Ví dụ về hành vi xâm phạm quyền đối với tên thương mại

Dấu hiệu trùng

Dấu hiệu tương tự
Tên thương mại Tên trùng là trường hợp tên được viết và đọc bằng tiếng Việt hoàn toàn giống với tên thương mại đã đăng ký bảo hộ.

Ví dụ: Công ty Đại Ngàn sử dụng tên thương mại Đại Ngàn dán nhãn hàng hóa, sản phẩm, quảng cáo, giao dịch với khách hàng khiến nhiều khách hàng trùng với tên thương mại Đại Ngàn đã được công ty Minh Hạnh bảo hộ.

Tên thương mại gây nhầm lẫn với tên thương mại của người khác đã được sử dụng từ trước trên cùng một địa bàn và trong cùng một lĩnh vực kinh doanh, gây nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hoá của người khác đã được bảo hộ.

Ví dụ: Công ty cổ phần Thương mại đầu tư xây dựng Minh Yến sử dụng tên thương mại có dấu hiệu tương tự với tên Xây dựng Minh Yến đã được bảo hộ.

Chỉ dẫn địa lý Chỉ dẫn địa lý trùng nếu giống với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ về cấu tạo từ ngữ, kể cả cách phát âm, phiên âm đối với chữ cái, ý nghĩa hoặc về hình ảnh, biểu tượng thuộc phạm vi bảo hộ của chỉ dẫn địa lý.

Ví dụ: sản phẩm nước mắm trùng lấy tên Phú Quốc trùng với chỉ dẫn địa lý “Phú Quốc” cho sản phẩm nước mắm tại Việt Nam và EU: Sản phẩm nước mắm Phú Quốc có đặc trưng chỉ sản xuất bằng cá cơm, có màu cánh gián đặc trưng, hoàn toàn tự nhiên chứ không bằng cách pha màu, mùi vị thơm ngon.

Chỉ dẫn địa lý tương tự là chỉ dẫn địa lý gây nhầm lẫn về nguồn gốc của sản phẩm có chỉ dẫn địa lý được bảo hộ.

Ví dụ: bia Heininiger được sản xuất tại nhà máy bia ở Bình Dương có in hình lá cờ Đức lên sản phẩm của mình đã xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý. Cụ thể, nhà máy sản xuất loại bia này đã sử dụng dấu hiệu là “lá cờ Đức” bảo hộ cho sản phẩm lại sản xuất tại Bình Dương làm người tiêu dùng hiểu sai rằng sản phẩm bia này có nguồn gốc từ Đức.

Kiểu dáng công nghiệp Khi hai kiểu dáng công nghiệp cùng dùng cho sản phẩm cùng loại, có cùng tập hợp các đặc điểm tạo dáng cơ bản (được hiểu là đặc điểm tạo dáng dễ dàng nhận biết, ghi nhớ, được dùng để phân biệt tổng thể kiểu dáng công nghiệp này với kiểu dáng công nghiệp khác. Tập hợp các đặc điểm tạo dáng cơ bản có thể là hình khối, đường nét, tương quan giữa các đặc điểm hình khối và/hoặc đường nét, các đặc điểm màu sắc được xác định trên cơ sở bộ ảnh chụp/bản vẽ) và không cơ bản.

Ví dụ: sản phẩm bát và đĩa thì đây là hai sản phẩm cùng loại. Mặc dù, kiểu dáng công nghiệp của đĩa không giống hệt bát (là kiểu dáng công nghiệp đã được bảo hộ) nhưng lại thuộc diện không khác biệt cơ bản.Cụ thể, là các họa tiết, đường nét trên miệng bát, đĩa là không khác biệt cơ bản.

Khi hai kiểu dáng công nghiệp dùng cho sản phẩm cùng loại và có ít nhất một đặc điểm tạo dáng cơ bản trùng hoặc không khác biệt đáng kể với nhau.

Ví dụ: kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ là một bộ phận của xe máy và sản phẩm vi phạm kiểu dáng công nghiệp là xe máy có bộ phận mang kiểu dáng công nghiệp giống với kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ.

Nhãn hiệu Khi sử dụng dấu hiệu giống hệt hoặc khó phân biệt về tổng thể cấu tạo và cách trình bày với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ tương tự hoặc liên quan về bản chất, tính năng, công dụng, phương thức thực hiện chức năng hoặc phương thức lưu thông trên thị trường đến mức gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ.

Ví dụ: Sản phẩm sữa đậu nành “Ông Thọ” xâm phạm nhãn hiệu “Ông Thọ” của sản phẩm sữa đặc có đường và sữa bột.

Khi sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu về cấu tạo và cách trình bày cho hàng hóa, dịch vụ tương tự hoặc liên quan với hàng hóa, dịch vụ đăng kí kèm theo nhãn hiệu về bản chất, chức năng, cách thức thực hiện chức năng, công dụng và phương thức lưu thông.

Ví dụ: Sản phẩm rượu bia Hubico sử dụng dấu hiệu hình “Heineken” xâm phạm nhãn hiệu hình “Heineken” của nhà máy bia Việt Nam đã được bảo hộ.

Nhãn hiệu
nổi tiếng
Cách phân biệt cũng giống với dấu hiệu phân biệt của nhãn hiệu.

Tuy nhiên phạm vi bảo hộ của nhãn hiệu nổi tiếng rộng hơn, nhiều người biết hơn nên chỉ cần có một yếu tố có khả năng gây nhầm lẫn thì nhãn hiệu đăng kí đó sẽ không được bảo hộ.

Ví dụ: sử dụng nhãn hiệu nổi tiếng Chanel cho sản phẩm trang sức là hành vi xâm phạm nhãn hiệu thời trang nổi tiếng Chanel.

Sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng về tổng thể và cấu trúc và cách trình bày cho các hàng hóa, dịch vụ.

Ví dụ: sử dụng dấu hiệu “KFC” cho các hàng hóa của công ty Minh Hạnh là hành vi xâm phạm thương hiệu nổi tiếng Kentucky Fried Chicken.

Ví dụ về hành vi xâm phạm quyền đối với tên thương mại

Việc phân biệt và hiểu rõ được dấu hiệu trùng và dấu hiệu tương tự dẫn đến gây nhầm lẫn với một đối tượng sở hữu trí tuệ khác là một điều kiện quan trọng trong quá trình đăng kí bảo hộ sở hữu trí tuệ. Đây được xem là một trong các bước quan trọng để xác định và được công nhận bảo hộ sở hữu trí tuệ.

Để biết thêm thông tin chi tiết về vấn đề này cũng như nhiều vấn đề pháp lý khác liên quan đến doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài, liên hệ ngay Hottline: 024 6653 9546

——————————————————

Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư Dream Law

Địa chỉ: P401, Số 68 Phan Kế Bính, Cống Vị, Ba Đình, Hà Nội

SĐT: 02466539546

Email:

Website: https://dreamlaw.vn/

Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Hành vi vi phạm nhãn hiệu được hiểu là các hành vi sao chép, làm giả, sử dụng trái phép toàn bộ hoặc một phần các yếu tố chính của nhãn hiệu đang được bảo hộ. Căn cứ điều 129 Luật sở hữu trí tuệ, các hành vi sau đây được thực hiện mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu thì bị coi là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu:

Các hành vi sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ

1. Hành vi sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ trùng với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó.

Có thể hiểu là hành vi sử dụng dấu hiệu trong nhãn hiệu dự định đăng ký trùng và sản phẩm/dịch vụ trùng với nhãn hiệu đã được bảo hộ.
Dấu hiệu bị coi là trùng với nhãn hiệu đã được bảo hộ nếu dấu hiệu đó giống hệt nhãn hiệu đối chứng về cấu trúc, nội dung, ý nghĩa và hình thức thể hiện.

Ví dụ: Tháng 2.2012, ông H sản xuất hơn 34.000 lon nước uống tăng lực có hình hai con trâu húc nhau màu đỏ, giữa hai con trâu là hình tròn màu vàng và bán ra thị trường.

Tháng 9.2006, Công ty TNHH công nghiệp dược phẩm TC Pharmaceutical Industries Thái Lan sở hữu nhãn hiệu Red Bull + hình (đã được bảo hộ độc quyền tại Việt Nam) đề nghị xử lý bằng biện pháp hình sự ông H về tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp.
Hành vi của ông H là hành vi sử dụng dấu hiệu (cụ thể trong tình huống này là hình ảnh hai con trâu húc nhau, giữa 2 con trâu có vòng tròn màu vàng) trùng với nhãn hiệu “Red Bull” + hình đã được bảo hộ cho nước uống tăng lực của công ty TNHH công nghiệp dược phẩm TC Pharmaceutical Industries Thái Lan.

Do vậy, hành vi của Ông H bị xem là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu.

2.  Hành vi sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ tương tự hoặc liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ.

Có thể hiểu là dấu hiệu trong nhãn hiệu dự định đăng ký trùng và sản phẩm/dịch vụ tương tự hoặc liên quan với nhãn hiệu đã được bảo hộ.
– Hai sản phẩm hoặc hai dịch vụ được coi là tương tự khi hai sản phẩm hoặc hai dịch vụ đó thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Có cùng bản chất (thành phần, cấu tạo…) hoặc cùng chức năng, mục đích sử dụng. Ví dụ: quần áo và mũ; mỹ phẩm và son môi;
  • Có bản chất gần giống nhau và cùng chức năng, mục đích sử dụng. Ví dụ: gạo và miến; rượu và bia;
  • Tương tự nhau về bản chất. Ví dụ: ca cao và sô cô la; bánh và kẹo;
  • Tương tự nhau về chức năng, mục đích sử dụng. Ví dụ: dịch vụ ngân hàng và dịch vụ cho vay thế chấp;
  • Được đưa ra thị trường theo cùng một kênh thương mại (tức là các sản phẩm, dịch vụ này được phân phối theo cùng một phương thức, được bán cùng nhau hoặc cạnh nhau, trong cùng một loại cửa hàng…) hoặc được dùng cùng nhau. Ví dụ: nước mắm, nước tương, mì, miến, gạo; mỹ phẩm, dầu gội đầu; kem đánh răng và bàn chải; mỹ phẩm và bông tẩy trang.

– Một sản phẩm và một dịch vụ bị xem là tương tự nhau nếu:

  • Giữa chúng có mối liên hệ với nhau về mặt bản chất (ví dụ: xe máy và dịch vụ sửa chữa xe máy; vật liệu xây dựng và dịch vụ xây dựng…);
  • Hoặc giữa chúng có mối liên hệ với nhau về chức năng (ví dụ: ô tô và dịch vụ sửa chữa thiết bị ô tô);
  • Hoặc giữa chúng có mối liên quan chặt chẽ với nhau về phương thức thực hiện (ví dụ: phần mềm máy tính và thiết kế phần mềm máy tính; quần áo và thiết kế thời trang).

Ví dụ: Năm 2010, Ông B chủ doanh nghiệp tư nhân đã sản xuất một số lượng lớn mũ thời trang và lấy tên cho sản phẩm mũ là “X – Lady”. Trước đó, Năm 2004, Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại Kim Hên đã sử dụng nhãn hiệu “X – Lady” để đăng ký cho nhóm sản phẩm Quần, áo, túi xách, bóp và đã được bảo hộ. Như vậy, hành vi này của ông B được xem là sử dụng nhãn hiệu “ X – Lady” trùng với nhãn hiệu đã được bảo hộ cho hàng hóa tương tự (quần áo và mũ là hàng hóa tương tự nhau), việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa. Vì vậy, hành bi của ông B bị xem là là hành vi xâm phạm quyền đối với với nhãn hiệu

3. Hành vi sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ trùng, tương tự hoặc liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ.

Hay có thể hiểu là hành vi sử dụng dấu hiệu trong nhãn hiệu dự định đăng ký tương tự và sản phẩm/dịch vụ trùng, tương tự hoặc liên quan với nhãn hiệu đã được bảo hộ.
Dấu hiệu bị coi là tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đối chứng nếu dấu hiệu đó gần giống với nhãn hiệu đối chứng về:

  • Cấu trúc (ví dụ: KFC và KFG; TRUNG NGUYEN CAFÉ và TRUNG NGUYEN FOOD);
  • Hoặc cách phát âm (ví dụ: Bee.T và .Tee; Thành Liêm và Thành Lim);
  • Hoặc ý nghĩa, nội dung (ví dụ: Pinky Cat và Mèo Hồng);
  • Hoặc hình thức thể hiện.

Ví dụ: Nhãn hiệu SAMSUNG & hình, chữ SAMSUNG lồng trong hình elip được công ty SAMSUNG ELECTRONICS CO., LTD đăng ký độc quyền cho nhóm điện thoại di động vào năm 2014.

Ngày 1.10.2016, ông A thành lập công ty dịch vụ sửa chữa điện thoại di động với tên gọi Công ty TNHH SAMSUNG Việt Nam, việc sử dụng dấu hiệu SAMSUNG trong tên công ty được gọi là tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu SAMSUNG đã được bảo hộ.

Như vậy, hành vi của ông A bị xem là hành vị xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu “SAMSUNG”

4. Hành vi sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng hoặc dấu hiệu dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm từ nhãn hiệu nổi tiếng cho hàng hóa, dịch vụ bất kỳ, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sử dụng dấu hiệu đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng.

Căn cứ điều 4 Luật sở hữu trí tuệ “Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam”.

Ví dụ:  “Cocacola”, “Dove”, “Lacoste”, “Kfc”, “Nike”.
Hành vi sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng hoặc dấu hiệu dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm từ nhãn hiệu nổi tiếng; nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sử dụng dấu hiệu đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng thì đều bị xem là hành vi xậm phạm quyền đối với nhãn hiệu.

Ví dụ: Cá nhân, tổ chức sử dụng nhãn hiệu “Cocacola” để đăng ký cho nhóm sản phẩm, dịch vụ bất kỳ tại Việt Nam đều bị xem là hành vi xậm phạm quyền đối với nhãn hiệu.

Xem thêm >> Đăng ký quyền tác giả ,  Đăng ký bản quyền

Gọi ngay 1900 6518 nếu Bạn cần hỗ trợ bất cứ điều gì!