Thuyết trình về kinh doanh trà sữa

Thời của những đồ uống đá xay đã qua đi và thay thế vào đó là trà sữa – một thức uống “không hề xa lạ” đang làm mưa làm gió trên thị trường. Chút vị chát của trà hòa quyện với vị ngọt tương phản từ sữa tưởng chừng như không hợp mà lại tạo nên một thứ dễ uống, có thể chinh phục mọi đối tượng khách hàng. Những chuyên gia nghiên cứu trong ngành F&B đã nhận định rằng, trong thời gian tới, kinh doanh trà sữa sẽ vẫn tiếp tục tăng trưởng mạnh và đây là một cơ hội tốt cho những ai bắt đầu khởi nghiệp.

1. Cơn sốt tưởng như đã giảm nhiệt

Khoảng 2007, 2008, trà sữa chính thức xuất hiện và bùng lên thành một “cơn sốt” trong giới trẻ dưới một tên gọi chung: Trà sữa Đài Loan. Với hương vi đa dạng, phong phú đủ các loại như socola, hoa quả đi kèm với thứ trân châu dai dai lạ miệng, trà sữa trở thành món yêu thích của đa số các em học sinh, sinh viên thời bấy giờ vì mức giá rất rẻ chỉ từ 10 đến 15 ngàn một cốc. Bắt được xu hướng này, hàng loạt cửa hàng trà sữa mọc lên “như nấm sau mưa”.

Thuyết trình về kinh doanh trà sữa
Những quán trà sữa vỉa hè từng rất được yêu thích

Đa số trên thị trường lúc đó là các hộ kinh doanh trà sữa tự phát nhỏ lẻ dưới hình thức xe đẩy hoặc cửa hàng chỉ với vài ba ghế nhựa cho khách. Quy trình quản lý bán hàng thì sơ sài và thiếu tính chuyên nghiệp. Tuy nhiên, nguyên nhân chính dẫn dến sự biến mất của cơn sốt này chính là ở nguồn gốc nguyên liệu của các cốc trà sữa.

Số lượng tăng quá nhanh, chất lượng khó kiểm soát, nhiều loại bột trà, bột sữa kém chất lượng và mất an toàn vệ sinh thực phẩm đã bị các cơ quan chức năng và truyền thông “phanh phui”. Báo đài và truyền hình đưa tin về những cốc trà sữa bẩn đang từng ngày ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng.

Những vụ việc trên đã đánh mất lòng tin của những người yêu thích trà sữa. Các bậc phụ huynh cấm con cái của mình mua loại đồ uống này. Trước thái độ quan ngại và tẩy chay của người tiêu dùng, dường như cơn sốt trà sữa không lâu sau đã gần như bị xóa sổ trên thị trường.

2. Sự trở lại đầy mạnh mẽ

Tưởng như thứ nước giải khát này đã bị người tiêu dùng cho vào quên lãng, thế nhưng, trong một vài năm trở lại đây, thị trường đã chứng kiến sự trở lại đầy mạnh mẽ của trà sữa. Người tiêu dùng dường như đã lấy lại niềm tin với món đồ uống này. Thậm chí, trong lần này, nó còn có sức ảnh hưởng và lan tỏa mạnh mẽ hơn so với giai đoạn trước.

Thuyết trình về kinh doanh trà sữa
Dòng người xếp hàng đế mua trà sữa Share Tea trong ngày đầu ra mắt thị trường Việt Nam

Dạo quanh những con phố lớn đông đúc người qua lại như Bà Triệu, Phố Huế, Trần Duy Hưng, Nguyễn Hữu Huân ở Hà Nội, hay con phố đi bộ Nguyễn Huệ, Sư Vạn Hạnh, Nguyễn Tri Phương, Lê Văn Sỹ,…ở Hồ Chí Minh không khó để bắt gặp một cửa hàng trà sữa, thậm chí, chỉ một con phố mà  có đến 6, 7 thương hiệu khác nhau. Những chuỗi lớn như Toco Toco, Ding tea, số lượng cửa hàng đã lên đến hơn 50 điểm bán. Khi đã có được sự yêu thích của người tiêu dùng thì việc mở rộng thành chuỗi chỉ là vấn đề sớm hay muộn.

Theo thông tin chia sẻ từ một người đang kinh doanh trà sữa, trung bình một ngày họ cung cấp khoảng 200-300 cốc trà sữa, còn với những thương hiệu lớn khác trong ngày khai trương có thể lên đến 1000 cốc.  Các thương hiệu như Gong Cha hay Share Tea – những thương hiệu đã rất thành công trên thị trường khó tính như Châu Âu và khi mở quán trà sữa đầu tiên ở Việt Nam, hàng trăm người sẵn sàng xếp hàng dài chờ đợi và thậm chí, họ còn giới hạn số lượng cốc một người được mua. Như vậy, có thể thấy sức tiêu thụ của thứ đồ uống này là rất lớn. Trên thực tế, giá thành của một ly trà sữa hiện nay trung bình khoảng từ 30-60 ngàn, gấp từ 2 -3 lần so với trước đây, trong khi đó chi phí nguyên liệu cho một ly trà sữa lại không quá cao. Chi phí thì thấp lợi nhuận thì lớn, vì thế, đây có thể xem là lí do tại sao “người người nhà nhà” lại lựa chọn kinh doanh trà sữa để khởi nghiệp.

Thuyết trình về kinh doanh trà sữa
Trà sữa với các hương vị tự nhiên cùng các loại topping đặc sắc

Tham gia vào cuộc chơi này không chỉ có những thương hiệu như Mr Good Tea, Toco Toco, Feeling Tea mà còn có các tên tuổi lớn khác từ các nước như Nhật Bản, Hồng Kông, Đài Loan. Trà sữa Nhật Bản có Goky, Kamu với các sản phẩm nổi bật từ trà xanh, thiết kế và trang trí của quán cũng mang đậm tinh thần của xứ sở hoa anh đào.

Trà sữa Hong Kong hay Đài Loan phải kể đến các thương hiệu lớn như Gong Cha, Trà Tiên Hưởng, Chago,…Thị trường trà sữa hiện nay là sự cạnh tranh của các thương hiệu chuyên nghiệp, với quy mô khác hẳn so với giai đoạn trước.

3. Lý giải sự thành công

Bài học đầu tiên rút ra từ sự thất bại trước đây chính là tốc độ phát triển cần đi kèm với chất lượng. Muốn thương hiệu tồn tại lâu dài thì càng cần quan tâm kỹ lượng tới sản phẩm. Khi quay trở lại thị trường, bài toán lớn nhất mà các thương hiệu trà sữa cần phải giải quyết là xây dựng lại niềm tin, gạt bỏ nỗi lo về chất lượng cho người tiêu dùng.

Nếu như trước đây trà sữa chủ yếu được pha bằng bột trà và bột sữa – những nguồn nguyên liệu không rõ nguồn gốc thì nay được thay thế bằng trà và sữa tươi. Thậm chí, có nhiều nơi như Royal Tea, khách hàng đến order, sau đó nhân viên mới đi pha trà chứ không làm sẵn.

Thuyết trình về kinh doanh trà sữa
An toàn vệ sinh được đặt lên hàng đầu

Không chỉ dừng lại ở việc cải tiến chất lượng trà và sữa mà các quán còn bổ sung thêm rất nhiều các loại topping kèm trong mỗi cốc. Theo báo cáo dự đoán của một bên nghiên cứu thị trường, người Việt thích sử dụng những loại đồ uống có thứ nhai được bên trong. Nắm bắt điều này, nhiều người có kinh nghiệm kinh doanh trà sữa đã nghĩ ra những thứ topping độc đáo như trân châu trắng, trân châu sợi, pudding xoài, rau câu.

Thuyết trình về kinh doanh trà sữa
Không gian của quán trà sữa ngày càng được đầu tư hơn

Việc xây dựng thương hiệu cũng được nhiều người kinh doanh trà sữa coi trọng hơn. Nếu so với trước đây, bao bì đóng thô sơ với những hình hoạt hình kém chuyên nghiệp thì nay, mỗi cốc trà sữa đều có logo và thiết kế mang đậm dấu ấn riêng. Nhiều quán có trang bị máy in tem nhãn trà sữa để ghi chú cẩn thận những thông tin về tên sản phẩm, lượng đường, đá hay topping kèm theo.

Tuy nhiên, chỉ sản phẩm tốt thôi thì chưa đủ để cạnh tranh trên thị trường kinh doanh ăn uống, điều mà nhiều chủ quán cần thay đổi chính là chất lượng phục vụ và cơ sở hạ tầng. Đối tượng khách hàng của những quán trà sữa hiện nay đã được mở rộng hơn chứ không chỉ dừng lại ở độ tuổi teen.

Dân văn phòng cũng thường gọi trà sữa về uống thay cho cafe vì thế, cửa hàng cần có dịch vụ delivery (giao hàng) tận nơi. Ngoài ra, với tốc độ trung bình mỗi ngày vài trăm cốc thì quán cần một quy trình làm việc nhanh chóng với sự trợ giúp của các thiết bị công nghệ như phần mềm quản lý quán trà sữa,..

Thuyết trình về kinh doanh trà sữa
Tăng tốc độ phục vụ khách hàng nhờ phần mềm trà sữa iPOS

Theo dõi quá trình phát triển của trà sữa tại thị trường Việt Nam, có thể rút ra bài học lớn về sự hồi sinh của một sản phẩm đã từng bị người tiêu dùng quay lưng. Bí quyết để kinh doanh trà sữa thành công là sự thay đổi mang tính toàn diện, từ thương hiệu đến việc đảm bảo chất lượng sản phẩm. Thị trường trong năm 2017 hứa hẹn sẽ còn phát triển mạnh mẽ hơn nữa và khó có thứ đồ giải khát nào chiếm ưu thế hơn trà sữa trên thị trường dành cho giới trẻ.

Tóm tắt nội dung tài liệu

  1. Bài luận Dự án kinh doanh quán trà sữa Kool
  2. I - KHƠI NGUỒN Ý TƯỞNG Trà sữa trân châu bắt nguồn từ Đài Loan vào đầu thập niên 1980 có tên tiếng Anh là “bubble tea”. Nancy Yang, một chủ quán trà người Đài Loan thêm hương vị trái cây, sirô, khoai lang tẩm đường, và trân châu vào trà sữa. Mặc dù thức uống này lúc đầu không phổ biến, nhưng một số đài truyền hình Nhật Bản đã khiến các doanh nhân chú ý. Vào thập niên 1990, trà sữa trân châu trở nên nổi tiếng ở hầu hết các nước Đông Nam Á, tại khu phố người Hoa (Chinatowns) và các cộng đồng châu Á hải ngoại. Ở Mỹ, các nhãn hiệu trà như Quickly và Lollicup phát triển mạnh nhất là các vùng có đông người châu Á. Xu hướng này bắt đầu từ thành phố SanGabriel, California và nhanh chóng lan ra khắp miền Nam California. Đồ uống này được chú ý nhiều từ các phương tiện truyền thông, cả trên radio và báo Los Angeles Times. Nhờ đó, trà sữa trân châu phổ biến toàn thế giới. Các thành phần trong trà sữa: Hạt trân châu được làm từ củ sắn. Hạt phải đun sôi gần 30 phút cho tới khi chín hoàn toàn, nhưng vẫn giữ được độ dẻo, khi đó hạt nở ra đáng kể, rồi phải làm lạnh trong khoảng 30 phút nữa. Để ráo nước, sau đó hạt trân châu được cho vào nước đường hay mật ong dùng để cho vào trà. Hạt trân châu được hút bằng ống hút to, người uống trà vừa uống vừa nhai hạt trân châu. Thạch dừa hoặc thạch konjac (thạch thủy tinh) cũng được dùng để cho vào trà trân châu. Thạch được cắt thành viên nhỏ. Trà trân châu có thể pha chế thành trà trân châu thập cẩm nếu có cả trân châu và thạch. Có nhiều loại thạch với nhiều hương vị hoa quả như thạch vải, thạch trà sữa, thạch cầu vồng, thạch trái cây hỗn hợp… Trà sữa được pha từ bột cùng hương vị như mật ong, chanh, nước ép trái cây, trân châu và thạch được lắc chung với đá viên để tạo nên một ly nước sủi bọt, mát lạnh và hấp
  3. dẫn. Mùi vị của socola, nho, dâu tây… cùng với những hạt trân châu sẽ quyện lẫn vào với nhau. Các vị trà sữa: Có thể nói, chưa có một loại thức uống nào lại phong phú về tên gọi và hương vị như các loại trà sữa trân châu hiện nay. Nào là trà sữa bạc hà, sữa dưa lưới, sữa mật ong, sữa nho, sữa kiwi, sữa cam, sữa dâu, sữa táo, sữa đậu xanh, sữa chanh leo… nhìn vào menu rất dài tên những loại trà sữa thì bạn sẽ phải lưỡng lự khá lâu để lựa chọn. Trà sữa lạnh có bao nhiêu loại thì trà sữa nóng cũng có bấy nhiêu loại. Và tất nhiên, các bạn vẫn sẽ có thể thêm cho mình trân châu hoặc rau câu tùy thích. Sau khi được chế biến thành từng loại đồ uống với các hương vị riêng, ly trà sữa này sẽ được hâm nóng lên. Điểm vượt trội của trà sữa nóng so với trà sữa lạnh là khi thưởng thức trà sữa nóng bạn sẽ cảm nhận được hết tất cả các hương vị trong ly sữa của mình. Trà sữa nóng không có đá nên không bị nước đá hòa tan làm nhạt vị của trà sữa vì vậy trà sữa nóng đậm đà hơn và sẽ khiến bạn cảm thấy “ngọt lòng” hơn. Cảm nhận được hương vị ngọt ngào của trà sữa, dai dai của trân châu, mùi thơm của trái cây của đồ uống này, bạn sẽ thấy thư thái và thấy mình như trẻ lại. Chưa phải là một thương hiệu nhưng chúng tôi đặt trọn niềm tin vào việc đem lại cho khách hàng những trải nghiệm tinh tế nhất về trà sữa chính hiệu. Ðể thực hiện được điều đó, tất cả mọi khâu đều phải được thực hiện nghiêm ngặt và đúng tiêu chuẩn. Từ việc chỉ chọn lọc những nguyên liệu pha chế ngon nhất, tốt nhất để làm ra thành phẩm và phục vụ cho đến việc tạo nên một bầu không khí thưởng thức trà sữa thật thoải mái và đầy hứng khởi, phong cách phục vụ nồng ấm và tất nhiên không thể thiếu được những nụ cười thân thiện và một sự nhiệt thành, tận tâm vì khách hàng.
  4. II. MÔ TẢ DỰ ÁN 1. Mô tả dự án: Tổng thể dự án là một chuỗi các cửa hàng trà sữa mang tên “ Kool” kết hợp giữa phương thức kinh doanh đồ uống tại chỗ và đồ uống nhanh mang đi. Tùy vào vốn đầu tư có được, có thể xây dựng chuỗi cửa hàng gồm 5 địa điểm tương ứng với 5 quận của Cần Thơ. Sau đó sẽ mở rộng thêm ở giao đoạn sau. Vốn đầu tư dự tính cho 1 quán trà sữa thuộc dự án là 400 triệu. Toàn bộ dự án cần vốn đầu tư là 3.6 tỉ. Chuỗi quán sẽ hoạt động kết hợp 2 lĩnh vực bán tại quán và bán mang đi. Bán đồ uống nhanh mang đi đang có một khoảng trống thị trường rất lớn tại Việt Nam nên hứa hẹn nếu khai thác được sẽ mang lại một lợi nhuận rất lớn và ổn định. Đối với phương thức bán tại quán, “Kool” sẽ hấp dẫn các bạn trẻ bởi chất lượng sản phẩm đồ uống, phục vụ chu đáo, chuyên nghiệp và đặc biệt cách trang trí độc đáo, chuỗi 5 cửa hàng là 5 phong cách riêng, nhiều không gian đẹp – một nơi lý tưởng để thư giãn, giải trí và thưởng thức những phút giây riêng tư hay ấm áp bên bạn bè. Sau đây, nhóm lập dự án xin trình bày cụ thể 1 trong số 5 quán trà sữa thuộc chuỗi. Do thị trường là rất rộng lớn và địa điểm các quán cách nhau đủ xa nên sẽ không bị chồng chéo thị trường, đảm bảo doanh thu của mỗi quán trong chuỗi. TRÀ SữA Kool #1 1.1. Địa điểm: Tổng diện tích: 70m2, mặt tiền > 5m Cơ cấu: 2 tầng, 3 phòng, 20 bàn. Số lượng khách tối đa tại cùng một thời điểm là 70 khách. 1.2. Phong cách:
  5. - Kool được xây dựng và thiết kế theo phong cách trẻ trung, hiện đại phù hợp với đối tượng khách quán hướng đến là học sinh, sinh viên và những người đi làm trong độ tuổi từ 22 – 30 có cuộc sống bận rộn nên nhu cầu về một không gian café thư giãn yên tĩnh hay việc mua đồ uống mang đi ngay rất cần thiết. - Nắm rõ nhược điểm diện tích không được lớn lắm do vậy Kool sử dụng mọi ngóc ngách và chăm chút tới từng góc nhỏ nhất để tận dụng diện tích và thu hút lượng khách hàng đảm bảo. Sự thiết kế khéo léo tận dụng không gian trên một diện tích nhỏ hẹp đã giúp tạo cho quán một phong cách riêng gần gũi và ấm áp như những phòng sinh hoạt trong một gia đình. Thực tế đã cho thấy rất nhiều khách hàng bị quán thu hút bởi hình ảnh đẹp, phong cách và kiến trúc độc đáo. - Mô tả chi tiết: Tông màu chủ đạo của quán là trắng-xanh dương-cam-hồng. Qua khảo sát thực tế đây là một số tông màu đậm mà ấm áp bắt mắt lại chưa có quán nào sử dụng. Tông màu riêng giúp việc xây dựng và quảng bá hình ảnh cho quán dễ dàng thuận tiện hơn. Nội thất: bàn ghế gỗ mộc, đơn giản phù hợp với phong cách và tạo cảm giác ấm cúng, thoải mái, gần gũi mà vẫn lịch sự, sang trọng không cầu kì xa hoa. Tầng 1: 30m2 • 2 bàn ngoài trời: Mục đích tăng số lượng bàn cho khách ngồi tại quán và trang trí cho mặt tiền của quán. • 4 bàn trong nhà. • Trong nhà: Khu vực pha chế, bếp, kho, wc. Mục đích: Phục vụ hoạt động làm việc tại quán và phục vụ đối tượng khách hàng mua đồ mang đi ngay. Khu vực pha chế, bếp, chỗ rửa dọn: rộng rãi, tiện nghi để tạo điều kiện tốt cho nhân viên làm việc, đáp ứng nhu cầu khách hàng (đặc biệt là đối tượng khách mua đồ mang đi) thật nhanh chóng. Kho: Ngay sát khu vực pha chế, thuận tiện cho công việc. WC: riêng biệt.
  6. Tầng 2: Muc đích: không gian ngồi tại quán thưởng thức café, đồ uống cho khách hàng. • Phòng 1: 25 m2. Không gian bàn ghế thoải mái. Phòng mở nhiều cửa sổ và được thiết kế với những tủ kệ trang trí đẹp mắt, đồ đạc bày biện hợp lý, đặc biệt có rất nhiều sách truyện các thể loại để khách có thể vừa ngồi uống nước, vừa xem sách tại không gian quán thoáng mát, yên tĩnh. • Phòng 2: 15 m2. Không gian ngồi thảm và gối bệt ấm cúng, nhỏ bé mà xinh xắn, lãng mạn. Tham khảo hình ảnh quán được đính kèm trong bộ hồ sơ. 1.3. Sản phẩm và dịch vụ kinh doanh: - Trà sữa, đồ uống giải khát và đồ ăn nhanh phục vụ 2 đối tượng khách: Khách hàng có thời gian thưởng thức trà sữa, đồ uống, đồ ăn nhanh ngay tại không gian của quán. Khách mua đồ uống, đồ ăn nhanh mang đi. - Các loại đồ uống quán phục vụ: Trà sữa: nguồn nguyên liệu đặt từ Đài Loan, đảm bảo chất lượng với giá lấy hàng phải chăng. Hồng trà, lục trà, creamshake, yoshake Nước ép hoa quả, sinh tố. Nước ngọt các loại - Các loại đồ ăn nhanh quán phục vụ: Các món ăn nhẹ: Mì gói nấu bò, bánh mì ốp la, bò lúc lắc, khoai tây chiên, cơm chiên cuộn trứng, bò-tôm-cá viên, mì Ý sốt thịt bò, nui xào bò 1.4. Hình thức hoạt động: - Giờ mở cửa: 9h - 22h Với mục tiêu phục vụ khách hàng đa phần là giới trẻ, quán không chủ trương mở cửa sớm mà giờ mở cửa sớm nhất là 9h sáng và thay đổi theo mùa.. Quán đóng cửa lúc 22h tối, chấp hành nghiêm túc các quy định về kinh doanh.
  7. - Do đặc điểm diện tích không lớn lắm, số lượng khách ngồi tại quán có hạn trong khi số lượng khách hàng mua đồ uống, đồ ăn nhanh mang đi là không giới hạn, vì vậy trong thời gian tới, nhóm quyết định đầu tư vào việc mở rộng hình thức kinh doanh là bán đồ ăn và đồ uống mang đi, đảm bảo các tiêu chí: hấp dẫn, phong phú, nhanh chóng, tiện lợi, đảm bảo vệ sinh, giá cả hợp lý. Đây chắc chắn là một điểm mới mẻ và nổi bật của quán so với các quán kinh doanh mặt hàng nước giải khát hiện nay. Đồng thời tiến hành trang trí cải tạo không gian ngay tại quán để thu hút những đối tượng khách muốn thưởng thức đồ uống ngay tại không gian riêng của quán. - Cung cấp các loại hình dịch vụ: Đồ uống, đồ ăn theo thực đơn (menu). Dịch vụ wifi miễn phí. Nhận tổ chức sinh nhật, sự kiện, kỉ niệm,… theo yêu cầu. Các dịch vụ khuyến mãi: Giảm giá 30% vào 10h-12h và 15h-17h thứ 2 và thứ 4 hàng tuần. o Thẻ tích điểm mặt sau card của cửa hàng: mua 8 đồ uống tặng 1 đồ uống o miễn phí bất kì. 2. Chiến lược phát triển: Giai đoạn Thời gian Quy mô Mục tiêu Giai đoạn 1 1 năm đầu 1 địa điểm duy nhất. - Đưa quán vào hoạt động thực tế nhằm thu nhận những ý kiến bổ sung cho việc tổ chức và điều hành quán. - Gây dựng hình ảnh và tên tuổi của cửa hàng. - Dự kiến hoàn vốn và bắt đầu có lãi sau 12 tháng kinh doanh. Giai đoạn 2 1 năm tiếp 1 địa điểm duy nhất - Điều chỉnh phong cách quán, mở theo rộng hoạt động kinh doanh theo
  8. hướng phù hợp và cần thiết sau những phản hồi từ khách hàng và kinh nghiệm rút ra từ giai đoạn kinh doanh đầu tiên. - Mục tiêu lợi nhuận ròng từ hoạt động kinh doanh tăng trưởng nhanh và ổn định. - Khẳng định thương hiệu quán trên thị trường. - Đầu tư phát triển sâu hơn vào các hình thức hoạt động khác: bán sách, đồ lưu niệm. - Tiếp tục rút ra những kinh nghiệm cần thiết chuẩn bị cho việc mở rộng quy mô hoạt động. Giai đoạn 3 Các năm tiếp - Mở rộng quy mô - Lợi nhuận ròng từ hoạt động kinh theo hoạt động theo mô doanh. hình nhượng quyền - Phát triển và khẳng định thương thương mại hiệu hệ thống cửa hàng “kool” đối (franchise). với công chúng. - Mở rộng thêm các - Phát triển các dịch vụ đi kèm một cơ sở khác trên địa cách chuyên nghiệp (đội ngũ thiết kế bàn thành phố. Xây riêng cho các sản phẩm lưu niệm và dựng thương hiệu và vật dụng mang hình ảnh của thương phát triển mô hình hiệu). chuỗi cửa hàng café - Tạo nên một phong cách dịch vụ đồ uống mang đi đồ uống nhanh chuyên nghiệp trên nhanh. thị trường.
  9. III - Phân tích thị trường 1. Phân tích môi trường vĩ mô Là một trong những quốc gia được thể giới công nhận là “điểm đến an toàn” vì có nèn chính trị ổn định, Việt Nam đang trên con đường hội nhập kinh tế quốc tế. Ổn định về chính trị tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế. Kinh tế Việt Nam tăng trưởng nhanh trên thế giới với tốc độ tăng trưởng trung bình trên 7% trong 10 năm trời lại đây ( Nguồn: Bộ Tài Chính). Không chỉ có mức tăng trưởng cao mà chất lượng tăng trưởng cũng được khẳng định. Với tốc độ gia tăng hang năm này đã giúp cho mức sống của người dân đặc biệt là người dân các thành phố lớn như Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, Tp Hồ Chí Minh, Cần Thơ… được cải thiện và gia tăng đáng kể sẽ tạo một môi trường kinh doanh thuận lợi. 5 năm qua kinh tế TP Cần Thơ đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 15,12%, cao hơn 1,65% so với mức tăng trưởng bình quân 5 năm trước (2001 - 2005), cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng định hướng. Năm 2011, TP Cần Thơ phấn đấu nâng mức thu nhập bình quân đầu người lên 2.150 USD, cao hơn năm 2010 là 200 USD. Đây là mức cao nhất các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế quốc tế, đặc biệt Việt Nam đã triwr thành thành viên chính thức của WTO (tổ chức thương mại quốc tế) sẽ mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp đầu tư phát triển. Luật doanh nghiệp được Quốc hội khóa XI thong qua ngày 29/11/2005 có hiệu lực tháng 7/2006 đã thể hiện rõ đường lối đổi mới toàn diện nền kinh tế, cho phép các loại hinh doanh nghiệp ra đời, tự do cạnh tranh trong khuôn khổ pháp luật, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế. Thủ tục hành chính được điều chỉnh khá nhiều tạo ra cơ chế thông thoáng. Điều này giúp cho việc đăng kí kinh doanh trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn rất nhiều. 2. Phân tích cầu thị trường 2.1. Khách hàng mục tiêu:
  10. Dựa trên mục đích mở quán phục vụ dịch vụ cũng như survey chúng tôi đã thực hiện trên 450 người ở các độ tuổi khác nhau, khách hang mục tiêu mà chúng tôi nhằm tới đươc chia làm 2 nhóm khách hang như sau: - Khách hàng đến thưởng thức tại quán: được hiểu là các khách hàng đơn lẻ hoặc đi theo nhóm nhỏ; đến quán để thưởng thức thư giãn, đọc sách, chụp ảnh. Đối tượng khách hàng này bao gồm cả người Việt Nam lẫn khách nước ngoài. Đặc biệt với những người Việt Nam: Dựa trên survey chúng tôi đã làm, tỷ lệ người trong độ tuổi từ 16-30 có sở thích uống trà sữa là 72% với mức thu nhập ổn định. Ở độ tuổi này, tần suất tới quán khá cao từ 1 đến 5 lần/tháng. Do đó, đối với người Việt Nam đến quán với mục đích uống trà sữa và giải trí, chúng tôi nhằm vào đối tượng khách có độ tuổi từ 18 đến 25. - Khách hàng mua đồ uống,thức ăn nhanh mang đi: được hiểu là các khách hàng đến gọi đồ rồi mang đi, hoặc là đăng ký qua điện thoại để được đưa đồ đến tận nơi ở,nơi làm việc. Đối tượng này tập trung gồm những người độ tuổi từ 22-30, đi làm, khá bận rộn. 2.2. Số liệu thống kê: Số lượng phiếu điều tra thu nhập được: 378 phiếu trong đó Có 14 người trong độ tuổi từ dưới 18 Có 106 người độ tuổi từ 18-21 Có 228 người độ tuổi từ 22-35 Có 30 người độ tuổi từ 26-45 Không có ai có độ tuổi trên 45
  11. Qua điều tra khảo sát, tỷ lệ người trong độ tuổi từ 22-35 có sở thích uống trà sữa là 72%. Tỷ lệ thích uống trà sữa 28% Thích Không thích 72% Nhận định xu hướng tiêu dùng sản phẩm: Khách hàng trong nước từ 22-35 tuổi
  12. Bạn có thích đến quán trà sữa không? 11% Thích Không thích 89% Mặc dù có 72% đối tượng từ 22-35 tuổi được hỏi thích uống trà sữa nhưng chỉ có 89% số lượng thích đến quán trà sữa. Những người được phỏng vấn cho rằng họ có thể thưởng thức đồ uống khác trong không gian của quán trà sữa. Đồng thời có một số lượng đáng kể đối tượng được hỏi (28%) thích uống trà sữa nhưng không thể đến quán vì công việc quá bận rộn. Có 17% số người từ 22-35 tuổi được hỏi đi uống trà sữa từ 2-5 lần một tháng. Bạn có thường xuyên uống trà sữa hay không? 5% 17% 26% Ít hơn 2 lần/tháng 2-5 lần/tháng 6-10 lần/tháng Trên 10 lần/tháng 52%
  13. 67% đối tượng từ 22-35 tuổi được hỏi thường đi uống trà sữa vào buổi tối và 25% thích uống vào buổi sáng. Còn lại là vào buổi trưa và buồi chiều. Bạn thường đến quán trà sữa vào buổi nào? Buổi tối Buổi sáng Buổi chiều Các yếu tố quan trọng nhất đối với một quán trà sữa lần lượt là: - Đồ uống ngon, giá cả phải chăng. - Không gian đẹp, độc đáo, phù hợp với nhiều mục đích. - Chất lượng phục vụ tốt. - Địa điểm của quán thuận lợi, dễ tìm kiếm. Qua những số liệu trên có thể rút ra một số đặc điểm cảu các khách hàng như sau - Là những người trẻ, năng động - Đa phần có thói quen đi uống trà sữa - Thường quan tâm đến những nơi có không gian yên tĩnh, độc đáo khác lạ hoặc lịch sự phù hợp với nhiều mục đích. - Có một nhóm khách hàng thường xuyên bận rộn, không có thời gian ngồi thưởng thức tại quán. Với những đặc điểm trên, kool là một lựa chọn lý tưởng dành cho nhóm khách hàng mục tiêu này. Ngoài những đối tượng mục tiêu, còn có những đối tượng khách hàng như những người ở độ tuổi 18-22 bước đầu có thu nhập thích sự mới mẻ độc đáo và những người ở độ tuổi ngoài 35 bận rộn và thích sự tiện dụng.
  14. Khách hàng mang đi: Trong các đối tượng thích uống trà sữa được hỏi, đến 28% thích đồ uống mang đi thay vì thưởng thức tại quán Đặc điểm khách hàng: - Năng động, bận rộn không có nhiều thời gian đến quan - Chủ yếu ở các khu vực văn phòng của Cần Thơ - Ở khá xa vị trí của các quán trà sữa. Qua những phân tích cho thấy việc phân đoạn thị trường lựa chọn các nhóm khách hàng mục tiêu là tương đối phù hợp. một thị trường đầy tiềm năng như vậy sẽ là điều kiện chi chúng tôi khởi nghiệp thành công. 2.3. Các đối tác: Kool có các đối tác về: - Nguyên vật liệu. - Các nhà cung cấp các trang thiết bị vật liệu sử dụng trong quán - Các đối tác về mặt truyền thông quảng cáo. 3.2. Đối thủ tiềm ẩn
  15. Vì đặc điểm của dịch vụ là dễ bắt chước. Chúng tôi nhận thấy những đối thủ tiềm ẩn gần nhất như sau: Đối thủ tiềm ẩn Phương thức đối phó Các quán trà sữa “bắt chước” theo mô - Xây dựng thành công thương hiệu “Quán trà hình kinh doanh của Kool. Đó là quán sữa Kool” tạo dấu ấn trong lòng khách hàng trà sữa kết hợp với đồ uống mang đi. mục tiêu và khách hàng khác. Định hướng phát Đối thủ: Hoa hướng dương, TapioCup triển: xây dựng một chuỗi các quán trà sữa và một số quán nhỏ & lẻ khác. mang đi. - Hướng tới một mô hình quản lý kinh doanh chuyên nghiệp tạo nên dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt, hứa hẹn luôn là điểm đến hấp dẫn của khách hàng. - Đẩy mạnh liên kết chặt chẽ với các đối tác chiến lược thúc đẩy hoạt động kinh doanh. 4. Ma trận S.W.O.T Các điểm mạnh Các điểm yếu - Là quán “trà sữa kèm đồ - Vốn đầu tư lớn uống mang đi” với mức giá phải chăng đầu tiên ở Cần Thơ - Có chiến lược Marketing bài bản Các cơ hội Chiến lược SO Chiến lược WO - Ở CT, có rất ít các quán - Tận dụng triệt để các hình - Tiền nhà trả theo tháng, mô hình trà sữa kết hợp đồ thức Marketing, quảng bá không phải trả một số tiền uống mang đi hình ảnh quá lớn cho việc thuê nhà - Thuê nhà của người thân ngay từ ban đầu gia đình
  16. Các nguy cơ Chiến lược ST Chiến lược WT - Nhiều đối thủ cạnh tranh - Tận dụng được sự giúp đỡ - Đưa ra các hình thức lớn của các kiến trúc sư và họa phục vụ đặc biệt để thu hút - Mô hình trà sữa kèm đồ sỹ để xây dựng kiến trúc khách hàng không chỉ đến uống mang đi dễ bắt chước độc đáo, có 1-0-2 một lần mà còn quay lại nhiều lần nữa IV - KẾ HOẠCH MARKETING 4. Kế hoạch kinh doanh: 4.1 Mục tiêu Marketing: Kool là một dự án trà sữa kết hợp đồ uống và thức ăn mang đi với ý tưởng độc đáo và linh hoạt được thực hiện có quy mô,nhưng bản chất vẫn là một dự án mới trên thị trường, vì vậy Kool ý thức rõ về vai trò to lớn của Marketing trong chiến lược kinh doanh tiếp cận và thu hút khách hàng. Mục tiêu Marketing mà KOOL tập trung vào: o Kích hoạt thương hiệu- giới thiệu KOOL tới khách hàng. o Thu hút khách hàng đến với KOOL o Tăng mức độ nhận biết thương hiệu và thị phần trên thị trường. o Tăng doanh thu và lợi nhuận trước thuế. 4.2. Chiến lược Marketing: 4.2.1 Chiến lược cạnh tranh: Chiến lược cạnh tranh của KOOL sẽ là: o Tập trung chính vào thị trường mục tiêu và khách hàng mục tiếu: 2 nhóm khách hàng chính: khách hàng thưởng thức tại quán và khách mua hàng mang đi. o Tạo dựng sự khác biệt, tiên phong và không ngừng đổi mới nâng cao chất lượng dịch vụ. o Tập trung và phân khúc riêng là đồ ăn thức uống mang đi.
  17. 4.2.2 Định vị: • Khách hàng mục tiêu: bao gồm 2 nhóm khách hàng chính: o Khách hàng đến thưởng thức tại quán: bao gồm khách Việt Nam là những người từ 16-22 tuổi, học sinh, sinh viên, đã đi làm, có thu nhập ổn định từ 2-5 triệu trờ lên và khách nước ngoài đi lẻ. o Khách mua đồ mang đi: những đối tượng khách hàng không có nhiều thời gian đến quán và ở xa vị trí quán, bao gồm đối tượng đi làm từ 22 tuổi trờ lên. 4.2.3 Chiến lược Marketing hỗn hợp ( 7Ps): Chiến lược này tập trung làm cho khách hàng: Nhận biết o Quan tâm o Sử dụng dịch vụ trà sữa với đồ mang đi KOOL o Tiếp tục sử dụng dịch vụ của KOOL o Đối tượng ưu tiên tiếp cận số một là những người trong nhóm khách hàng mục tiêu. KOOL hiểu rằng chúng tôi kinh doanh “ dịch vụ”, đồng thời đây cũng là loại hình dịch vụ mới xuất hiện trên thị trường, vì vậy chiến lược Marketing hỗn hợp dựa trên 7 chính sách cụ thể sau: 4.2.3.1 Chính sách “ Con người” ( People): Trong chính sách People của KOOL, chúng tôi hướng đến 2 hướng phát triển là: 1. Chính sách đối với nhân viên. 2. Chính sách đối với khách hàng. Cụ thể là như sau: 1. Chính sách đối với nhân viên: KOOL kinh doanh dịch vụ, vì vậy ấn tượng ấn tượng của khách hàng đối với nhân viên là vô cùng quan trọng. Điều đó không chỉ phụ thuộc vào sự đào tạo kĩ năng của KOOL mà còn phụ thuộc vào sự phù hợp nhân viên đó với vị trí tuyển dụng. Chính vì vậy, chính sách nhân lực được đưa ra:
  18. Yêu cầu tuyển dụng chung: Nhân viên phải đáp ứng được: o - Khả năng giao tiếp tốt. - Ngoại hình ưa nhìn. - Nhanh nhẹn, nhiệt tình, cẩn thận Những yêu cầu trên là cần thiết, đảm bảo đội ngũ nhân viên của KOOL sẽ phù hợp và hoàn thành tốt vị trí được tuyển dụng, tạo được thiện cảm tốt với khách hàng khi đến với KOOL. 2. Chính sách đối với khách hàng: Mục têu Marketing mà KOOL hướng tới không những lôi kéo khách hàng đến với KOOL mà còn giữ chân khách hàng tiếp tục sử dụng dịch vụ của KOOL. Vì vậy, không những làm tốt công tác đào tạo quản lý nhân viên, tạo đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp xuất sắc mà còn sử dụng hình thức đãi ngộ với khách hàng. Cụ thể là: Dịch vụ khách hàng: đối với những khách hàng “ thân thiết” của KOOL, o chúng tôi lưu lại thông tin để: - Nhắn tin, gửi ecard chúc mừng sinh nhật khách. - Gửi ecard chúc mừng vào dịp, lễ, tết. Đồng thời KOOL cũng duy trì “ phiếu góp ý”, luôn luôn lắng nghe ý kiến khách hàng nhắm ngày càng hoàn thiện hơn chất lượng dịch vụ của mình. 4.2.3.2. Chiến lược “Quy trình” (Process) Quy trình đối với khách thưởng thức tại Quy trình đối với khách mua đồ mang đi quán - Thông tin về KOOL được quảng bá - Nhân viên mang menu đến cho khách để rộng rãi trên các phương tiện thông tin chọn lựa và gọi đồ mang đi - Treo băng rôn khai trương, nét đặc - Nhân viên mang nước uống đến bàn cho sắc, sự kiện của quán khách trong lúc chờ đợi pha chế - Nhân viên mang nước khai vị và - Đồ uống sẽ được mang đến tối đa không menu đến bàn cho khách quá 10 phút từ lúc khách gọi - Khách gọi đồ uống, nhân viên sẽ phục - Khách hàng có thể đọc sách báo, tạp chí,
  19. vụ đồ uống đến bàn của khách xem tranh ảnh… trong lúc chờ đợi - Đồ uống được mang đến không quá - Đồ uống của khách được đóng hộp cẩn 10 phút từ lúc nhận được yêu cầu của thận, có túi xách ngoài đẹp mắt, lịch sự khách - Khách hàng thanh toán tiền sau khi nhận - Khách thưởng thức trà sữa trong một được đồ uống và hóa đơn không gian đẹp, thoải mái trong giai - Khách được tặng thẻ tích điểm để tham điệu âm nhạc nhẹ nhàng gia chương trình “Khách hàng thân thiết” - Nhân viên thanh toán tại bàn với hóa - Nhân viên cảm ơn và chào tạm biệt khách đơn trong sổ da cho khách - Khách được tặng thẻ tích điểm để tham gia chương trình “Khách hàng thân thiết” - Nhân viên chào tạm biệt và cảm ơn khách hàng 4.2.3.3. “Bằng chứng cụ thể” (Physical Evident) KOOL cung cấp dịch vụ cho khách hàng và dịch vụ mà KOOL giới thiệu là dịch vụ mới, vì vậy KOOL hiểu được tâm lý hoài nghi của khách hàng đối với dịch vụ mà KOOL cung cấp bởi khách hàng chưa từng sử dụng dịch vụ của KOOL trước đây. Do vậy, để khách hàng hình dung chính xác nhất về KOOL, tổng quan cụ thể về KOOL như sau: - Địa điểm:…. - Cơ sở hạ tầng: gồm 2 tầng: * Tầng 1 là không gian dành cho khách hàng đến mua đồ ăn, đồ uống mang đi * Tầng 2 là không gian được chia nhỏ với phòng nhỏ trải thảm ngồi và phòng lớn đem đến sự thoải mái tuyệt đối cho khách hàng - Kiến trúc KOOL: kiến trúc của một ngôi nhà Pháp cổ, mang phong cách mô phỏng một góc châu Âu xen lẫn nét trẻ trung, hiện đại.
  20. - Không gian quán: rộng rãi, thoáng, đẹp, với những hình ảnh và kiến trúc đầy tính nghệ thuật - Phong cách phục vụ: chuyên nghiệp, lịch sự, nhiệt tình, cởi mở. Đội ngũ nhân viên được đào tạo bài bản sẽ làm hài lòng mọi khách hàng đến với KOOL - Đồng phục nhân viên: áo thun + quần dài tự do + tạp dề - Phong cách âm nhạc: nhạc trẻ phù hợp teen - Dịch vụ cung cấp: trà sữa, đồ uống, đồ ăn nhẹ, sách báo tạp chí, wifi, chụp ảnh… - Giá cả dịch vụ: 10.000 – 50.000 VNĐ 4.2.3.4. Chiến lược “Sản phẩm“ (Product) Triển khai chuỗi trà sữa kèm đồ uống mang đi, khởi đầu là KOOL. - Thương hiệu: KOOL – quán trà sữa đầu tiên trong chuỗi cửa hàng “trà sữa kool” kèm đồ ăn, uống mang đi. Sản phẩm cung cấp Dịch vụ cung cấp Trà sữa: nguồn nguyên liệu đặt - Wifi từ Đài Loan, đảm bảo chất lượng với giá - Chương trình “Khách hàng thân thiết” lấy hàng phải chăng. - Tổ chức tiệc, sinh nhật Hồng trà, lục trà, creamshake, - Chơi game giải trí yoshake - Đọc tạp chí teen Nước ép hoa quả, sinh tố. - Xem tivi… Nước ngọt các loại Các món ăn nhẹ: Mì gói nấu bò, bánh mì ốp la, bò lúc lắc, khoai tây chiên, cơm chiên cuộn trứng, bò-tôm-cá viên, mì Ý sốt thịt bò, nui xào bò


Page 2

YOMEDIA

Bài luận KHƠI NGUỒN Ý TƯỞNG Trà sữa trân châu bắt nguồn từ Đài Loan vào đầu thập niên 1980 có tên tiếng Anh là “bubble tea”. Nancy Yang, một chủ quán trà người Đài Loan thêm hương vị trái cây, sirô, khoai lang tẩm đường, và trân châu vào trà sữa. Mặc dù thức uống này lúc đầu không phổ biến, nhưng một số đài truyền hình Nhật Bản đã khiến các doanh nhân chú ý. Vào thập niên 1990, trà sữa trân châu trở nên nổi tiếng ở hầu hết các nước Đông Nam Á, tại khu phố...

29-10-2012 1477 286

Download

Thuyết trình về kinh doanh trà sữa

Giấy phép Mạng Xã Hội số: 670/GP-BTTTT cấp ngày 30/11/2015 Copyright © 2009-2019 TaiLieu.VN. All rights reserved.