Thuốc hạ sốt tác dụng bao lâu

Mỗi loại thuốc hạ sốt có thời gian tác dụng khác nhau. Do vậy, tùy vào loại bạn đang dùng, thời gian nên uống thuốc hạ sốt cách nhau bao lâu có thể thay đổi. Theo các chuyên gia, cứ 1kg cân nặng thì được sử dụng 10 – 15mg Paracetamol/lần uống với khoảng cách uống giữa 2 lần là từ 4 đến 6 giờ đồng hồ.

Với các trường hợp hạ sốt nằm trong phác đồ điều trị bệnh hay uống kết hợp với các loại thuốc khác, bố mẹ tuyệt đối không được tự ý cho con uống thuốc giảm sốt mà cần có hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ vì có khả năng sẽ gây ra tình trạng sử dụng thuốc quá liều.

Thuốc hạ sốt tác dụng bao lâu

Uống thuốc hạ sốt bao lâu thì có tác dụng?

  • Trẻ uống thuốc hạ sốt sau 20-30 phút sẽ bắt đầu có tác dụng.
  • Tác dụng của thuốc hạ sốt kéo dài trong vòng 2 giờ.
  • Thời gian giãn cách tối thiểu giữa 2 lần uống: 4 – 6 tiếng.
  • Trẻ có vấn đề về thận, giãn cách giữa 2 lần ít nhất 8 tiếng đồng hồ.
  • Mẹ để ý nhé, sau khi uống mà con nôn ra ít thì không cần cho uống lại. Con nôn ra nhiều, nôn gần hết thì đợi 30 phút rồi cho con uống lại liều khác. Nếu con không chịu uống thì đặt thuốc viên đạn ở hậu môn cho con sẽ hiệu quả hơn đấy.
  • Mẹ thường nghĩ rằng cho trẻ uống thuốc sẽ nhanh hết sốt. Thực tế, thuốc hạ sốt chỉ giúp hạ nhiệt xuống 1-2ºC. Trẻ cảm thấy dễ chịu hơn chứ chưa thể khỏi hẳn. Mỗi giờ mẹ cặp nhiệt cho con 1 lần để theo dõi nhiệt độ.
  • Sau khi uống hạ sốt, nếu kết hợp chườm mát sẽ giúp trẻ giảm sốt nhanh hơn mẹ nhé. Mẹ cũng có thể dùng rau diếp cá, nhọ nồi, tía tô, bộng giếng,… giã nát đắp cho con. Hoặc xay nhuyễn cho trẻ uống, vừa giảm sốt, vừa an toàn cho sức khỏe.

Nếu sau 4 tiếng (thuốc hết tác dụng), trẻ chỉ còn sốt nhẹ là tín hiệu tốt. Hệ miễn dịch của con đã kiểm soát được tình hình. Con không cần uống thêm hạ sốt nữa. Mẹ yên tâm đợi con dần khỏe lại nhé.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.


Mẹ có biết: Trẻ uống thuốc hạ sốt bao lâu thì có tác dụng?

Thứ Ba ngày 05/12/2017

  • Khi trẻ bị sốt cao phải làm gì để hạ sốt nhanh và an toàn
  • Hiểu đúng thuốc tiêm hạ sốt để đảm bảo an toàn tính mạng trẻ
  • Trẻ bị sốt cao phải làm gì để hạ sốt nhanh an toàn

Khi trẻ bị sốt quá cao thì việc sử dụng thuốc hạ sốt để nhanh chóng hạ nhiệt cho con là cần thiết. Nhưng mẹ có biết trẻ uống thuốc hạ sốt bao lâu thì

1. Khi trẻ bị sốt cần phải làm gì?

Để có thể biết uống thuốc hạ sốt bao lâu thì có tác dụng thì việc đầu tiên cần phải xác định đó chính là khi nào thì nên uống thuốc hạ sốt.

Thuốc hạ sốt tác dụng bao lâu
Khi nào trẻ sốt trên 38.5 độ thì mới uống thuốc hạ sốt

Nếu trẻ sốt dưới 38.5 độ C thì không được cho trẻ dùng hạ sốt. Mẹ sử dụng các phương pháp hạ sốt khác như chườm nóng, lau người bằng nước ấm cho trẻ; mặc quần áo mỏng thoáng và nằm ở nơi kín gió. Trung bình 30 phút thì kiểm tra thân nhiệt trẻ 1 lần. Tích cực cho trẻ uống nhiều nước lọc và nước trái cây.

Nếu trẻ sốt trên 38.5 độ thì phải dùng thuốc hạ sốt nhưng cha mẹ cần phải đặc biệt lưu ý trong việc cho trẻ uống đúng liều lượng của từng loại thuốc hạ sốt. Như vậy, việc uống thuốc hạ sốt bao lâu thì có tác dụng sẽ xác định nhanh chóng cũng như chính xác hơn.

2. Uống thuốc hạ sốt bao lâu thì có tác dụng?

Chỉ khi nào trẻ sốt trên 38.5 độ thì mới được uống thuốc hạ sốt. Vậy, uống thuốc hạ sốt bao lâu thì có tác dụng?

  • Khi trẻ bị sốt thì uống thuốc hạ sốt sẽ giúp trẻ giảm được 1 – 2 độ C; thông thường thì sau khi uống thuốc 20 – 30 phút thuốc sẽ phát huy tác dụng
  • Thuốc hạ sốt không thể nào giúp trẻ đang sốt rất cao, trẻ sốt cao liên tục có thể giảm xuống thành thân nhiệt bình thường, nó chỉ có thể giảm 1 – 2 độ mà thôi
  • Một ngày, trẻ không được uống thuốc hạ sốt quá 6 lần; mỗi lần uống thuốc hạ sốt cách nhau 4 – 6 tiếng.
  • Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại thuốc hạ sốt khác nhau tuy nhiên loại hạ sốt thông dụng nhất là Paracetamol; loại này có thể sử dụng cho cả người lớn và trẻ em.
  • Trẻ sơ sinh hoặc trẻ bị suy thận thì tuyệt đối phải sử dụng thuốc hạ sốt đúng liều lượng và mỗi lần cách ít nhất 8 tiếng.

3. Hướng dẫn cách dùng thuốc hạ sốt cho trẻ

Dùng thuốc hạ sốt cho trẻ phải dùng đúng thì mới phát huy được hiệu quả cũng như đảm bảo được sự an toàn trong suốt quá trình sử dụng của trẻ.

Thuốc hạ sốt tác dụng bao lâu
Thuốc thuốc hạ sốt phải đúng lúc, đúng loại và đúng liều lượng

Dùng đúng lúc:

Không phải lúc nào cũng sử dụng thuốc hạ sốt, khi trẻ sốt trên 38.5 độ thì mới nên sử dụng thuốc hạ sốt. Chỉ khi nào xác định được thời điểm thích hợp để uống thuốc hạ sốt thì cũng sẽ biết được uống thuốc hạ sốt bao lâu thì có tác dụng.

Uống đúng loại:

Cha mẹ phải đặc biệt lưu ý xem trẻ có bị dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc hạ sốt không. Nên chọn loại phổ biến cũng như trẻ đã từng uống thì sẽ an toàn hơn.

Uống đúng liều lượng:

Trẻ uống thuốc hạ sốt phải đúng liều lượng; phải cân trọng lượng của trẻ rồi từ đó xác định được liều lượng uống thuốc phù hợp nhất. Chẳng hạn như thuốc hạ sốt Paracetamol có liều dùng là 10 – 15mg/kg thời gian uống thuốc cách nhau 4 -6 tiếng.

Chắc chắn khi đọc tới đây thì mẹ đã biết uống thuốc hạ sốt bao lâu thì có tác dụng và một vài lưu ý trong quá trình cho con uống thuốc rồi phải không nào? Thực sự, để có thể đưa ra những con số chính xác nhất về thời gian thuốc phát huy tác dụng sẽ phải phụ thuộc vào việc mẹ cho con uống thuốc loại nào, có đúng thời điểm và liều lượng hay không.

Diệu Linh

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

  • cách hạ sốt
  • trẻ bị sốt

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Vũ Quốc Ánh - Bác sĩ Nhi khoa - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Sốt là biểu hiện khi hệ miễn dịch phản ứng với các tác nhân nhiễm khuẩn như vi khuẩn hay virus. Sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ kịp thời giúp tránh được những biến chứng nguy hiểm như co giật, mê sảng,...

Sốt là tình trạng thân nhiệt cơ thể trẻ tăng cao hơn so với mức bình thường. Nhiễm khuẩn là nguyên nhân gây sốt phổ biến nhất. Các bệnh lý do vi khuẩn và virus như tiêu chảy, cảm cúm, nhiễm khuẩn tai, viêm thanh quản cấp, viêm tiểu phế quản,... là những nguyên nhân hàng đầu gây sốt. Một vài loại vắc xin cũng có thể gây sốt. Thời gian sốt ngắn hay dài tùy thuộc vào loại vắc xin được sử dụng.

Trong đa số trường hợp, sốt có thể được theo dõi và điều trị tại nhà. Cha mẹ cần xem xét hành vi của trẻ để biết được khi nào cần cho trẻ uống thuốc hạ sốt và khi nào nên đi khám bệnh. Thông thường, phụ huynh nên cho trẻ đi khám trong những trường hợp sau:

Thuốc hạ sốt tác dụng bao lâu

Cho bé đi khám bác sĩ khi bị sốt cao

  • Trẻ dưới 3 tháng tuổi sốt 38oC.
  • Trẻ trên 3 tháng tuổi sốt 38oC hơn 3 ngày, trẻ bứt rứt khó chịu, không chịu bú,...
  • Trẻ sốt 40oC.
  • Trẻ bị sốt cao, co giật.
  • Trẻ bị sốt tái đi tái lại.
  • Trẻ sốt kèm phát ban.
  • Trẻ có bệnh nền: ung thư, lupus, tim mạch hay hồng cầu liềm,...

Phụ huynh nên thực hiện theo hướng dẫn dưới đây khi trẻ bị sốt:

Cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, cởi bớt quần áo, theo dõi thân nhiệt trẻ mỗi 4 giờ và cho bé uống nhiều nước.

  • Cởi bớt quần áo, cho trẻ mặc đồ mỏng, rộng rãi để dễ thoát nhiệt.
  • Cho trẻ nằm nghỉ ở nơi thoáng mát, giảm nhiệt độ phòng ở.
  • Cho bé uống nhiều nước.
  • Cho bé dùng thuốc trị hạ sốt.
  • Lau mát cho bé bằng nước ấm: sử dụng 5 khăn ướt nhỏ, đặt 4 khăn ở 2 bên nách, 2 bên bẹn và 1 khăn dùng để lau nước khắp người. Phụ huynh nên thay khăn sau 2 - 3 phút. Người chăm sóc ngưng lau người khi nhiệt độ cơ thể bé xuống dưới 38,5oC hoặc sau khi đã lau 30 phút. Cuối cùng, lau khô người và cho bé mặc đồ mỏng. Cha mẹ có thể tắm cho trẻ bằng nước ấm, nhiệt độ thấp hơn 2oC so với thân nhiệt của trẻ.

Thuốc hạ sốt tác dụng bao lâu

Lau mát cho bé để hạ sốt

Cha mẹ sử dụng các biện pháp trên để hạ sốt tạm thời và ngay lập tức đưa trẻ đi khám tại các cơ sở y tế.

Do sốt là một phản ứng có lợi có lợi cho cơ thể nên các bác sĩ khuyên cha mẹ chỉ nên sử dụng thuốc hạ sốt cho bé khi trẻ sốt trên 38oC. Trên thị trường có nhiều loại thuốc có thể sử dụng cho trẻ, trong đó Acetaminophen và Ibuprofen là thông dụng, an toàn nhất, giúp bé dễ chịu hơn và giảm thân nhiệt khoảng 1 - 1,5oC.

Một số lưu ý quan trọng khi sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ:

  • Không sử dụng Aspirin cho bé vì có thể gây ra nhiều bệnh lý nghiêm trọng như hội chứng Reye (gây sưng phù ở gan và não).
  • Liều lượng của Acetaminophen và Ibuprofen nên tính theo cân nặng của trẻ, không nên tính theo tuổi.
  • Acetaminophen có thể dùng liều 10 - 15mg/kg/lần, cách 4 - 6 giờ. Nếu thân nhiệt trẻ vẫn cao và trẻ đã trên 6 tháng tuổi, phụ huynh có thể dùng thay thế hoặc kết hợp Ibuprofen với liều 5 - 10mg/kg/lần, uống mỗi 6 - 8 giờ.
  • Không nên phối hợp nhiều loại thuốc hạ sốt cho trẻ vì sẽ làm tăng nguy cơ kích ứng dạ dày, xuất huyết tiêu hoá,...
  • Thuốc hạ sốt chỉ được sử dụng khi cần thiết và ngưng khi không còn triệu chứng.

Thuốc hạ sốt tác dụng bao lâu

Dùng thuốc hạ sốt cho trẻ

  • Phòng tránh mất nước và bổ sung dinh dưỡng: khi trẻ bị sốt, nước và muối bị mất đi thông qua việc toát mồ hôi. Ngoài ra, cơ thể bé cũng bị mất năng lượng và các vitamin tan trong nước. Vì vậy, nên bù lại các chất bị mất đi bằng cách cho trẻ uống nhiều nước, sữa, các loại nước ép trái cây giàu dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin nhóm B và vitamin C. Bên cạnh đó, cha mẹ nên cho trẻ bú và ăn nhiều lần trong ngày để trẻ không bị mất nước và sụt cân.
  • Nghỉ ngơi: phụ huynh nên khuyến khích trẻ nghỉ ngơi nếu còn mệt. Nếu trẻ đã khỏe hơn, cha mẹ có thể cho trẻ ra chơi bên ngoài nhưng cần tránh thời điểm nắng gắt hoặc thời tiết xấu.
  • Khi trẻ bị sốt cao, co giật: phụ huynh cần nắm được cách xử lý để tránh nguy cơ trẻ bị ngạt thở hoặc thiếu oxy não, tổn thương não. Các bước xử lý là: làm thông thường thở (cho trẻ nằm nghiêng, hút đàm nhớt để tránh tắc đường thở), nhét hậu môn thuốc hạ nhiệt (Paracetamol liều 10mg/kg/lần), lau mát hạ sốt. Tất cả trẻ co giật sau khi sơ cứu phải đưa tới cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
  • Không nên: ủ ấm trẻ; lau người bằng nước đá lạnh, cồn, dấm; vắt chanh, đổ thuốc vào miệng trẻ khi đang co giật vì dễ gây ngạt thở.

Khi sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ, phụ huynh cần tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ để tránh gặp phải những biến chứng nguy hiểm. Nếu trẻ có bất kỳ biểu hiện bất thường nào, cha mẹ nên đưa bé tới cơ sở y tế để được thăm khám, điều trị kịp thời.

Khoa Nhi tại Vinmec là một trong số ít bệnh viện đa chuyên khoa với đầy đủ các bác sĩ chuyên khoa thần kinh, tim mạch, tiêu hóa, dinh dưỡng, tâm lý, nội tiết, gan mật giúp xử lý nhanh, kịp thời khi phát hiện ra các bệnh lý trong quá trình khám. Là lĩnh vực trọng điểm của hệ thống Y tế Vinmec, Khoa Nhi luôn mang lại sự hài lòng cho Quý khách hàng và được các chuyên gia trong ngành đánh giá cao với:

  • Quy tụ đội ngũ y bác sĩ hàng đầu về Nhi khoa: gồm các chuyên gia đầu ngành, có trình độ chuyên môn cao (giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ), giàu kinh nghiệm, từng công tác tại các bệnh viện lớn như Bạch Mai, 108.. Các bác sĩ đều được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, có tâm - tầm, am hiểu tâm lý trẻ. Bên cạnh các bác sĩ chuyên khoa Nhi trong nước, khoa Nhi còn có sự tham gia của các chuyên gia nước ngoài (Nhật Bản, Singapore, Úc, Mỹ) luôn tiên phong áp dụng những phác đồ điều trị mới nhất và hiệu quả nhất.
  • Dịch vụ toàn diện: Trong lĩnh vực Nhi khoa, Vinmec cung cấp chuỗi các dịch vụ khám - chữa bệnh liên hoàn từ Sơ sinh đến Nhi và Vaccine,... theo tiêu chuẩn Quốc tế để cùng bố mẹ chăm sóc sức khỏe bé từ khi lọt lòng đến tuổi trưởng thành
  • Kỹ thuật chuyên sâu: Vinmec đã triển khai thành công nhiều kỹ thuật chuyên sâu giúp việc điều trị các căn bệnh khó trong Nhi khoa hiệu quả hơn: phẫu thuật thần kinh - sọ, ghép tế bào gốc tạo máu trong điều trị ung thư.
  • Chăm sóc chuyên nghiệp: Ngoài việc thấu hiểu tâm lý trẻ, Vinmec còn đặc biệt quan tâm đến không gian vui chơi của các bé, giúp các bé vui chơi thoải mái và làm quen với môi trường của bệnh viện, hợp tác điều trị, nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh.

Để đăng ký khám và điều trị với các bác sĩ Nhi tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, quý khách hàng vui lòng đặt lịch trên website để được phục vụ.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Làm gì khi trẻ bị sốt? Hướng dẫn chăm sóc trẻ bị sốt

Hướng dẫn đo nhiệt độ đúng cách cho trẻ

XEM THÊM: