Tổng lợi ích là gì

Để thỏa mãn các nhu cầu của mình chúng ta hoặc là tự sản tự tiêu hoặc là phải mua chúng trên thị trường hàng hóa/dịch vụ. Để có tiền mua, chúng ta bán sức lao động của chúng ta trên thị trường các yếu tố.

Show

Tổng lợi ích là gì

ở entry này và entry tiếp theo sẽ nghiên cứu về hành vi của người tiêu dùng

1. Tổng lợi ích và lợi ích cận biên

Bỏ tiền ra mua hàng hóa để làm gì? Bản chất mỗi hàng hóa hay dịch vụ đều nhằm giải quyết một vấn đề nào đó của chúng ta. Thức ăn giúp giải quyết vấn đề đói, phim ảnh giải quyết nhu cầu giải trí, các phương tiện đi lại giúp chúng ta di chuyển, tủ lạnh giúp chúng ta giữ lạnh đồ ăn để không phải đi chợ nhiều,

Như vậy khi tiêu dùng một hàng hóa dịch vụ nào đó thì ta thu được một lợi ích nào đó. Uống 1 cốc bia thu lợi ích của một cốc bia. Uống 5 cốc bia thì tổng lợi ích nhận được = Lợi ích nhận được của cốc thứ 1 + Lợi ích nhận được của cốc thứ 2 +.+ Lợi ích nhận được của cốc thứ 5.

Lợi ích nếu không được quy ra tiền thì không thể định lượng được vì vậy lợi ích mang ý nghĩa trừu tượng, ta biết là thu được lợi ích đấy nhưng ta không thể đo đếm được nó. Nếu xét trên toàn bộ những người tiêu dùng bia thì mỗi người có những cảm nhận lợi ích khác nhau. Nhưng kinh tế vi mô được xây dựng trên cơ sở của toán học vì vậy người ta tạm đặt đơn vị của nó là đơn vị lợi ích (Utils).

Lợi ích cận biên là lợi ích nhận được khi tiêu dùng thêm một đơn vị hàng hóa/dịch vụ. Ví dụ:

Tổng lợi ích khi tiêu dùng 1 cốc bia: 5 utils ->

Tổng lợi ích khi tiêu dùng 2 cốc bia: 8 utils

Tổng lợi ích khi tiêu dùng 3 cốc bia : 10

-> Lợi ích cận biên khi uống cốc bia thứ 1 là 5 đơn vị lợi ích; của cốc bia thứ 2 là 3 utils; của cốc bia thứ 3 là 2 utils

Tổng lợi ích là gì

Lợi ích cận biên có quy luật giảm dần. Khi ta uống cốc bia đầu tiên ta thấy rất sảng khoái, và ta cảm nhận được là nó có giá trị hơn số tiền ta phải bỏ ra là 5000 đ. Tới cốc bia thứ hai do lưỡi đã bắt đầu tê, ta đã thấy kém ngon đi mặc dù chất lượng cốc bia không thay đổi. Tới cốc bia thứ 5 ta cảm giác như là uống cốc nước lạnh, lúc đó lợi ích đã gần bằng 0. Nếu còn tiếp tục uống nữa thì ta sẽ thu lại lợi ích âm vì cảm thấy khó chịu.

Nếu gọi TU là tổng lợi ích và MU là lợi ích cận biên thì MU = đạo hàm TU = (TU) = dU/dq. Nguyên tắc khá đơn giản nếu ta nhớ lại toán cấp 3, TU là một đường cong lồi nghiệm của đạo hàm của nó chính là điểm max của đồ thị.

Tổng lợi ích là gì

ở đồ thì lợi ích cận biên ta cần hiểu rằng khi Q = 0 thì đương nhiên là lợi ích = 0 vì vậy điểm bắt đầu của đồ thị không phải nằm trên trục tung mà là bắt đầu từ đơn vị hàng hóa đầu tiên được tiêu thụ. Càng về sau lợi ích nhận được càng ít đi -> đường cong dốc xuống.

2. Giá trị sử dụng và Giá trị trao đổi

Lợi ích mà người tiêu dùng nhận được cũng còn được gọi là Giá trị sử dụng, là giá trị nhận được khi sử dụng hàng hóa/dịch vụ. Số tiền mà người tiêu dùng bỏ ra để mua gọi là giá trị trao đổi.

Thông thường là giá trị sử dụng luôn lớn hơn giá trị trao đổi ở công cụ sản xuất như máy móc, máy tính, ô tô,; ta có thể dễ dàng chứng minh được điều này vì nếu không ta đã không bỏ ra một số tiền rất lớn để mua nó.

Ngay cả trường hợp này thì lợi ích cận biên cũng sẽ có xu hướng giảm dần. Nếu ta mua hai cái ô tô trong khi nhu cầu đi lại của ta không đổi thì rõ là cái ô tô thứ hai mang lại ít lợi ích hơn nhiều so với cái ô tô đầu tiên.

Đối với hàng hóa tiêu dùng như bia chúng ta đang đề cập thì có một đặc điểm là có thể tiêu dùng với số lượng nhiều ở cùng thời điểm. Uống cốc bia đầu tiên ta thấy lợi ích mang lại rõ rệt là cao hơn 5000 đ chúng a phải bỏ ra. Khi sử dụng tới một ngưỡng nào đó thì ta thấy nó không còn xứng đáng với giá 5000 nữa.

Tổng lợi ích là gì

Nguyên lý này là tiền đề cho việc định giá sản phẩm. Ta có hai cách định giá chính sau:

Định giá căn cứ vào chi phí: Tính tổng chi phí + lợi nhuận mong muốn

Định giá từ nhu cầu: căn vào giá mà khách hàng sẵn sàng chi trả (căn vào so sánh tương đối với lợi ích họ nhận được)

Như vậy với bia, cốc đầu tiên có thể bán với giá 10.000 đồng (thay vì 5000 đ); cốc thứ 2 giá giảm đi còn 9000 đ, . Người uống bia sẽ liên tục thấy được là lợi ích cận biên của họ lúc nào cũng cao hơn giá cốc bia. Khi đó việc định giá bia sẽ theo nguyên tắc lợi nhuận giảm dần tới khi bằng 0 thì dừng lại.

Vấn đề khó khăn ở đây là nếu như có độc quyền thì còn làm được ý tưởng trên nhưng vì có nhiều người bán bia nên nếu ta bán giá 10.000 đ trong khi hàng bên cạnh vẫn bán 5000 đ thì khách hàng sẽ đổ sang đấy mất.

Thực ra người bán hàng sẽ vẫn vận dụng được, họ giảm chi phí dần ở các cốc bia tiếp theo bằng cách pha loãng vì đằng nào thì người uống cũng không cảm nhận được.

Tại sao đường cầu lại dốc xuống? ngoài việc giải thích là giá tăng thì khả năng mua giảm thì còn có lý do ẩn chứa đằng sau chính là lợi ích cận biên giảm dần. Khi tổng tiêu thụ tăng lên thì tổng lợi ích ngày càng giảm; đường cầu có dạng như đường lợi ích cận biên.

3. Thặng dư người tiêu dùng

Chênh lệch giữa số tiền mà người tiêu dùng sẵn sàng trả và số tiền mà họ thực sự trả gọi là thặng dư người tiêu dùng. Đây chính là diện tích phần màu xanh phía trên giá hàng hóa. Giá hàng hóa chính là chi phí cận biên là chi phí mà người tiêu dùng phải bỏ ra khi có thêm một đơn vị hàng hóa. Vì là giá hàng hóa là không đổi nên chi phí cận biên là không đổi và nó được biểu thị bằng một đường thẳng song song với trục hoành.

Tổng lợi ích là gì

Người tiêu dùng sẽ tiêu dùng tới điểm mà chi phí cận biên bằng với lợi ích cận biên, tất nhiên là khi mà lý trí họ còn sáng suốt.

Tổng lợi ích là gì
Thuật ngữ trong entry này
Tổng lợi ích là gì

Cardinal Utility Theory: Lý thuyết lợi ích đo được; người ta cố gắng định lượng lợi ích với đơn vị Utils

Utility: Lợi ích -> Total Utility (TU): Tổng lợi ích

Marginal Utility: Lợi ích cận biên

Principle of diminishing marginal utility: Quy luật lợi ích cận biên giảm dần: thể hiện tổng lợi ích nhận được giảm dần khi tăng số lượng tiêu dùng lên

Consumer Surplus (CS): Thặng dư tiêu dùng

Tổng lợi ích là gì
Tham khảo thêm
Tổng lợi ích là gì

Lợi ích mà người tiêu dùng nhận được rất khó có thể đo đếm một cách chính xác. Anh A uống cốc bia sẽ cảm thấy thỏa mãn hơn anh B uống cốc bia, mặc dù đều là cốc bia đầu tiên. Các khái biệt đến từ:

Sở thích của mỗi người khác nhau. Cấp độ thích của mỗi người về một thứ nào đó là rất khác nhau, chẳng ai giống ai hoàn toàn.

Hoàn cảnh khi uống có thể ảnh hưởng tới lợi ích nhận được. Một số người thích khung cảnh ồn ào, một số lại thích yên tĩnh, số khác lại thích phải ngồi một mình mới khoái, số khác lại phải uống với nhiều người mới thích.

Tâm trạng lúc uống: lo nghĩ hay thoải mái, buồn hay vui,

Mức độ khó khăn để có được cốc bia mà uống: người nghèo gom góp mãi mới mua được cốc bia uống sẽ khác với người giàu bỏ tiền ra mua cốc bia mà không phải nghĩ.

Tần suất uống: Một tháng uống vài lần chắc khác với ngày nào cũng uống.

Một người giàu mua một cái ô tô chưa chắc đã sướng bằng một người ngèo mua một cái xe máy. Một đứa trẻ luôn luôn có được cái nó muốn không thể đạt lợi ích bằng một đứa trẻ phải nỗ lực rất nhiều để có được cái nó muốn.

Vì vậy chi phí bỏ ra để mua hàng hóa/dịch vụ nhằm đạt được lợi ích không tỷ lệ thuận với tổng lợi ích đạt được. Không phải những thứ đắt tiền sẽ mang lại lợi ích cao hơn những thứ rẻ tiền và ngược lại.

Bạn làm việc quần quật để kiếm tiền; khi có nhiều tiền bạn đạt được cái bạn muốn khá dễ dàng vì tiêu mà không phải nghĩ. Một người khác làm vừa đủ vì vậy tiền ít, tiền ít nên cố gắng mua được một thứ gì đó là rất khó khăn. Vì khó khăn mới có được nên lợi ích nhận được (về mặt cảm xúc) cao hơn.

Tham khảo thêm ở loạt bài Phi lý trí

Bài viết liên quan

  • Tổng lợi ích là gì
    Kinh tế học (P14: Cạnh tranh hoàn hảo trong thị trường LĐ)
  • Tổng lợi ích là gì
    Kinh tế học (P15: Tính chất độc quyền của siêu thị)
  • Tổng lợi ích là gì
    Kinh tế học (P16: Chỉ số CPI và Lạm phát)
  • Tổng lợi ích là gì
    Kinh tế học (P18: Lựa chọn của người tiêu dùng)
  • Tổng lợi ích là gì
    Kinh tế học (P19: Lợi ích của người sản xuất)
  • Tổng lợi ích là gì
    Kinh tế học (P20: Doanh thu, Chi phí, Lợi nhuận)
  • Tổng lợi ích là gì
    Kinh tế học (P21: Thị trường cạnh tranh hoàn hảo)
  • Tổng lợi ích là gì
    Mục lục Kinh tế học

Comments

comments