Tây cuồng là ai

Xạ điêu tam bộ khúc là bộ ba tiểu thuyết kiếm hiệp của cố nhà văn Kim Dung (gồm có Anh hùng xạ điêu, Thần điêu đại hiệp và Ỷ thiên đồ long ký). Câu chuyện bắt đầu từ sự sụp đổ của nhà Kim, nhà Tống và sự nổi lên của Đế chế Mông Cổ.

Câu chuyện kết thúc một trăm năm sau đó với sự thiết lập nhà Minh. Những nhân vật trong truyện đóng vai trò quan trọng trong sự suy tàn và hưng vong của những triều đại đó. Hầu như 3 tác phẩm đều có mối liên hệ về nhân vật qua nhiều đời, nhất là các nhân vật chính.

Trong đó danh xưng Thiên hạ ngũ tuyệt, Càn khôn ngũ tuyệt hay Võ lâm ngũ bá là những tên gọi khác nhau để chỉ cùng một nhóm năm người được coi như võ công cao nhất trong Xạ điêu tam bộ khúc của cố nhà văn Kim Dung.

Năm người sẽ đại diện cho năm phương hướng đông, tây, nam, bắc và trung tâm. Nhóm này được bầu ra thông qua một cuộc Hoa Sơn luận kiếm.

Đây là sự kiện tiêu biểu và nổi tiếng bậc nhất trong các tác phẩm võ hiệp của cố nhà văn Kim Dung, được nhắc đến trong các tác phẩm Anh hùng xạ điêu và Thần điêu đại hiệp. Hoa Sơn luận kiếm xảy ra theo định kỳ khoảng hơn 20 năm một lần.

Tổng cộng trong các tác phẩm của Kim Dung có nhắc đến 3 kỳ Hoa Sơn luận kiếm. Trong đó những cao thủ có tiếng tăm nhất sẽ được mời đến núi Hoa Sơn, thi thố võ nghệ. Năm người mạnh nhất sẽ được gọi là Thiên hạ ngũ tuyệt. Trong đó lần luận kiếm thứ nhất là quan trọng và nổi tiếng nhất. Dường như khi nhắc đến 4 chữ Hoa Sơn luận kiếm là người ta nhắc đến kỳ luận kiếm thứ nhất.

Mục đích của kỳ Hoa Sơn luận kiếm là để xác định người có võ công cao nhất thiên hạ. Trong kỳ luận kiếm thứ nhất, ngoài mục đích trên, sự kiện này còn có mục đích chọn ra chủ nhân cho cuốn Cửu Âm chân kinh, một bảo vật của võ lâm.

Hoa Sơn luận kiếm lần thứ nhất

Tây cuồng là ai

Vương Trùng Dương.

Cuộc luận kiếm lần thứ nhất diễn ra trước khi truyện Anh hùng xạ điêu bắt đầu. Vào thời điểm này, trên giang hồ đang tranh giành quyết liệt bí kíp võ học Cửu Âm chân kinh. Vô số cao thủ, bang phái bị cuốn vào vòng tranh đoạt, gây ra rất nhiều tổn thất.

Những cao thủ võ công bậc nhất quyết định tụ họp trên đỉnh Hoa Sơn để định ra ai là người mạnh nhất. Người đó sẽ được giữ Cửu Âm chân kinh vì theo lý luận của họ, chẳng kẻ nào dám đến cướp bí kíp võ học trong tay người mạnh nhất võ lâm.

Sau nhiều người thi thố võ công, cuối cùng Thiên hạ ngũ tuyệt cũng được bầu ra gồm năm người:

Đông Tà Hoàng Dược Sư hay còn gọi là Hoàng Lão Tà: Đảo chủ đảo Đào Hoa, tính tình quái dị, thường hành sự theo ý mình, coi thường thiên hạ. Ông có 6 đệ tử tài năng ở thời điểm đó, bản thân lại nổi tiếng với tuyệt kỹ Đạn chỉ thần công, Lạc Anh thần kiếm chưởng, Ngọc Tiêu kiếm pháp, Bích Hải Triều Sinh Khúc, Lan Hoa Phất Huyệt Thủ và Toàn phong tảo diệp thoái pháp.

Tây Độc Âu Dương Phong còn được mọi người gọi là Lão Độc Vật: Chủ nhân Bạch Đà sơn ở Tây Vực, độc ác, xấu xa, tham lam, xảo quyệt. Y nổi danh với tuyệt kỹ Hà mô công, Linh xà quyền và khả năng pha chế ra những loại độc dược chết người, không ai giải nổi.

Nam Đế Đoàn Trí Hưng còn được gọi là Đoàn Hoàng Gia: Hoàng đế nước Đại Lý ở phương Nam. Gia tộc của ông nhiều đời luyện võ. Ông nổi tiếng với tuyệt kỹ gia truyền Nhất dương chỉ và tuyệt kỹ Tiên Thiên Công có thể đả thông kỳ kinh bát mạch do Vương Trùng Dương chỉ dạy. Về sau khi đi tu mang pháp hiệu là Nhất Đăng Đại Sư.

Bắc Cái Hồng Thất Công còn được người đời gọi là Lão Ăn Mày: Bang chủ thứ mười tám của Cái Bang, tham ăn tham rượu nhưng hào hiệp, trượng nghĩa. Võ công của ông cũng rất cao, ông thường thi triển Giáng Long thập bát chưởng và Đả cẩu bổng pháp.

Trung Thần Thông Vương Trùng Dương: Chưởng môn tổ sư Toàn Chân giáo, vốn là một lãnh tụ chống Kim, sau thất bại quay về núi Chung Nam lập ra môn phái. Ông có bảy đệ tử sử dụng thành thục Thiên Can Bắc Đẩu trận được giang hồ ca tụng gọi là Toàn Chân thất tử. Môn võ công đắc ý của ông là Tiên thiên công có thể giúp mọi người đả thông kỳ kinh bát mạch.

Vương Trùng Dương được coi là người mạnh nhất, nên ông được giữ Cửu Âm chân kinh. Trong cuộc luận kiếm này có hai sự vắng mặt được cho là đáng tiếc đó là: Bang chủ Thiết Chưởng bang Thượng Quan Kiếm Nam và nữ hiệp Lâm Triều Anh của phái Cổ Mộ.

Hoa Sơn luận kiếm lần thứ hai

Tây cuồng là ai

Âu Dương Phong.

Cuộc luận kiếm thứ hai diễn ra sau lần thứ nhất 25 năm vào cuối tiểu thuyết Anh hùng xạ điêu. Lần luận kiếm này khá vắng vẻ chỉ có Hồng Thất Công, Hoàng Dược Sư, Âu Dương Phong và Quách Tĩnh tham gia. Đoàn Trí Hưng (khi này đã đi tu, đổi là Nhất Đăng đại sư), Cừu Thiên Nhận, Chu Bá Thông có đến nhưng không tham dự.

Lần này, do Quách Tĩnh là hậu bối so với Bắc Cái và Đông Tà nên Hoàng Dung bày ra quy củ, hai người lần lượt thi đấu với Quách Tĩnh, trong 300 chiêu, ai hạ chàng trước thì thắng. Còn nếu sau 300 chiêu mà không ai đánh bại Quách Tĩnh thì chàng sẽ là người chiến thắng.

Cả hai vị cao thủ đều biết ý Hoàng Dung muốn người yêu của mình thắng nên đều không đánh hết sức ngay từ đầu, không ai hạ chàng sau 300 chiêu. Đúng lúc đó Âu Dương Phong xuất hiện.

Y vốn bị Quách Tĩnh đưa bản Cửu Âm chân kinh giả và Hoàng Dung chỉ dẫn tu luyện sai đường nên tẩu hỏa nhập ma, kinh mạch hỗn loạn, trở nên điên cuồng. Nhưng vô tình điều này lại khiến cho võ công của y tăng tiến vượt bậc.

Hoa Sơn luận kiếm lần thứ hai kết thúc mà không chính thức bầu ra Thiên hạ ngũ tuyệt. Nhưng Âu Dương Phong được các đối thủ công nhận là võ công cao nhất. Tuy nhiên y bị tẩu hỏa nhập ma, mất trí nhớ, không biết mình là ai.

Cừu Thiên Nhận sửa chữa lỗi lầm trước đây, đi tu và làm đệ tử của Đoàn Trí Hưng, pháp danh Từ Ân.

Hoa Sơn luận kiếm lần thứ ba

Tây cuồng là ai

Chu Bá Thông.

Cuộc luận kiếm lần thứ ba diễn ra vào cuối tiểu thuyết Thần điêu hiệp lữ. Bấy giờ, Hồng Thất Công và Âu Dương Phong đều đã tạ thế, được chính Dương Quá chôn cất. Những cao thủ mới xuất hiện cũng rất nhiều.

Lần luận kiếm này có khá đông cao thủ tham gia: Hoàng Dược Sư, Nhất Đăng đại sư, Quách Tĩnh, Hoàng Dung, Dương Quá, Tiểu Long Nữ, Chu Bá Thông. Tuy vậy lần này mọi người không trực tiếp giao đấu mà chỉ tự phân chia thứ bậc thông qua hiểu biết về võ thuật của nhau.

Cuối cùng Thiên hạ ngũ tuyệt được bầu ra, thật trùng hợp rằng thế chỗ Trung-Bắc-Tây vẫn là người chân truyền võ nghệ của họ.

Đông Tà Hoàng Dược Sư, cha của Hoàng Dung. Bấy giờ tuổi tác đã rất cao. Tây Cuồng Dương Quá, cao thủ trẻ tuổi với biệt danh là Thần điêu đại hiệp. Chàng võ công rất cao, tu tập từ nhiều môn phái. Môn võ công nổi tiếng nhất của chàng là Ám Nhiên Tiêu Hồn chưởng.

Dương Quá cũng chính là con nuôi của Tây Độc Âu Dương Phong ngày trước, được truyền thụ Cáp Mô Công từ cha nuôi.

Bắc Hiệp Quách Tĩnh: Thủ lĩnh trấn giữ thành Tương Dương, là một vị anh hùng đương thời, võ công cực kỳ thâm hậu. Quách Tĩnh cũng là truyền nhân của Hồng Thất Công. Môn võ công nổi tiếng nhất của Quách Tĩnh là Hàng Long Thập Bát chưởng.

Nam Tăng Nhất Đăng Đại Sư: Chính là Nam Đế Đoàn Trí Hưng khi xưa, giờ đã đi tu.

Chu Bá Thông sư đệ của Trung Thần Thông Vương Trùng Dương, tính nết như trẻ con, hay nghịch ngợm, chơi đùa, say mê võ học. Võ công nổi tiếng nhất của ông là Không Minh quyền và thuật Song thủ hỗ bác. Võ học của ông khác nhiều so với môn phái của Vương Trùng Dương. Tại Hoa Sơn luận kiếm lần thứ ba, Chu Bá Thông được bầu là người giỏi nhất, hiệu là Trung Ngoan Đồng.

Đây là lần Hoa Sơn luận kiếm cuối cùng. Từ đó về sau trong tiểu thuyết của Kim Dung không thấy có cuộc bầu chọn thiên hạ vô địch nào nữa.

Theo Người đưa tin

Thiên hạ ngũ tuyệt hay Võ lâm ngũ bá là tên gọi để chỉ cùng một nhóm 5 người được coi như võ công cao nhất trong Xạ điêu tam bộ khúc của Kim Dung (3 tác phẩm kiếm hiệp kinh điển của Kim Dung, bao gồm Anh hùng xạ điêu, Thần điêu hiệp lữ và Ỷ thiên Đồ long ký).

Năm người sẽ đại diện cho 5 phương hướng đông, tây, nam, bắc và trung tâm. Nhóm này được bầu ra thông qua một cuộc Hoa Sơn luận kiếm.

Hoa Sơn luận kiếm là một sự kiện đặc biệt trong võ lâm đương thời. Trong đó những cao thủ có tiếng tăm nhất sẽ được mời đến núi Hoa Sơn, thi thố võ nghệ. 5 người mạnh nhất sẽ được gọi là Thiên hạ ngũ tuyệt. Trong thời đại Xạ Điêu tam bộ khúc, có tổng cộng 3 lần Hoa Sơn luận kiếm.

Ở lần Hoa Sơn luận kiếm thứ nhất

Tây cuồng là ai

Vương Trùng Dương (Trung Thần Thông): Vương Trùng Dương là người lập ra phái Toàn Chân.Tại Hoa Sơn luận kiếm lần thứ nhất, ông được bầu là người võ công cao nhất, hiệu là Trung Thần Thông, được giữ bộ Cửu Âm chân kinh. 4 người còn lại là Hoàng Dược Sư, Âu Dương Phong, Đoàn Trí Hưng và Hồng Thất Công.

Khi bệnh nặng, sắp mất, lo Âu Dương Phong tìm đến lấy chân kinh, ông liền giả chết. Âu Dương Phong tìm đến không phòng bị, bị ông đánh trọng thương bỏ chạy. Lúc đó Vương Trùng Dương mới mất hẳn.

Tây cuồng là ai

Hoàng Dược Sư (Đông Tà): Hoàng Dược Sư (hay còn gọi là Hoàng Lão Tà) là đảo chủ đảo Đào Hoa, tính tình quái dị, cô độc, làm mọi việc theo ý mình, thường chê bai cổ nhân. Võ công của ông cũng rất cao siêu, nhanh, chuẩn, lạ và đẹp. Các môn tuyệt kỹ của ông là Lạc Anh thần kiếm chưởng, Ngọc Tiêu kiếm pháp, Đàn chỉ thần công, Lan Hoa Phất Huyệt Thủ, Hoàng Phong Tảo Diệp Thoái Pháp và Bích Hải Triều Sinh Khúc.

Tây cuồng là ai

Âu Dương Phong (Tây Độc): Đây là chủ nhân núi Bạch Đà ở Tây Vực, là một kẻ độc ác, nhiều mưu mô thủ đoạn. Y võ công rất cao, thường dùng một cây gậy có thả hai con rắn độc ở đầu làm vũ khí. Với khả năng chế ra các loại thuộc độc không ai giải được, ông bị người trong giang hồ gọi là Lão Độc Vật. Ngoài ra y còn có trong ta môn võ công Lục chỉ cầm ma đã thất truyền và vô cùng lợi hại.

Tây cuồng là ai

Đoàn Trí Hưng (Nam Đế): Kết thúc Hoa Sơn luận kiếm lần thứ nhất, Đoàn Trí Hưng trở thành một trong Thiên hạ ngũ tuyệt hiệu là Nam đế, ông có võ công rất cao, nổi tiếng với tuyệt kỹ gia truyền Nhất dương chỉ. Nhân vật này giữ vai trò khá quan trọng trong hai tác phẩm Anh hùng xạ điêu và Thần điêu đại hiệp. Ông được giới thiệu là Hoàng đế nước Đại Lý, cháu nội đời sau của vợ chồng Đoàn Dự và Mộc Uyển Thanh trong tác phẩm Thiên Long bát bộ.

Ngoài ra, Lâm Triều Anh và Cừu Thiên Nhận cũng được coi trọng mặc dù vắng mặt trong cuộc Hoa Sơn luận kiếm thứ nhất.

Ở lần Hoa Sơn luận kiếm thứ hai

Trong sự kiện được kể ở cuối bộ Anh hùng xạ điêu, các cuộc tỉ thí không phân thắng bại vì Âu Dương Phong đã bị tẩu hỏa nhập ma còn Cừu Thiên Nhận rút lui. Tuy vậy, Chu Bá Thông, sư đệ của Vương Trùng Dương có thể coi là người có võ công giỏi nhất tại thời điểm đó.

Ở lần Hoa Sơn luận kiếm thứ ba

Tây cuồng là ai

Chu Bá Thông (Trung Ngoan Đồng): Chu Bá Thông là sư đệ của Vương Trùng Dương, sư thúc của Toàn Chân thất tử. Ông là người có tính tình ngây thơ, hay đùa giỡn như trẻ con (nên có biệt danh Lão Ngoan Đồng) và là một con nghiện võ thuật. Ông là người sáng chế ra món võ công Không minh quyền, đặc biệt là môn Song Thủ Hỗ Bác, môn võ công kỳ dị chỉ dành cho những người có đầu óc hoàn toàn vô tư, trong sáng.

Tây cuồng là ai

Hoàng Dược Sư ở phương Đông (Đông Tà): Sau ba lần luận kiếm, Hoàng Dược Sư vẫn giữ nguyên ngôi vị Đông Tà. Trong các tác phẩm võ hiệp Kim Dung, ông là một trong những người sáng tạo nhiều tuyệt kỹ uy trấn giang hồ nhất. Các tuyệt kỹ của ông có thể kể đến như Bích ba chưởng pháp, Phách không chưởng, Đạn chỉ thần công, Lạc Anh thần kiếm.

Tây cuồng là ai

Dương Quá (Tây Cuồng): Đây là một trong những nhân vật nam nổi tiếng nhất trong các thế giới văn học Kim Dung, nam chính của cuốn tiểu thuyết Thần điêu đại hiệp. Trong cuộc Hoa Sơn luận kiếm lần thứ ba, với võ công trác tuyệt, Dương Quá được tôn là Tây Cuồng.

Tây cuồng là ai

Nhất Đăng (Nam Tăng): Nhất Đăng là pháp hiệu của Đoàn Trí Hưng sau khi thoái vị và trở thành hòa thượng. Ở cuộc Hoa Sơn luận kiếm lần thứ nhất, ông từng được tôn là Nam Đế.

Tây cuồng là ai

Quách Tĩnh (Bắc Hiệp): Đây là nhân vật chính trong tiểu thuyết Anh hùng xạ điêu, từng góp mặt trong Thần điêu đại hiệp và Ỷ Thiên Đồ Long ký. Theo tiểu thuyết: Quách Tĩnh là người khờ và chậm chạp, mồm mép vụng về, hơi ngốc nghếch, tính tình hào sảng, vô tư, chăm chỉ, chân thật, dũng cảm, hay làm việc nghĩa. Chàng học võ công của Giang Nam Thất Quái, Hồng Thất Công và trở thành một trong những người giỏi nhất đương thời, được tôn là Bắc Hiệp. Môn võ công nổi tiếng của Quách Tĩnh là Kháng long hữu hối, 1 chiêu thức trong Hàng Long thập bát chưởng võ công trấn phái của Cái Bang.