Tại sao hồng xiêm bị nứt

Gần đây diện tích trồng cây có múi ngày càng được mở rộng. Cũng vì thế mà thường xuyên xuất hiện những dịch bệnh khó chữa trị. Đặc biệt là hiện tượng nứt trái, thối trái. Bệnh xuất hiện vào giai đoạn cây nuôi trái làm mất năng suất, giảm chất lượng về nông sản và gây thiệt hại về kinh tế lớn cho nhà vườn.Tác nhân: Bệnh chảy mũ, thối trái trên cây có múi do nấm phytophthora sp gây ra.

1. Bệnh thối trái.



1.1. Triệu chứng bệnh.
– Bệnh thường gây hại trên trái già và những trái nằm khuất trong tán cây thiếu ánh nắng mặt trời. Vết bệnh lúc đầu là những đốm nhỏ, sau đó phát triển rộng dần ra và chuyển dần sang màu xám đen. Giữa vùng bị bệnh và không bị bệnh không có ranh giới rõ ràng.

– Vào những ngày có ẩm độ cao và trời âm u, phần trái bị bệnh có lớp tơ màu trắng phủ trên vết bệnh. Khi vết bệnh lan chiếm 1/3 đến 1/2 diện tích trái, thì trái sẽ rụng.

 

Tại sao hồng xiêm bị nứt


1.2. Biện pháp phòng trừ.

– Cần đảm bảo thoát nước tốt trong mùa mưa. Nếu đất thấp phải có hệ thống thoát nước tốt tránh vườn bị ngập úng hoặc độ ẩm cao.

– Không trồng quá dày, sau muỗi vụ thu hoạch cần cắt tỉa những cành già, cành bị sâu bệnh, để giữ độ thông thoáng cho vườn.

– Phải bón cân đối giữa đạm, lân, kali, tuyệt đối không bón thừa đạm. Đặc biệt bón phân chuồng được ủ với nấm Trichoderma.

– Kiểm tra vườn thường xuyên để phát hiện bệnh sớm và phòng trị kịp thời.

– Khi cây có biểu hiện bệnh sử dụng ELICITOR 250 + CNX-SIÊU ĐỒNG phun ướt đẫm thân, cành, lá, quả.

2. Bệnh nứt quả.



2.1. Nguyên nhân.
Trong giai đoạn cây đang nuôi quả gặp một số sâu bệnh phá hoại làm cây bị suy yếu, sức đề kháng yếu, khả năng vận chuyển dinh dưỡng giảm sút. Dẫn đến mất cân bằng dinh dưỡng vì thế nên quả thường bị nứt từ dưới lên, sau một thời gian quả rụng.

2.2. Triệu chứng bệnh.


Có 2 trường hợp bệnh:Trường hợp 1: Trái nứt do thiếu canxi. Trái nứt từ dưới lên, lúc đầu vết nứt chỉ dài 2 – 3 cm, sau đó dần dần sẽ lan rộng ra. Trên vết nứt không xuất hiện những đốm vàng. Thịt trái bên trong bị khô, đôi khi tép bị thối rữa.

Những vườn bị nhiễm mặn, đặc biệt là thiếu canxi hoặc mất cân đối về dinh dưỡng thường xảy ra hiện tượng nứt trái.

Đối với cây bị nứt do thiếu hoặc mất cân bằng dinh dưỡng thì bổ sung các chất dinh dưỡng qua lá bằng biện pháp phun phân bón lá A4. Để bổ sung chất dinh dưỡng cho cây.

Trường hợp 2: Nứt trái do bệnh loét vi khuẩn Xanthomonas axonopodis pv.citri gây hại.

Vết bệnh lúc đầu nhỏ, sũng ướt, màu xanh tối sau đó chuyển màu sang nâu nhạt, mọc nhô lên trên vỏ trái. Kích thước vết bệnh thay đổi theo từng loại cây. Xung quanh vết bệnh có quầng mà vàng nhạt, bề mặt vết bệnh sân sùi, bệnh nặng các vết bệnh liên kết lại với nhau thành những mảng lớn. Cây bị nhiễm bệnh làm cho múi trái bị chai.

Trong điều kiện độ ẩm cao, trái bệnh bị nứt chảy nhựa vàng, cuối cùng trái vàng và rụng đi. Nứt trái do vi khuẩn gây hại có thể xảy ra khi trái còn nhỏ.

2.3. Biện pháp phòng trừ:

– Trồng cây với mật độ vừa phải.

– Bón phân N – P – K cân đối, tránh bón thừa đạm.

– Tăng cường thêm lượng phân kali cho vườn bị bệnh.

– Thời kì cây cho trái bà con nên chọn các loại thuốc sinh học sử dụng, để tránh gây ảnh hưởng đến chất lượng quả sau thu hoạch.

– Cây bị nứt do khuẩn gây ra sử dụng thuốc: ELICITOR 250 + CNX-SIÊU ĐỒNG

Trung tâm giống cây trồng Bến Tre chuyên cung cấp cây giống chất lượng cao. Chúng tôi nhận hỗ trợ và tư vấn kỹ thuật trồng, chăm sóc cây trồng

NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC XOÀI BỊ NỨT TRÁI

Một số nguyên nhân chủ yếu.

Nứt trái nguyễn nhân do thời tiết: Thời kỳ cây đang nuôi trái cần rất nhiều nước để duy trì sinh trưởng và sự phát triển của quả. Tuy nhiên nếu như tưới nước quá nhiều, độ ẩm quá cao sẽ khiến cho xoài bị nứt quả và rụng. Trong trường hợp thời tiết mưa lâu ngày, quả đang lớn nhanh nếu như tưới nước quá nhiều hoặc gặp phải những cơn mua lớn đầu mùa, độ ẩm đất cao, quả hút nhiều nước khiến phần ruột phát triển nhanh hơn phần vỏ gây ra hiện tượng nứt trái. Vi khuẩn và nấm bệnh dễ dàng xâm nhập qua các vết nứt gây thối và sau đó rụng trái.

Tại sao hồng xiêm bị nứt

Nứt trái do bón phân không đúng cách: Thường thì nếu bón thừa Đạm và Kali, trong khi thiếu hụt canxi (thành phần quan trọng trong cấu trúc vỏ quả) làm cho quả dễ bị nứt.

Nứt trái do vi khuẩn xâm hại: Bệnh đốm vi khuẩn do vi khuẩn Pseudomonas mangiferae gây nên. Bệnh thường tấn công xoài vào mùa mưa, gây hại trên lá, cuống lá, trên trái non, cuống trái, và có khi trên cả cành non.

Trên lá thường xuất hiện những đốm nhỏ ở chóp lá, sau đó lớn dần lên lan hết mặt lá có màu nâu đen và quầng vàng xung quanh.

Trên trái non cũng có các vết bệnh tương tự như trên lá gây nứt những vết nhỏ. Cùng với sự phát triển của quả, các vết nứt này rộng dần ra tạo điều kiện cho nấm, vi khuẩn, các loại côn trùng ăn theo tấn công vào phần thịt quả bên trong làm cho quả thối và rụng nhanh.

Cách khắc phục

Cần chú ý tưới vừa giữ độ ẩm thích hợp cho cây xoài

Nếu gặp mưa to, nhất là sau hạn cần dùng các tấm nilon, màng phủ nông nghiệp che phủ hết phần đất xung quanh tán cây.

Nếu xoài trồng ở vùng đất thấp cần phải lên ụ, tránh tình trạng ngập úng gây thối rễ.

Tăng cường bón phân hữu cơ cho cây làm nền trước khi nuôi trái.

Bón phân cân đối, bón sớm vào đầu vụ kết hợp với tưới đều tránh để xoài bị hạn nặng.

Không bón muộn hơn và bón thêm vôi bột (1-1,5 kg/cây).

Tỉa cành, tạo tán thường xuyên tạo độ thông thoáng cho cây. Nhất là thời điểm sau thu hoạch.

Cắt bỏ hết các cành lá bị bệnh đem đốt để tránh lây lan.

Ngay sau khi đậu quả, phun CNX siêu đồng + Elicitor 250 để phòng trừ nấm khuẩn. Hoặc có thể sử dụng biện pháp bọc trái để vừa hạn chế được ruồi đục trái, các loại sâu bệnh.

Bệnh nứt thân chảy nhựa, thối quả, thối cành thường hay xảy ra khi thời tiết có nắng mưa xen kẽ. Bệnh này do nấm Phytophthora tồn tại trong đất gây ra.

Hỏi: Thời tiết nắng nóng kéo dài rồi mưa lớn, cây ăn quả rất hay bị nứt thân, thối quả, thối lá. Xin cho biết nguyên nhân và cách phòng trị?

Trả lời: Bệnh nứt thân chảy nhựa, thối quả, thối cành thường hay xảy ra khi thời tiết có nắng mưa xen kẽ. Bệnh này do nấm Phytophthora tồn tại trong đất gây ra. Nấm không chỉ làm thối hỏng cành, quả mà còn làm thối rễ, chết cả cây con nhất là sau mưa lũ. Đây là một bệnh nghiêm trọng gây hại nhiều loại cây ăn quả như: Hồng xiêm, na, cam, quýt, nhãn, vải, xoài…

Muốn phòng trị tốt bệnh này cần áp dụng các biện pháp tổng hợp sau:

- Thực hiện tốt các biện pháp canh tác:

+ Bố trí mật độ vừa phải khi trồng cây ăn quả, tránh để tán cây giao nhau sau này.

+ Trước mùa mưa cần thực hiện đốn tỉa cành nhất là các cành sát mặt đất. Nên để cành gần đất nhất cũng phải tầm 50cm. Dùng nước vôi như nước sơn tường để sơn lên phần thân phía gốc (khoảng 50cm).

+ Tránh gây tổn thương cho rễ cây sau mưa lũ. Cần thoát nước tốt cho vườn cây ăn quả sau mưa lớn, tránh để ứ đọng nước.

+ Những đợt nắng nóng kéo dài nhà vườn cần tưới nước giữ ẩm cho đất thậm chí là tưới phun mưa cho cây. Tránh để cây bị khô hạn kéo dài sẽ dễ nhiễm bệnh sau mưa.

+ Bón phân cân đối: Vườn cây ăn quả nên ưu tiên sử dụng phân hữu cơ hoai mục hoặc phân hữu cơ vi sinh trộn cùng các chế phẩm nấm có ích (nấm đối kháng, nấm cộng sinh) để cung cấp vào vùng rễ cây giúp bộ rễ khỏe mạnh và giảm thiểu nấm bệnh phát sinh gây hại. Bón phân hóa học cần tránh để cây thừa đạm. Ưu tiên bón K, Ca và các dinh dưỡng vi lượng trong mùa mưa và giai đoạn cây mang quả. Khi bón phân nên chia thành nhiều lần để bón.

- Biện pháp hóa học: Theo dõi diễn biến thời tiết, điều tra tình hình dịch bệnh trên vườn để có hướng khắc phục kịp thời. Có thể dùng một trong những loại thuốc trừ nấm sau đây để phun: Aliette 80WP, Anvil5SC, Benomyl 50WP, TilSuper 300EC, Ridomil, Monceren hoặc Vicacben... phun hai lần cách nhau 5 - 7 ngày. Liều lượng và nồng độ theo hướng dẫn trên bao bì. Phun kỹ trên tán và xung quanh gốc, có thể hỗn hợp 60g Ridomil MZ 72WP + 10cc Score 250EC pha với 18 - 20 lít nước để phun. Các cây có triệu chứng vàng lá chết dần cần hòa thuốc tưới đẫm vùng rễ cây.