dục và Đào tạo đã và đang yêu cầu các trường học căn cứ vào tình hình thực tế tại các đơn vị, rà soát lại quy trình, thủ tục cho thuê, cho mượn đất hoặc cơ sở vật chất.

Quy định về căn tin trong trường học
Nhiều kiểu cấm lạ trong nhà trường

Nếu các đơn vị đảm bảo được điều kiện cơ sở vật chất theo quy định tại Điều 55,57 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công; Điều 43, 44, 46 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ về việc quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công mà không làm ảnh hưởng đến môi trường giáo dục và chức năng, nhiệm vụ được giao thì đơn vị, trường học phải xây dựng Đề án sử dụng cơ sở vật chất nhà trường vào mục đích cho thuê theo quy định tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 144/2017/TT-BTC về việc hướng dẫn một số nội dung Nghị định số 151/2017/NĐ-CP.

Căn cứ tại Khoản 3, Điều 12 Thông tư số 144/2017/TT-BTC, Đề án của các đơn vị trực thuộc gửi Sở Giáo dục và Đào tạo xem xét, gửi Sở Tài chính thẩm định, trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt theo quy định tại Nghị định số 151/2017/NĐ-CP.

Đề án của các đơn vị trực thuộc Uỷ ban nhân dân huyện, thành gửi phòng Giáo dục và Đào tạo huyện, thành phố xem xét, gửi Phòng Tài chính - Kế hoạch cấp huyện thẩm định, trình cấp có thẩm quyền xem xét phê duyệt theo quy định.

Các Sở Giáo dục và Đào tạo nhấn mạnh, khi Đề án của các trường học chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt, các trường học không được tự ý sử dụng đất và cơ sở vật chất, tài sản khác gắn liền với đất của nhà trường vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết.

Các trường học, cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh chỉ được triển khai thực hiện khi được cấp có thẩm quyền cho phép theo đúng quy định của pháp luật.

Mở căng tin và các dịch vụ khác trong nhà trường là cần thiết, có lợi cho các em học sinh hiện nay, được đông đảo phụ huynh đồng tình, ủng hộ.

Nhưng không thể làm trái phép, khi chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt đề án.

Hoạt động tổ chức căng tin và các dịch vụ khác trong nhà trường cần được thực hiện đúng theo trình tự, quy định của Nhà nước.

THIÊN ẤN