Tâm đường tròn nội tiếp của tam giác là gì

Định nghĩa đường trọn ngoại tiếp

Đường tròn đi qua tất cả các đỉnh của đa giác là đường tròn ngoại tiếp của đa giác đó. Và đa giác đó gọi là đa giác nội tiếp đường tròn

Show

Ví dụ: đường tròn tâm I là đường tròn ngoại tiếp của tam giác ABC.

Tâm đường tròn nội tiếp của tam giác là gì

Định nghĩa đường tròn nội tiếp

Đường tròn tiếp xúc với tất cả các cạnh của một đa giác là đường tròn nội tiếp đa giác và đa giác đó được gọi là đa giác ngoại tiếp đường tròn.

Ví dụ: Đường tròn tâmI nội tiếp trong tam giác ABC.

Tâm đường tròn nội tiếp của tam giác là gì

Tính chất đường tròn nội tiếp

Bất kỳ một đa giác đều nào cũng có 1 và chỉ một đường tròn nội tiếp và chỉ có 1 và chỉ một đường tròn ngoại tiếp.

Cách xác định tâm đường tròn nội tiếp, ngoại tiếp tam giác

Tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác là giao điểm của 3 đường trung trực trong tam giác.

Tâm đường tròn nội tiếp trong tam giác là giao điểm của 3 đường phân giác.

Trung tâm Gia sư Hà Nội hướng dẫn các em phương pháp, cách xác định tâm đường tròn nội tiếp và đường tròn ngoại tiếp tam giác qua các khái niệm.

Để không bị nhầm lẫn và hiểu rõ hơn về đường tròn nội tiếp, ngoại tiếp tam giác thì các em cần tìm hiểu qua các khái niệm.

1. Khái niệm đường tròn nội tiếp, ngoại tiếp tam giác

– Khi 3 cạnh của tam giác là tiếp tuyến của đường tròn và đường tròn nằm trong tam giác thì ta gọi đường tròn đó là đường tròn nội tiếp tam giác.

Tâm đường tròn nội tiếp của tam giác là gì

Đường tròn tâm I nội tiếp tam giác ABC

– Đường tròn ngoại tiếp tam giác là đường tròn đi qua cả 3 đỉnh của tam giác. Có thể nói cách khác là tam giác nội tiếp đường tròn.

Tâm đường tròn nội tiếp của tam giác là gì

Đường tròn tâm I ngoại tiếp tam giác ABC

2. Cách xác định tâm đường tròn nội tiếp, ngoại tiếp tam giác

Để xác định được tâm của đường tròn nội tiếp và tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác các em cần ghi nhớ lý thuyết:
Tâm đường tròn nội tiếp của tam giác là giao điểm ba đường PHÂN GIÁC TRONG của tam giác (có thể là 2 đường phân giác)
Tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác là giao điểm ba đường TRUNG TRỰC của ba cạnh tam giác (có thể là giao điểm hai đường trung trực)

Bồi dưỡng Toán 9, Hình học 9 - Tags: đường tròn, nội tiếp, tâm đường tròn, tam giác
  • Đề cương ôn tập học kì 1 môn Toán 9 năm học 2017-2018

  • 268 bài toán nâng cao lớp 9 có đáp án

  • Khái niệm, diện tích mặt cầu và thể tích hình cầu

  • Khái niệm, diện tích xung quanh và thể tích của hình nón, hình nón cụt

  • Công thức tính độ dài đường tròn, cung tròn

  • Tứ giác nội tiếp đường tròn

  • Bài toán quỹ tích, cung chứa góc

‍I. ĐỊNH NGHĨA ĐƯỜNG TRÒN NỘI TIẾP TAM GIÁC

Đường tròn nội tiếp tam giác hay tam giác ngoại tiếp đường tròn là đường tròn tiếp xúc với ba cạnh của tam giác.

Tâm đường tròn nội tiếp của tam giác là gì

Ví dụ: △ABC trên ngoại tiếp đường tròn (O, r =OH).

II. TÂM ĐƯỜNG TRÒN NỘI TIẾP TAM GIÁC LÀ GÌ?

Tâm của đường tròn nội tiếp tam giác là giao điểm giữa 3 đường phân giác của tam giác đó (hoặc có thể là 2 đường phân giác) do vậy bán kính đường tròn nội tiếp tam giác chính bằng khoảng cách từ tâm hạ vuông góc xuống ba cạnh của tam giác.

Ví dụ: Đường tròn (O, R) nội tiếp △ABC có tâm là điểm O là giao điểm của 3 đường phân giác của tam giác.

Ngoài ra đối với tam giác đều, đường tròn ngoại tiếp và nội tiếp tam giác có cùng tâm đường tròn với nhau và tâm của đường tròn ngoại tiếp tam giác đều vừa là giao điểm của 3 đường trung trực, 3 trung tuyến, 3 đường cao và 3 đường phân giác do tích chất của tam giác đều.

Tâm đường tròn nội tiếp của tam giác là gì

Ví dụ: Đường tròn tròn ngoại tiếp và nội tiếp △EFG đều có tâm là điểm O vừa là giao điểm của 3 đường trung trực, 3 trung tuyến, 3 đường cao và 3 đường phân giác.

III. CÁCH XÁC ĐỊNH TÂM ĐƯỜNG TRÒN NỘI TIẾP TAM GIÁC

Tâm của đường tròn nội tiếp tam giác là giao điểm giữa 3 đường phân giác của tam giác đó (hoặc có thể là 2 đường phân giác).

Ngoài ra khi biết tọa độ 3 điểm của tam giác có 2 cách để xác định tọa độ tâm đường tròn nội tiếp tam giác:

Cách 1: Gọi tọa độ tâm đường tròn nội tiếp △ABC đã cho là I(x, y); M, N, P là chân đường phân giác trong của △ABC kẻ lần lượt từ A,B,C

Bước 1: Tính độ dài các cạnh của △ABC.

Bước 2: Tính tỉ số \(k_{1} = \frac{AB}{AC}, k_{2} = \frac{BA}{BC}, k_{3}=\frac{CA}{CB}\).

Bước 3: Tìm tọa độ các điểm M, N, P dựa trên tỷ số vừa tìm được qua tính chất đường phân giác trong tam giác.

Bước 4: Viết phương trình 2 đường thẳng AM, BN.

Bước 5: Giao điểm của đường thẳng AM, BN trên chính là tâm của đường tròn nội tiếp △ABC I(x, y). Giải hệ phương trình ta sẽ có tọa độ tâm của đường tròn nội tiếp △ABC cần tìm.

Cách 2: Gọi tọa độ tâm đường tròn nội tiếp △ABC đã cho là I(x, y):

Bước 1: Tính độ dài các cạnh của △ABC.

Bước 2: Trong mặt phẳng Oxy, ta có thể xác định tọa độ điểm I(x, y) như sau: \(\begin{cases} x_{I} = \frac{BC.x_{A} + CA.x_{B} + AB.x_{C}}{BC+CA+AB} \\ y_{I} = \frac{BC.y_{A}+CA.y_{B}+AB.y_{C}}{BC+AC+BC} \end{cases}\). Giải hệ phương trình ta sẽ có tọa độ tâm của đường tròn nội tiếp tam giác cần tìm.

III. BÀI TẬP MINH HỌA VỀ TÂM ĐƯỜNG TRÒN NỘI TIẾP TAM GIÁC

Ví dụ: Trong mặt phẳng Oxy cho △ABC với A(1;5)  B(–4;–5) và C(4;-1).Tìm tâm của đường tròn nội tiếp △ABC .

Lời giải tham khảo:

Gọi tọa độ tâm đường tròn nội tiếp △ABC đã cho là I(x, y).

Ta có:

\(AB= \sqrt{(1+4)^2 + (5+5)^2}=5\sqrt{5}\)

\(AC= \sqrt{(1-4)^2 + (5+1)^2}=3\sqrt{5}\)

\(BC= \sqrt{(4+4)^2 + (-5+1)^2}=4\sqrt{5}\)

Tâm I(x, y) của đường tròn nội tiếp △ABC là:

\(\begin{cases} x_{I} = \frac{BC.x_{A} + CA.x_{B} + AB.x_{C}}{BC+CA+AB} = \frac{4\sqrt{5}.1 + 3\sqrt{5}.(-4)+5\sqrt{5}.4}{4\sqrt{5}+3\sqrt{5}+5\sqrt{5}} = 1\\ y_{I} = \frac{BC.y_{A}+CA.y_{B}+AB.y_{C}}{BC+AC+BC} = \frac{4\sqrt{5}.5 + 3\sqrt{5}.(-5)+5\sqrt{5}.(-1)}{4\sqrt{5}+3\sqrt{5}+5\sqrt{5}}=0\end{cases}\)

Tọa độ tâm đường tròn nội tiếp △ABC đã cho là I(1;0).