Răng số 6 là răng gì

Răng số 6 có nhiệm vụ quan trọng như nhai, nghiền nát thức ăn cũng như định hình sự phát triển hàm răng của trẻ. Nếu vì lý do nào đó dẫn tới tình trạng mất răng số 6 thì bạn không nên chủ quan mà cần phải khắc phục sớm để tránh những hậu quả về sức khỏe trong tương lai.

1. Đặc điểm của răng số 6

Trên cung hàm của người trưởng thành sẽ có 32 chiếc răng vĩnh viễn (bao gồm cả răng khôn). Răng hàm số 6 còn có tên gọi khác là răng cối, có nhiệm vụ quan trọng trong việc nhai, nghiền nát thức ăn. Đặc điểm của răng số 6 như sau:

Răng số 6 là răng gì

Vị trí răng số 6

- Chỉ mọc một lần duy nhất, không bị thay thế trong quá trình thay răng sữa giống như những răng khác.

- Có kích thước to hơn những chiếc răng khác trên cung hàm. Chân răng số 6 lớn và diện tích mặt nhai của răng rộng.

- Bao quanh răng số 6 là rất nhiều dây chằng, mạch máu và dây thần kinh. Chính vì thế, khi bị tác động từ bên ngoài, răng số 6 thường rất nhạy cảm.

- Vị trí răng số 6 nằm sâu bên trong hơn so với những chiếc răng khác nên việc vệ sinh răng số 6 cũng sẽ khó khăn hơn.

2. Nguyên nhân gây mất răng số 6

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng mất răng số 6, dưới đây là những nguyên nhân phổ biến nhất:

- Sâu răng: Khi răng số 6 bị sâu trong thời gian dài và không được kịp thời khắc phục có thể khiến cho men răng, ngà răng và thân răng ngày càng bị ăn mòn và cuối cùng có thể dẫn tới tình trạng mất răng.

- Viêm quanh răng: Tình trạng này có thể do viêm lợi, vệ sinh răng miệng không đúng cách, không thường xuyên lấy cao răng, người nghiện thuốc lá, bia rượu, người mắc bệnh tiểu đường,... Nếu không được khắc phục, tình trạng viêm sẽ ngày càng nghiêm trọng dẫn đến tụt lợi, tiêu xương quanh răng, do đó chân răng ngày càng yếu, răng bị lung lay và có thể phải nhổ bỏ.

- Tình trạng gãy hay vỡ nứt phần thân – chân răng do va đập hoặc cắn vào những vật quá cứng, do mòn men răng nghiêm trọng, do thói quen ngủ nghiến răng, do vấn đề về khớp cắn,...

3. Ảnh hưởng của việc mất răng số 6

Như đã nói phía trên, răng số 6 mọc từ khi trẻ được 6 đến 8 tuổi và không được thay thế, do đó, răng số 6 rất dễ bị viêm, sâu nếu không được vệ sinh và chăm sóc đúng cách. Hơn nữa, răng số 6 lại có chức năng rất quan trọng trong việc nhai và nghiền nát thức ăn. Nếu xảy ra tình trạng mất răng số 6, người bệnh có thể phải đối mặt với những vấn đề sau:

Răng số 6 là răng gì

Mất răng số 6 ảnh hưởng đến quá trình nhai thức ăn

- Ảnh hưởng đến chức năng nhai và hoạt động của hệ tiêu hóa: Răng số 6 và răng số 7 thường kết hợp với nhau để thực hiện nhai và nghiền nát thức ăn, trước khi đưa thức ăn xuống dạ dày. Khi mất răng số 6, quá trình nghiền nát thức ăn sẽ chỉ có răng số 7 đảm nhiệm và đương nhiên sẽ không hiệu quả bằng sự kết hợp của cả răng số 6 và số 7. Từ đó gây ra tình trạng giảm áp lực nhai, khiến hệ tiêu hóa gặp nhiều áp lực hơn, dạ dày sẽ phải co bóp nhiều hơn. Bên cạnh đó, việc hấp thụ dưỡng chất của cơ thể cũng sẽ giảm đi đáng kể.

- Gây xô lệch khuôn hàm: Khi một răng bị mất đi sẽ tạo ra khoảng trống trên khuôn hàm và những răng còn lại sẽ có xu hướng đổ về phía khoảng trống này. Đồng thời, vị trí răng đối diện cũng bị ảnh hưởng rất nhiều. Chẳng hạn, nếu răng số 6 ở hàm dưới bị mất thì răng số 6 hàm trên sẽ bị trồi xuống và không có trụ đỡ, quá trình nhai thức ăn cũng khó khăn hơn. Tình trạng này dẫn tới đau mỏi hàm và thậm chí là lệch khớp cắn.

- Tiêu xương hàm: Khi bị mất răng số 6, lực nhai tại đây sẽ không còn và vùng xương hàm cũng sẽ có xu hướng teo dần đi. Tình trạng tiêu xương hàm có thể xảy ra sau 3 tháng tính từ thời điểm bị mất răng số 6 và thường không gây đau đớn cho người bệnh. Tuy nhiên, khi tình trạng này tiến triển, phần lợi của chân răng cạnh răng số 6 sẽ bị tụt xuống và hậu quả tiêu xương hàm có thể được nhận biết rất rõ.

Răng số 6 là răng gì

Mất răng số 6 gây mất thẩm mỹ

- Gây mất thẩm mỹ: Vì răng số 6 nằm khuất bên trong nên nhiều người cho rằng việc mất răng số 6 sẽ không gây ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ. Tuy nhiên, khi bạn nói và cười, nhìn ở góc nghiêng thì có thể dễ dàng phát hiện bạn đã bị mất răng. Do đó, người bệnh thường bị mất tự tin khi trò chuyện với mọi người xung quanh.

Hơn nữa, khi xảy ra tình trạng tiêu xương hàm, khuôn mặt của người bệnh sẽ bị mất đi sự cân đối, vùng răng bị mất sẽ hóp lại, da mặt cũng trở nên nhăn nheo hơn, lão hóa nhanh hơn. Khuôn mặt của người bệnh bị già đi rất rõ ràng. Do đó có thể nói rằng, mất răng số 6 có thể gây ảnh hưởng rất nhiều đến thẩm mỹ của khuôn mặt.

4. Mất răng số 6 phải làm sao?

Răng số 6 rất quan trọng đối với sức khỏe và tính thẩm mỹ, chính vì thế, tình trạng mất răng số 6 cần được khắc phục càng sớm càng tốt. Dưới đây là một số phương pháp phổ biến:

Răng số 6 là răng gì

Cấy ghép răng implant khi bị mất răng số 6

- Làm cầu răng sứ để giúp người bệnh thực hiện chức năng nhai và đảm bảo tính thẩm mỹ. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ có thể khắc phục được phần thân trên và người bệnh vẫn có thể gặp phải tình trạng tiêu xương hàm.

- Cấy ghép răng implant: Trụ implant sẽ được cắm trực tiếp vào xương hàm. Phần chân và thân răng sẽ có hình dáng giống với răng thật, có độ bền cao và cứng như răng thật. Đây là phương pháp hiện đại mang nhiều ưu điểm, đặc biệt là đảm bảo chức năng nhai và phòng tránh nguy cơ tiêu xương hàm.

Để khắc phục tình trạng mất răng số 6 và những vấn đề liên quan đến sức khỏe răng miệng, bạn nên lựa chọn những cơ sở y tế uy tín để đạt được hiệu quả điều trị tích cực.

MedDental là địa chỉ khám nha khoa đáng tin cậy

Hiện nay, Hệ thống nha khoa MedDental – MEDLATEC là cơ sở y tế được nhiều người lựa chọn để thăm khám và điều trị các bệnh về răng miệng. MedDental không chỉ có đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao mà còn được đầu tư những thiết bị y tế hiện đại, đặc biệt phải kể đến máy chụp 3D CT Conebeam, máy phân tích điều chỉnh khớp cắn T – scan, máy phẫu thuật và nhổ răng Osstem SM3,...

Để được giải đáp các vấn đề về sức khỏe răng miệng hoặc có nhu cầu kiểm tra sức khỏe răng miệng, quý khách vui lòng liên hệ đến tổng đài 1900 400066 của Hệ thống nha khoa MedDental hoặc tổng đài 1900 56 56 56 của Hệ thống Y tế MEDLATEC.