Vì sao bà bầu hay bị tê chân

Có thể bạn chưa biết rằng nhiều bà mẹ phải trải qua cảm giác tê đầu ngón tay, ngón chân trong suốt thai kỳ.

Chúng sẽ trở nên phiền toái và làm bà bầu trở nên mệt mỏi hơn rất nhiều. Vậy bạn cần biết thêm thông tin gì về vấn đề này. Sau đây là bài viết về tê chân tay khi mang thai của bà bầu.

Nguyên nhân nhức mỏi chân tay ở bà bầu

Vì sao bà bầu hay bị tê chân

Mẹ bầu bị tê chân trong tám cá nguyệt thứ 3 của thai kỳ

Hiện tượng nhức mỏi chân tay ở bà bầu là một hiện tượng được nhiều bà bầu quan tâm vì nó diễn ra khá phổ biến. Một số nguyên nhân dẫn đến hiện tượng nhức mỏi chân tay ở bà bầu được thống kê như sau:

Do tăng cân thai kỳ

Vào tháng thứ 5 thì thai nhi lớn lên rõ ràng khiến mẹ tăng cân, các dây thần kinh, dây chằng bị nới lỏng sẽ nới lỏng để có thể chịu được áp lực và cả nhiệm vụ nâng đỡ người mẹ. Mẹ sẽ xuất hiện hiện tượng đau nhức.

Do thiếu chất

Việc thiếu hụt các dưỡng chất quan trọng như vitamin, magie, canxi cũng là một nguyên nhân gây ra hiện tượng nhức mỏi chân tay ở bà bầu.

Do sai tư thế khi ngủ hay nằm

Sai tư thế khi nghỉ ngơi sẽ gây chèn ép dây thần kinh và khiến máu lưu thông nuôi tay chân bị ứ trệ.

Do lưu thông máu đến thai nhi bị gián đoạn

Khi mang thai, tĩnh mạch giãn, 2 cửa van khó khép lại đụng được nhau. Vậy nên máu bị ứ hay chảy ngược lại có thể khiến cho đôi chân mẹ bầu bị sưng nề, bắp chân thường xuyên bị co cứng, từ đó gây hiện tượng đau nhức chân tay ở bà bầu.

Để giảm hiện tượng nhức mỏi chân tay ở bà bầu, các mẹ nên thường xuyên vận động với cường độ nhẹ nhàng nhất ở phần tay, chân; đừng quên xoa bóp cho máu lưu thông tốt; tốt nhất nên có tư thế ngồi và làm việc đúng cách; chế độ ăn uống nhiều nước, đồng thời sử dụng nhiều chất xơ để đào thải các lactate tránh gây việc đau nhức, tê mỏi.

Có thể mẹ quan tâm: Chuột rút ở chân khi mang thai

Vì sao bà bầu hay bị tê chân

Tê tay khi mang thai

Việc bà bầu bị tê cánh tay, tê đầu ngón tay khi mang thai không chỉ đơn giản là việc mẹ bầu nằm nghiêng bị tê tay. Những câu hỏi thường gặp là có bầu bị tê ngón tay thì thế nào? Bà bầu nằm bị tê tay trái do nằm nghiêng đúng không? Bà bầu bị tê tay phải giải quyết thế nào?....

Không chỉ bà bầu mà việc tê tay chân có thể xảy ra ở bất cứ ai. Bà bầu sẽ cảm thấy sự tê tay khó chịu nhất vào những tháng cuối.

Mẹ bầu thường bị tê tay chân lúc ngủ, thậm chí là làm cho mẹ giật mình khi ngủ. Không chỉ là cảm giác kiến bò, châm chích khó chịu khi bị tê, nặng hơn, mẹ bầu sẽ có cảm giác đau nhức ở ngón tay, bàn tay hay ngón chân, bàn chân, cổ chân… 

Mời mẹ tham khảo thêm: Hội chứng ống cổ tay - Ngứa, đau, tê tay trong thai kỳ

Vì sao bà bầu hay bị tê chân

Hiện tượng nhức mỏi chân tay ở bà bầu cũng có thể là do nằm sai tư thế

Nguyên nhân của việc tê tay khi mang thai là do thai đang lớn dần lên, mẹ tăng cân, mạch máu bị chèn ép, từ đó ảnh hưởng đến khả năng lưu thông máu đến các vị trí tay chân,  từ đó làm tay chân dễ bị nhức mỏi.

Nguyên nhân khác là do chế độ dinh dưỡng không bổ sung đủ canxi, vitamin B, magie, axit folic… khiến cơ thể bị phù nề và chứng tê tay chân thêm nghiêm trọng.

Hội chứng đường hầm cổ tay cụ thể là hiện tượng thần kinh trung ương ở vị trí cổ tay bị chèn ép nên ảnh hưởng tuần hoàn máu. Ngoài ra hội chứng nghẽn rãnh cổ tay cũng là các nguyên nhân khác, với hội chứng này sẽ gây cho bà bầu bị tê ngón tay rõ rệt.

Bị tê chân khi mang thai

Nguyên nhân của việc bị tê chân khi mang thai cũng gần giống như tê tay. Đó là do em bé đã lớn dần lên, mẹ thiếu các loại vitamin và khoáng chất, nhất là canxi, magie, B1, B2, axit folic.

Ngoài ra có thể là do mẹ bầu lười vận động. Tư thế của chân không thích hợp. Hạ đường huyết, thiếu máu. Thiếu nước. Các bệnh về bắp thịt hay các rối loạn về thần kinh. Thậm chí các bệnh như béo phì, cao mỡ máu, đái tháo đường… có thể gây ra tê tay chân.

Tê tay chân khi mang thai là một biểu hiện khá bình thường khi mang bầu. Nếu chúng diễn ra bình thường và không quá ảnh hưởng và đau nhức mẹ bầu cũng không cần quá lo lắng.

Nhưng nếu như chúng đi kèm biểu hiện lơ mơ, không nhấc nở cánh tay, càng tê hơn khi đi bộ, co cơ, hoa mắt… mẹ cần tới khám ngay lập tức để tránh hệ lụy khó lường.

Điều trị tê tay chân khi mang thai

Tránh cho việc bị tê tay chân trong lúc ngủ quá nhiều, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ rồi tác động tiêu cực cho sức khỏe thì chúng ta nên có những biện pháp điều trị tê tay chân khi mang thai.

Vì sao bà bầu hay bị tê chân

Thai giáo vận động với các bài tập yoga giúp mẹ giảm đau nhức tay chân

  • Bà bầu nên tập thể dục những bài thể dục cho bà bầu để máu lưu thông tốt hơn. Đừng quên thay đổi tư thế nếu như ngồi hay đứng quá lâu để các khớp được thư giãn.
  • Luôn ghi nhớ nguyên tắc bổ sung các loại vitamin và khoáng chất, nhất là canxi, magie, B1, B2, axit folic.
  • Mẹ đừng quên việc nằm ngủ đúng tư thế. Tư thế nằm tốt nhất cho bà bầu là nằm nghiêng bên trái. Nếu lo mẹ bầu nằm nghiêng bị tê tay hay bà bầu nằm bị tê tay trái thì có thể đổi tư thế. Kê cao chân lúc ngủ, không để tay gối đầu.
  • Nên ngâm chân vào nước ấm hoặc chườm nóng lên tay chân thường bị tê. Sẽ dễ chịu hơn khi mẹ bầu pha tinh dầu lavender hay tinh dầu hoa cúc. Mẹ đừng quên việc massage trước khi đi ngủ để dễ đi vào giấc ngủ hơn.
Mẹ bầu cần chú ý an toàn chính là yếu tố quan trọng nhất trong việc tập luyện của mẹ bầu, do đó mẹ nên lựa chọn cho mình những bộ môn dành riêng phù hợp cho bà bầu. Mẹ có thể tham khảo bài viết Thai giáo vận động của POH để biết chế độ tập luyện thích hợp nhất cho mình nhé!

Vì sao bà bầu hay bị tê chân

Để thai kỳ là quãng thời gian hạnh phúc của mẹ bầu

Các nhà khoa học cho thấy, bên cạnh việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng thiết yếu để mẹ bầu khỏe mạnh, con yêu phát triển thể chất, cân nặng và não bộ tốt trong thai kỳ, ba mẹ còn nên thực hành thai giáo cho con yêu để mẹ bầu tận hưởng những trải nghiệm thai kỳ tuyệt vời nhất cũng như tối ưu sự phát triển não bộ và đánh thức các giác quan của con yêu phát triển vượt trội.

Do đó, POH xây dựng khóa thực hành thai giáo online Thai giáo 280 ngày yêu thương. Điểm đặc biệt trong chương trình của POH là mẹ sẽ cung cấp ngày dự sinh của con, phần mềm sẽ tính được hôm nay bạn bé đang ở ngày thứ bao nhiêu của thai kỳ. Từ đó đưa ra các bài thực hành phù hợp với sự phát triển của bạn bé trong ngày hôm nay, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của con yêu.

Thai giáo còn là cơ hội để người chồng thể hiện tình yêu thương với mẹ bầu và con yêu để tình cảm gia đình thêm gắn kết cũng như sợi dây kết nối ba mẹ và con yêu được bền chặt hơn. Do đó, các ông bố hãy cùng vợ thực hành thai giáo cho con yêu mỗi ngày để người vợ cảm thấy mình được yêu thương và quan tâm nhé!

Bà bầu hay gặp chứng tê tay chân trong quá trình mang thai, nhất là những tháng cuối của thai kỳ và không ít người băn khoăn liệu điều này có nguy hiểm không?

Nếu chứng tê tay chân chỉ thỉnh thoảng mới xuất hiện ở người bình thường, thì hiện tượng này thường xuyên quấy rối thai phụ, nhất là khi thai càng lớn. Có lẽ, nhiều chị em không lạ với tình trạng nửa đêm giật mình thức giấc, thấy tay hoặc chân như mất cảm giác, rồi lại có lúc như có kim châm, có kiến bò. “Kẻ phá bĩnh” này sẽ rất phiền hà khi xuất hiện vào ban đêm. Bởi dù được coi là lành tính, nó cũng sẽ làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của bà bầu.

1. Nguyên nhân của hiện tượng tê chân tay

Tê tay chân là hiện tượng thường gặp ở bà bầu, nhất là từ tháng thứ 5 cho đến hết thai kỳ. Khi thai lớn, thai phụ cũng tăng cân, đồng thời thai to chèn ép các mạch máu. Việc tuần hoàn máu khó khăn khiến chân tay dễ bị tê mỏi.

Mặt khác do thai phụ lười vận động, hoặc tay chân bị chèn ép khi ngủ, hoặc thực hiện một số tư thế đứng, ngồi xổm quá lâu… làm máu kém lưu thông. Một số thai phụ có dấu hiệu bị phù nề, gây ra hiện tượng rãnh cổ tay bị sưng gây co kéo các dây thần kinh, làm đầu ngón tay bị tê, có khi lan ra cả bàn tay.

Ngoài ra còn một số nguyên nhân thuộc về bệnh lý, như thai phụ bị thiếu vitamin và khoáng chất, nhất là canxi và magie, B1, B2, axit folic, bị tổn thương dây thần kinh ngoại vi. Một số bệnh nặng hơn như tiểu đường, cao mỡ máu, béo phì… cũng là nguyên nhân của chứng tê tay chân.

2. Triệu chứng

Thông thường, chứng tê tay chân khởi phát khá nhẹ nhàng. Đó là cảm giác tê tê ở đầu ngón tay, chân, giống như bị châm chích, kiến bò bên trong. Trường hợp nặng hơn, có thể kèm theo cảm giác nóng, hơi đau nhức. Triệu chứng này có khi xuất hiện ở ngón tay, bàn tay, ngón chân, bàn chân, cổ chân, cổ tay, vùng thắt lưng, đùi, mông…

Với bà bầu, thông thường tê tay chân là hiện tượng sinh lý bình thường không cần phải điều trị. Bà bầu chỉ cần lưu tâm và đi khám trong trường hợp bị tê kèm theo các triệu chứng lơ mơ dù trong giây lát, không nhấc nổi cánh tay, càng tê hơn khi đi bộ hay các dấu hiệu bất thường khác như hoa mắt, co cơ… bởi nó rất có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường, rối loạn chức năng gan, rối loạn chức năng chuyển hóa hay dấu hiệu bất thường của hệ miễn dịch, thiếu chất…

3. Biện pháp khắc phục

Thường xuyên vận động: Ở bà bầu, khả năng lưu thông máu sẽ kém hơn người bình  thường. Vì thế mỗi ngày, nên thường xuyên khởi động các khớp tay chân và tập các bài tập thể dục, vận động cho bà bầu.

Tư thế ngủ thoải mái: Không dùng cánh tay mình để gối đầu hay cho trẻ gối đầu. Trong lúc ngủ, nếu thấy bị tê thì nhanh chóng thay đổi tư thế ngủ để máu lưu thông tốt hơn.

Tư thế ngồi, làm việc đúng cách: Khi làm việc với máy tính, nên tranh thủ đi lại, vận động các khớp. Lúc ngồi xem ti vi, hãy gác hai chân lên, cánh tay nên đặt trên thành ghế để tránh tê mỏi.

Khám bác sĩ: Khi thấy những triệu chứng bất thường, thai phụ hãy đi khám bác sĩ. Không tự ý uống thuốc, kể cả bổ sung các chất như canxi dưới dạng thuốc khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.