Tiểu đường thai kỳ an chuối xanh nấu được không

Bạn đang mang thai và bị tiểu đường. Bạn hay ăn chuối để dễ tiêu hóa, tránh táo bón, song lại thắc mắc bà bầu bị tiểu đường thai kỳ có nên ăn chuối?

Tiểu đường thai kỳ xảy ra khi cơ thể mẹ bầu không sản xuất đủ một loại hormone gọi là insulin. Tiểu đường gây ra một số biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi. Dĩ nhiên là bà bầu nên tránh các loại thực phẩm khiến lượng đường trong máu tăng nhanh. Chuối ngọt như vậy liệu có khiến đường máu tăng nhanh?

Tiểu đường thai kỳ an chuối xanh nấu được không

Bà bầu nên cẩn thận với tiểu đường thai kỳ

Insulin là một hormone cho phép tế bào hấp thụ và sử dụng glucose (một loại đường) để chuyển hóa thành năng lượng. Khi mang thai, cơ thể mẹ sẽ trở nên kháng với insulin nhiều hơn để giúp cung cấp glucose cho thai nhi.

Đối với một số bà bầu, tiến trình này gặp trục trặc và nó khiến mẹ ngừng phản ứng với insulin, hoặc không sản xuất đủ insulin để cung cấp lượng glucose mà mẹ bầu cần. Lúc này, mẹ sẽ bị dư thừa đường trong máu, đây chính là tình trạng tiểu đường thai kỳ.

Bà bầu bị tiểu đường có nên ăn chuối?

Chuối chứa nhiều vitamin và khoáng chất có lợi cho mẹ bầu như vitamin C, vitamin A, vitamin B6, kali, sắt,…, tuy nhiên chuối lại là thực phẩm chứa lượng đường cao, nhất là chuối chín.

Tiểu đường thai kỳ an chuối xanh nấu được không

Chuối chín chứa hàm lượng đường cao

Chuối càng chín, chỉ số đường huyết có trong chuối sẽ càng cao do tất cả các tinh bột đều đã chuyển hoá thành đường đơn. Tuy nhiên mẹ cũng không nên ăn chuối xanh vì chứa nhiều carbohydrate, gây khó tiêu. Cách tốt nhất, mẹ nên:

  • Xem xét về kích thước quả chuối: Ăn một quả chuối nhỏ để giảm lượng đường trong máu trong một lần ăn.
  • Chọn một quả chuối chắc, gần chín: Chọn một quả chuối không quá chín để hàm lượng đường thấp hơn một chút.
  • Ăn chuối với các thực phẩm khác: Thưởng thức chuối với các thực phẩm khác, chẳng hạn như các loại hạt hoặc sữa chua, để giúp làm chậm quá trình tiêu hóa và hấp thu đường.
  • Chỉ ăn khoảng 1 – 2 quả chuối 1 tuần.

Sau khi ăn một quả chuối thì bạn có thể dùng máy đo đường huyết để xem đường huyết có tăng không. Cách thức như sau: 2 giờ sau khi ăn chuối, bạn kiểm tra máy nếu thấy so với trước khi ăn, chỉ số đường huyết không tăng quá 40mg/dl và tại thời điểm đo không vượt quá 180 mg/dl là được.

Chế độ ăn cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ

Ăn uống hợp lý có thể giúp mẹ kiểm soát tiểu đường thai kỳ. Dưới đây là thực đơn được các chuyên gia khuyến cáo dành cho mẹ bầu không tiêm insulin. Nhìn chung bạn nên:

  • Ăn nhiều trái cây và rau xanh
  • Ăn vừa phải thịt nạc và chất béo tốt
  • Ăn vừa phải ngũ cốc nguyên cám (bánh mì, ngũ cốc, pasta, gạo)
  • Ăn vừa phải các loại củ nhiều tinh bột như ngô, đậu, khoai, bí đỏ…
  • Ăn ít thực phẩm có chứa đường như nước ngọt, nước ép trái cây đóng hộp, bánh ngọt…

Bạn nên ăn 3 bữa nhỏ và các bữa phụ, không nên bỏ bữa, không để bụng đói. Mỗi ngày nên ăn uống với lượng như nhau (chất béo tốt, protein, chất xơ) để duy trì đường máu ổn định.

Tiểu đường thai kỳ an chuối xanh nấu được không

Mẹ bị tiểu đường thai kỳ nên ăn nhiều rau xanh

Các thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp

Tiểu đường thai kỳ an chuối xanh nấu được không

Cá hồi rất tốt cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ

Các thực phẩm này sẽ giải phóng đường vào máu một cách từ từ, giúp đường huyết ổn định. Bà bầu nên thay đổi cho hợp khẩu vị:

Thực phẩm cung cấp protein:

  • Cá, đặc biệt là các loại cá béo giàu omega-3 như cá hồi, cá ngừ, cá thu, các trích, cá cơm, cá mòi
  • Thịt gà (kể cả da)
  • Trứng chiên, băm thêm rau vào cho ngon
  • Đậu phụ
  • Các loại đậu, các loại hạt, hạt quinoa

Thực phẩm cung cấp chất béo không bão hòa:

  • Dầu ô liu, dầu đậu phộng
  • Quả bơ, hạt chia
  • Cá hồi, cá mòi, cá ngừ

Ngoài ra, bà bầu có thể bổ sung thêm trái cây tươi, khoai lang, sữa chua Hy Lạp không đường, ăn nhiều rau xanh, rau luộc hoặc hấp có thể ăn kèm với phô mai.

Các thực phẩm nên tránh khi bị tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ an chuối xanh nấu được không

Mẹ bầu nên hạn chế ăn bánh ngọt

Bạn nên tránh các thực phẩm chế biến sẵn và thực phẩm nhiều đường như:

  • Đồ ăn nhanh, đồ chiên xào
  • Bánh ngọt, bánh nướng, kẹo, kem
  • Đồ uống có cồn
  • Nước uống có đường như soda, nước ép trái cây đóng hộp…
  • Thực phẩm rất nhiều tinh bột như gạo trắng, khoai tây trắng, bánh mì trắng…
  • Các loại ngũ cốc có đường
  • Các loại nước sốt và ketchup

Ngoài chế độ ăn uống thì bà bầu cũng nên duy trì vận động, chẳng hạn đi bộ hoặc đi bơi rất thích hợp để kiểm soát đường huyết. Thời gian đầu, bạn có thể gặp khó khăn khi phải phân chia bữa ăn của mình, nhưng một thời gian bạn sẽ thích nghi dần và biết món nào là tốt cho mẹ và bé.

Hy vọng những giải đáp trên đã giúp bạn hiểu rõ bà bầu bị tiểu đường thai kỳ có nên ăn chuối. Chúc bạn có một thai kỳ khỏe mạnh.

» Những lợi ích tuyệt vời khi bà bầu ăn vú sữa

Nguồn : Sức khoẻ cộng đồng

Một quả chuối cỡ trung bình chứa 14 gram đường và 6 gram tinh bột. Chuối có hàm lượng carb và đường khá cao, những chất dinh dưỡng chính làm tăng lượng đường trong máu.

Nếu bị tiểu đường, nhận thức được hàm lượng và loại carbs đưa vào cơ thể trong chế độ ăn uống hàng ngày là điều rất quan trọng. Điều này là do carbs làm tăng lượng đường trong máu của bạn nhiều hơn các chất dinh dưỡng khác, điều đó có nghĩa là chúng có thể ảnh hưởng lớn đến việc kiểm soát lượng đường trong máu.

Khi lượng đường trong máu tăng ở những người không mắc bệnh tiểu đường, cơ thể sẽ sản xuất insulin. Nó giúp cơ thể vận chuyển đường ra khỏi máu và vào các tế bào nơi nó được sử dụng hoặc lưu trữ. Tuy nhiên, quá trình này không hoạt động như bình thường ở bệnh nhân tiểu đường. Thay vào đó, cơ thể không sản xuất đủ insulin hoặc sản xuất các tế bào kháng với insulin.

Nếu không được kiểm soát đúng cách, các thực phẩm nhiều carb có thể gây tăng đột ngột lượng đường trong máu hoặc lượng đường trong máu cao liên tục, cả hai đều có hại cho sức khỏe. 93% lượng calo trong chuối đến từ carbs. Những carbs này ở dạng đường, tinh bột và chất xơ. Một quả chuối cỡ trung bình chứa 14 gram đường và 6 gram tinh bột

Tiểu đường thai kỳ an chuối xanh nấu được không

Chuối cũng chứa chất xơ, có thể làm giảm lượng đường trong máu

Ngoài tinh bột và đường, một quả chuối cỡ trung bình còn chứa 3 gram chất xơ. Chất xơ đặc biệt quan trọng đối với những người mắc bệnh tiểu đường, vì nó có thể giúp làm chậm quá trình tiêu hóa và hấp thụ carbs. Từ đó giúp làm giảm lượng đường trong máu và cải thiện việc kiểm soát lượng đường trong máu.

Một trong những cách để xác định một thực phẩm có chứa carb ảnh hưởng đến đường trong máu là xem xét chỉ số đường huyết (GI). Chỉ số đường huyết xếp loại thực phẩm dựa trên mức độ và tốc độ làm tăng lượng đường trong máu của chúng.

Điểm số chạy từ 0 đến 100 với các phân loại sau:

  • GI thấp: 55 trở xuống.
  • GI trung bình: 56 đến 69.
  • GI cao: 70 đến 100.

Chế độ ăn kiêng bằng cách ăn các thực phẩm có chỉ số GI thấp được cho là đặc biệt tốt cho những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Vì các loại thực phẩm có chỉ số GI thấp được hấp thụ chậm hơn vào cơ thể và chỉ làm tăng dần dần lượng đường trong máu.

Nhìn chung, chuối đạt điểm ở mức thấp và trung bình theo thang GI (từ 42 đến 62, tùy thuộc vào độ chín).

Loại carbs nào có trong chuối phụ thuộc vào độ chín. Chuối xanh hoặc chưa chín chứa ít đường và tinh bột kháng hơn. Tinh bột kháng là chuỗi glucose dài có khả năng "kháng" tiêu hóa ở phần trên của hệ thống tiêu hóa. Điều này có nghĩa là chúng hoạt động theo cách tương tự như chất xơ và sẽ không làm tăng lượng đường trong máu.

Tuy nhiên, chúng có thể giúp nuôi các vi khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa, giúp cải thiện quá trình trao đổi chất và kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn. Những người bổ sung tinh bột kháng có khả năng kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn so với những người không dùng thuốc trong thời gian 8 tuần.

Tinh bột kháng cũng có tác dụng có lợi ở những người mắc bệnh tiểu đường type 2. Chúng bao gồm cải thiện độ nhạy insulin và giảm viêm. Vai trò của tinh bột kháng trong bệnh tiểu đường tuýp 1 chưa rõ ràng.

Chuối xanh (chưa chín) có chứa tinh bột kháng, không làm tăng đường huyết và thậm chí có thể cải thiện kiểm soát lượng đường trong máu lâu dài. Tác dụng của chuối đối với lượng đường trong máu phụ thuộc vào độ chín của nó. Chuối vàng hoặc chín chứa tinh bột kháng ít hơn chuối xanh và nhiều đường, được hấp thụ vào cơ thể nhanh hơn tinh bột. Điều này có nghĩa là chuối chín có GI cao hơn và sẽ khiến lượng đường trong máu của bạn tăng nhanh hơn so với chuối xanh hoặc chưa chín.

Tiểu đường thai kỳ an chuối xanh nấu được không

Chuối xanh (chưa chín) chứa tinh bột kháng

Chuối vàng hoặc chín chứa tinh bột kháng ít hơn chuối xanh và nhiều đường. Điều này có nghĩa là chuối chín có GI cao hơn và sẽ khiến lượng đường trong máu tăng nhanh hơn so với chuối xanh hoặc chưa chín.

Kích thước cũng là một vấn đề ảnh hưởng đến hàm lượng đường có trong chuối. Chuối càng to thì lượng carbs càng nhiều. Điều này có nghĩa là một quả chuối lớn hơn sẽ có ảnh hưởng lớn hơn đến mức đường trong máu. Hiệu ứng kích thước này được gọi là tải lượng đường huyết.

Hầu hết các hướng dẫn chế độ ăn uống chung cho bệnh tiểu đường đều khuyên bệnh nhân nên tuân theo chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh bao gồm trái cây. Điều này là do ăn trái cây và rau quả giúp cải thiện sức khỏe và làm giảm nguy cơ xảy ra các biến chứng như bệnh tim và một số bệnh ung thư.

Không giống các sản phẩm đường tinh chế như kẹo và bánh, các loại carb có trong trái cây như chuối chứa nhiều chất có lợi như chất xơ, chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất. Cụ thể hơn, chuối cung cấp chất xơ, kali, vitamin B6 và vitamin C. Chúng cũng chứa một số chất chống oxy hóa và các hợp chất thực vật có lợi.

Đối với hầu hết những người mắc bệnh tiểu đường, trái cây (bao gồm cả chuối) là một lựa chọn phù hợp. Nếu đang theo chế độ ăn kiêng để kiểm soát bệnh tiểu đường. Ngay cả một quả chuối nhỏ chứa khoảng 22 gram carbs cũng có thể là quá nhiều cho kế hoạch ăn kiêng.

Nếu có thể ăn chuối, điều quan trọng là phải chú ý đến độ chín và kích thước của chuối để giảm tác dụng của nó đối với mức đường trong máu.

Tiểu đường thai kỳ an chuối xanh nấu được không

Chuối xanh (chưa chín) chứa tinh bột kháng

Nếu bị tiểu đường, vẫn có thể thưởng thức trái cây như chuối như một phần của chế độ ăn uống lành mạnh. Những lời khuyên sau đây có thể giúp giảm thiểu tác động của chúng đối với lượng đường trong máu:

  • Xem xét về kích thước quả chuối: Ăn một quả chuối nhỏ hơn để giảm lượng đường trong máu trong một lần ăn.
  • Chọn một quả chuối chắc, gần chín: Chọn một quả chuối không quá chín để hàm lượng đường thấp hơn một chút.
  • Ăn trái cây tại thời điểm phù hợp trong ngày: Trải đều lượng trái cây của bạn giúp giảm tải lượng đường huyết và giữ cho lượng đường trong máu của bạn ổn định.
  • Ăn chuối với các thực phẩm khác: Thưởng thức chuối với các thực phẩm khác, chẳng hạn như các loại hạt hoặc sữa chua, để giúp làm chậm quá trình tiêu hóa và hấp thu đường.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 (phím 0 để gọi Vinmec) hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Bài viết tham khảo nguồn: Healthline.com

XEM THÊM: