Thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình

  • Thành lập công ty thẩm tra thiết kế xây dựng cần điều kiện gì?

    Thiết kế và thẩm tra thiết kế xây dựng đều là những ngành đang nhận được sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư, doanh nghiệp. Nhất là trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá với nhiều công trình từ nhà ở, văn phòng, chung cư… liên tiếp được xây dựng. Vậy thì thành lập công ty thẩm tra thiết kế xây dựng có những điều kiện gì đặc biệt hay không?

    Thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình

    Mở công ty thiết kế xây dựng hay thẩm tra thiết kế xây dựng đều có những yêu cầu đặc biệt

    Liệu bạn có đang băn khoăn những điều sau:

    • Điều kiện thành lập công ty thẩm tra thiết kế xây dựng
    • Thủ tục & Hồ sơ đăng ký thành lập công ty thẩm tra thiết kế xây dựng
    • Những lưu ý khi thành lập công ty thẩm tra thiết kế xây dựng
    • Dịch vụ thành lập công ty thẩm tra thiết kế xây dựng Nam Việt Luật

    Để biết rõ hơn về các nội dung trên, bạn có thể dõi theo phần tư vấn thành lập công ty xây dựng chi tiết cùng Bộ phận pháp lý Luật Nam Việt dưới bài viết sau đây nhé!

    Bộ phận pháp lý Luật Nam Việt trả lời:

    Cơ sở pháp lý khi thành lập công ty thẩm tra thiết kế xây dựng:

    Luật Luật xây dựng 2014, sửa đổi bổ sung năm 2020
    Nghị định 100/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng

    Điều kiện thành lập công ty thẩm tra thiết kế xây dựng

    Thuộc nhóm tư vấn thành lập công ty xây dựng, thiên mảng thẩm tra thiết kế, các công ty khi muốn tham gia “sân chơi” này cần lưu ý những điều kiện sau.Theo điều 148, điều 154 Luật xây dựng 2014, sửa đổi bổ sung năm 2020

    Điều 148. Quy định chung về điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân hoạt động xây dựng
    1. Cá nhân tham gia hoạt động xây dựng phải có văn bằng, chứng chỉ đào tạo phù hợp với công việc đảm nhận do các cơ sở đào tạo hợp pháp cấp.
    2. Nhà thầu là tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động xây dựng tại Việt Nam phải tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu và được cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng cấp giấy phép hoạt động.
    3. Được sửa đổi, bổ sung:
    Những chức danh, cá nhân hành nghề hoạt động xây dựng phải có chứng chỉ hành nghề theo quy định của Luật này bao gồm giám đốc quản lý dự án đầu tư xây dựng; chủ nhiệm, chủ trì lập thiết kế quy hoạch xây dựng; chủ nhiệm khảo sát xây dựng; chủ nhiệm, chủ trì thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng; tư vấn giám sát thi công xây dựng; chủ trì lập, thẩm tra và quản lý chi phí đầu tư xây dựng. Chứng chỉ hành nghề được phân thành hạng I, hạng II và hạng III.
    4. Được sửa đổi, bổ sung:
    Tổ chức tham gia hoạt động xây dựng phải có chứng chỉ năng lực theo quy định của Luật này bao gồm tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng; khảo sát xây dựng; lập thiết kế quy hoạch xây dựng; thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng; thi công xây dựng công trình; tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình. Chứng chỉ năng lực của tổ chức được phân thành hạng I, hạng II và hạng III. Cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Bộ Xây dựng cấp chứng chỉ năng lực hạng I; Sở Xây dựng, tổ chức xã hội - nghề nghiệp có đủ điều kiện theo quy định của Chính phủ cấp chứng chỉ năng lực các hạng còn lại.
    5. Được sửa đổi, bổ sung:
    Chính phủ quy định chi tiết về điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng; quy định về chương trình, nội dung, hình thức tổ chức sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề; quy định về cấp, cấp lại, chuyển đổi, thu hồi chứng chỉ hành nghề; quy định về điều kiện, thẩm quyền, trình tự, thủ tục cấp, thu hồi giấy phép hoạt động xây dựng đối với nhà thầu là tổ chức, cá nhân nước ngoài.

    Điều 154. Điều kiện của tổ chức thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình
    1. Có đủ điều kiện năng lực hoạt động thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình.
    2. Được sửa đổi, bổ sung:
    Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm, chủ trì thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng phải có năng lực hành nghề thiết kế xây dựng và chứng chỉ hành nghề phù hợp với yêu cầu của loại, cấp công trình.

    Thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình

    Điều kiện mở công ty thiết kế xây dựng cần trình độ chuyên môn đặc thù

    Bên cạnh đó, mở công ty thẩm tra thiết kế xây dựng, chủ doanh nghiệp còn đặc biệt lưu ý những điều kiện về giấy tờ, trình độ chuyên môn như sau.Theo khoản 8, điều 1, Nghị định 100/2018/NĐ-CP

    Điều 1. Sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ một số điều của Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng (sau đây viết tắt là Nghị định số 59/2015/NĐ-CP)...như sau:

    5. Sửa đổi, bổ sung Điều 45 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP như sau:
    “Điều 45. Điều kiện chung để được cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng
    Cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề khi đáp ứng các điều kiện sau:
    1. Có đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật; có giấy phép cư trú hoặc giấy phép lao động tại Việt Nam đối với người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
    2. Có trình độ chuyên môn được đào tạo, thời gian và kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề như sau:
    a) Hạng I: Có trình độ đại học thuộc chuyên ngành phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 07 năm trở lên;
    b) Hạng II: Có trình độ đại học thuộc chuyên ngành phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 04 năm trở lên;
    c) Hạng III: Có trình độ chuyên môn phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 02 năm trở lên đối với cá nhân có trình độ đại học; từ 03 năm trở lên đối với cá nhân có trình độ cao đẳng hoặc trung cấp.
    3. Đạt yêu cầu sát hạch đối với lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.”

    8. Thay thế Điều 48 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP...như sau:
    “Điều 48. Chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng công trình
    1. Các lĩnh vực cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng công trình gồm:
    a) Thiết kế kiến trúc công trình;
    b) Thiết kế kết cấu công trình dân dụng - công nghiệp;
    c) Thiết kế cơ - điện công trình;
    d) Thiết kế cấp - thoát nước công trình;
    đ) Thiết kế xây dựng công trình giao thông; thiết kế xây dựng công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn; thiết kế xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật.
    2. Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng công trình:
    a) Hạng I: Đã làm chủ nhiệm hoặc chủ trì thiết kế, thẩm tra thiết kế phần việc thuộc lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 01 công trình từ cấp I trở lên hoặc ít nhất 02 công trình từ cấp II trở lên.
    b) Hạng II: Đã làm chủ nhiệm hoặc chủ trì thiết kế, thẩm tra thiết kế phần việc thuộc lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 01 công trình từ cấp II trở lên hoặc ít nhất 02 công trình từ cấp III trở lên hoặc đã tham gia thiết kế, thẩm tra thiết kế phần việc liên quan đến nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 03 công trình từ cấp II trở lên cùng loại với công trình đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.
    c) Hạng III: Đã tham gia thiết kế, thẩm tra thiết kế phần việc thuộc lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 03 công trình từ cấp III trở lên hoặc 05 công trình từ cấp IV trở lên cùng loại với công trình đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.
    3. Phạm vi hoạt động:
    a) Hạng I: Được làm chủ nhiệm thiết kế xây dựng, chủ trì thiết kế, thẩm tra thiết kế bộ môn chuyên ngành của tất cả các cấp công trình cùng loại với công trình được ghi trong chứng chỉ hành nghề.
    b) Hạng II: Được làm chủ nhiệm thiết kế xây dựng, chủ trì thiết kế, thẩm tra thiết kế bộ môn chuyên ngành của công trình từ cấp II trở xuống cùng loại với công trình được ghi trong chứng chỉ hành nghề.
    c) Hạng III: Được làm chủ nhiệm thiết kế xây dựng, chủ trì thiết kế, thẩm tra thiết kế bộ môn chuyên ngành của công trình cấp III, cấp IV cùng loại với công trình được ghi trong chứng chỉ hành nghề.”

    Một trong những điều kiện quan trọng nữa khi thành lập công ty thiết kế, mở công ty thẩm tra thiết kế xây dựng công trình chính là doanh nghiệp phải tiến hành chọn và đăng ký ngành nghề kinh doanh phù hợp để có thể thực hiện hoạt động, dịch vụ thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình. Cụ thể,doanh nghiệp có thể đăng ký ngành nghề sau:

    711 – 7110: Hoạt động kiến trúc và tư vấn kỹ thuật có liên quan
    71101: Hoạt động kiến trúc. Nhóm này gồm: Việc cung cấp các dịch vụ kiến trúc, dịch vụ kỹ thuật, dịch vụ phác thảo, dịch vụ kiểm định xây dựng như:

    • Dịch vụ tư vấn kiến trúc gồm: thiết kế và phác thảo công trình; lập kế hoạch phát triển đô thị và kiến trúc cảnh quan;
    • Thiết kế máy móc và thiết bị;
    • Thiết kế kỹ thuật và dịch vụ tư vấn cho các dự án liên quan đến kỹ thuật dân dụng, kỹ thuật đường ống, kiến trúc giao thông.
    • Giám sát thi công xây dựng cơ bản.

    Thủ tục & Hồ sơ đăng ký thành lập công ty thẩm tra thiết kế xây dựng

    Khi đã đáp ứng đủ điều kiện thành lập công ty thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình. Doanh nghiệp thực hiện theo trình tự các bước sau đây để thành lập công ty.

    • Bước 1: Soạn thảo hồ sơ đăng ký doanh nghiệp
    • Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp lên Sở KH & ĐT
    • Bước 3: Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp
    • Bước 4: Xin giấy phép đủ điều kiện kinh doanh
    • Bước 5: Tiến hành khắc con dấu doanh nghiệp
    • Bước 6: Thực hiện mua chữ ký số và đăng ký tài khoản ngân hàng
    • Bước 7: Tiến hành kê khai và đóng thuế
    • Bước 8: Thực hiện thuê hoặc sử dụng dịch vụ kế toán
    • Bước 9: Tiến hành góp vốn vào doanh nghiệp
    • Bước 10: Tiến hành treo bảng hiệu và phát hành hóa đơn GTGT

    Những lưu ý khi thành lập công ty thẩm tra thiết kế xây dựng

    Thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình

    Dù trong lĩnh vực nào hay mở công ty thiết kế xây dựng/ thẩm tra thiết kế xây dựng cũng có những lưu ý cơ bản cần tuân thủ

    • Quy định về người đại diện theo pháp luật

    • Ưu điểm và nhược điểm các loại hình doanh nghiệp

    • Hướng dẫn cách đặt tên công ty đúng quy định

    • Vốn tối thiểu khi thành lập công ty là bao nhiêu

    • Danh mục ngành nghề yêu cầu vốn pháp định

    • Quy định về trụ sở chính doanh nghiệp

    Dịch vụ thành lập công ty thẩm tra thiết kế xây dựng Nam Việt Luật?

    Thấu hiểu những lo lắng của nhiều đơn vị khi bắt tay thực hiện các công tác giấy tờ, thủ tục, hồ sơ… Hãy để Nam Việt Luật được hỗ trợ bạn:

    • Tra cứu, tư vấn đặt tên công ty phù hợp với quy định của pháp luật Doanh nghiệp và pháp luật Sở hữu trí tuệ;
    • Tư vấn về các vấn đề thông tin công ty: người đại diện, trụ sở đăng ký công ty, mức vốn điều lệ thích hợp với hoạt động kinh doanh của đơn vị;
    • Tư vấn những điều kiện bắt buộc (nếu có) & hỗ trợ soạn thảo hồ sơ xin cấp Giấy phép;
    • Tư vấn các vấn đề, thủ tục phát sinh sau thành lập công ty;
    • Chủ yếu và quan trọng nhất, chúng tôi sẽ đại diện doanh nghiệp thực hiện các thủ tục liên quan tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
    • Bên cạnh đó, Nam Việt Luật còn cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp luật về thuế, dịch vụ kế toán trọn gói trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.

    Nếu các bạn quan tâm đến bài tư vấn thành lập công ty thẩm tra thiết kế xây dựng, có thể xem các nội dung liên quan khác tại website của Nam Việt Luật:

    • Quy định về vốn điều lệ thành lập công ty xây dựng
    • Thủ tục bổ sung thêm mã ngành nghề hoạt động xây dựng chuyên dụng
    • Kinh nghiệm chuẩn bị thông tin thành lập công ty xây dựng
    • Bổ sung ngành nghề kinh doanh xây dựng cần những gì?

    Thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình

    Đơn vị tư vấn thủ tục thành lập công ty thẩm tra thiết kế xây dựng

    -----------------------------------------------------
    Trên đây là tư vấn của công ty Nam Việt Luật về điều kiện thành lập công ty thẩm tra thiết kế xây dựng, thủ tục đăng ký giấy phép thành lập công ty thẩm tra thiết kế xây dựng dựa trên quy định pháp luật hiện hành. Để được hỗ trợ cụ thể hơn theo đúng nhu cầu của doanh nghiệp, bạn có thể liên hệ đến Nam Việt Luật ngay bây giờ nhé!