Thai nhi 6 tháng tuổi cân nặng bao nhiêu

Khi có thai, chắc chắn các mẹ đều rất vui mừng và luôn mong muốn dành những điều tốt đẹp, tâm sức để chăm sóc tốt cho thai nhi. Việc biết được cân nặng của thai nhi là yếu tố quan trọng giúp bố mẹ biết được bé có đang phát triển bình thường hay không. Từ đó, mẹ có những thay đổi về chế độ sinh hoạt, chế độ ăn uống phù hợp để đảm bảo cho sự phát triển tốt nhất của thai nhi.

Cách tính cân nặng thai nhi

Siêu âm là một trong những kỹ thuật hiện đại để quan sát hình hài và theo dõi cân nặng của thai nhi. Phương pháp này được sử dụng phổ biến, nhanh chóng và độ chính xác cao, đảm bảo an toàn cho mẹ và thai nhi.

Ngoài ra, các mẹ hoàn toàn có thể ước tính được cân nặng của thai nhi dựa vào chu vi vòng bụng với 2 bước đơn giản.

Bước 1: Mẹ bầu sờ bụng để đo chiều cao tử cung và chu vi bụng của mình để ước tính chiều cao tử cung và chu vi bụng (tương đối).

Bước 2: Áp dụng công thức để đo cân nặng của thai nhi như sau:

Trọng lượng thai nhi (g) =[(chiều cao tử cung (cm) + chu vi bụng (cm)] x 100)/4

Trong đó:

  • Chiều cao tử cung (cm): khoảng cách từ mu đến đáy tử cung
  • Chu vi bụng (cm): Đo ở chỗ phình nhất, thường là qua rốn.

Trọng lượng thai nhi được ước tính bằng chu vi vòng bụng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác, vì vậy kết quả chỉ mang tính chất tham khảo.

Bảng cân nặng thai nhi theo tuần tuổi chuẩn WHO Tính được cân nặng thai nhi, mẹ bầu cần nắm kiến thức bảng cân nặng và chiều dài của thai nhi từng tuần theo tiêu chuẩn WHO.

Tuổi thai (tuần)Chiều dàiCân nặngTuần thứ 81,6 cmKhoảng 1 - 10 gamTuần thứ 92,3 cmKhoảng 1 - 10 gamTuần thứ 103,1 cmKhoảng 1 - 10 gamTuần thứ 114,1 cmKhoảng 50 - 70 gamTuần thứ 125,4 cmKhoảng 50 - 70 gamTuần thứ 137,4 cmKhoảng 50 - 70 gamTuần thứ 148,7 cmKhoảng 50 - 70 gamTuần thứ 1510,1 cm70 gamTuần thứ 1611,6 cm100 gamTuần thứ 1713,0 cm140 gamTuần thứ 1814,2 cm190 gamTuần thứ 1915,3 cm240 gamTuần thứ 2016,4 cm300 gamTuần thứ 2125,6 cm360 gamTuần thứ 2227,8 cm430 gamTuần thứ 2328,9 cm501 gamTuần thứ 2430,0 cm600 gamTuần thứ 2534,6 cm660 gamTuần thứ 2635,6 cm760 gamTuần thứ 2736,6 cm875 gamTuần thứ 2837,6 cm1005 gamTuần thứ 2938,6 cm1153 gamTuần thứ 3039,9 cm1319 gamTuần thứ 3141,1 cm1502 gamTuần thứ 3242,4 cm1702 gamTuần thứ 3343.7cm1918 gamTuần thứ 3445,0 cm2146 gamTuần thứ 3546,2 cm2383 gamTuần thứ 3647,4 cm2622 gamTuần thứ 3748,6 cm2859 gamTuần thứ 3849,8 cm3083 gamTuần thứ 3950,7 cm3288 gamTuần thứ 4051,2 cm3462 gam

Bảng đo cân nặng, chiều dài thai nhi theo tiêu chuẩn quốc tế được áp dụng phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới. Mỗi thai nhi có tốc độ phát triển riêng tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, vì vậy cân nặng của thai sẽ có sự chênh lệch nhỏ so với bảng tiêu chuẩn.

Lưu ý những yếu tố ảnh hưởng cân nặng thai nhi

Cân nặng thai nhi là yếu tố giúp mẹ bầu xác định xem thai nhi có phát triển ổn định ở trong bụng mẹ hay không. Tuy nhiên, con số ước tính này sẽ khác biệt do các yếu tố sau:

1.Di truyền từ bố mẹ, chủng tộc

Trọng lượng và chiều cao di truyền từ bố mẹ có tác động đến trọng lượng của thai nhi, bố mẹ có vóc dáng cao to thì thai nhi sẽ có chỉ số lớn hơn và ngược lại. Ngoài ra, mỗi quốc gia khác nhau sẽ có sự khác biệt về chỉ số chiều cao, cân nặng tiêu chuẩn.

2. Sức khỏe của mẹ khi mang thai

Chiều cao, cân nặng của người mẹ: Mẹ gầy gò, thấp bé có nguy cơ sinh con nhẹ cân cao hơn nhóm bà mẹ còn lại.

Bệnh lý từ mẹ: Mẹ bị thiếu máu, suy dinh dưỡng hoặc mắc các bệnh mạn tính như viêm phổi, suy tim, suy gan, tăng huyết áp,... cũng có nguy cơ sinh con nhẹ cân.

Mẹ bị tiểu đường thai kỳ: Trong thai kỳ nếu mẹ bị tiểu đường không chỉ gây nguy hiểm mà còn khiến thai nhi bị rối loạn tăng trưởng, thai to so với cân nặng chuẩn.

3.Thứ tự của con, số lượng con

Theo các nghiên cứu và thống kê cho thấy, con đầu lòng thường có cân nặng nhẹ hơn so với các bé sau

Những mẹ mang đa thai (thai đôi, thai ba) thì cân nặng thai nhi sẽ nhẹ hơn so với các mẹ mang thai một bé.

4.Thai nhi bị dị tật

Cân nặng của thai nhi được quyết định bởi một số điểm như chu vi đầu, chu vi bụng và chiều dài xương đùi. Vì thế, nếu thai nhi trong bụng mẹ gặp bất kỳ dị tật nào cũng có thể ảnh hưởng đến cân nặng.

5.Bánh nhau, dây rốn bất thường

Bánh nhau là nơi cung cấp dinh dưỡng chủ yếu cho thai nhi, dây rốn vận chuyển chất dinh dưỡng từ bánh nhau đến thai nhi. Nếu có điều bất thường với bánh nhau hoặc dây rốn sẽ ảnh hưởng đến khả năng cung cấp dinh dưỡng giảm và thai nhi thường nhẹ cân hơn chỉ số bình thường

6.Chế độ dinh dưỡng thai kỳ

Chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hợp lý của mẹ trong suốt thai kỳ có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển toàn diện của thai nhi. Mẹ được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng thì thai nhi có chiều cao, cân nặng tốt và ngược lại.

Theo đó, trước khi mang thai mẹ bầu có cân nặng đạt tiêu chuẩn nên tăng 20% (tương đương 10 - 12kg) cân nặng ban đầu, mẹ bầu bị nhẹ cân nên tăng 25% (tương đương 12,7 – 13,8kg), mẹ bầu thừa cân nên tăng 15% (tương đương 7 – 11,3kg) so với cân nặng ban đầu đối với mẹ mang thai một.

Gợi ý cách đảm bảo cân nặng chuẩn cho thai nhi

Để đảm bảo cân nặng thai nhi trong suốt quá trình mang thai, mẹ cần đặc biệt lưu ý các vấn đề, cụ thể:

  • Nghỉ ngơi nhiều và luôn giữ tinh thần thoải mái.
  • Chế độ dinh dưỡng đầy đủ, ăn uống lành mạnh: Không bỏ bữa sáng, chia phần ăn thành nhiều bữa nhỏ, uống nhiều nước,…
  • Bổ sung thêm vitamin và khoáng chất: Bổ sung thêm vitamin, sắt và khoáng chất theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Kết hợp luyện tập thể dục đều đặn: Đi bộ, bơi lội, yoga,… giúp cơ thể mẹ khỏe mạnh và giúp ích cho quá trình sinh nở.

Giai đoạn 3 tháng cuối của thai kỳ, tương ứng cân nặng thai nhi 28 tuần đến cân nặng thai nhi 40 tuần. Đây là giai đoạn tăng tốc, vì vậy mẹ cần chú trọng chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, duy trì luyện tập thể dục hợp lý để đảm bảo cân nặng thai nhi chuẩn.

Ngoài ra, cân nặng của mẹ có ảnh hưởng rất lớn đến chỉ số chiều cao, cân nặng của thai nhi. Do đó, mẹ bầu cần kiểm soát cân nặng bản thân, không tăng cân quá nhiều và không để tình trạng thiếu cân để đảm bảo cân nặng cho thai nhi.