Vì sao có bảo hiểm trùng

Khi nhận thức được bản chất và giá trị to lớn mà bảo hiểm mang lại, nhiều khách hàng muốn tham gia nhiều sản phẩm với cùng một quyền lợi, một đối tượng bảo hiểm để đem lại nhiều giá trị bảo hiểm tối ưu. Nhưng bảo hiểm nhân thọ có được phép bảo hiểm trùng không? Có được hoặc nên mua 2 bảo hiểm nhân thọ?” Chúng ta cùng đi tìm câu trả lời với bài viết sau đây nhé!

1. Bảo hiểm trùng là gì?

Theo Khoản 1, Điều 44 của Luật kinh doanh bảo hiểm quy định: “Hợp đồng bảo hiểm trùng là trường hợp bên mua bảo hiểm giao kết hợp đồng bảo hiểm với 2 doanh nghiệp bảo hiểm trở lên để bảo hiểm cho cùng một đối tượng, với cùng điều kiện và sự kiện bảo hiểm.”

Từ những quy định trên, chúng ta có thể khẳng định pháp luật không cấm bên mua bảo hiểm mua bảo hiểm trùng cho tài sản. Bởi đây là quyền quyết định của chủ sở hữu với tài sản của mình. Song chỉ áp dụng với đối tượng là tài sản hoặc trách nhiệm dân sự (Bảo hiểm Phi nhân thọ thuộc hợp đồng bảo hiểm tài sản) mà không áp dụng với hợp đồng bảo hiểm có đối tượng là con người (Bảo hiểm nhân thọ).

Vì sao có bảo hiểm trùng
Khi khách hàng tham gia nhiều sản phẩm bảo hiểm cùng một lúc thì tất cả các bên đơn bị cung cấp bảo hiểm đó đều có trách nhiệm chi trả quyền lợi theo tỷ lệ được quy định

2. Bảo hiểm nhân thọ được phép bảo hiểm trùng không?

Như đã nói ở trên, định nghĩa “bảo hiểm trùng” chỉ áp dụng cho bảo hiểm phi nhân thọ. Còn đối với bảo hiểm nhân thọ, khách hàng có thể tham gia một hay nhiều hợp đồng nhân thọ để bảo vệ cho một đối tượng bảo hiểm.

Và trong trường hợp 1 người mua từ 2 bảo hiểm nhân thọ trở lên, thì khi có rủi ro xảy ra khách hàng sẽ được hưởng quyền lợi bảo hiểm theo tất cả các hợp đồng.

Khi một khách hàng tham gia nhiều hợp đồng bảo hiểm nhân thọ khác nhau, nếu rủi ro xảy ra thuộc phạm vi bảo hiểm của các hợp đồng đó, thì khách hàng sẽ được thanh toán theo từng hợp đồng riêng biệt đúng như thỏa thuận mà không liên quan tới sự tồn tại của các hợp đồng khác.

Bởi vậy mỗi người đều có thể tham gia cho mình, người thân những hợp đồng bảo hiểm nhân thọ khác nhau để gia tăng và tối ưu quyền lợi khi rủi ro xảy đến.

Vì sao có bảo hiểm trùng
Mỗi người đều có thể tham gia cho mình, người thân những hợp đồng bảo hiểm nhân thọ khác nhau để gia tăng và tối ưu quyền lợi khi rủi ro xảy đến

3. Có nên mua 2 bảo hiểm nhân thọ không?

Trên thực tế, có nhiều khách hàng đã tham gia nhiều sản phẩm bảo hiểm nhân thọ khác nhau. Cụ thể:

  • Trường hợp 1: Mua nhiều hợp đồng, mỗi hợp đồng bảo vệ 1 người thân trong gia đình.

Khi tham gia nhiều hợp đồng và mỗi hợp đồng bảo vệ 1 người thân để nhằm đề phòng rủi ro cho toàn bộ gia đình. Khi đó, mỗi người đều có được cánh tay bảo vệ nối dài từ bảo hiểm nhân thọ và sống vui khỏe, an nhiên. 

Tham gia cho cha mẹ già, để đấng sinh thành có tuổi già độc lập, vui vầy cùng con cháu. Tham gia bảo hiểm nhân thọ cho con để chuẩn bị cho con những hành trang tốt nhất bước vào đời, hướng tới tương lai rộng mở, tươi đẹp. Còn với bản thân và bạn đời - những người tạo nên nguồn thu nhập chính cho gia đình, nhằm chuẩn bị kế hoạch tài chính chu đáo nhất trước những biến cố bất ngờ xảy ra trong cuộc sống. 

Khi mỗi người đều có sự bảo vệ, chăm lo từ bảo hiểm nhân thọ cả gia đình sẽ cùng nhau trải qua những ngày tháng tươi đẹp, an tâm tận hưởng cuộc sống.

Vì sao có bảo hiểm trùng
Khi mỗi người đều có sự bảo vệ, chăm lo từ bảo hiểm nhân thọ, cả gia đình sẽ cùng nhau trải qua những ngày tháng tươi đẹp, an tâm tận hưởng cuộc sống

  • Trường hợp 2: Mua nhiều hợp đồng cho 1 người

Tham gia nhiều hợp đồng bảo hiểm nhân thọ cho 1 người cũng là điều nên làm để mở rộng, gia tăng và trọn vẹn quyền lợi. Bởi mỗi một sản phẩm bảo hiểm sẽ có những quyền lợi đặc biệt và khi tham gia nhiều sản phẩm thì khách hàng sẽ nhận được tổng hợp nhiều quyền lợi giá trị để xây dựng tương lai toàn diện, vững chắc.

Như sản phẩm An Phát Cát Tường của Bảo Việt Nhân thọ với nhiều quyền lợi ưu đãi, đặc biệt là quyền lợi chi trả khi mắc ung thư giai đoạn đầu, bệnh đột quỵ có thể lên tới 2.5 tỷ đồng giúp người bệnh có điều kiện để tiếp cận các phương pháp chữa trị hiện đại, người thân bớt đi gánh nặng kinh tế để cùng vượt qua khó khăn. Hay sản phẩm An Khang Hạnh Phúc thì lại có nhiều quyền lợi y tế chăm sóc sức khỏe, giúp người tham gia nếu chẳng may có rủi ro về sức khỏe thì sẽ được chi trả quyền lợi trợ cấp viện phí, trợ cấp phẫu thuật, hỗ trợ vận chuyển cấp cứu,...để yên tâm chữa bệnh….

Mỗi sản phẩm bảo hiểm sẽ có những quyền lợi ưu đãi đặc biệt riêng nên khi khách khách hàng tham gia cho mình nhiều gói bảo hiểm nhân thọ khác nhau sẽ giúp gia tăng giá trị quyền lợi khi sự kiện bảo hiểm xảy ra. Với sự chi trả ấy người tham gia sẽ có nguồn tài chính dồi dào để vượt qua khó khăn và ổn định, chăm lo cuộc sống gia đình bền vững.

Ví dụ: Một khách hàng ở Trà Vinh, tham gia bảo hiểm nhân thọ từ năm 1999 và đã có hợp đồng đáo hạn tại Bảo Việt Nhân thọ. Vì luôn hài lòng với sự chăm sóc, tư vấn nhiệt tình của các nhân viên và nhận thấy giá trị to lớn từ bảo hiểm nhân thọ nên đến năm 2004 khách hàng này lại tiếp tục trao gửi niềm tin tại Bảo Việt Nhân thọ. Khách hàng tham gia thêm tổng số 8 hợp đồng bảo hiểm nhân thọ về bảo vệ và tích lũy cho các thành viên trong gia đình.

Đến năm 2012 do mắc bệnh hiểm nghèo nên khách hàng đã không may tử vong. Ngay sau đó, tháng 6/2012, Bảo Việt Nhân thọ thực hiện chi trả số tiền bảo hiểm gần 10.4 tỷ đồng và tiếp tục duy trì miễn phí các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ khách cho người thân của khách hàng.

Đây là số tiền chi trả lớn nhất từ trước tới nay của Bảo Việt Nhân thọ dành cho gia đình khách hàng khi khách hàng chính là người trụ cột không may qua đời.

Còn tại các nước tiên tiến trên thế giới, do bảo hiểm nhân thọ đã phát triển từ lâu và trở thành tất yếu trong cuộc sống. Nên trung bình mỗi người dân đều có ít nhất 2 hợp đồng bảo hiểm nhân thọ trở nên.

Như vậy mua nhiều hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là điều hoàn toàn có thể. Bởi bảo hiểm nhân thọ không hề giới hạn số lượng hợp đồng mà khách hàng mong muốn tham gia. Và trong trường hợp này khách hàng sẽ được chi trả số tiền bảo hiểm rất lớn do nhận được quyền lợi từ nhiều hợp đồng bảo hiểm nhân thọ khi sự kiện bảo hiểm xảy ra.

Vì sao có bảo hiểm trùng
Mỗi người đều có thể tham tham gia nhiều gói bảo hiểm để gia tăng giá trị quyền lợi, xây dựng kế hoạch tài chính bền vững cho tương lai

Như vậy, mỗi khách hàng đều nên tham gia cho mình và người thân những gói bảo khác nhau để gia tăng giá trị quyền lợi, xây dựng bảo vệ tương lai vẹn tròn, vững bền cho cả gia đình.

Và thắc mắc về bảo hiểm nhân thọ có được phép bảo hiểm trùng không? Có nên mua 2 bảo hiểm nhân thọ? Có lẽ mỗi người sẽ có câu trả lời phù hợp cho riêng mình.

Các điều khoản “Bảo hiểm trùng” trong hợp đồng bảo hiểm được thiết kế để “thay đổi hoặc giới hạn trách nhiệm của công ty bảo hiểm khi có thêm hợp đồng bảo hiểm để bảo vệ cho cùng một tổn thất”. Trường hợp hai hoặc nhiều công ty bảo hiểm “cung cấp trách nhiệm bảo hiểm đồng thời cho cùng một rủi ro với cùng điều kiện”, tòa án sẽ dựa vào các điều khoản bảo hiểm trùng để xác định liệu các công ty bảo hiểm có phải chia sẻ trách nhiệm bảo hiểm hay không, nếu có thì chia sẻ như thế nào.

Có ba hình thức chính của các điều khoản bảo hiểm trùng: “Các điều khoản tỷ lệ (pro rata clauses) quy định việc đóng góp bồi thường của các hợp đồng bảo hiểm đối với một tổn thất, ví dụ theo giới hạn trách nhiệm của các hợp đồng bảo hiểm hoặc theo tỷ lệ tham gia bằng nhau; các điều khoản vượt quá (excess clauses) quy định trách nhiệm của một công ty bảo hiểm đối với một tổn thất sau khi đã sử dụng hết trách nhiệm của một công ty bảo hiểm khác. Các điều khoản miễn trách nhiệm (escape clauses) quy định việc không áp dụng một hợp đồng bảo hiểm nếu có hợp đồng khác tồn tại. Nhìn chung, nếu các điều khoản bảo hiểm trùng mâu thuẫn, tòa án sẽ coi các điều khoản này là xung khắc với nhau và yêu cầu các công ty bảo hiểm chia sẻ trách nhiệm bảo hiểm, dựa trên các quy định pháp luật tùy theo thẩm quyền của tòa án.

Vì sao có bảo hiểm trùng

Khi có nhiều hợp đồng bảo hiểm cùng có hiệu lực, việc vận dụng các điều khoản bảo hiểm trùng có thể gây ra những hậu quả không mong muốn.

Vụ kiện tại bang Mississippi

Việc vận dụng các điều khoản bảo hiểm trùng theo luật Mississippi đã dẫn đến sự khác biệt 3 triệu đô la đối với trách nhiệm bảo hiểm trong một phán quyết gần đây của Tòa phúc thẩm phiên thứ năm đối với vụ kiện giữa công ty bảo hiểm Southern và công ty bảo hiểm Affiliated FM.

Trong vụ kiện này, hai công ty bảo hiểm đã bảo hiểm cho một ngôi nhà thuộc sở hữu của trường Đại học Nam Mississippi và ngôi nhà này được Hội Cựu sinh viên của trường này thuê. Ngôi nhà được bảo hiểm theo Đơn bảo hiểm do Công ty bảo hiểm Affiliated FM cấp cho trường đại học Nam Mississippi. Theo yêu cầu của hợp đồng cho thuê nhà, Hội Cựu sinh viên phải mua bảo hiểm thiệt hại về tài sản, ngôi nhà do đó cũng được bảo hiểm theo Đơn bảo hiểm của công ty bảo hiểm Southern cấp cho Hội Cựu sinh viên.

Tháng 2 năm 2013, một trận lốc xoáy đã làm hư hại ngôi nhà. Hai công ty bảo hiểm Southern và Affiliated bất đồng về việc công ty bảo hiểm nào phải chịu trách nhiệm bảo hiểm chính. Công ty bảo hiểm Southern từ chối trách nhiệm bảo hiểm và đệ đơn kiện nhằm tìm kiếm phán quyết của tòa án rằng hợp đồng bảo hiểm của công ty bảo hiểm Affiliated FM mới là hợp đồng chính hoặc công ty bảo hiểm Southern chỉ phải chịu trách nhiệm theo tỷ lệ tham gia đối với tổn thất (dưới 1%). Trường đại học Nam Mississippi và Hội Cựu sinh viên đều phải tham gia vụ kiện và được yêu cầu tự biện giải. Gần một năm sau khi tổn thất xảy ra, công ty bảo hiểm Affiliated FM mới bắt đầu chi trả bồi thường, và việc chi trả này mất đến gần 20 tháng mới hoàn thành.

Hợp đồng bảo hiểm của công ty bảo hiểm Southern và công ty bảo hiểm Affiliated FM đều có điều khoản “bảo hiểm trùng”.

Điều khoản bảo hiểm trùng trong hợp đồng bảo hiểm của công ty bảo hiểm Southerm quy định như sau:

G. Bảo hiểm trùng

1. Bạn có thể có Hợp đồng bảo hiểm khác với cùng chương trình bảo hiểm, cùng các điều khoản, điều kiện và các quy định như Hợp đồng bảo hiểm này. Nếu bạn có Hợp đồng bảo hiểm như vậy, chúng tôi sẽ thanh toán phần của chúng tôi đối với tổn thất hoặc thiệt hại được bảo hiểm. Phần của chúng tôi là tỷ lệ mà giới hạn trách nhiệm bảo hiểm theo Hợp đồng bảo hiểm này quy định đối với giới hạn trách nhiệm bảo hiểm của tất cả các Hợp đồng bảo hiểm bảo vệ theo cùng một cơ sở.

2. Nếu có Hợp đồng bảo hiểm bảo vệ cho cùng một tổn thất hoặc thiệt hại, ngoài Hợp đồng bảo hiểm được mô tả trong mục 1. nêu trên, chúng tôi sẽ chỉ chi trả số tiền bồi thường cho tổn thất hoặc thiệt hại vượt quá số tiền bồi thường do công ty bảo hiểm khác phải trả, dù bạn có thu được tiền bồi thường từ công ty bảo hiểm đó hay không. Tuy nhiên chúng tôi sẽ không trả nhiều hơn giới hạn trách nhiệm bảo hiểm.

Hợp đồng bảo hiểm của công ty bảo hiểm Affiliated có điều khoản bảo hiểm trùng như sau:

8. Bảo hiểm trùng/ Bảo hiểm vượt quá / Bảo hiểm cơ bản:

Nếu có Hợp đồng bảo hiểm khác bảo vệ cho cùng một tổn thất hoặc thiệt hại được bảo hiểm:

a) Theo hợp đồng bảo hiểm này; và

b) Bất kỳ hợp đồng bảo hiểm nào khác;

thì Hợp đồng bảo hiểm này sẽ chỉ áp dụng khi vượt quá trách nhiệm bảo hiểm của Hợp đồng bảo hiểm đó và không áp dụng việc chia sẻ bồi thường, và chỉ áp dụng sau khi đã sử dụng hết tất cả trách nhiệm bảo hiểm của các hợp đồng khác, dù có thu đòi bồi thường được từ các hợp đồng đó hay không.

Ngoài việc khác biệt trong quy định về điều khoản bảo hiểm trùng, các hợp đồng bảo hiểm không đề cập đến mức độ ưu tiên của trách nhiệm bảo hiểm.

Hai công ty bảo hiểm đều cho rằng công ty bảo hiểm còn lại hoàn toàn chịu trách nhiệm về vụ tổn thất. Tòa phúc thẩm phiên thứ năm thấy rằng cả hai công ty bảo hiểm đều bảo hiểm cho cùng một rủi ro thuộc lợi ích của trường đại học và Hội cựu sinh viên, ngoài ra, vì mỗi điều khoản bảo hiểm trùng đều quy định về trách nhiệm của hợp đồng bảo hiểm vượt quá trách nhiệm của hợp đồng bảo hiểm khác, nên các điều khoản này là xung khắc với nhau. Theo luật của bang Mississippi, khi các điều khoản bảo hiểm trùng xung khắc với nhau, các tòa án phân chia các khoản chi trả tổn thất giữa các công ty bảo hiểm theo tỷ lệ, tùy theo giới hạn trách nhiệm bảo hiểm tương ứng của hợp đồng bảo hiểm.

Dựa vào giới hạn trách nhiệm của các hợp đồng bảo hiểm của công ty bảo hiểm Southern và Affiliated (lần lượt là là 4.112.000 đô la Mỹ và 500 triệu đô la Mỹ) so với khoản thiệt hại 3.080.932,36 đô la, tòa án phán quyết rằng công ty bảo hiểm Southern phải chịu trách nhiệm chi trả 25.337,58 đô la và Affiliated chịu trách nhiệm cho số tiền còn lại là 3.055.594,78 đô la.

Tòa án đã bác bỏ lập luận của công ty bảo hiểm Affiliated rằng việc phân bổ tổn thất phải dựa trên giá trị căn nhà theo Phụ lục bảo hiểm của Affiliated, khoảng 3,7 triệu đô la, thay vì giới hạn trách nhiệm 500 triệu đô la. Mặc dù hợp đồng bảo hiểm của công ty bảo hiểm Affiliated có phần Phụ lục về các tài sản riêng lẻ và giá trị của chúng, nhưng hợp đồng bảo hiểm không giới hạn trách nhiệm bảo hiểm dựa trên Phụ lục này bằng một sửa đổi bổ sung xác nhận giới hạn trách nhiệm hoặc hình thức khác.

Bài học rút ra

Vụ kiện này đã cho chúng ta những bài học quý giá. Trước hết, chủ nhà phải cấu trúc chương trình bảo hiểm cho các tòa nhà cho thuê để tránh các tranh chấp bảo hiểm trùng xảy ra. Vấn đề bảo hiểm trùng là một cái cớ để công ty bảo hiểm trì hoãn việc chi trả tổn thất trong hơn một năm. Hầu hết những người được bảo hiểm, ngay cả những người được bảo hiểm thương mại, có thể phải gánh chịu những hậu quả nghiêm trọng nếu khoản tổn thất 3 triệu đô la không được thanh toán kịp thời. Ngoài ra, người được bảo hiểm trở thành các bên trong vụ kiện bảo hiểm và bị yêu cầu tham gia, việc này dẫn đến một khoản chi phí không cần thiết và có thể tránh được.

Chủ nhà phải đảm bảo rằng các hợp đồng thuê nhà không chỉ xác định rõ ràng hợp đồng bảo hiểm nào là chính mà còn phải có một quy trình để đảm bảo rằng tất cả các hợp đồng bảo hiểm được thừa nhận để đạt được mục tiêu đó. Ở đây, người thuê đã hoàn thành nghĩa vụ thuê nhà khi mua bảo hiểm tài sản, nhưng hoặc hợp đồng thuê không nêu rõ mức độ ưu tiên của trách nhiệm bảo hiểm, hoặc chủ nhà không xác nhận các yêu cầu thuê nhà đã được đáp ứng.

Người được bảo hiểm cần xem xét các hợp đồng bảo hiểm khi nhận được và chú ý đến các điều khoản bảo hiểm trùng và mức độ ưu tiên của các điều khoản trách nhiệm bảo hiểm. Nếu có khả năng xảy ra tình trạng chồng chéo, cần giải quyết vấn đề ưu tiên của trách nhiệm bảo hiểm. Ngoài ra, việc bảo hiểm trùng nên được đánh giá xem có cần thiết hay không, vì một hoặc nhiều hợp đồng bảo hiểm có thể được sửa đổi bổ sung để hạn chế sự chồng chéo và tiết kiệm phí bảo hiểm.

Kết luận

Các vấn đề về bảo hiểm trùng đã có từ khi bảo hiểm tài sản phát triển. Thực tế việc các quy tắc được biết đến rộng rãi và án lệ được thực thi không có nghĩa là chủ hợp đồng bảo hiểm không thể bị vướng vào tranh chấp giữa các công ty bảo hiểm có thể gây thiệt hại cho chính họ. Những vấn đề này có thể được ngăn chặn miễn là các chủ hợp đồng bảo hiểm nhận thức được sự tồn tại của chúng và có các biện pháp tối thiểu cần thiết để ngăn chặn.

Trần Anh Tuấn