Sự chấp thuận là gì

Khi đối tượng không thể đưa ra sự chấp thuận hợp pháp để tham gia nghiên cứu, Đại diện được ủy quyền hợp pháp sẽ cung cấp sự chấp thuận thay cho đối tượng. Tuy nhiên, HĐĐĐ cũng yêu cầu những đối tượng không thể tự đưa ra sự chấp thuận sẽ đồng ý tham gia nếu có thể. "Sự đồng ý" là khẳng định sự chấp thuận của đối tượng khi tham gia vào nghiên cứu. Nghiên cứu viên không nên diễn giải khả năng không thể từ chối của đối tượng là đồng ý trừ khi đối tượng khẳng định là tham gia vào nghiên cứu.

Sự đồng ý là khi đối tượng có những hiểu biết tối thiểu về những gì họ cần phải làm và những gì có thể xảy ra. HĐĐĐ khuyến nghị nên cung cấp thông tin đơn giản giải thích về nghiên cứu cho các trẻ lớn và vị thành niên.

Sự đồng ý cần có trong các nghiên cứu liên quan đến các đối tượng nhỏ tuổi và những nghiên cứu liên quan đếnnhững người lớn bị hạn chế về năng lực. Đánh giá khả năng đồng ý của người lớn có thể khó khăn, tùy thuộc vào điều kiện sức khỏe/ thần kinh của đối tượng và các yêu cầu của đề cương. Nếu nghiên cứu viên dự kiến rằng một số đối tượng có thể đồng ý và một số khác thì không thể, nghiên cứu viên nên thiết lập một quá trình để đánh giá năng lực.

Khi có nghi ngờ về khả năng nhận thức, đối tượng nên được bảo vệ tốt nhất qua người đại diện hợp pháp, là người biết về đối tượng, sẵn sàng và có thể tham gia vào quá trình lấy ưng thuận tham gia của đối tượng tiềm năng.

Sự đồng ý không phải là hành động trói buộc về pháp lý, nhưng trong đạo đức nghiên cứu, đây là biểu thị của sự đồng ý tham gia vào nghiên cứu của đối tượng tiềm năng. HĐĐĐ thường sẽ chỉ định cần có sự đồng ý của những đối tượng nào và phương pháp lấy sự đồng ý. Các hướng dẫn thông thường như sau:

  • Không yêu cầu sự đồng ý với những đối tượng 6 tuổi và nhỏ hơn
  • Sự đồng ý bằng lời cần có với những đối tượng từ 7 – 14 tuổi, qua phần đồng ý và trang thông tin cho trẻ.
  • Sự đồng ý bằng lời cần có với những đối tượng từ 15 – 17 tuổi qua phần đồng ý và trang thông tin cho trẻ vị thành niên.
  • Với người lớn, cần có sự đồng ý, khi họ có thể, sử dụng phần đồng ý trong Phiếu chấp thuận tham gia.

Những hướng dẫn này được Hội đồng chỉnh sửa khi cần thiết, phản ảnh đánh giá về điều kiện, những nguy cơ tiềm ẩn và những lợi ích đối với đối tượng.

Để đồng ý, đối tượng phải có hiểu biết tối thiểu về những gì họ được yêu cầu trong nghiên cứu và những gì có thể xảy ra. Trang thông tin nên giới thiệu những điều này bằng những từ ngữ và hình thức đơn giản.

Những thách thức khác mà nghiên cứu viên gặp phải trong quá trình lấy chấp thuận dựa vào mức độ hiểu biết của đối tượng. Việc này sẽ thay đổi trên từng đối tượng. Nghiên cứu viên có thể lấy thông tin về khả năng của đối tượng từ người đưa ra sự chấp thuận.

Việc nhận ra các ép buộc hay khuyến khích thái quá, đe dọa là cần thiết trong quá trình lấy chấp thuận. Người lấy chấp thuận phải quan tâm nhiều hơn để giảm thiểu những khía cạnh này trong đối thoại giữa đối tượng và nhà nghiên cứu.

Phiếu chấp thuận tham gia nghiên cứu

Công cụ cung cấp thông tin chính của nhà nghiên cứu và nhà tài trợ là Phiếu chấp thuận tham gia nghiên cứu. Tài liệu này được sử dụng trong tất cả các nghiên cứu không được miễn lấy chấp thuận. Vì thế, hầu hết các nghiên cứu sẽ sử dụng Phiếu chấp thuận tham gia nghiên cứu do HĐĐĐ chấp thuận.

Thỏa thuận tham gia được chấp thuận phải tuân theo những yêu cầu về pháp lý như sau:

  • Những yếu tố cần có (như đã xác định trong các quy định) cần phải được nêu rõ.
  • Nội dung Phiếu chấp thuận phải dễ hiểu với những người không thuộc lĩnh vực khoa học.
  • Không đề cập đến khước từ quyền lợi hoặc quyền tự bảo vệ hay những từ giải thích khác trong bản thỏa thuận.

Đáp ứng được các yêu cầu trên là một thách thức với HĐĐĐ và nghiên cứu viên. Để được HĐĐĐ chấp nhận Phiếu chấp thuận tham gia, nghiên cứu viên cần thực hiện một, hay nhiều việc, như sau:

  • Đệ trình biểu mẫu của nhà tài trợ về Phiếu chấp thuận tham gia để xét duyệt (với những nghiên cứu đa trung tâm, biểu mẫu của nhà tài trợ thường đã được đệ trình lên HĐĐĐ và phê duyệt)
  • Đệ trình Phiếu chấp thuận do nghiên cứu viên soạn thảo để xét duyệt
  • Yêu cầu HĐĐĐ cung cấp biểu mẫu Phiếu chấp thuận.

i. Một số hướng dẫn chung khi viết Phiếu chấp thuận tham gia nghiên cứu

Biểu mẫu và/hoặc đại cương của Phiếu chấp thuận tham gia có sẵn trên cổng thông tin của HĐĐĐ, của các viện, nhà tài trợ và các nguồn khác. Biểu mẫu Phiếu chấp thuận tham gia đưa ra hướng dẫn và cấu trúc để xây dựng thành một bản thỏa thuận.

Chấp thuận là sự thoả thuận được thể hiện bằng hợp đồng, điều ước, chứng thư, thoả ước về một yêu cầu nào đó.

Chấp thuận là thể hiện cùng đồng ý, nhất trí ý kiến hoặc quyết định của ít nhất hai chủ thể về cùng một vấn đề được đưa ra. Đó là sự hoà hợp về sự hiểu biết và ý định của hai hoặc nhiều hơn các bên liên quan đến hiệu lực hoá quyền và nghĩa vụ của các bên về các sự kiện hoặc hành vi trong quá khứ hoặc tương lai. Chấp thuận là hành vi khẳng định, chấp nhận, thoả mãn về việc gì đó hoặc đồng ý để hành động hoặc đồng ý cho hành vi do một hoặc một số người thực hiện. Chấp thuận có thể bằng miệng hoặc bằng văn bản. Chấp thuận có thể có điều kiện hoặc vô điều kiện. Chấp thuận có điều kiện là việc vận hành hoặc có hiệu lực của điều được chấp nhận phụ thuộc vào việc thực hiện hoặc không thực hiện một việc, sự xảy ra hoặc không xảy ra của một điều kiện dự phòng.

Theo pháp luật về hợp đồng dân sự Việt Nam thì chấp thuận và chấp nhận hợp đồng là đồng nghĩa và có cùng một nội dung với nhau. Theo đó, khi một bên để nghị bên kia giao kết hợp đồng có nêu rõ nội dung của hợp đồng mà bên kia có trả lời chấp thuận hoặc chấp nhận nội dung đó thì coi như hợp đồng đã được thoả thuận. Thậm chí hợp đồng cũng coi như được giao kết khi hết thời hạn trả lời mà bên nhận được đề nghị vẫn im lặng nếu có thoả thuận im lặng là sự trả lời chấp thuận.

Trong pháp luật về đầu tư nước ngoài, chấp thuận đồng nghĩa với việc phê chuẩn. Khi cá nhân hoặc tổ chức xin phép được đầu tư vào Việt Nam, nếu các dữ liệu đưa vào hồ sơ xin phép phù hợp với yêu cầu của pháp luật Việt Nam thì hồ sơ sẽ được các cơ quan nhà nước chấp thuận bằng văn bản chuẩn y.

2 Mẫu văn bản chấp thuận

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

……, ngày …… tháng …… năm……

VĂN BẢN CHẤP THUẬN

Tên tôi là:.....................................................................

Số CMTND/Thẻ căn cước công dân/Hộ chiếu ...........cấp ngày …../…../……. tại ……

Nơi cư trú:…………………………………………………

Số điện thoại: …………Fax………. Email:...................

Là chủ sở hữu bí mật kinh doanh/Là chủ sở hữu thông tin liên quan đến bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân/Là thành viên của gia đình có thông tin liên quan tại văn bản/hồ sơ/tài liệu :……………………

Đồng ý để Ông/Bà:......................................................

Số CMTND/Thẻ căn cước công dân/Hộ chiếu ....... cấp ngày......./…../……. tại …........

Nơi cư trú: …………………………………………………

Số điện thoại: ………………… Email:..........................

Được tiếp cận thông tin …………….. tại văn bản/hồ sơ/tài liệu nêu trên.

XÁC NHẬN CỦA UBND CẤP XÃ

(Xác nhận chữ ký của người chấp thuận)

NGƯỜI CHẤP THUẬN
(Ký và ghi rõ họ tên)

3. Mẫu công văn chấp thuận chủ trương đầu tư

Mẫu công văn chấp thuận chủ trương đầu tư là mẫu bản công văn được lập ra để ghi chép về việc chấp thuận chủ trương đầu tư. Mẫu nêu rõ nội dung bản công văn, thông tin đầu tư...

UBND tỉnh / thành phố Cộng hòa xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

V/v Chấp thuận chủ trương đầu tư ......., Ngày..., Tháng,....Năm

Kính gửi : (tên cơ quan chủ đầu tư đề nghị đầu tư dự án)

Sau khi xem xét tờ trình của......Đề nghị được đầu tư dự án

Căn cứ ..........

UBND thành phố / tỉnh chấp thuận về nguyên tắc cho phép..... Nghiên cứu lập dự án đầu tư xây dựng dự án với các tiêu chí sau

- Tên cơ quan

- Tên dự án đầu tư

-Địa điểm xây dựng

-VỊ trí khu đất dự án

-Diện tích đát dự án

- Diện tích đất xây dựng

- Mật độ xây dựng

- Hệ số sử dụng đất

-Hẹ số xây dựng

- Các tiêu chí và yêu cầu quy hoạch kiến trúc

- Việc áp dụng tiêu chuẩn quy chuẩn

-Đối tượng mua, thuê mua

-Tổng mức đầu tư

- Nguồn vốn -

- Các đề xuất kiến nghị

............

4. Thẩm quyền chấp thuận và cấp giấy chứng nhận đầu tư

4.1. Thẩm quyền chấp thuận và cấp giấy chứng nhận đầu tư của Thủ tướng Chính phủ

Các dự án đầu tư không phân biệt nguồn vốn, quy mô đầu tư trong những lĩnh vực sau:

+ Xây dựng và kinh doanh cảng hàng không; vận tải hàng không;

+ Xây dựng và kinh doanh cảng biển quốc gia;

+ Thăm dò, khai thác, chế biến dầu khí; thăm dò, khai thác khoáng sản;

+ Phát thanh, truyền hình;

+ Kinh doanh casino;

+ Sản xuất thuốc lá điếu;

+ Thành lập cơ sở đào tạo đại học;

+ Thành lập khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế.

4.2 Dự án đầu tư không thuộc quy định tại điểm 1 trên đây, không phân biệt nguồn vốn và có quy mô vốn đầu tư từ 1.500 tỷ đồng Việt Nam trở lên trong những lĩnh vực sau:

+ Kinh doanh điện; chế biến khoáng sản; luyện kim;

+ Xây dựng kết cấu hạ tầng đường sắt, đường bộ, đường thuỷ nội địa;

+ Sản xuất, kinh doanh rượu, bia.

4.3 Dự án có vốn đầu tư nước ngoài trong các lĩnh vực sau:

+ Kinh doanh vận tải biển;

+ Thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ bưu chính, chuyển phát, viễn thông và internet; thiết lập mạng truyền dẫn phát sóng;

+ In ấn, phát hành báo chí; xuất bản;

+ Thành lập cơ sở nghiên cứu khoa học độc lập.

4. Trường hợp dự án đầu tư quy định tại các điểm 1, 2, 3 trên đây nằm trong quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hoặc ủy quyền phê duyệt và đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên thì cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư mà không phải trình Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư.

5. Trường hợp dự án đầu tư quy định tại các điểm 1, 2, 3 trên đây không nằm trong quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hoặc ủy quyền phê duyệt hoặc dự án không đáp ứng các điều kiện mở cửa thị trường quy định tại điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên thì cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư chủ trì, lấy ý kiến Bộ quản lý ngành, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan khác có liên quan để tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư.

6. Trường hợp dự án đầu tư quy định tại các điểm 1, 2, 3 trên đây thuộc lĩnh vực chưa có quy hoạch thìcơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư lấy ý kiến Bộ quản lý ngành, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan khác có liên quan để tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư.

3.2 Thẩm quyền chấp thuận cấp giấy chứng nhân đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

- Dự án đầu tư ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, bao gồm cả các dự án đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư.

- Dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao đối với những địa phương chưa thành lập Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất và khu công nghệ cao

3.3 Thẩm quyền chấp thuận và cấp giấy chúng nhận đầu tư của Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế

- Dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, bao gồm cả các dự án đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư.

- Dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao.

5. Điều kiện để được chấp thuận đầu tư sinh hoạt tôn giáo

Theo quy định tại Khoản 3 điều 5 Nghị định 92/2012/ NĐ-CP hướng dẫn biện pháp thi hành Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo thì:

Điều kiện để được chấp thuận sinh hoạt tôn giáo:

a) Tôn chỉ, mục đích, nội dung sinh hoạt không vi phạm các quy định tại Khoản 2 Điều 8 và Điều 15 của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo;

b) Có địa điểm hợp pháp để sinh hoạt tôn giáo;

c) Người đại diện phải là công dân Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, có tinh thần đoàn kết, hòa hợp dân tộc.

Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về Điều kiện để được chấp thuận sinh hoạt tôn giáo. Bạn nên tham khảo chi tiết Nghị định 92/2012/NĐ-CP để nắm rõ quy định này.

6. Nguyên tắc lập và gửi hồ sơ đề nghị và thẩm quyền chấp thuận thay đổi

Điều 3, 4 Thông tư Số: 50/2018/TT-NHNN quy định

Điều 3 Nguyên tắc lập và gửi hồ sơ đề nghị chấp thuận thay đổi

1. Hồ sơ phải được lập thành 01 bộ bằng tiếng Việt. Thành phần hồ sơ bằng tiếng nước ngoài phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam (trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật về hợp pháp hóa lãnh sự) và dịch ra tiếng Việt. Các bản dịch từ tiếng nước ngoài ra tiếng Việt phải được công chứng bản dịch hoặc chứng thực chữ ký của người dịch theo quy định của pháp luật.

2. Đối với thành phần hồ sơ là bản sao, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nộp bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm xuất trình bản chính để đối chiếu. Trong trường hợp người nộp hồ sơ nộp bản sao kèm xuất trình bản chính để đối chiếu, người đối chiếu phải ký xác nhận vào bản sao và chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản sao so với bản chính.

3. Văn bản đề nghị do người đại diện hợp pháp của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài ký. Trường hợp ký theo ủy quyền, hồ sơ phải có văn bản ủy quyền được lập phù hợp với quy định của pháp luật.

4. Hồ sơ được nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (qua Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) hoặc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố được phân cấp (sau đây gọi chung là Ngân hàng Nhà nước).

Điều 4 Thẩm quyền chấp thuận thay đổi

1. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chấp thuận những nội dung thay đổi quy định tại khoản 1 Điều 1 Thông tư này đối với ngân hàng thương mại và các chi nhánh ngân hàng nước ngoài có quy mô lớn theo quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

2. Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố chấp thuận những nội dung thay đổi quy định tại khoản 1 Điều 1 Thông tư này đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài có trụ sở trên địa bàn trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.

Mọi thắc mắc xin liên hệ với công ty Luật Minh Khuê chúng tôi : 1900.6162. Luật Minh Khuê xin cảm ơn !