Thuyết minh cách làm lồng đèn

- Rau ngót chọn lá nhỏ, tươi non, tuốt lấy lá, bỏ cọng, rửa sạch, vò hơi giập.

- Thịt lợn nạc rửa sạch, thái miếng mỏng (Hoặc băm nhỏ).

- Cho thịt vào nước lã, đun sôi, hớt bọt, nêm nước mắm, muối vừa ăn, cho rau vào đun sôi khoảng 2 phút, cho chút mì chính rồi bắc ra ngay.

Hãy cho biết văn bản trên thiếu nội dung nào?

Bên dưới là tất cả các dàn ý và bài văn mẫu thuyết minh về đèn ông sao chi tiết nhất mà WElearn đã tổng hợp lại để giúp bạn có thể tham khảo và học tốt môn ngữ văn hơn.

>>>> Xem thêm: Gia sư Lớp 8

1. Dàn ý đại cương thuyết minh về đèn ông sao

  • Mở bài: Giới thiệu về chiếc đèn ông sao
  • Thân bài: 
    • Nguồn gốc – cảm hứng
    • Nguyên vật liệu
    • Cách làm 
    • Yêu cầu về sản phẩm
    • Nơi bài bán
    • Giá thành
    • Ý nghĩa
  • Kết bài: Đánh giá lại tầm quan trọng của đèn ông sao

2. Dàn ý chi tiết thuyết minh về đèn ông sao

Mở bài

Đèn ông sao là thứ đồ chơi gắn liền với trẻ em vào dịp tết trung thu

Thân bài

Nguồn gốc – cảm hứng

  • Không rõ ai đã là người đầu tiên chế ra đèn ông sao
  • Lấy cảm hứng từ những ông sao trên trời vào ngày rằm tháng 8 – tết trung thu – ngày trăng và bầu trời sáng nhất

Thuyết minh cách làm lồng đèn

Thuyết minh chiếc đèn ông sao

Nguyên vật liệu

  • 10 thanh tre hoặc trúc có chiều dài bằng nhau, dày từ 5mm đến 1cm đc vót nhẵn.
  • 5 que tre (trúc) dài từ 8cm đến 10cm, tùy đèn to hay nhỏ, dày độ 5mm.
  • Giấy bóng màu
  • Dây để buộc.

Cách làm 

Làm khung

  • Lấy các thanh tre có chiều dài bằng nhau và buộc 5 thanh vào thành hình sao năm cánh. Như vậy, với 10 thanh tre, ta có 2 khung hình sao 5 cánh.
  • Trước khi buộc 2 khung lại với nhau nên vót mỏng 2 đầu của thanh tre 
  • Ráp 2 khung sao 5 cánh lại với nhau và buộc chặt lại ở 5 đầu cánh sao.
  • Lấy que tre ngắn gắn vào 5 gốc của cánh sao để tạo thành khung đèn.

Hoàn thiện

  • Cắt giấy màu theo hình khung ngôi sao 5 cánh (10 hình tam giác và 2 hình ngũ giác)
  • Chừa khoảng phía dưới cho nến vào và khoảng phía trên để làm chỗ thông hơi.

Yêu cầu về sản phẩm

  • Thanh tre làm khung đèn phải được vót sẵn để tránh bị đứt tay hay rách lớp giấy màu bên ngoài
  • Giấy màu nên được chọn nhiều màu sắc bắt mắt
  • Lớp giấy cần phải có độ phẳng, căng để lồng đèn đẹp hơn

Nơi bài bán

Hầu hết bán ở khắp nơi, từ tiệm đồ chơi đến lề đường vào mỗi dịp tết trung thu

Giá thành

Khoảng 15 – 25.000/cái

Ý nghĩa

  • Là biểu tượng của trung thu
  • Là đồ chơi của mọi trẻ em
  • Là nét đẹp văn hóa của truyền thống Việt Nam
  • Tượng trưng cho những ánh sao sáng trên bầu trời

Kết bài

  • Lồng đèn như một vật không thể thiếu trong ngày trung thu
  • Khẳng định lại giá trị của đèn ông sao trong đời sống văn hóa truyền thống của đất nước và nêu suy nghĩ của bản thân.

3. Bài văn mẫu thuyết minh về đèn ông sao

Bài mẫu 1

Trung thu đêm hội trăng rằm

Em theo sao sáng về thăm chị Hằng.

Đêm nay dưới ánh trăng rắm hòa cùng ánh đèn hoa rực rỡ, chúng em lại được náo nức chung vui tết trung thu cùng các bạn nhi đồng và các anh chị thiếu nhi trên khắp mọi miền đất nước.Với chiếc lồng đèn lung linh màu sắc, chúng em xin được cùng tô điểm cho mái trường thân yêu thêm màu sắc rực rỡ của lễ hội trăng rằm.

Thuyết minh cách làm lồng đèn

Thuyết minh chiếc đèn ông sao

Vì thế lớp 3/1 chúng em đến với lễ hội trăng rằm đêm nay chiếc lồng đèn mang hình ngôi sao truyền thống.

Chúng em chọn hình ngôi sao để làm lồng đèn vì ai cũng biết hình ngôi sao chúng là biểu hiện của lá quốc kỳ của Tổ Quốc Việt Nam, chúng ta thể hiện tình đoàn kết của các dân tộc anh em, đó cũng là đoàn kết chung lồng của tập thể lớp 3/1, chúng em cùng chung tay làm nên chiếc lồng đèn này.

Bốn cánh ngôi sao chúng em sử dụng giấy kiếng màu đỏ, ở giữa lồng đèn chúng em trang trí màu vàng nhằm biểu trưng niềm tự hào của chúng ta là “Người Việt Nam màu đỏ, da vàng” và đó cũng là dòng máu của các anh hùng liệt sĩ đã huy sinh giành lại nền độc lập, tự do cho đất nước, để hôm nay chúng em có được cuộc sống thanh bình.

Mặc dù vui hân hoan là thế nhưng chúng em vẫn không quen lời dạy của Bác Hồ muôn vàn kính yêu đã dạy: “Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có sánh vai với các cường quốc năm châu hay không. Đó là nhờ công học tập của các cháu” Nên mặt trước lồng đèn của chúng em có trang trí dòng chữ “Trung thu nhớ Bác” và ảnh Bác Hồ để tưởng nhớ công lao to lớn của người vị cha già của dân tộc. Những cánh sen hồng tượng trưng cho sự thánh thiện, thanh khiết luôn cố gắng vươn lên để đến được nơi tươi sáng nhất giống như con người Việt Nam

Mặt sau lồng đèn chúng em trang trí hình huy hiệu măng non với dòng chữ thi đua học tốt thể hiện cho lớp chúng em như những búp măng non đua đua nhau vươn lên chăm ngoan học giỏi. Xung quanh lồng đèn chúng em trang trí dây kim tuyến và những cánh hoa nhiều màu rực rỡ tạo cho nồng đèn thêm phần lộng lẫy.

Chiếc đèn ông sao gắn với tuổi thơ của ỗi người trong ngày vui tết thiếu nhi.

Bài mẫu 2

“ Tùng rinh rinh, tùng tùng tùng rinh rinh ” đó là lời bài hát ” Chiếc đèn ông sao ” được hát nhiều nhất trong đêm trung thu. Nhắc đến đèn ông sao, đây là đồ chơi quen thuộc của trẻ nhỏ trong đêm trăng Rằm tháng 8. Trẻ con sẽ được đi rước đèn, phá cỗ ngắm trăng sáng. Chiếc đèn ông sao là vật không hề thiếu trong lễ rước đèn đó .Trước tiên, về nguồn gốc, không rõ vật phẩm này do ai sản xuất ra tiên phong và bắt nguồn từ đâu. Chỉ biết rằng, chiếc đèn ông sao lấy cảm hứng từ hình ảnh những ngôi sao 5 cánh sáng trên trời xanh quanh mặt trăng. Đèn ông sao là đồ vật được làm thủ công bằng tay với đôi bàn tay khôn khéo, tỉ mỉ, thận trọng của người làm .Để làm ra được một chiếc đèn ông sao yên cầu rất nhiều quy trình. Đầu tiên, cần chuẩn bị sẵn sàng 10 que tre để tạo khung cho chiếc đèn thành hình ngôi sao 5 cánh 5 cánh. 10 chiếc que này phải có chiều dài bằng nhau, lấy 5 que buộc vào nhau để thành hình sao. Khi tạo thành một đôi hình sao 5 cánh, người ta sử dụng 4 que tre ngắn cũng có độ dài bằng nhau đặt ở giữa ngôi sao 5 cánh để tạo độ phồng. Sau khi đã tạo được khung cho ngôi sao 5 cánh, người thợ sẽ lấy keo bôi lên từng mặt phẳng của thanh tre và lấy giấy dán lên .Loại giấy được dán lên thanh tre là giấy bóng nhiều màu, có độ bóng nhưng phần lớn tất cả chúng ta thấy được giấy bóng này có màu đỏ. Cuối cùng, họ lấy những tua rua dán xung quanh đèn ông sao. Chắc chắn không hề thiếu cây gậy đặt ở phía dưới cùng làm tay cầm .Chiếc đèn ông sao đã sát cánh cùng tuổi thơ của biết bao thế hệ. Vào gần đến những ngày trung thu, rất nhiều những chiếc đèn ông sao, đèn cù, đèn lồng được bày bán ở khắp mọi nơi, trông chúng thật lộng lẫy và đẹp mắt. Hồi đó, mỗi đứa trẻ có một chiếc đèn ông sao hoặc một cây đèn cù, vừa đi vừa hát quanh xóm rất vui tươi .Ngày nay, nhiều loại đồ chơi vào dịp trung thu được bày bán khắp nơi nhưng ở Hà Nội Thủ Đô TP. Hà Nội, phố Hàng Mã là dãy phố bày bán đèn ông sao, đèn cù, đèn kéo quân truyền thống lịch sử nổi tiếng của cả nước với những chiếc đèn được làm vô cùng đẹp mắt, mang đậm nét văn hóa truyền thống Nước Ta mỗi dịp Trung thu đến .Ngoài ra, bạn cũng hoàn toàn có thể phát hiện những chiếc đèn đầy sắc tố ở những shop tạp hóa nhưng với số lượng ít hơn. Giá thành xê dịch của một chiếc đèn ông sao từ 15 000 – 50 000 đồng tùy độ to nhỏ. Có thể thấy chiếc đèn ông sao xuất hiện ở khắp mọi nơi và in sâu vào tiềm thức của mọi người vào dịp lễ đặc biệt quan trọng này .Đèn ông sao đã trở thành món quà ý thức của biết bao nhiêu trẻ nhỏ. Nó mãi mãi là thứ đồ chơi mang ý nghĩa nhất vào ngày Tết đoàn viên này 

Bài mẫu 3

Chẳng biết Tết Trung Thu có từ bao giờ. Nhưng đối với tôi, Trung Thu bắt đầu từ ngày biết đốt lên ngọn nến và cùng vui chơi với lũ bạn chung xóm mỗi dịp ông mặt trăng tròn vành vạnh trong những ngày đầu năm học mới. Ngày ấy, còn nhỏ xíu, không nhớ rõ là mấy tuổi, nhà tôi còn nghèo lắm, mà trong cái xóm lao động ấy thì nhà ai cũng nghèo thế cả.

Chiếc lồng đèn hình ngôi sao được làm bằng tre và bọc giấy kiếng màu đỏ là món quà quý giá và xa xỉ đối với lũ trẻ con trong xóm, chỉ có rất ít đứa được bố mẹ mua cho chiếc lồng đèn. Và thật là hãnh diện khi tôi được bố mẹ mua cho một chiếc lồng đèn hình con thuyền.

Cầm con thuyền bằng giấy kiếng trong tay, tôi cảm thấy thật tự hào và cần phải lên mặt chút với những đứa bạn đồng trang lứa và thầm nghĩ rằng: “lũ bạn sẽ phải trầm trồ trước cái lồng đèn, và chúng sẽ xin mượn cái con thuyền ấy để cầm một lát cho vui”. Nghĩ đến đó, chợt cảm thấy lâng lâng sung sướng làm sao đó. Tôi cất thật kỹ chiếc lồng đèn, đợi đến ngày Trung Thu mới đem ra khoe với bạn bè.

Rồi ngày Trung Thu cũng đến, hôm đó thật vui. Bình thường, buổi tối lũ trẻ con phải ở nhà, không được ra đường chơi quá lâu, và ra đường cũng phải mang dép (tôi chẳng thích mang dép khi vui chơi chạy nhảy chút nào). Nhưng tối Trung Thu, bọn trẻ con trong xóm được vui chơi thoải mái, và vui nhất là không ai để ý chuyện có mang dép ra đường hay không.

Tối hôm đó, bọn trẻ con ùa ra cả ngoài sân lớn. Chưa có đứa nào vội thắp đèn lên, tất cả vẫn đang say mê với những trò rồng rắn lên mây, dung dăng dung dẻ và có lẽ vui nhất là trò thiên đường địa ngục; trong trò ấy, tôi chỉ thích qua phía địa ngục, nhận hình phạt là phải “chặt đầu”, cảm giác thấy thích thích sao đó.

Chắc chỉ có tôi có cái sở thích quái lạ ấy, vì đứa nào cũng cố gắng được qua phía thiên đường để dương dương tự đắc nhìn những đứa không vượt qua được ngưỡng cửa của trò chơi. Chúng tôi chơi thật vui, thoải mái cười đùa, thậm chí la hét mà cũng chẳng ai nhắc nhở hay la mắng gì cả.

Kết thúc trò thiên đàng địa ngục, chúng tôi bắt đầu lục tục đứa nào về nhà đứa nấy mang lồng đèn của mình ra cùng chơi chung. Tôi đã háo hức chờ đợi giây phút này lâu lắm rồi. Chạy ù về nhà và mang ra chiếc thuyền lồng đèn của mình. Tôi vừa chạy vừa mường tượng cái cảnh lũ bạn sẽ trầm trồ quanh chiếc thuyền mà sướng rơn lên. Mải nghĩ nên tôi không để ý là đã ra đến sân và trên tay cầm chiếc lồng đèn rồi.

Bỗng xuất hiện những tiếng lốc cốc, lốc cốc rồi rất nhiều tiếng đó nữa, nhìn kỹ ra là những chiếc lồng đèn được chế tác bằng lon sữa bò. Chúng được làm thành hình những chiếc xe lu, chỗ để ngọn nến có thể xoay được, chiếc xe ấy được điều khiển bằng thanh tre dài cầm ở tay. Mỗi khi đẩy tới thì chiếc xe kêu lốc cốc đồng thời cái lon ở trên xe để ngọn nến xoay vòng tròn tạo thành những vệt sáng quay liên tục trong rất đẹp mắt. Và dĩ nhiên, không như mường tượng, chẳng đứa nào thèm xuýt xoa trước chiếc thuyền của tôi.

Bài mẫu 4

Mỗi khi Tết trung thu về thì trên khắp những con phố nhỏ lại rộn ràng khúc hát: “Chiếc đèn ông sao sao năm cánh tươi màu. Cán đây rất dài cán cao quá đầu. Em cầm đèn sao em hát vang vang. Đèn sao tươi màu của đềm rằm liên hoan! Tùng rinh rinh, tùng tùng tùng rinh rinh…”.

Thuyết minh cách làm lồng đèn

Thuyết minh chiếc đèn ông sao

Vâng, đã từ lâu, chiếc đèn Trung thu hình ngôi sao được xem là món đồ không thể thiếu đối với trẻ em trong dịp Tết trung thu ngày trước. Và ngày nay, tuy nhiều loại đồ chơi hiện đại xuất hiện thế nhưng đèn ông sao vẫn có một ý nghĩa đặc biệt với thiếu nhi chúng em. Để góp phần tăng thêm sự rực rỡ trong đêm hội trăng rằm hôm nay, tập thể lớp XX xin mang đến chiếc đèn ông sao do tự tay chúng em thực hiện.

Để làm nên chiếc đèn lồng khoe sắc trong ngày hội trăng rằm ngày hôm nay, chúng em đã tận dụng những loại chất liệu có sẵn trong thiên nhiên chẳng hạn như trúc và một vài chất liệu nhân tạo là giấy kiến, keo,… cùng với những đôi bàn tay nhỏ bé của chúng em đã sáng tạo thêm cho chiếc đèn lồng của mình những họa tiết xinh xinh dưới sự chỉ dẫn tận tình của giáo viên chủ nhiệm.

Một chiếc đèn ông sao năm cánh cũng giống như những vì sao đang lấp lánh trên trời cao vào đêm trăng rằm tháng tám. Nếu như bên trong lồng đèn là một vì sao tinh tú của đất trời thì bên ngoài là một vầng trăng tròn đầy đặn đang mở mắt tròn xoe đón chào một ngày hội tuyệt đẹp.

Nhìn lên trời cao, chúng ta có thể thấy vầng trăng xinh đẹp cùng những vì sao soi lấp lánh soi sáng cả bầu trời bao la. Còn dưới trần gian này vầng trăng, ngôi sao của chúng em được thắp bằng ngọn đèn cầy của tuổi thơ chứa đựng bao mơ ước cho tương lai.

Nó chính là một tia lửa ấm áp, tia lửa lòng của chúng em thể hiện sự kính trọng với truyền thống của ông cha ta ngày xưa, một tia lửa nhỏ bé làm sáng lên những sắc màu của cuộc sống để chúng em tung tăng dạo chơi trên khắp phố phường vào đêm hội đèn.

Bài mẫu 5

Kính thưa quý vị đại biểu, kính thưa ban giám khảo, quý thầy cô cùng các bạn học sinh thân mến!

Trung thu không chỉ là ngày hội của trẻ em, mà đây còn là thời điểm để mọi thành viên trong gia đình đoàn tụ, quây quần bên nhau. Đêm trung thu là thời khắc ánh trăng, vầng trăng đẹp nhất của một năm. Và ngày hôm nay, thời khắc này đã đến, đêm nay dưới ánh trăng rắm hòa cùng ánh đèn hoa rực rỡ, lung linh, chúng em lại được cùng nhau náo nức chung vui tết trung thu cùng các bạn nhi đồng và các anh chị thiếu nhi trên khắp mọi miền đất nước. Đến với lễ hội trăng rằm đêm nay, tập thể lớp XX mang đến chiếc lồng đèn hình ngôi sao truyền thống để được cùng tô điểm cho mái trường thân yêu thêm màu sắc rực rỡ trong ngày tết đặc biệt này.

Chúng em chọn hình ngôi sao để làm lồng đèn vì hình ngôi sao chính là biểu hiện của lá quốc kỳ của Tổ Quốc Việt Nam, chúng ta thể hiện tình đoàn kết của các dân tộc anh em, đó cũng là đoàn kết chung lồng của tập thể lớp XX, chúng em cùng chung tay làm nên chiếc lồng đèn này.

Bốn cánh ngôi sao của chiếc đèn, chúng em đã sử dụng giấy kiếng màu đỏ, ở giữa lồng đèn chúng em trang trí màu vàng nhằm biểu trưng cho niềm tự hào của chúng ta là “Người Việt Nam màu đỏ, da vàng” và đó cũng là dòng máu của các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh giành lại nền độc lập, tự do cho đất nước, để ngày hôm nay chúng em có được một cuộc sống thanh bình, được học tập và lớn lên trong điều kiện tốt nhất.

Dù vui trung thu, thế nhưng chúng em vẫn không quên lời dạy của Bác Hồ muôn vàn kính yêu đã dạy: “Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có sánh vai với các cường quốc năm châu hay không. Đó là nhờ công học tập của các cháu” Vậy nên, chúng em đã trang trí cho mặt trước của lồng đèn dòng chữ “Trung thu nhớ Bác” và ảnh Bác Hồ để tưởng nhớ công lao to lớn của người vị cha già của dân tộc. Những cánh sen hồng tượng trưng cho sự thánh thiện, thanh khiết luôn cố gắng vươn lên để tới được nơi tươi sáng nhất giống như con người Việt Nam.

Mặt sau lồng đèn chúng em trang trí hình huy hiệu măng non với dòng chữ thi đua học tốt thể hiện cho lớp chúng em như những bút măng non đua đua nhau vươn lên chăm ngoan học giỏi. Xung quanh lồng đèn chúng em trang trí dây kim tuyến và những cánh hoa nhiều màu rực rỡ để góp phần tăng thêm sự lộng lẫy cho chiếc lồng đèn.

Bản thuyết trình của lớp em đến đây là hết. Chúng em xin kính chúc quý vị đại biểu, ban giám khảo, quý thầy cô dồi dào sức khỏe, chúc cho các bạn học sinh luôn chăm ngoan học giỏi. Chúc lễ hội trăng rằm thành công tốt đẹp. Em xin chân thành cảm ơn!

Như vậy, bài viết đã tổng hợp Top 5 Bài Văn Thuyết Minh Về Đèn Ông Sao Hay Nhất. Hy vọng những kiến thức mà WElearn Gia sư chia sẻ có thể giúp ích cho bạn trong việc cải thiện môn ngữ văn của mình.

Xem thêm các bài viết liên quan

  • Dàn Ý Và Bài Văn Mẫu Tả Cảnh Ngày Hè Đầy Đủ Và Chi Tiết Nhất
  • Bài Văn Kể Lại Buổi Đầu Đi học Hay Nhất – Tập Làm Văn Lớp 3
  • Top 5 Bài Văn Tả Cảnh Cho Chữ Trong Chữ Người Tử Tù Hay Nhất