Số khoa hiện nay của trường đại học nông lâm thành phố hồ chí minh là bao nhiêu

Số khoa hiện nay của trường đại học nông lâm thành phố hồ chí minh là bao nhiêu
  Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh là một trường đại học công lập, đa ngành tại Quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh. Quy mô diện tích 118 ha. Trường được thành lập năm 1955, hiện có 12 khoa, 6 bộ môn trực thuộc, 1 viện nghiên cứu, 14 trung tâm, 2 phân hiệu đại học tại 2 tỉnh Gia Lai và Ninh Thuận. Tính đến 1/1/2008, Trường có 890 cán bộ công chức; trong đó 650 là cán bộ giảng dạy với hơn 53% có trình độ trên đại học và 22.740 sinh viên đang theo học các hệ đào tạo.

 Mặt chính giảng đường hình chữ U Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh đang được trang trí cho buổi họp mặt toàn trường nhân kỷ niệm 55 năm ngày thành lập Trường 1955-2010, ảnh được chụp vào ngày 19/11/2010. Bạn có biết ý nghĩa của tòa nhà Khu Phượng Vỹ (Khu chữ U lớn)?

Số khoa hiện nay của trường đại học nông lâm thành phố hồ chí minh là bao nhiêu
Cơ sở Đại học Nông Lâm TP.HCM ngày nay tại Thủ Đức được thiết kế bởi kiến trúc sư tài hoa Ngô Viết Thụ,  Khôi Nguyên La Mã, người đã thiết kế Dinh Thống Nhất và nhiều công trình kiến trúc tráng lệ tại Việt Nam. Theo lời kể của cố PGS.TS. Lưu Trọng Hiếu, Kiến trúc sư đã giải thích về ý nghĩa của cách kiến trúc tòa nhà: thiết kế mặt tiền tòa nhà Phượng Vỹ  theo những đường nét của chữ Nông theo Hán tự –  – với mỹ ý luôn nhắc nhỡ chúng ta “Vụ Nông Vi Bản” nghĩa là lấy nông nghiệp làm gốc. Phượng Vỹ Đại Sảnh (Flamboyant Hall) được bắt đầu khởi công xây dựng tại Thủ Đức vào ngày 20/02/1972 do hãng thầu kiến trúc Phúc Hòa thực hiện  dưới nhiệm kỳ Hiệu trưởng của Thầy Nguyễn Thành Hải.

Số khoa hiện nay của trường đại học nông lâm thành phố hồ chí minh là bao nhiêu

Hình trên là góc phải giảng đường hình chữ U Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh. 

<- Góc trái giảng đường hình chữ U Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, tầng trệt là Hội trường còn tầng lầu 1 là thư viện.

 Kiến trúc mặt ngoài dùng đường nét thẳng, mạnh mẽ, vật liệu bằng đá rửa, bên trong sàn dùng đá mài  trắng, tường cách âm và ốp chân lambri gỗ. Các giảng đường cũng như ký túc xá đều có sân thượng để sinh viên có điều kiện thư giãn tâm hồn giữa cảnh quan vùng đồi và thung lũng khá đẹp này!

Số khoa hiện nay của trường đại học nông lâm thành phố hồ chí minh là bao nhiêu
 Giảng đường mới của Trường Đại học Nông Lâm (nằm ngay sân bóng đá cũ) có kiểu dáng khá hiện đại, đẹp đẽ, nhưng lại không hài hòa với kiến trúc của giảng đường Phượng Vỹ do Kiến trúc sư lão luyện Ngô Viết Thụ thiết kế vào  năm 1972, người đã từng thiết kế Dinh Độc lập (nay là Dinh Thống Nhất), nơi làm việc của người đứng đầu cơ quan hành pháp chính quyền miền Nam.

 Lịch sử của Trường

Tiền thân là Trường Quốc gia Nông Lâm Mục Bảo Lộc (1955), Trường Cao đẳng Nông Lâm Súc (1963), Học viện Nông nghiệp (1972), Trường Đại học Nông nghiệp Sài Gòn (thuộc Viện Đại học Bách khoa Thủ Đức-1974), Trường Đại học Nông nghiệp 4 (1975),

Trường Đại Học Nông Lâm Nghiệp TP.HCM (1985) trên cơ sở sát nhập hai Trường Cao đẳng Lâm nghiệp (Trảng Bom-Đồng Nai) và Trường Đại học Nông nghiệp 4 (Thủ Đức-TP.HCM), Trường Đại học Nông Lâm (thành viên Đại học Quốc gia TP.HCM 1995), Trường Đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh (trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo 2000).

Số khoa hiện nay của trường đại học nông lâm thành phố hồ chí minh là bao nhiêu
 Quy hoạch tổng thể ĐHNL năm 2015, những khối nhà mái màu trắng đã được xây dựng, nhưng với tốc độ xây dựng hiện nay thì phải đến năm 2020-2025 mới hoàn thành.

Trải qua hơn 55 năm hoạt động, Trường đã đạt nhiều thành tích xuất sắc về đào tạo, nghiên cứu và ứng dụng khoa học kỹ thuật nông lâm ngư nghiệp, chuyển giao công nghệ, quan hệ quốc tế. Trường đã vinh dự được nhận Huân chương Lao động Hạng ba, năm 1985, Huân chương Lao động Hạng nhất, năm 2000, đặc biệt là Huân chương Độc lập Hạng ba, năm 2005 (Huân chương Độc lập là loại huân chương bậc cao hơn huân chương Lao động).

Nhiệm vụ chính

Trường Đại học Nông Lâm thực hiện 3 nhiệm vụ chính:

  • Đào tạo cán bộ kỹ thuật có trình độ đại học và sau đại học về nông nghiệp và các lãnh vực liên quan.
  • Từ năm 2000 trường mở rộng đào tạo sang các lãnh vực khác như: Công nghệ Thông tin, Công nghệ Môi trường, Công nghệ Sinh học, Ngoại ngữ và Sư phạm Kỹ thuật Nông nghiệp, Công Nghệ Ô tô, Công nghệ Nhiệt lạnh, Cơ điện tử, Điều khiển Tự động.
  • Thực hiện các nghiên cứu khoa học và hợp tác nghiên cứu với các đơn vị trong và ngoài nước.

Đào tạo

Trường Đại học Nông Lâm đào tạo trình độ đại học và sau đại học.

Chương trình đào tạo đại học có 46 chuyên ngành:

  • Ngành đào tạo 4 năm cho các chuyên ngành: Nông học; Quản lý Đất đai – Môi trường và Tài nguyên Tự nhiên; Chăn nuôi; Lâm nghiệp; Chế biến gỗ; Thủy sản; Kinh tế Nông nghiệp; Cơ khí nông nghiệp; Bảo quản và Chế biến Nông sản Thực phẩm; Khuyến nông và Phát triển Nông thôn; Kế toán; Quản trị kinh doanh; Công nghệ Thông tin; Công nghệ sinh học; Chế biến Thủy sản; Kỹ thuật môi trường; Anh văn; Cơ khí Bảo quản – Chế biến; Sư phạm Kỹ thuật Nông nghiệp và Cảnh quan và Kỹ thuật Hoa viên; Công nghệ Giấy và Bột giấy; Quản lý Thị trường Bất động sản; Công nghệ GIS.
  • Ngành đào tạo 5 năm cho ngành bác sĩ Thú y.
  • Ngành đào tạo 3 năm cho ngành cao đẳng tin học, Cao đẳng kế toán.

Chương trình đào tạo cao học để cấp bằng Thạc sĩ trong 2-3 năm theo các chuyên ngành: Nông học, Nông hóa, Thổ nhưỡng, Bảo vệ Thực vật, Chăn nuôi, Thú y, Lâm nghiệp, Thủy sản, Cơ khí Nông nghiệp và Kinh tế Nông nghiệp. Để lấy bằng Tiến sĩ, sinh viên phải học thêm ít nhất ba năm sau khi có bằng Thạc sĩ.

Chương trình đào tạo của trường Đại học Nông Lâm mang tính liên ngành nhằm mục đích cung cấp kiến thức đa dạng, phong phú cho sinh viên. Hàng năm, học kỳ 1 bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 1, và học kỳ 2 từ tháng 1 đến tháng 7. Mỗi học kỳ kéo dài 18 tuần.

Tổ chức nhà trường

Trường Đại học Nông Lâm hiện có 12 khoa, 1 viện nghiên cứu, 6 bộ môn trực thuộc trường, 14 trung tâm và 2 phân hiệu đại học tại tỉnh Gia Lai và Ninh Thuận.

Khoa

  1. Khoa Nông học với các bộ môn: Cây công nghiệp; Cây lương thực, Rau, Hoa, Quả; Nông hóa Thổ nhưỡng; Bảo vệ Thực vật; Sinh lý Sinh hóa; Di truyền chọn giống; Thủy nông;
  2. Khoa Chăn nuôi Thú y với các bộ môn: Di truyền Giống; Dinh dưỡng; Chăn nuôi chuyên khoa; Sinh lý Sinh hóa; Nội dược; Cơ thể Ngoại khoa; Bệnh lý truyền nhiễm;
  3. Khoa Lâm nghiệp với các bộ môn: Lâm sinh; Trồng rừng và Lâm nghiệp đô thị; Điều chế rừng; Lâm nghiệp Xã hội; Chế biến Lâm sản;
  4. Khoa Kinh tế với các bộ môn: Kinh tế Cơ bản; Phân tích định lượng; Kế toán tài chánh; Phát triển Nông thôn; Quản trị Kinh doanh; Kinh tế Môi Trường và Tài Nguyên
  5. Khoa Cơ khí Công nghệ với các bộ môn: Công thôn; Kỹ thuật cơ sở; Máy sau thu hoạch và chế biến; Công nghệ Nhiệt lạnh; Tự động hoá; Kỹ thuật Ô tô. Cơ điện tử, Công thôn;
  6. Khoa Thủy sản với các bộ môn: Sinh học và Nguồn lợi Thủy sản; Kỹ thuật nuôi thủy sản; Quản lý và Phát triển thủy sản; Chế biến thủy sản; Bệnh học thủy sản.
  7. Khoa Công nghệ Thực phẩm với các bộ môn: Vi sinh thực phẩm, Hóa sinh thực phẩm, Công nghệ Sau thu hoạch và thiết bị chế biến, Phát triển sản phẩm;
  8. Khoa Khoa học với các bộ môn: Toán, Lý, Hóa, Sinh, Giáo dục thể chất, Khoa học xã hội nhân văn;
  9. Khoa Ngoại Ngữ với các bộ môn: Thực hành tiếng, Dịch thuật, Phương pháp giảng dạy, Ngôn ngữ học, Văn hóa nước ngoài, Anh ngữ chuyên biệt – không chuyên, Tiếng Anh quản lý, Pháp văn;
  10. Khoa Công nghệ Môi trường với các bộ môn: Sinh học môi trường, Hoá học môi trường, Công nghệ xử lý môi trường, Độc chất học môi trường, Quản lý môi trường;
  11. Khoa Công nghệ Thông tin với các bộ môn: Mạng máy tính, Tin học cơ sở, Công nghệ phần mềm, Hệ thống thông tin;
  12. Khoa Quản lý Đất đai và Bất động sản.

Số khoa hiện nay của trường đại học nông lâm thành phố hồ chí minh là bao nhiêu
 Con đường chính dẫn vào giảng đường hình chữ U, bên phải con đường là Khoa Cơ khí và nhà ăn, bên trái là dãy 4 Ký Túc xá sinh viên, ảnh được chụp từ sân thượng giảng đường hình chữ U.

Viện Công nghệ Sinh học

  • Nghiên cứu kỹ thuật gen;
  • Ứng dụng công nghệ di truyền trong lai tạo giống mới;
  • Nghiên cứu nuôi cấy mô động thực vật;
  • Nghiên cứu và ứng dụng các chất có hoạt tính sinh học;
  • Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vi sinh
  • Phát triển nhiên liệu Sinh học

Viện gồm các Bộ môn: – Công nghệ Sinh học Thực vật (Trưởng Bộ môn: TS. Bùi Minh Trí) – Công nghệ Sinh học Động vật (Trưởng Bộ môn: TS. Lê Minh Hoàng) – Công nghệ Sinh học Môi trường (Trưởng Bộ môn: TS. Phan Văn Minh)

Bộ môn trực thuộc Trường

  • Mác – Lênin;
  • Công nghệ Sinh học;
  • Sư phạm Kỹ thuật Nông nghiệp;
  • Cảnh quan & Kỹ thuật Hoa viên;
  • Công Nghệ Thông tin địa lý;
  • Công nghệ hóa học.

Trung tâm

  1. Trung tâm Nghiên cứu Chuyển giao KHKT với 5 nhiệm vụ chính:
    • Cơ sở rèn nghề cho sinh viên các ngành trong trường;
    • Địa bàn tiến hành thí nghiệm cho giảng viên và sinh viên;
    • Hợp đồng nghiên cứu;
    • Tổ chức các lớp huấn luyện khuyến nông cho các địa phương;
    • Cung cấp dịch vụ thuốc thú y, gieo tinh nhân tạo cho heo, bò.
  2. Trung tâm Ngoại ngữ với 3 nhiệm vụ chính:
    • Đào tạo và cấp bằng Anh ngữ trình độ A, B, C;
    • Liên kết đào tạo với các trường đại học nước ngoài cấp bằng TOEFL;
    • Tổ chức các lớp đào tạo chuyên đề ngắn hạn về Anh văn theo yêu cầu và đào tạo tiếng Việt cho người nước ngoài.
  3. Trung tâm Tin học Ứng dụng với 4 nhiệm vụ chính:
    • Tổ chức thực tập tin học cho sinh viên các khoa trong trường;
    • Đào tạo và cấp chứng chỉ tin học văn phòng và lập trình trung, sơ cấp;
    • Nghiên cứu ứng dụng các phần mềm tin học sử dụng trong nông nghiệp;
    • Thiết lập cơ sở dữ liệu nông nghiệp.
  4. Trung tâm Phân tích Thí nghiệm Hóa sinh:
    • Thực hiện các phân tích hóa lý gồm các chỉ tiêu như: thuốc bảo vệ thực vật, kim loại nặng, acid amin, vitamin, độc tố nấm (aflatoxin…), histamin, kháng sinh và nhiều chất khác, với các máy móc hiện đại như sắc ký khí, sắc ký lỏng cao áp, quang phổ kế hấp thu nguyên tư, quang phổ kế Tử ngoại Khả kiến;
    • Thực hiện các chẩn đoán bệnh cây trồng vật nuôi bằng công nghệ sinh học phân tử
    • Ứng dụng công nghệ sinh học vào các ngành của nông nghiệp như nông học, chăn nuôi thú y, lâm nghiệp, thủy sản, bảo quản chế biến.
  5. Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ Môi trường:
    • Nghiên cứu các hình thức suy thoái, ô nhiễm môi trường và biện pháp bảo vệ;
    • Nghiên cứu ứng dụng các phương pháp xử lý chất thải nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm;
    • Nghiên cứu ảnh hưởng của các độc chất, các chất gây ô nhiễm môi trường;
    • Thực hiện đánh giá tác động môi trường; Phân tích các chỉ tiêu hóa, lý, sinh của môi trường đất, nước, không khí.
  6. Trung tâm Nghiên cứu Bảo quản và Chế biến Rau quả:
    • Nghiên cứu quy trình bảo quản các loại rau hoa quả nhiệt đới;
    • Nghiên cứu chế biến các sản phẩm rau hoa quả; …
  7. Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng Kỹ thuật Địa chính:
    • Vẽ bản đồ, quy hoạch đất đai;
    • Phân loại đất sử dụng trong nông nghiệp;
    • Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đất đai;
    • Tư vấn sử dụng đất cho các địa phương; …
  8. Trung tâm Nghiên cứu Khoa học và Kỹ thuật Chế biến Lâm sản:
    • Nghiên cứu về vật liệu gỗ và các cây có sợi;
    • Thực hiện đánh giá chất lượng và kiểm định và định danh gỗ;
    • Sản xuất thử nghiệm ở quy mô nhỏ;
    • Hợp tác nghiên cứu về công nghệ gỗ trong và ngoài nước, hỗ trợ cho việc chuyển giao kỹ thuật và công nghệ mới;
    • Huấn luyện nâng cao trình độ kỹ thuật chế biến gỗ và lâm sản cho các cơ sở sản xuất
  9. Trung tâm Bồi dưỡng Kiến thức:
    • Bồi dưỡng văn hóa
    • Giới thiệu việc làm cho các sinh viên tốt nghiệp thuộc các khoa của trường.
  10. Trung tâm Bột giấy
  11. Trung tâm Hỗ trợ sinh viên và Quan hệ doanh nghiệp
  12. Trung tâm Khảo thí và kiểm định chất lượng
  13. Trung tâm Năng lượng và máy nông nghiệp
  14. Trung tâm Công nghệ và Thiết bị Nhiệt lạnh

Phân hiệu đại học Nông Lâm Gia Lai

  • Trại thủy sản;
  • Trại thí nghiệm chăn nuôi;
  • Trại thực nghiệm nông học;
  • Bệnh xá thú y

Số khoa hiện nay của trường đại học nông lâm thành phố hồ chí minh là bao nhiêu
  Ký túc xá Đại học Nông Lâm

Nghiên cứu khoa học

Nông học

– Tuyển chọn và phổ biến các giống lúa, ngô, sắn, khoai lang, lạc, đậu nành, đậu xanh, rau, hoa.

– Tuyển chọn các giống cây công nghiệp mía, cà phê, ca cao.

– Nghiên cứu sâu bệnh hại lúa, rau cải, thuốc lá, cà phê, cao su, cây ăn trái và các biện pháp phòng trừ.

– Nghiên cứu quản lý nước và đất; Nghiên cứu các hệ thống canh tác tại miền Đông Nam Bộ.

– Nghiên cứu dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong nông sản và môi trường

– Nghiên cứu các kỹ thuật tưới tiêu, kỹ thuật phân bón cho cây trồng

– Thiết lập bản đồ nông hóa thổ nhưỡng, bản đồ quy hoạch và sử dụng đất.

Chăn nuôi – Thú y

– Nghiên cứu tính thích ứng của các giống gia súc nhập nội như heo, gà, bò sữa, … ở miền Nam Việt Nam

– Nghiên cứu dinh dưỡng cho bò sữa, heo và gia cầm.

– Nghiên cứu dịch tễ học của vật nuôi.

– Nghiên cứu các bệnh thường gặp ở trâu, bò, heo và gà.

– Sử dụng chất thải trong chăn nuôi để tạo năng lượng.

– Nghiên cứu dư lượng các chất kháng sinh, hormon … trong thịt, sữa và trứng.

Lâm nghiệp

– Nghiên cứu trồng rừng trên các vùng đất hoang hóa, thuộc vùng cao và đất ướt; Nghiên cứu quản lý tài nguyên rừng.

– Nghiên cứu các kỹ thuật bảo quản, chế biến lâm sản.

– Nghiên cứu phổ biến các kỹ thuật nông lâm kết hợp.

– Nghiên cứu lâm nghiệp xã hội và lâm nghiệp đô thị.

Thủy sản

– Thiết lập cơ sở dữ liệu cho việc phát triển bền vững nuôi trồng thủy sản và quản lý tài nguyên thủy sản thiên nhiên.

– Phát triển các mô hình quản lý bền vững tài nguyên thủy sản trong các thủy vực.

– Phát triển kỹ thuật nuôi thủy sản quy mô nhỏ phù hợp cho các vùng sinh thái khác nhau.

– Cải thiện chất lượng cá giống.

Cơ khí Công nghệ

– Nghiên cứu kỹ thuật làm đất trong sản xuất lúa, bắp, mía và dứa.

– Nghiên cứu và sản xuất các máy thu hoạch lúa, bắp, đậu phụng.

– Nghiên cứu và sản xuất các máy chế biến thức ăn gia súc.

– Nghiên cứu và sản xuất các loại máy sấy lúa, thuốc lá, bắp

– Nghiên cứu và sản xuất các loại máy móc thiết bị dùng trong nông nghiệp và kỹ thuật….

Kinh tế nông nghiệp

– Nghiên cứu về kinh tế nông trại.

– Nghiên cứu hiệu quả kinh tế của các hệ thống canh tác khác nhau.

– Nghiên cứu hiệu quả kinh tế sản xuất rau và gia súc, gia cầm vùng ngoại thành. – Ngành điều khiển tự động – Công nghệ ô tô – Cơ điện tử

Đường nội bộ Đại học Nông Lâm 

Số khoa hiện nay của trường đại học nông lâm thành phố hồ chí minh là bao nhiêu

Công nghệ thực phẩm

– Nghiên cứu và phát triển kỹ thuật chế biến các sản phẩm từ thịt, cá.

– Nghiên cứu và phát triển kỹ thuật chế biến các loại rau và trái cây.

– Nghiên cứu các kỹ thuật bảo quản nông sản.

– Nghiên cứu kiểm tra chất lượng sản phẩm.

Khoa học

– Nghiên cứu ứng dụng máy tính để thiết kế cải tiến chương trình giảng dạy các môn cơ bản.

– Nghiên cứu về nước.

– Kết hợp với các khoa khác hướng dẫn sinh viên làm đề tài tốt nghiệp.

Môi trường

– Nghiên cứu đánh giá mức độ tạp nhiễm các chất có hại trong nông sản thực phẩm.

– Nghiên cứu các biện pháp xử lý hóa, lý hoặc sinh học các chất thải Công và Nông nghiệp

Ngoại ngữ

– Đảm nhận nghiên cứu khoa học cấp bộ, cấp trường liên quan đến giáo dục, tốt nghiệp và đào tạo tiếng Anh.

Khuyến nông

Đại học Nông Lâm chuyển giao những kết quả nghiên cứu đã đạt được đến đối tượng sản xuất trong vùng và các vùng lân cận.

Việc phổ biến chuyển giao kỹ thuật của nhà trường thông qua các chương trình phát thanh, truyền hình, báo chí và tập san khoa học kỹ thuật của nhà trường, bên cạnh đó, nhà trường cũng hợp tác với địa phương để tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo ngắn và dài hạn.

Hợp tác

Trong nước

Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh có quan hệ hợp tác chặt chẽ với hầu hết các Trường và các Viện trong ngành nông nghiệp Việt Nam như: Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam, Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long, Viện Sinh học Nhiệt đới, Viện Nghiên cứu Cao su, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Viện nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam, Viện nghiên cứu Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên, Trung tâm Dâu Tằm Tơ Bảo Lộc, các sở nông nghiệp và phát triển nông thôn, Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường, Trung tâm Khuyến nông của các tỉnh.

Ngoài nước

A. Các trường đại học và viện nghiên cứu của nhiều nước trên thế giới, như:

–    Anh: Các đại học Aberystwyth (Wales), Reading, Nottingham.

–    Bỉ: Đại học Louvain la Neuve.

–    Canada: Các đại học Guelph, Laval, Sherbroke.

–    Đan Mạch: Đại học Aarhus.

–    Đài Loan: Đại học Quốc gia Chung Hsing.

–    Đức: Viện Nghiên cứu Lâm nghiệp Rheinland Pfalz

–    Hà Lan: Đại học Wageningen, Trường Quốc tế Nông Nghiệp Larenstein.

–    Malaysia: Đại học Putra Malaysia.

–    Hàn Quốc: Đại học Sungkyunkwan.

–    Na uy: Đại học Oslo

–    Mỹ: Đại học Auburn, Trung tâm Đông Tây Hawaii, Đại học tiểu bang Louisiana, Đại học Hawaii ở Manoa, Đại học Texas Tech., Đại học Texas A&M.

–    Nhật Bản: Các đại học Meiji, Kobe, Osaka, Ehime.

–    Pháp: Viện Quốc gia Nông nghiệp – Paris Grignon, các trường Quốc gia về Thú y ở Alfort, ở Lyon, ở Toulouse, ở Nante, ở Montpellier và ENSIA – SIARC, Đại học Bordeaux 1, Đại học Tours, Đại học Purpan (Toulouse).

–    Philippines: Các đại học Trung tâm Luzon, Silliman, Philippines tại Los-Banos, Đại học Philippines ở Diliman.

–    Thái Lan: Các đại học Chiang Mai, Kasetsart, Khon Kaen, Viện nghiên cứu Hoàng gia Mongkut Thonburi.

–    Thụy Điển: Đại học Khoa học Nông nghiệp Thụy Điển (SLU).

–    Úc: Các đại học Melbourne, New England, New South Wales, James Cook.

B. Các viện nghiên cứu quốc tế, tổ chức quốc tế và tổ chức phi chính phủ:

AAACU, ACIAR, AIT, AVDRC, AUPELF-UREF, BIOTROP, CIAT, CIDSE, CIP, CIRAD, CSIRO, CSI, ESCAP-CGPRT, FAO, FFTC, Ford Foundation, GTZ, HELVETAS, IDRC, IFS, IPGRI, IRRI, JDC, KWT, MCC, SAREC, SDC, SEARCA, SECID, SIDA, Tree Link, …