Vì sao mục tiêu công nghiệp hóa hiện đại hóa của lào bao nhiêu năm qua thất bại

Những trở ngại làm chậm công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp gắn với phát triển kinh tế tri thức

(ĐCSVN) - Theo sự phát triển tuần tự thì sau khi hoàn thành công nghiệp hóa (CNH), chuyển nền kinh tế nông nghiệp thành nền kinh tế công nghiệp dựa vào ứng dụng hệ thống công nghệ truyền thống (cơ khí hóa, hóa học hóa, điện khí hóa…) mới chuyển lên kinh tế tri thức dựa vào ứng dụng hệ thống công nghệ mới (công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, công nghệ tự động hóa, công nghệ na-nô…).

Show

Vì sao mục tiêu công nghiệp hóa hiện đại hóa của lào bao nhiêu năm qua thất bại

Ảnh minh hoạ. (Nguồn: vov.vn)

Nhưng hiện nay, trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng khoa học - công nghệ ngày càng phát triển cao, một số nước đang chuyển lên kinh tế tri thức thì những nước đi sau, như Việt Nam, nếu cứ phát triển tuần tự, sẽ tụt hậu xa hơn so với những nước đi trước. Hơn nữa, sự biến đổi khí hậu khắc nghiệt cũng buộc các nước phải ứng dụng công nghệ cao, mới có thể ứng phó kịp. Thí dụ: Nước mặn xâm nhập sâu vào nội đồng phải ứng dụng công nghệ sinh học để chọn giống cây trồng phù hợp và phải ứng dụng công nghệ tưới nhỏ giọt bằng nước khử mặn. Hay là nhu cầu cao về chất lượng và vệ sinh, an toàn thực phẩm đòi hỏi không được dùng thuốc trừ sâu và phân hóa học mà phải dùng thuốc bảo vệ thực vật theo công nghệ sinh học và dùng phân vi sinh hay phân hữu cơ. Do đó, phải tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức. Chủ trương đúng đắn này đã được nhấn mạnh trong nhiều văn kiện của Đảng và Nhà nước, nhưng tiến độ thực hiện rất chậm, hậu quả là nông nghiệp nước ta đang có xu hướng chậm lại.

Vì sao vậy? có nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do hai trở ngại chính sau:

Một là, chậm trễ trong việc chuyển kinh tế nông hộ, nhỏ lẻ, phân tán lên sản xuất hàng hóa lớn, tập trung.

Trong nhiều bài viết, chúng tôi đã nhấn mạnh rằng khi thực hiện "khoán 10", kinh tế nông hộ tự chủ đã trở thành động lực phát triển nông nghiệp, nhưng khi chuyển lên sản xuất hàng hóa lớn theo cơ chế thị trường thì kinh tế nông hộ bộc lộ các nhược điểm của sản xuất hàng hóa nhỏ. Nhiều văn kiện của Đảng và Nhà nước cũng đề ra chủ trương phát triển kinh tế trang trại và các loại hình kinh tế hợp tác hay liên kết trong nông nghiệp, nhưng thực hiện quá chậm.

Việc phát triển trang trại vẫn chủ yếu là các gia trại nhỏ; trang trại lớn gặp nhiều khó khăn. Thí dụ: Luật Đất đai 2013, điều 129 mục 1 vẫn ghi: "Hạn mức giao đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối cho mỗi hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp như sau:a) Không quá 03 héc-ta cho mỗi loại đất đối với tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thuộc khu vực Đông Nam Bộ và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long; b) Không quá 02 héc ta cho mỗi loại đất đối với tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác". Điều 12, mục 5 nghiêm cấm "nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức đối với hộ gia đình, cá nhân theo quy định của luật này". Chấp hành nghiêm điều luật trên thì không thể xây dựng được trang trại sản xuất hàng hóa quy mô lớn.

Về hợp tác xã, GS.TS Vương Đình Huệ, Phó Thủ tướng Chính phủ, đã chỉ rõ tình hình yếu kém của các hợp tác xã (HTX) nông nghiệp ở nước ta hiện nay. Tính đến tháng 10/2014 cả nước có 19.800 HTX trong đó 10.339 HTX nông nghiệp, nhưng có tới 9.363 là hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, chiếm 92%. Tỷ lệ hộ nông dân tham gia HTX nông nghiệp khoảng 45%. Song phần lớn các HTX nông nghiệp mới chỉ cung cấp được một số dịch vụ đầu vào cơ bản (97% HTX làm dịch vụ chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, 80% làm dịch vụ thủy lợi, 53% cung cấp giống cây trồng, 30% cung cấp vật tư, phân bón…, chỉ có 9% số HTX làm dịch vụ tiêu thụ đầu ra). Phần lớn các HTX có quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậu, trình độ quản lý yếu. Chất lượng, hiệu quả hoạt động và lợi nhuận của HTX thấp; chỉ khoảng 10% số HTX nông nghiệp đạt hiệu quả tốt, khoảng 60%-70% số HTX hoạt động cầm chừng, còn lại 20%-30% HTX đã ngừng hoạt động. Đáng chú ý nhiều HTX chưa chuyển đổi theo Luật HTX năm 2012, đến 31-12-2014 mới có 990/10.446 HTX nông nghiệp chuyển sang hoạt động theo Luật HTX năm 2012 (chiếm 9,5%), nghĩa là phần lớn HTX chưa hoạt động theo cơ chế thị trường. Thậm chí một số địa phương giữ lại mô hình HTX kiểu cũ cốt để đáp ứng tiêu chí về xây dựng nông thôn mới. Đó là lý do chính khiến hơn 20% số HTX dù hiện nay đã ngừng hoạt động nhưng chưa giải thể hoặc chuyển đổi.

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa chỉ có thể tiến hành gắn với sản xuất hàng hóa lớn theo cơ chế thị trường, bởi vì sản xuất nhỏ, phân tán thì không thể sử dụng máy móc hiện đại, không thể ứng dụng công nghệ mới, không thể gắn sản xuất với dịch vụ, chế biến, bảo quản và tiếp cận thị trường các yếu tố đầu vào của sản xuất và tiêu thụ đầu ra, không thể xây dựng thương hiệu cho sản phẩm. Sản xuất nhỏ thì không thể hút vốn đầu tư vì không nhà đầu tư nào đưa vốn vào sản xuất nhỏ...

Israel là một nước có nhiều khó khăn trong sản xuất nông nghiệp, nhưng một trong những nhân tố khiến công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp thành công là vì có hình thức tổ chức sản xuất hiệp tác phù hợp là Kibbutz (nông trại tập thể) và Moshav (làng hợp tác). Kibbutz quy mô khoảng 300 - 400 hộ gia đình và khoảng 500 - 600 nhân khẩu. Năm 2013 cả nước Israel có 273 Kibbutz, với 152.900 người. Moshav gồm một nhóm trang trại tư nhân liên kết với nhau, tôn trọng quyền sở hữu tư nhân về ruộng đất, nhưng lao động chung, cung ứng đầu vào và tiêu thụ đầu ra được thực hiện tập thể theo một đầu mối. Mỗi hộ sở hữu khoảng 4,5ha. Hai hình thức hiệp tác nói trên đảm nhiệm canh tác khoảng 80% diện tích nông nghiệp của cả nước .

Những năm gần đây ở nước ta đã xuất hiện một số mô hình liên kết kinh tế giữa các nông hộ với các doanh nghiệp chế biến và tiêu thụ nông sản, có sự hỗ trợ của nhà nước và sự hợp tác của các nhà khoa học, như mô hình cánh đồng mẫu lớn sản xuất lúa và chuỗi liên kết dọc sản xuất cá tra ở An Giang, nhưng việc nhân rộng những mô hình này còn gặp nhiều khó khăn, nhất là ở các tỉnh miền Bắc.

Hai là, nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ vào nông nghiệp còn rất hạn chế, nên chậm trễ ứng phó với biến đổi khí hậu khắc nghiệt.

Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đã khẳng định lại chủ trương đúng đắn được đề ra từ nhiều năm trước đây là "khai thác sử dụng và quản lý hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, chủ động phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu" .

Nhưng do việc nghiên cứu khoa học yếu kém nên chậm tìm ra những giải pháp phù hợp để thực hiện chủ trương trên.

Israel có điều kiện tự nhiên vô cùng khắc nghiệt, hơn 70% lãnh thổ là sa mạc, khô cằn, thiếu nước ngọt, nhưng lại có một nền nông nghiệp thuộc loại hàng đầu thế giới. Dù lao động nông nghiệp chỉ chiếm khoảng 2,5% tổng lực lượng lao động của cả nước, nhưng đã tự sản xuất được 95% nhu cầu thực phẩm, và hàng năm xuất khẩu trung bình khoảng 3 tỷ USD nông sản. Được như vậy chủ yếu là nhờ đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu khoa học - công nghệ mới.

Năm 2008, tổng vốn đầu tư mạo hiểm là khoảng 2 tỷ USD (so với dân số hơn 7 triệu người). Vốn đầu tư mạo hiểm bình quân đầu người của Israel cao gấp 2,5 lần so với Mỹ, 30 lần so với châu Âu, 80 lần so với Trung Quốc, và gấp 350 lần so với Ấn Độ. Kinh phí đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) từ ngân sách nhà nước chiếm khoảng 4,4% GDP, tương đương khoảng 10,8 tỷ USD vào năm 2011.

Hiện nay, Israel có 10 cơ quan nghiên cứu nông nghiệp lớn tiêu biểu là Tổ chức nghiên cứu nông nghiệp (ARO - Agricultural Research Organization) gồm 6 viện, chịu trách nhiệm nghiên cứu tới 75% những vấn đề về nông nghiệp. Đó là Viện Khoa học thực vật; Viện Khoa học động vật; Viện Khoa học bảo vệ thực vật, đất, nguồn nước và môi trường; Viện Kỹ thuật nông nghiệp; Viện Khoa học sau thu hoạch và Viện Khoa học thực phẩm. Ngoài ra ARO còn quản lý 4 trạm nghiên cứu thực địa, có nhiệm vụ như một trung tâm kiểm soát nông sản và thiết bị nông nghiệp; quản lý ngân hàng Gene về nông nghiệp.

Mục tiêu chính của các viện là nghiên cứu phát triển nông nghiệp bền vững; nghiên cứu công nghệ tưới nhỏ giọt và tưới bằng nước khử mặn; nghiên cứu cải tạo đất chống ngập lụt, chống hạn hán; nghiên cứu nuôi cá nước sạch trong điều kiện thiếu nước; nghiên cứu giảm thiểu hao hụt nông sản qua sử dụng phương pháp kiểm soát côn trùng và bảo quản sau thu hoạch; trồng và nuôi những cây con thích ứng với các điều kiện địa lý khác nhau. Nhờ ứng dụng những thành tựu khoa học - công nghệ nói trên Israel đã xây dựng được nền nông nghiệp hiện đại, hạ giá thành sản phẩm, tăng sản lượng, cải thiện chất lượng, tiết kiệm lao động… Nếu như năm 1955 một nông dân Israel chỉ nuôi được 15 người, thì năm 2014 một nông dân Israel nuôi được hơn 100 người. Mức sống ở những vùng sản xuất nông nghiệp cao hơn mức sống ở thành phố.

Ở nước ta, nhiều văn kiện của Đảng và Nhà nước nhấn mạnh: phát huy vai trò quốc sách hàng đầu của giáo dục, đào tạo và khoa học công nghệ đối với sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nước. Nhưng việc nghiên cứu và ứng dụng những thành tựu khoa học - công nghệ còn rất kém.

Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI (Nghị quyết số 20/NQ/TW) về phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đánh giá: khoa học và công nghệ nước ta đã đạt nhiều thành tựu quan trọng, nhưng hoạt động khoa học và công nghệ nhìn chung còn trầm lắng, đầu tư cho khoa học và công nghệ còn thấp, hiệu quả sử dụng chưa cao…

Báo Tiền phong số 90, ngày 30/3/2016 và số 91, ngày 31/3/2016, phản ánh: đề án phòng thí nghiệm trọng điểm được Thủ tướng chính phủ phê duyệt năm 2000, tổng vốn đầu tư ban đầu 966,745 tỷ đồng, bình quân 60,4 tỷ đồng một phòng thí nghiệm, chủ trương lập 16 phòng (sau nâng thành 17 phòng), nhưng đến nay, hầu hết các thiết bị đã xuống cấp và lạc hậu, đã khấu hao hết, nhưng không có kinh phí để đổi mới. Song, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ nói sẽ không đề xuất đầu tư tiếp cho các phòng thí nghiệm trọng điểm này nếu như không thay đổi phương pháp quản lý hiện nay. Phòng thí nghiệm trọng điểm công ghệ Gene, một phòng có liên quan đến nông nghiệp, thì theo phó giám đốc phòng này, "với thiết bị phục vụ nghiên cứu sinh học phân tử gene chỉ 5 năm đã lạc hậu, trong khi máy móc của phòng đã được đầu tư 15 năm, hết hạn sử dụng và lạc hậu lắm rồi".

Gần đây nước mặn đã xâm nhập sâu vào nội đồng theo hai triền sông chính là sông Cổ Chiên và sông Hậu đến 60km, đe dọa gần 41.000 ha lúa đông xuân 2015 - 2016 ở một số tỉnh thuộc Đồng bằng Nam Bộ, lại thêm ít mưa khiến nhiều vùng ở Tây Nguyên cũng thiếu nước ngọt. Việc một số nhà máy thủy điện của Trung Quốc và CHDCND Lào xả nước có làm dịu bớt tình trạng thiếu nước ngọt và tạm thời có thể rửa mặn, nhưng theo dự báo về lâu dài sự xâm nhập của nước mặn sẽ tái diễn. Nếu không nghiên cứu các giải pháp ứng phó thích hợp với tình trạng trên thì sẽ đưa đến những hậu quả nghiêm trọng. Israel không có nguồn nước, lượng mưa trung bình chỉ khoảng 500mm/năm (so với Việt Nam: 1300mm/năm), nước sinh hoạt/ uống được lấy từ sông Jordan và lọc từ biển. Nước tưới nông nghiệp 75% lấy từ nước thải sinh hoạt và nước mưa trữ lại để tái sử dụng, đồng thời áp dụng công nghệ tưới nhỏ giọt và tưới bằng nước khử mặn. Gần đây các phương tiện truyền thông đưa tin: Hà Lan chọn được giống khoai tây trồng trên đất nhiễm mặn, tuy năng suất thấp hơn khoai tây truyền thống nhưng chất lượng cao hơn, giá bán đắt hơn nên hiệu quả kinh tế tăng.

Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp gắn với phát triển kinh tế tri thức

Muốn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp gắn với phát triển kinh tế tri thức ở nước ta thì phải khắc phục hai sự chậm trễ nói trên. Phải huy động mọi nguồn lực có thể phục vụ phát triển nông nghiệp vào thúc đẩy sản xuất nhỏ, phân tán của kinh tế hộ lên sản xuất hàng hóa lớn theo mô hình trang trại lớn hay các hình thức hiệp tác và liên kết giữa nông hộ với các doanh nghiệp chế biến và tiêu thụ nông sản, đi đôi với đẩy mạnh đầu tư cho nghiên cứu và ứng dụng khoa học - công nghệ vào nông nghiệp. Việc xây dựng nông thôn mới tuy đạt nhiều thành tựu nhưng vẫn thể hiện tư duy của người sản xuất nhỏ. Thí dụ: Tiêu chí thứ 7, không đặt vấn đề mở rộng thị trường (trong và ngoài nước) cho nông sản mà lại chủ trương xây dựng chợ nông thôn. Chợ nông thôn chỉ phù hợp với tiểu nông, tiểu chủ và tiểu thương. Còn sản xuất hàng hóa lớn, như Lenin đã phân tích, "tất nhiên là vượt ra ngoài giới hạn của làng xã, của cái chợ địa phương, của từng vùng, rồi vượt ra ngoài cả giới hạn quốc gia nữa". Hay là, đáng lẽ phải đặt chỉ tiêu phát triển sản xuất hàng hóa lớn lên hàng đầu thì chương trình xây dựng nông thôn mới lại đặt sản xuất ở tiêu chí thứ 13, và chủ yếu quan tâm "hình thức tổ chức sản xuất".

Để khắc phục hai sự chậm trễ nói trên phải giải quyết nhiều vấn đề, như phải tập trung tư liệu sản xuất, nhất là ruộng đất; phải đào tạo nguồn nhân lực ở nông thôn theo nhu cầu của thị trường lao động để phục vụ nông nghiệp và chuyển bớt lao động dôi dư ra khỏi nông nghiệp sang các lĩnh vực phi nông nghiệp; phải có chính sách khuyến khích thu hút vốn đầu tư vào nông nghiệp và đầu tư vào R&D để phục vụ nông nghiệp… Do đó, phải tu chỉnh luật đất đai, bỏ hạn điền; phải đổi mới hoạt động tín dụng v.v… Những năm qua các tổ chức tín dụng phục vụ nông nghiệp ở nước ta đã hoạt động rất tốt, góp phần phát triển kinh tế hộ , tạo ra kỳ tích trong phát triển nông nghiệp. Nhưng phương thức hoạt động ấy không còn phù hợp với yêu cầu của sản xuất hàng hóa lớn nữa.

Báo Tiền Phong số 82, ngày 22/3/2016 đưa tin về việc cho vay thí điểm mô hình liên kết, đã dẫn ra những tư liệu sau: Hiện nay đầu tư nuôi cá tra cho 1 ha mặt nước với sản lượng 350 tấn thì cần lượng vốn là trên 7 tỷ đồng, nhưng theo quy định hiện hành, giá trị 1 ha nuôi cá khi thế chấp chỉ vay được khoảng từ 500- 600 triệu đồng, đáp ứng gần 10% số vốn cần thiết. Nhưng sau hơn một năm thực hiện chương trình cho vay thí điểm theo Nghị quyết 14/NQ-CP đối với mô hình liên kết, ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp, đã có 8 ngân hàng thương mại được phê duyệt tham gia, đã giải ngân số tiền là 6.937,24 tỷ đồng, vượt cam kết cho vay ban đầu (5.627,62 tỷ đồng). Lãi suất ngắn hạn là 6,5%/năm, một số dự án có lãi suất thấp hơn ở mức 5,4 - 6,3%/năm. Ông Nguyễn Văn Tấn, xã Bình Thủy, huyện Châu Phú, An Giang tham gia "chuỗi liên kết dọc sản xuất cá tra" với Công ty Thuận An, An Giang, diện tích nuôi cá của gia đình là 32.000m2, sản lượng bình quân khoảng 1.398 tấn/năm, được vay hơn 15 tỷ đồng, lại còn được cung cấp giống, thức ăn và được doanh nghiệp bao tiêu đầu ra, nên giá thành sản xuất thấp, lợi nhuận cao. Nói gọn lại, các tổ chức tín dụng phải thẩm tra các dự án liên kết sản xuất quy mô lớn, có hiệu quả để cho vay theo tín chấp, chứ không phải chỉ cho vay theo thế chấp./.

GS.TS Đỗ Thế Tùng

TIN LIÊN QUAN

  • Kiểm tra công tác trực Tết của công an, y tế Hà Nội ​
  • Đề xuất mở cửa hoạt động du lịch quốc tế từ 31/3
  • 79 dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách Nhà nước
  • Đặc sắc Linh vật hổ Tết Nhâm Dần năm 2022 tại TP Hồ Chí Minh
  • Tết nghĩa, Tết tình
  • Ngành du lịch TP Hồ Chí Minh thích ứng linh hoạt với dịch bệnh COVID-19
  • Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo nhanh chóng đưa công dân mắc kẹt ở nước ngoài về nước

Mục lục

  • 1 Tên gọi
  • 2 Lịch sử
    • 2.1 Sơ khai
    • 2.2 Lan Xang
    • 2.3 Pháp thuộc
    • 2.4 Độc lập
  • 3 Địa lý
    • 3.1 Khí hậu
    • 3.2 Hành chính
    • 3.3 Môi trường
  • 4 Chính trị
    • 4.1 Ngoại giao
  • 5 Kinh tế
  • 6 Nhân khẩu
  • 7 Văn hóa
  • 8 Câu nói
  • 9 Tham khảo
  • 10 Liên kết ngoài

Tên gọiSửa đổi

Từ nguyên của từ Lào chưa được biết một cách rõ ràng, song nó có thể liên hệ với các bộ tộc được gọi là Ai Lao (tiếng Lào: ອ້າຽລາວ, tiếng Isan: อ้ายลาว, tiếng Trung: 哀牢; bính âm: Āiláo) xuất hiện trong các ghi chép từ thời nhà Hán tại khu vực mà nay là tỉnh Vân Nam.

Cái tên Laos trong tiếng Anh bắt nguồn từ Laos trong tiếng Pháp. Đế quốc thực dân Pháp thống nhất vương quốc Lào vào Liên bang Đông Dương vào năm 1893 và đặt tên quốc gia theo tên của nhóm dân tộc chiếm đa số, đó là người Lào.

Trong tiếng Lào, nước này được gọi là Muang Lao (ເມືອງ ລາວ) hoặc Pathet Lao (ປະ ເທດ ລາວ), cả hai đều có nghĩa là Quốc gia Lào.

Lịch sửSửa đổi

Sơ khaiSửa đổi

Phát hiện một sọ người cổ đại trong hang Tam Pa Ling thuộc Dãy Trường Sơn tại miền bắc Lào; hộp sọ có niên đại ít nhất là 46.000 năm, là hoá thạch người hiện đại có niên đại xa nhất được phát hiện tại Đông Nam Á.[14] Các đồ tạo tác bằng đá, trong đó có đồ theo kiểu văn hoá Hoà Bình, được phát hiện trong các di chỉ có niên đại từ thế Canh Tân muộn tại miền bắc Lào.[15] Bằng chứng khảo cổ học cho thấy xã hội nông nghiệp phát triển trong thiên niên kỷ 4 TCN. Các bình và các loại đồ khác được chôn cho thấy một xã hội phức tạp, có các đồ vật bằng đồng xuất hiện khoảng năm 1500 TCN, và các công cụ đồ sắt được biết đến từ năm 700 TCN. Thời kỳ lịch sử nguyên thuỷ có đặc điểm là tiếp xúc với các nền văn minh Trung Hoa và Ấn Độ. Theo bằng chứng ngôn ngữ học và lịch sử khác, các bộ lạc nói tiếng Thái di cư về phía tây nam đến các lãnh thổ Lào và Thái Lan ngày nay từ Quảng Tây khoảng giữa các thế kỷ 8 và 9.[16]

Lan XangSửa đổi

Lào có nguồn gốc lịch sử từ Vương quốc Lan Xang (Triệu Voi) được Phà Ngừm thành lập vào thế kỷ XIV,[17]:223. Phà Ngừm là hậu duệ của một dòng dõi quân chủ Lào, có tổ tiên là Mông Bì La Các. Ông lập Phật giáo Thượng toạ bộ làm quốc giáo và khiến Lan Xang trở nên thịnh vượng. Trong vòng 20 năm hình thành, vương quốc bành trướng về phía đông đến Chăm Pa và dọc Dãy Trường Sơn. Tuy nhiên, các triều thần không chịu được tính tàn nhẫn của ông nên họ đày ông đến khu vực mà nay thuộc tỉnh Nan của Thái Lan vào năm 1373,[18]. Con trai cả của Phà Ngừm là Oun Heuan đăng cơ với tước hiệu Samsenthai, Lan Xang trở thành một trung tâm mậu dịch quan trọng trong thời gian 43 năm Samsenthai cai trị. Sau khi Samsenthai mất vào năm 1421, Lan Xang sụp đổ thành các phe phái xung khắc trong 100 năm sau đó.

Năm 1520, Photisarath đăng cơ và dời đô từ Luang Prabang đến Viêng Chăn nhằm tránh Miến Điện xâm chiếm. Setthathirat trở thành quốc vương vào năm 1548 sau khi cha ông bị ám sát, ông ra lệnh xây dựng That Luang, công trình hiện trở thành biểu trương quốc gia của Lào. Setthathirat mất tích khi trở về sau một cuộc viễn chinh sang Cao Miên, Lan Xang bắt đầu suy yếu nhanh chóng.

Phải đến năm 1637, khi Sourigna Vongsa đăng cơ, Lan Xang mới bành trướng biên giới hơn nữa. Thời gian Sourigna Vongsa cai trị thường được đánh giá là thời hoàng kim của Lào. Đến khi ông mất, Lan Xang không có người kế vị và bị phân thành ba thân vương quốc: Luang Phrabang, Viêng Chăn và Champasak. Từ năm 1763 đến năm 1769, các đội quân Miến Điện tràn vào miền Bắc Lào và sáp nhập Luang Phrabang, trong khi Champasak cuối cùng nằm dưới quyền bá chủ của Xiêm La.

Chao Anouvong được người Xiêm phong làm vua chư hầu của Viêng Chăn. Ông khuyến khích phục hưng mỹ thuật và văn học Lào, cải thiện quan hệ với Luang Phrabang. Chao Anouvong tiến hành khởi nghĩa chống Xiêm La vào năm 1826, kết quả là thất bại và Viêng Chăn bị cướp phá.[19]

Một chiến dịch quân sự của Xiêm La tại Lào vào năm 1876 được một nhà quan sát Anh mô tả là đã "chuyển đổi thành một cuộc tập kích săn nô lệ quy mô lớn".[20]

Pháp thuộcSửa đổi

Binh sĩ Lào bản địa trong vệ binh thuộc địa Pháp, k. 1900.

Đến cuối thế kỷ 19, Luang Prabang bị Quân Cờ Đen từ Trung Quốc sang cướp phá.[21] Pháp giải cứu Quốc vương Oun Kham và đưa Luang Phrabang thành một xứ bảo hộ. Ngay sau đó, Vương quốc Champasak và lãnh thổ Vientiane cũng trở thành xứ bảo hộ của Pháp. Quốc vương Sisavang Vong của Luang Phrabang trở thành quân chủ của một nước Lào thống nhất và Vientiane lại trở thành thủ đô.

Lào chưa từng quan trọng đối với Pháp,[22] đây chỉ là một vùng đệm giữa Thái Lan chịu ảnh hưởng của Anh với Trung Kỳ và Bắc Kỳ vốn quan trọng hơn về kinh tế. Trong thời gian cai trị, người Pháp đưa vào hệ thống sưu dịch, buộc mọi nam giới tại Lào đóng góp 10 ngày lao động chân tay mỗi năm cho chính phủ thực dân. Lào sản xuất thiếc, cao su và cà phê, song chưa từng chiếm hơn 1% xuất khẩu của Đông Dương thuộc Pháp. Đến năm 1940, có khoảng 600 công dân Pháp sống tại Lào.[23] Dưới sự cai trị của Pháp, người Việt Nam được khuyến khích di cư sang Lào, những người thực dân Pháp nhìn nhận như là một giải pháp hợp lý cho một vấn đề thực tế. Đến năm 1943, dân số Việt Nam chiếm gần 40.000 người, chiếm đa số ở các thành phố lớn nhất của Lào và được hưởng quyền bầu lãnh đạo của họ. Kết quả là 53% dân số Viêng Chăn, 85% người Thakhek và 62% người Pakse là người Việt Nam, ngoại trừ Luang Phrabang nơi dân số chủ yếu là người Lào. Cuối năm 1945, Pháp thậm chí còn lập kế hoạch đầy tham vọng để di chuyển dân số Việt Nam sang ba vùng trọng điểm, tức là vùng đồng bằng Viêng Chăn, vùng Savannakhet, cao nguyên Bolaven. Nếu không, theo Martin Stuart-Fox, Lào có thể đã mất quyền kiểm soát đất nước của họ.

Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, các lực lượng Pháp Vichy, Thái Lan, Đế quốc Nhật Bản, Pháp Tự do, Trung Quốc lần lượt chiếm đóng Lào. Ngày 9 tháng 3 năm 1945, một nhóm dân tộc chủ nghĩa tuyên bố Lào độc lập, thủ đô là Luang Prabang song đến ngày 7 tháng 4 năm 1945 binh sĩ Nhật Bản chiếm đóng thành phố.[24] Người Nhật nỗ lực ép buộc Sisavang Vong tuyên bố Lào độc lập song đến ngày 8 tháng 4 cùng năm, ông chỉ tuyên bố Lào chấm dứt là lãnh thổ bảo hộ của Pháp. Sau đó ông bí mật phái Thân vương Kindavong đại diện cho Lào trong Đồng Minh và Hoàng tử Sisavang làm đại diện bên người Nhật.[24] Khi Nhật Bản đầu hàng, một số nhân vật dân tộc chủ nghĩa tại Lào (bao gồm Thân vương Phetsarath) tuyên bố Lào độc lập, song đến đầu năm 1946, người Pháp tái chiếm đóng và trao quyền tự trị hạn chế cho Lào.

Trong Chiến tranh Đông Dương, Đảng Cộng sản Đông Dương thành lập tổ chức kháng chiến Pathet Lào. Pathet Lào bắt đầu chiến tranh chống lực lượng thực dân Pháp với viện trợ của Việt Minh. Năm 1950, Pháp trao cho Lào quyền bán tự trị với vị thế một "nhà nước liên kết" trong Liên hiệp Pháp. Pháp duy trì quyền kiểm soát thực tế cho đến ngày 22 tháng 10 năm 1953 thì Pháp quyết định trao trả chủ quyền trong hòa bình, khi Lào độc lập hoàn toàn với chính thể quân chủ lập hiến.

Độc lậpSửa đổi

Hiệp định Genève năm 1954 kết thúc Chiến tranh Đông Dương. Năm 1955, Hoa Kỳ lập một đơn vị đặc biệt nhằm thay thế Pháp ủng hộ Lục quân Hoàng gia Lào chống Pathet Lào cộng sản.

Năm 1960, giao tranh bùng phát giữa Lục quân Hoàng gia Lào và các du kích Pathet Lào được Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Liên Xô hậu thuẫn. Một chính phủ lâm thời đoàn kết dân tộc thứ nhì được Thân vương Souvanna Phouma thành lập vào năm 1962 song thất bại, và tình hình dần xấu đi và biến thành nội chiến quy mô lớn giữa chính phủ Hoàng gia Lào và Pathet Lào. Pathet Lào được quân đội và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam ủng hộ.

Di chỉ Muang Khoun bị bom Mỹ tàn phá trong thập niên 1960.

Lào giữ vai trò quan trọng trong Chiến tranh Việt Nam do Quân đội Nhân dân Việt Nam tiến vào và nắm giữ nhiều lãnh thổ của Lào để mở đường tiếp tế cho chiến trường miền Nam Việt Nam. Đáp lại, Hoa Kỳ oanh tạc các vị trí của quân đội Việt Nam, ủng hộ các lực lượng chống cộng sản chính quy và không chính quy tại Lào và hỗ trợ quân Việt Nam Cộng hòa xâm nhập Lào.

Năm 1968, Quân đội Nhân dân Việt Nam phát động tấn công giúp Pathet Lào chống lại lực lượng Hoàng gia Lào. Cuộc tấn công này khiến lực lượng Quân đội Hoàng gia Lào tan rã ở mức độ lớn, thế lực chống cộng chính tại Lào chuyển sang lực lượng H'Mông dưới quyền Vàng Pao do Hoa Kỳ và Thái Lan ủng hộ.

Cuộc oanh tạc trên không chống lại Pathet Lào và Quân đội Nhân dân Việt Nam đã được thực hiện bởi Hoa Kỳ để ngăn chặn sự sụp đổ của Chính phủ Hoàng gia Lào và từ chối việc sử dụng Đường mòn Hồ Chí Minh để tấn công lực lượng Hoa Kỳ tại Cộng hòa Việt Nam. Từ năm 1964 đến năm 1973, Hoa Kỳ ném hai triệu tấn bom tại Lào, gần bằng lượng bom họ ném tại châu Âu và châu Á trong Chiến tranh thế giới thứ hai, khiến Lào trở thành quốc gia bị ném bom nặng nề nhất trong lịch sử nếu so với dân số; The New York Times lưu ý rằng "mỗi người Lào nhận gần một tấn bom."[25] Khoảng 80 triệu quả bom không phát nổ và vẫn còn rải rác khắp đất nước, khiến nhiều vùng đất rộng lớn không thể canh tác và làm thiệt mạng hàng chục người Lào mỗi năm.[26]

Năm 1975, Pathet Lào cùng Quân đội Nhân dân Việt Nam lật đổ chính phủ Vương quốc Lào, buộc Quốc vương Savang Vatthana thoái vị vào ngày 2 tháng 12 năm 1975. Từ 20.000 đến 70.000 người Lào chết trong nội chiến.[27][28][29][30]

Vào ngày 2 tháng 12 năm 1975, sau khi nắm quyền kiểm soát đất nước, chính phủ Pathet dưới quyền Kaysone Phomvihane đổi tên nước thành Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và ký kết các thỏa thuận cho Việt Nam quyền được bố trí lực lượng vũ trang và bổ nhiệm các cố vấn hỗ trợ giám sát đất nước. Trong một bài báo được xuất bản năm 1990, nhà hoạt động nhân quyền Hmong Vang Pobzeb đã viết rằng Lào là lãnh thổ thuộc địa của Việt Nam kể từ ngày 2 tháng 12 năm 1975 và được chỉ đạo bởi Việt Nam trong các vấn đề nội bộ và đối ngoại. Mối quan hệ chặt chẽ giữa Lào và Việt Nam đã được chính thức hóa thông qua một hiệp ước được ký năm 1977, từ đó không chỉ cung cấp hướng dẫn cho chính sách đối ngoại của Lào mà còn là cơ sở cho sự tham gia của Việt Nam ở tất cả các cấp chính trị và kinh tế Lào. Năm 1979, Việt Nam yêu cầu Lào kết thúc quan hệ với Trung Quốc, khiến Lào bị Trung Quốc, Hoa Kỳ và các quốc gia khác cô lập về thương mại. Xung đột giữa phiến quân người H'Mông với Pathet Lào và Quân đội Nhân dân Việt Nam tiếp tục sau nội chiến tại các khu vực trọng yếu của Lào. Năm 1979 có 50.000 quân Việt Nam đóng quân tại Lào và có tới 6.000 quan chức dân sự Việt Nam, trong đó có 1.000 người trực tiếp gắn bó với các bộ ở Vientiane.

Cuộc xung đột giữa phiến quân H'mong và Quân đội Nhân dân Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (SRV) cũng như Pathet Lào do SRV hậu thuẫn tiếp tục tại các khu vực trọng yếu của Lào, bao gồm cả Vùng quân sự khép kín Saysaboune, Khu quân sự khép kín Xaisamboune gần tỉnh Viêng Chăn và tỉnh Xieng Khouang. Từ năm 1975 đến năm 1996, Hoa Kỳ tái định cư khoảng 250.000 người tị nạn Lào từ Thái Lan, trong đó có 130.000 người H'Mông.[31] (Xem: Khủng hoảng tị nạn Đông Dương)

Ngày 2 tháng 12 năm 2015, Lào kỷ niệm 40 năm thành lập nước.

Địa lýSửa đổi

Sông Mekong chảy qua Luang Prabang.

Lào là quốc gia nội lục duy nhất tại Đông Nam Á[32], hầu hết lãnh thổ nắm giữa vĩ độ 14° và 23° Bắc, và kinh độ 100° và 108° Đông. Lào có cảnh quan rừng rậm, hầu hết là các dãy núi gồ ghề, đỉnh núi cao nhất là Phou Bia cao 2.818 m, cùng một số đồng bằng và cao nguyên. Sông Mekong tạo thành một đoạn dài biên giới phía tây với Thái Lan, còn dãy Trường Sơn tạo thành hầu hết biên giới phía đông với Việt Nam, dãy núi Luangprabang tạo thành biên giới tây bắc với các vùng cao Thái Lan. Có hai cao nguyên là Xiangkhoang tại phía bắc và Bolaven tại phía nam. Lào có khí hậu nhiệt đới, chịu ảnh hưởng của gió mùa.[33] Lào có thể được phân thành ba khu vực địa lý: bắc, trung và nam.[34]

Mùa mưa riêng biệt và kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11, tiếp đến là mùa khô kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4. Theo truyền thống địa phương, một năm có ba mùa là mùa mưa, mùa lạnh và mùa nóng, do hai tháng cuối của mùa khô nóng hơn đáng kể so với bốn tháng trước đó. Thủ đô của Lào là Vientiane, các thành thị lớn khác là Luang Prabang, Savannakhet và Pakse.

Năm 1993, chính phủ Lào dành ra 21% diện tích đất cho bảo tồn môi trường sống tự nhiên.[35] Đây là một trong các quốc gia thuộc khu vực trồng thuốc phiện "Tam giác Vàng". Theo cuốn sách thực tế của UNODC vào tháng 10 năm 2007 về trồng trọt thuốc phiện ở Đông Nam Á, diện tích trồng cây thuốc phiện là 15km vuông, giảm 3km vuông so với năm 2006.

Lào có thể được coi là bao gồm ba khu vực địa lý: bắc, trung và nam.

Khí hậuSửa đổi

Bản đồ phân loại kiểu khí hậu Lào

Lào có khí hậu nhiệt đới gió mùa do nằm chủ yếu ở đới khí hậu nhiệt đới. Khí hậu nhiệt đới gió mùa và khí hậu cận nhiệt đới ẩm cũng là đặc điểm ở một số nơi.

Hành chínhSửa đổi

Lào được phân thành 17 tỉnh (khoueng) và thủ đô Vientiane. Tỉnh mới nhất là Xaisomboun, được thành lập vào năm 2013. Các tỉnh được chia thành huyện (muang) rồi đến bản (ban). Một bản "đô thị" về cơ bản là một thị trấn.[34]

Tỉnh Thủ phủ Diện tích
(km²)
Dân số
2000
0 Lào Thủ đô Vientiane 3.920 726.000
1 Attapeu Attapeu (Samakkhixay) 10.320 114.300
2 Bokeo Ban Houayxay (Houayxay) 6.196 149.700
3 Bolikhamxai Paksan (Paksan) 14.863 214.900
4 Champasak Pakse (Pakse) 15.415 575.600
5 Hua Phan Xam Neua (Xamneua) 16.500 322.200
6 Khammuane Thakhek (Thakhek) 16.315 358.800
7 Luang Namtha Luang Namtha (Namtha) 9.325 150.100
8 Luang Prabang Luang Prabang (Louangprabang) 16.875 408.800
9 Oudomxay Xay (Xay) 15.370 275.300
10 Phongsaly Phongsali (Phongsaly) 16.270 199.900
11 Xayabury Xayabury (Xayabury) 16.389 382.200
12 Salavan Salavan (Salavan) 10.691 336.600
13 Savannakhet Kaysone Phomvihane (trước là Khanthaboury) 21.774 721.500
14 Sekong Sekong (Lamarm) 7.665 83.600
15 Tỉnh Viêng Chăn Phonhong (Phonhong) 15.927 373.700
16 Xiengkhuang Phonsavan (hay Pek) 15.880 229.521
17 Xaisomboun Xaisomboun 4.506 62.000

Môi trườngSửa đổi

Lào ngày càng gặp nhiều vấn đề về môi trường, với nạn phá rừng là một vấn đề đặc biệt quan trọng như mở rộng khai thác thương mại rừng, kế hoạch bổ sung các công trình thủy điện, nhu cầu nước ngoài cho động vật hoang dã và lâm sản ngoài gỗ cho thực phẩm và thuốc truyền thống và dân số tạo ra áp lực ngày càng tăng.

Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc cảnh báo: "Bảo vệ môi trường và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên ở Lào là yếu tố quan trọng để giảm nghèo và tăng trưởng kinh tế."

Vào tháng 4 năm 2011, tờ The Independent đưa tin Lào đã bắt đầu làm việc trên đập Xayaburi gây tranh cãi trên sông Mekong mà không được chính thức phê duyệt. Các nhà môi trường nói rằng đập sẽ ảnh hưởng xấu đến 60 triệu người và Campuchia và Việt Nam - quan ngại về dòng chảy của nước - chính thức phản đối dự án. Ủy ban sông Mê Kông, một cơ quan liên chính phủ khu vực được thiết kế để thúc đẩy "quản lý bền vững" dòng sông, nổi tiếng với cá da trơn khổng lồ của nó, đã thực hiện một nghiên cứu cảnh báo nếu Xayaburi và các kế hoạch tiếp theo đi trước, nó "cơ bản sẽ làm suy yếu sự phong phú, năng suất và sự đa dạng của các nguồn tài nguyên cá Mekong ". Quốc gia láng giềng Việt Nam cảnh báo rằng con đập sẽ gây hại cho đồng bằng sông Cửu Long, nơi có gần 20 triệu người và cung cấp khoảng 50% sản lượng gạo của Việt Nam và hơn 70% sản lượng thủy sản và trái cây.

Milton Osborne, Tham dự viên tại Viện Chính sách Quốc tế Lowy, người đã nghiên cứu chuyên sâu về sông Mekong, cảnh báo: "Kịch bản tương lai của sông Mekong không còn là nguồn của cá."

Khai thác gỗ bất hợp pháp cũng là một vấn đề lớn. Các nhóm môi trường ước tính 500.000 mét khối đang bị các công ty hợp tác với Quân đội Nhân dân Lào khai thác và sau đó vận chuyển từ Lào sang Việt Nam hàng năm, với hầu hết đồ nội thất cuối cùng được xuất khẩu sang các nước phương Tây. Một cuộc điều tra của chính phủ năm 1992 chỉ ra rằng rừng chiếm khoảng 48 phần trăm diện tích đất của Lào. Độ che phủ rừng giảm xuống còn 41% trong một cuộc khảo sát năm 2002. Chính quyền Lào đã nói rằng, trên thực tế, độ che phủ của rừng có thể không quá 35% do các dự án phát triển như thủy điện.

Khi nào hoàn thành giấc mơ công nghiệp hóa

Vì sao mục tiêu công nghiệp hóa hiện đại hóa của lào bao nhiêu năm qua thất bại
- Giấc mơ về nền kinh tế công nghiệp hóa, một lần nữa, tiếp tục được thắp lên tại diễn đàn Quốc hội, như đã từng được thắp nhiều lần suốt hai thập kỷ qua.

Đây là dấu hiệu đáng mừng sau khi cũng tại diễn đàn cao nhất này trong các nhiệm kỳ trước, nhiều đại biểu đã khẳng định mục tiêu hiện đại hóa đất nước vào năm 2020 đã thất bại.

Hôm nọ, đại biểu Hoàng Quang Hàm (Phú Thọ) lại nêu lên khát vọng đưa đất nước trở thành nền kinh tế công nghiệp khi nhắc tới Nghị quyết Đại hội 12 "phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại" đến năm 2030.

Ông chất vấn Bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh: “Xin hỏi Bộ trưởng vì sao chưa phát triển được cơ khí chế tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa. Theo Bộ trưởng nên tập trung vào ngành nào để đột phá, thay đổi vị thế của cơ khí chế tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa?”

Tiếc là câu chất vấn của ông Hàm lại chỉ tập trung vào lĩnh vực cơ khí, chế tạo, tức thu hẹp hơn rất nhiều so với tầm vóc của mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước tới đây, sau khi mục tiêu này đã được ghi nhận là không hoàn thành.

Câu trả lời của ông Trần Tuấn Anh khá thẳng thắn và không né tránh: “Chúng ta có rất nhiều thực tế đang tồn tại trong phát triển công nghiệp cũng như công nghiệp cơ khí của Việt Nam. Trước hết, điểm xuất phát chúng ta quá thấp so với mặt bằng chung của các nước, khi chúng ta đang phải hội nhập rất sâu rộng và cách mạng 4.0. Thực tế chúng ta đi chậm sau hơn các nước trong khu vực từ 2 đến 3 thế hệ của công nghệ trong công nghiệp hóa. Bản thân chúng ta cũng chưa xây dựng và thiết lập được hệ sinh thái khởi nghiệp cho các ngành sản xuất vật chất, trong đó có ngành công nghiệp…”.

Vì sao mục tiêu công nghiệp hóa hiện đại hóa của lào bao nhiêu năm qua thất bại
Khi nào Việt Nam hoàn thành giấc mơ công nghiệp hóa? Ảnh: Lê Anh Dũng

Bên cạnh đó, ông cũng nhắc tới góc tối của hội nhập: “Hội nhập …cũng lại gây rất nhiều khó khăn về dư địa trong các chính sách, đặc biệt là để hỗ trợ cho doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp cơ khí và các ngành công nghiệp nói chung cũng như cho phát triển thị trường”.

Đó là một nhận xét thẳng thắn. Khi mở cửa thị trường ra thông thương với thế giới, thuế suất nhập khẩu về 0, thì gần như ngành sản xuất nói chung không còn nhiều cơ hội. Người ta sản xuất nhiều hơn, rẻ hơn thì họ sẽ chiếm lĩnh thị trường này, gây rủi ro cho bao nhiêu nhà sản xuất công nghiệp ở Việt Nam.

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia kinh tế, tỷ trọng công nghiệp, ngoại trừ khai khoáng và xây dựng, chỉ chiếm 17-18% GDP trong nhiều năm nay. Công nghiệp luôn là động lực tăng trưởng nhưng đóng góp như vậy cho thấy nền kinh tế này đang ở trình độ nào.

Ở góc độ rộng hơn, tỷ lệ công nghiệp hóa/GDP trong giai đoạn 2011-2020 được các chuyên gia ước tính vào khoảng 39%, tức thấp hơn so với 40% mục tiêucủa chương trình phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020.

Trong khi đó, tỷ trọng đóng góp của ngành dịch vụ/GDP trong cùng giai đoạn đạt tới 45%, tức đạt mục tiêu của các kế hoạch 10 năm qua.

Đưa ra một vài số liệu trên để thấy, trong suốt thập kỷ qua, Việt Nam mới ‘dịch vụ hóa’ nền kinh tế chứ không phải 'công nghiệp hóa', 'hiện đại hóa'.

Trong khi các DNNN ngày càng lâm vào tình trạng khó khăn, thì số lượng những doanh nghiệp tư nhân trong nước vẫn chưa đủ lớn và mạnh để tạo tà thực sự cho phát triển công nghiệp. Miếng bánh dành cho các doanh nghiệp FDI, nay đã đóng góp 50% giá trị sản xuất công nghiệp của Việt Nam.

Trong một cuộc gặp hiến kế về công nghiệp hóa cho Việt Nam hồi đầu nhiệm kỳ này, Giáo sư Nhật Bản Kenichi Ohno khảng khái nhận xét, chính sách công nghiệp của Việt Nam không tốt, ở nhóm cuối của 20 quốc gia mà ông từng làm việc, thậm chí một số quốc gia châu Phi có chính sách công nghiệp tốt hơn Việt Nam. Phê bình Việt Nam viết các bản chiến lược phát triển ngành công nghiệp theo kiểu chương, hồi như các cuốn sách cổ, ông Ohno cho rằng Việt Nam chọn tới 19 ngành công nghiệp làm mũi nhọn là quá nhiều, và chỉ nên giới hạn ưu tiên cho 5 ngành mà thôi.

Trong một tài liệu chắt lọc góp ý cho văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XIII, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho rằng, phần lớn các chỉ tiêu kinh tế đều không hoàn thành mục tiêu theo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020. Bên cạnh đó, kết quả và chất lượng tăng trưởng của Việt Nam đạt được thấp hơn nhiều so với các nước trong giai đoạn tăng trưởng tương tự như Việt Nam.

Trường đại học hàng đầu này phân tích, khi nói đến nguyên nhân, rào cản làm chậm quá trình phát triển nền kinh tế của Việt Nam thời gian qua, cần nhìn nhận nguyên nhân mang tính sâu sa và các nguyên nhân trực tiếp hạn chế quá trình phát triển.

Nguyên nhân sâu xa chính là những biểu hiện không phù hợp về tư duy và ý chí thực trong thực thi quá trình đổi mới phát triển của các nhà quản lý và lãnh đạo kinh tế các cấp. Có thể nêu ra 3 biểu hiện không phù hợp về tư duy:

Thứ nhất, tư duy kinh tế giản đơn cộng với tâm lý chạy theo tăng trưởng về số lượng, còn được gọi là bệnh thành tích, đưa đến tình trạng chấp nhận tăng trưởng bằng mọi giá, các giải pháp trở nên bị lãng phí, gây ra nhiều tổn thất về kinh tế. Sự lạc hậu tư duy này dẫn đến những sai lầm trong quy hoạch phát triển ngành, vùng, địa phương, trong định hướng về chính sách tái cơ cấu tăng trưởng, chính sách đầu tư phát triển các yếu tố nguồn lực, các ngành mũi nhọn, của địa phương và quốc gia.

Thứ hai, tư duy "sùng bái hoá" vai trò nhà nước trong tổ chức thực hiện quá trình tăng trưởng kinh tế. Các quyết định trong hình thành, phát triển các mô hình tổ chức kinh tế, các chính sách tăng trưởng, thường dựa trên ý chí chủ quan của nhà nước, không coi trọng hoặc đặt vị trí thứ yếu vai trò của thị trường. Sự sai lầm này trong tư duy đã dẫn đến những bất hợp lý và không thành công trong định hướng phát triển các loại hình tổ chức sản xuất, trong thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp, trong sự tồn tại các tập đoàn kinh tế, các tổng công ty nhà nước, trong quá trình thực hiện giải phóng sức sản xuất của khu vực tư nhân...

Thứ ba, tư duy cục bộ, lợi ích nhóm, cá nhân, chạy theo lợi ích ngắn hạn, mang tính nhiệm kỳ, đã chi phối quá trình hoạch định và tổ chức thực hiện các thể chế, chính sách kinh tế, chính sách phân bổ ngân sách và làm mất đi tính khách quan đúng đắn của nó. Những méo mó trong hoạch định và thực thi thể chế, chính sách: (i) Xuất phát từ tư duy cục bộ, khép kín, lợi ích nhóm trong từng bộ ngành, địa phương hoặc nhóm lợi ích; (ii) Có thệ bị chi phối bởi sự lũng đoạn, độc quyền, có khả năng chi phối nhà nước của một số tập đoàn tư nhân lớn.

Tất nhiên, những nguyên nhân trên mới chỉ là sơ lược, tổng quát nhất nhưng cũng đáng được quan tâm nhất.

Gần đây đã có nghị quyết Nghị quyết số 23-NQ/TW đặt mục tiêu hoàn thành công nghiệp hoá, hiện đại hoá đến năm 2030. Đến năm 2030, khi Việt Nam hoàn thành mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đất nước sẽ cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; thuộc nhóm 3 nước dẫn đầu khu vực ASEAN về công nghiệp, trong đó một số ngành công nghiệp có sức cạnh tranh quốc tế và tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Mục tiêu đã trễ thêm 10 năm. Trong thời gian 10 năm tới, sẽ còn tiếp tục có các câu hỏi mà những đại biểu như ông Hàm và các đại biểu trước ông đã đặt ra. Vấn đề là, thực tiễn, hay kết quả mới là câu trả lời tốt nhất.

Tư Giang

Bài 2: Nhà nước kiến tạo phát triển tại Việt Nam

Xây dựng “Chính phủ kiến tạo phát triển, liêm chính, hành động quyết liệt phục vụ người dân và doanh nghiệp” là một định hướng của Chính phủ đang nhận được sự đồng tình, ủng hộ của xã hội. Việc xây dựng Chính phủ kiến tạo phát triển hay Nhà nước kiến tạo phát triển rất phù hợp với việc xây dựng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.Mô hình “Nhà nước kiến tạo phát triển” có những ưu điểm gì?Tổng thống Mỹ Đô-nan Trăm (Donald Trump) vừa ký sắc lệnh về độc lập năng lượng, hạ thấp các tiêu chuẩn phát thải cho các nhà máy điện dùng than. Việc hạ thấp tiêu chuẩn này được tin là sẽ tạo điều kiện để mở rộng sản xuất điện than, nhờ đó mà ngành khai thác than cũng có thể mở rộng sản xuất. Hệ quả tiếp theo là công ăn việc làm mới sẽ được tạo ra cho những người dân Mỹ. Cách hành xử như vậy là rất đặc trưng cho mô hình nhà nước điều chỉnh. Nhà nước chỉ tác động lên các ngành công nghiệp bằng cách điều chỉnh chính sách, pháp luật chứ không trực tiếp xây dựng kế hoạch rồi đầu tư phát triển các ngành này. Và đây cũng là điểm khác biệt hết sức quan trọng giữa mô hình nhà nước điều chỉnh với mô hình nhà nước kiến tạo phát triển.Thực ra, thuật ngữ “nhà nước kiến tạo phát triển” được nhà nghiên cứu C.Giôn-xơn (Chalmers Johnson) đưa ra từ những năm 80 của thế kỷ trước khi ông nghiên cứu về sự phát triển thần kỳ của Nhật Bản. Ông nhận thấy rằng trong sự phát triển thần kỳ ấy có vai trò rất quan trọng của nhà nước. Nhà nước Nhật Bản đã không chỉ tạo ra khuôn khổ cho sự phát triển mà còn định hướng và thúc đẩy sự phát triển đó. Sau này, ngoài Nhật Bản ra, Hàn Quốc, Trung Quốc và nhiều nước đang phát triển khác... đều được xem là những nhà nước kiến tạo phát triển. Đặc trưng hết sức cơ bản của mô hình nhà nước này là nhà nước trực tiếp đề ra một kế hoạch phát triển công nghiệp (với những tham vọng lớn) và đầu tư mạnh mẽ về cơ chế, chính sách và nhiều khuyến khích khác để thúc đẩy công nghiệp phát triển. Theo các nhà nghiên cứu, đây là mô hình nhà nước nằm ở giữa nhà nước điều chỉnh (theo chủ thuyết thị trường tự do) và nhà nước kế hoạch hóa tập trung (theo mô hình xã hội chủ nghĩa truyền thống). Nhà nước kiến tạo phát triển không đứng ngoài thị trường, nhưng cũng không làm thay thị trường mà nhà nước kiến tạo phát triển chủ động can thiệp mạnh mẽ vào thị trường để thúc đẩy phát triển và hiện thực hóa các mục tiêu phát triển đã được đề ra. Để đạt được mức tăng trưởng GDP gấp đôi, một nhà nước điều chỉnh (như Hoa Kỳ) sẽ phải mất đến 50 năm, trong lúc đó một nhà nước kiến tạo phát triển (như Trung Quốc) chỉ mất 10 năm. Từ ví dụ về sắc lệnh độc lập năng lượng của Tổng thống Mỹ Đ.Trăm, chúng ta cũng sẽ thấy khá rõ những hạn chế của mô hình nhà nước điều chỉnh. Cụ thể, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng việc hạ thấp tiêu chuẩn phát thải chưa chắc đã khiến các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất điện than nhiều hơn; việc khai thác than vì vậy chưa chắc đã được mở rộng; công ăn việc làm mới cho người dân Mỹ chưa chắc đã được tạo ra.

Nhiều người cho rằng, nhà nước kiến tạo phát triển là mô hình nhà nước kết hợp được ưu điểm, đồng thời khắc phục được nhược điểm của cả hai mô hình nhà nước điều chỉnh và nhà nước kế hoạch hóa tập trung.

Tuy nhiên, chúng ta cũng phải thấy rằng mô hình nhà nước kiến tạo phát triển mạnh mẽ nhất trong những thập niên nửa cuối của thế kỷ trước. Sự hấp dẫn của mô hình này đã suy giảm ít nhiều khi cuộc khủng khoảng tài chính châu Á năm 1997 xảy ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiều nước, đặc biệt các nước Đông Á (là những nước theo mô hình nhà nước kiến tạo phát triển). Nhiều học giả bắt đầu có cái nhìn phê phán hơn đối với mô hình nhà nước kiến tạo phát triển và họ chỉ ra không ít những hạn chế của mô hình này. Ví dụ như sự hoạch định kế hoạch phát triển công nghiệp của nhà nước có thể dẫn đến hiện tượng dư thừa năng lực sản xuất quá lớn như ở Trung Quốc hay trong thời đại toàn cầu hóa, khi các tập đoàn xuyên quốc gia đang làm chủ việc hoạch định chính sách phát triển nhiều ngành công nghiệp thì nhà nước không dễ đi ngược lại với các tập đoàn này.

Tuy nhiên, nhà nước kiến tạo phát triển vẫn là một mô hình đầy tiềm năng, phù hợp với điều kiện văn hóa, kinh tế, xã hội, phù hợp với từng giai đoạn phát triển của mỗi quốc gia.

Kiến tạo phát triển chính là tạo ra những cải cách đột phá

Ở Việt Nam, thuật ngữ “Chính phủ kiến tạo phát triển” lần đầu tiên được đưa ra trong một bài viết của nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vào năm 2014. Thế nhưng, thuật ngữ này chỉ thật sự trở thành một định hướng của cải cách, từ khi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đưa ra cam kết xây dựng một “Chính phủ kiến tạo phát triển, liêm chính, hành động quyết liệt, phục vụ nhân dân” trong phát biểu nhậm chức của mình và nỗ lực đẩy mạnh thực hiện trong thời gian qua.

Nếu đặt câu hỏi: Các Thủ tướng của chúng ta có chịu ảnh hưởng của lý thuyết về mô hình nhà nước kiến tạo phát triển được các nhà nghiên cứu đưa ra từthế kỷ trước hay không? Câu trả lời có lẽ là không. Kể từ khi từ bỏ nền kinh tế kế hoạch hóa, tập trung, quan liêu, bao cấp và xây dựng nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, về cơ bản chúng ta đã đi theo mô thức của một nhà nước kiến tạo phát triển. Cái mà các Thủ tướng của chúng ta quan tâm là thúc đẩy những cải cách để kiến tạo ra sự phát triển nhanh chóng và vượt bậc cho đất nước.

Có lẽ, trong điều kiện của Việt Nam thì để kiến tạo phát triển Nhà nước cần phải hoạch định đường lối phát triển cho đất nước (đặc biệt là đường lối công nghiệp hóa và chương trình xóa đói giảm nghèo) và thúc đẩy việc hiện thực hóa đường lối đó. Thúc đẩy việc hiện thực hóa thì không có nghĩa là làm thay người dân và các doanh nghiệp mà tối thiểu phải làm được những việc sau đây:

Trước hết,Nhà nước phải tạo ra được hệ thống khuyến khích để các nguồn lực của xã hội được tập trung đầu tư cho các mục tiêu phát triển. Hệ thống khuyến khích đó có thể là chi tiêu công, là thuế, là tín dụng, là thương quyền... Ngoài ra, Nhà nước còn cần phải phát huy thế mạnh của nhà nước điều chỉnh là tạo ra khuôn khổ thể chế và mọi điều kiện cần thiết khác để từng người dân có thể dễ dàng làm ăn và mưu cầu hạnh phúc. Khi và chỉ khi hàng triệu người dân Việt Nam có điều kiện làm ăn dễ dàng, có năng lực làm chủ cuộc sống và sáng tạo tương lai thì sự giàu có và thịnh vượng bền lâu mới đến với đất nước ta. Và đó cũng mới chính là sự phát triển thực chất nhất. Điều quan trọng là phải xây dựng cho được những khuôn khổ thể chế cần thiết để cho công việc làm ăn của người dân ngày một dễ dàng hơn. Quan trọng nhất ở đây là quyền tự do kinh doanh, quyền tự do tài sản, quyền tự dokhế ước... phải được bảo đảm; sự minh bạch phải được tăng cường; các hợp đồng phải được tôn trọng và bảo vệ; các tranh chấp phải được giải quyết nhanh chóng và hiệu quả. Ngoài ra, một điều kiện không thể thiếu ở đây là việc bảo đảm sự ổn định kinh tế vĩ mô. Vì thiếu sự ổn định kinh tế vĩ mô, không doanh nghiệp cũng như một người dân nào có thể làm ăn dễ dàng được. Đây vì vậy là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của Chính phủ kiến tạo phát triển.

Hai là,Nhà nước cần tìm mọi cách để cung cấp các dịch vụ công chất lượng, giá rẻ cần thiết cho sự phát triển năng lực và việc làm ăn của các doanh nghiệp, của những người dân. Muốn làm được điều này, phải xây dựng được một bộ máy hành chính-công vụ hết sức chuyên nghiệp và hiệu quả. Bộ máy này phải được tuyển dụng, bổ nhiệm nghiêm ngặtdựatrên cơ sở của trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

Ba là,nhà nước phải biết tạo ra cạnh tranh lành mạnh để tất cả mọi chủ thể trong xã hội đều phải vươn lên và để thu hút được người tài. Tiêu chí để cạnh tranh trong đời sống kinh tế là chất lượng hơn và giá rẻ hơn. Tiêu chí để cạnh tranh trong đời sống chính trị là tài giỏi hơn và đạo đức hơn. Trong đời sống kinh tế, thúc đẩy cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước và kiểm soát gắt gao những doanh nghiệp còn chiếm giữ vị thế độc quyền là rất quan trọng. Độc quyền không chỉ dẫn đến lạm quyền mà còn làm cho hoạt động kinh tế kém hiệu quả và xã hội kém năng động. Một cơ chế để người tài được tuyển chọn cũng hết sức quan trọng. Một phần của cơ chế này là áp đặt chế độ trách nhiệm rất rõ ràng, để những người đứng đầu bắt buộc phải chọn cho được người tài (không chọn được người tài không thể hoàn thành được công việc). Tất nhiên, chúng ta cũng phải trao quyền tuyển chọn cho những người đứng đầu này.

Với một khuôn khổ khái niệm như trên, Nhà nước ta quả thực có thể kiến tạo ra sự phát triển nhanh chóng và bền vững cho đất nước. Vấn đềlà chúng ta cần sớm làmrõ khung khái niệm về nhà nước kiến tạo phát triển (chính phủ kiến tạo phát triển) mà chúng ta mong muốn xây dựng trên đất nước Việt Nam.

(còn nữa)

TSNGUYỄN SĨ DŨNG, TS NGUYỄN MINH PHONG,

Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Bài 3: Vai trò phù hợp cho doanh nghiệp nhà nước

Hiện nay, doanh nghiệp nhà nước (DNNN) vẫn đang là trụ cột hàng đầu của nền kinh tế, đóng góp tới 28,8% GDP. Vấn đề sắp xếp, đổi mới DNNN, hay gần đây được sử dụng với thuật ngữ là tái cơ cấu DNNN đang được đặt ra. Tái cơ cấu là để nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN, đặt DNNN ở một vị trí phù hợp trong nền kinh tế, từ đó góp phần tạo ra động lực phát triển cho chính DNNN và cho các loại hình doanh nghiệp khác, với mục đích cuối cùng là thúc đẩy nhanh hơn sự phát triển đất nước, đồng thời bảo đảm công bằng xã hội.

DNNN mang lại nguồn thu lớn cho ngân sách Nhà nước

Tái cơ cấu DNNN, trọng tâm là các tập đoàn, tổng công ty nhà nước là một trong ba trụ cột chính của mục tiêu tái cơ cấu nền kinh tế đã được cụ thể hóa tại Hội nghị lần thứ 3, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI. Một phương pháp quan trọng của việc tái cơ cấu là cổ phần hóa DNNN, rút bớt sự hiện diện của vốn Nhà nước tại những doanh nghiệp, những mảng lĩnh vực mà Nhà nước không cần phải nắm giữ, để cho thị trường tự điều tiết.

Với quan điểm đó việc cổ phần hóa đã được thực hiện quyết liệt trong những năm qua. Theobáo cáo của Ban Chỉ đạo đổi mới và Phát triển doanh nghiệp,năm 2001, Nhà nước có khoảng 6.000DNNN, đến năm 2011 chỉ còn 1.369 DNNN và đến hết tháng 10-2016 chỉ còn 718 DNNN. Nếu thời điểm năm 2001, DNNN xuất hiện ở hơn 60 ngành, lĩnh vực thì đến nay chỉ còn tập trung vào 19 ngành, lĩnh vực. Đại đa số DNNN có quy mô vừa và lớn.

Về đóng góp cho nền kinh tế, mặc dù số lượng chiếm tỷ lệ rất nhỏ về số lượng trong khu vực doanh nghiệp (khoảng 0,67%), nhưng DNNN vẫn là nguồn thu lớn cho ngân sách Nhà nước. Tốp 5 doanh nghiệp đóng góp thuế nhiều nhất năm 2015 (năm 2016 chưa được công bố) thì đều là doanh nghiệp nhà nước, hoặc có vốn Nhà nước chi phối, đó là: Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel),Tổng công ty Khí Việt Nam-Công ty CP, Tổng công ty Viễn thông MobiFone, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank). Nếu mở rộng ra tốp 10 doanh nghiệp đóng thuế hàng đầu năm 2015 thì cũng có tới 7 doanh nghiệp nhà nước, hoặc có vốn Nhà nước chi phối. DNNN cũng đang đóng góp lớn nhất vào GDP với tỷ lệ 28,8%, so với doanh nghiệp ngoài nhà nước là 11,8% và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) là 17,9%.

Tất nhiên, ở chiều ngược lại, cũng phải thấy rằng, DNNN giữ một lượng vốn cùng khối lượng tài sản lớn trong nền kinh tế. Cụ thể, tổng vốn chủ sở hữu tại DNNN hiện là 1,234 triệu tỷ đồng; tổng tài sản là 3,105 triệu tỷ đồng. Nhiều ý kiến cho rằng, lượng tài sản khổng lồ DNNN nắm giữ chưa phát huy hết được hiệu quả. Trong đó có không ít doanh nghiệp nhà nước thua lỗ, thậm chí đứng trước nguy cơ phá sản.

Nói như thế, để thấy rằng, lối suy nghĩ DNNN là yếu kém toàn diện, cần phải cắt bỏ sớm là không đúng đắn. Nhưng đồng thời, cũng phải nhìn nhận rằng, việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước là điều tất yếu. Bởi xét trên diện rộng thì nền kinh tế thế giới đang ngày càng chuyển động nhanh hơn, đòi hỏi toàn bộ các thành tố cấu thành cũng phải chuyển động theo. Trên thế giới có những tập đoàn kinh tế tư nhân rất hùng vĩ bỗng trở thành con số 0 chỉ trong một khoảng thời gian ngắn, chỉ vì không thay đổi, để thích ứng kịp sự thay đổi của nền kinh tế. Vì thế, nền kinh tế Việt Nam cũng phải luôn chủ động thay đổi, nhằm thích ứng, nâng cao hiệu quả. Trong đó, DNNN chính là một trong những trọng tâm phải được xem xét thay đổi. Tái cơ cấu DNNN quan hệ hữu cơ với việc tái cơ cấu đầu tư công và tái cơ cấu hệ thống ngân hàng.

DNNN nên giữ vai trò gì trong nền kinh tế?

Liên quan đến tái cơ cấu DNNN, có hai vấn đề cần được giải quyết tốt: Thứ nhất là DNNN có vai trò gì, sẽ làm gì, xuất hiện ở những lĩnh vực nào? Thứ hai là làm thế nào để nâng cao được khả năng quản trị, từ đó nâng cao hiệu quả.

Về vấn đề thứ nhất là vai trò và lĩnh vực hoạt động của DNNN, trong văn kiện Đại hội XII của Đảng đã nêu: “Tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại DNNN theo hướng: DNNN tập trung vào những lĩnh vực then chốt, thiết yếu; những địa bàn quan trọng và quốc phòng, an ninh; những lĩnh vực mà doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác không đầu tư”. Còn các nguồn lực Nhà nước (tài nguyên đất đai, ngân sách Nhà nước, các quỹ dự trữ quốc gia,...) cùng với các công cụ, chính sách được Nhà nước sử dụng để định hướng, điều tiết nền kinh tế, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội. Thực tiễn ở nước ta, khi nguồn lực Nhà nước cùng với các cơ chế, chính sách tập trung vào lĩnh vực, địa bàn nào thì dẫn dắt, thúc đẩy sự phát triển ở lĩnh vực, địa bàn đó. Với ý nghĩa quan trọng như vậy, kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo; còn doanh nghiệp nhà nước chỉ là một bộ phận của kinh tế Nhà nước, hoạt động theo cơ chế thị trường, cạnh tranh bình đẳng trước pháp luật với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác.

Một vấn đề nữa cần lưu tâm, đó là từ xưa tới nay, DNNN thường phải thực hiện các nhiệm vụ công ích. Chính điều này đã gây ảnh hưởng nhất định tới hiệu quả kinh tế của DNNN. Vì vậy, để đánh giá hiệu quả của một DNNN thường phải xét tới yếu tố “làm nhiệm vụ”, có nghĩa là dù không muốn thì doanh nghiệp vẫn phải thực hiện nhiệm vụ ấy, vì các doanh nghiệp ngoài nhà nước không làm, không muốn làm. Ví dụ như, các dự án ở thành phố lớn, nơi đông dân cư thì rất nhiều doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài muốn làm, nhưng các dự án ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa thì ít doanh nghiệp muốn làm, thậm chí có những dự án không thể kêu gọi nổi vốn đầu tư xã hội. Vì vậy, bắt buộc phải có những DNNN để điều tiết những méo mó đó cho thị trường. Vừa qua, nếu không phải Viettel-một DNNN-đầu tư quyết liệt trong 6 tháng, thì không biết đến bao giờ Việt Nam mới có được một mạng viễn thông 4G hiện đại, phủ sóng toàn quốc.

DNNN còn là công cụ để Nhà nước trực tiếp điều tiết nền kinh tế. Ví dụ như, để giữ ổn định mặt bằng giá đầu vào cho các ngành sản xuất, trong nhiều năm qua, mặc dù thị trường có nhiều biến động, nhưng giá điện nhìn chung được giữ ổn định ở mức thấp. So với nhiều nước trong khu vực, giá điện Việt Nam thấp hơn. Cụ thể, giá bán lẻ điện hiện nay của Việt Nam là 1.622 đồng/kWh, tương đương 7,31 cent/kWh. Trong khi đó, Trung Quốc là 10,04 cent/kWh, Thái Lan 11,81 cent/kWh...

Có ý kiến chuyên gia cho rằng, nên có một lộ trình để giảm dần tỷ trọng của DNNN trong nền kinh tế, cụ thể là bằng thước đo GDP. Cụ thể là trong bức tranh GDP chung của đất nước, thì DNNN chỉ nên chiếm khoảng 15% GDP, còn lại doanh nghiệp ngoài nhà nước là 65% GDP và doanh nghiệp FDI khoảng 20% GDP. Nếu theo tỷ lệ này, so với mức đang đóng góp 28,8% GDP của đất nước, thì rõ ràng DNNN sẽ có sự thu hẹp lớn.

Thế nhưng, cũng về vấn đề này, có ý kiến lại cho rằng, điều cần quan tâm không phải là bắt buộc thành phần kinh tế nào có tỷ lệ trong GDP là bao nhiêu, mà là hiệu quả cho sự phát triển của đất nước. Theo quy luật về con số thì nếu doanh nghiệp có tỷ lệ đạt khoảng 30% thì sẽ có ảnh hưởng lớn đến phần 70% còn lại. Nếu có tỷ lệ từ 10-30% thì sẽ có tác động nhưng không quyết định. Còn nếu nhỏ hơn 10% thì gần như không có tác động. Vì thế, đặt ra mục tiêu tỷ lệ đóng góp GDP khoảng bao nhiêu % có nghĩa là muốn loại hình doanh nghiệp nào giữ vai trò gì trong nền kinh tế.

Có ý kiến cho rằng, có thể chia DNNN thành 3 loại: Thứ nhất là DNNN làm nhiệm vụ công ích. Thứ hai là DNNN kinh doanh vốn (ví dụ nhưTổng công ty kinh doanh vốn nhà nước (SCIC). Thứ ba là DNNN thực hiện các nhiệm vụ chiến lược quốc gia. Trong đó, loại doanh nghiệp thứ ba cần được Nhà nước nắm chặt và quản trị sâu.

Kinh nghiệm trên thế giới cho thấy, nếu muốn quốc gia phát triển với tốc độ nhanh hơn thì cần phải có những công cụ, những cách thức quản lý nền kinh tế phù hợp, trong đó vai trò của những doanh nghiệp chiến lược là rất quan trọng, ở một số quốc gia thì đó là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ.

Tại Việt Nam, hiện nay, có những cái nhìn khá định kiến về DNNN, cho rằng cứ DNNN là yếu kém. Thế nhưng, Viettel là một DNNN đang có hiệu quả sản xuất kinh doanh đứng đầu nền kinh tế Việt Nam, nộp thuế nhiều nhất Việt Nam và cũng là tiên phong đầu tư ra nước ngoài. Trong đó, tại nhiều quốc gia, Viettel chiếm lĩnh thị trường chỉ trong một thời gian ngắn, lấn át cả những doanh nghiệp viễn thông lớn nhất thế giới. Thành công của Viettel minh chứng rằng, loại hình doanh nghiệp nào cũng có thể thành công, cái chính là phải có những lãnh đạo doanh nghiệp giỏi, có chiến lược phát triển tốt, khả năng thực thi tốt.

Phải chăng việc một số DNNN hoạt động kém hiệu quả trong thời gian qua là do được quá nhiều ưu đãi, khiến cho đánh mất khả năng cạnh tranh? DNNN phải chăng chỉ nên là những doanh nghiệp chuyên thực hiện những việc khó, những nhiệm vụ lớn mà doanh nghiệp bên ngoài chưa thể đảm đương được hoặc không muốn làm. Phải luôn luôn đặt DNNN trước những đòi hỏi rất cao, rất khắt khe.

Để nâng cao khả năng quản trị, từ đó nâng cao hiệu quả của bất cứ doanh nghiệp nào, trong đó có DNNN thì một yếu tố rất quan trọng là phải có được một đội ngũ nhân sự giỏi, tinh thông về ngành nghề kinh doanh cốt lõi và có khát vọng vươn lên. DNNN đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng và Nhà nước (thông qua Đảng ủy và những người đại diện vốn Nhà nước tại doanh nghiệp), tồn tại vì lợi ích của quốc gia, nhưng đồng thời phải áp dụng các cơ chế, cách thức quản lý, công tác nhân sự tiên tiến nhất, giống như doanh nghiệp tư nhân, như thế thì mới nâng cao được hiệu quả hoạt động.

Khắc phục những hạn chế trong cổ phần hóa

Theo đánh giá của Ban chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp, trong thời gian qua, các DNNN sau cổ phần hóa (CPH) hầu hết đều sản xuất, kinh doanh có hiệu quả, nộp ngân sách và thu nhập người lao động được nâng lên. Cụ thể, theo số liệu tổng hợp từ Bộ Tài chính, kết quả hoạt động năm 2015 của 350 doanh nghiệp sau CPH với trước khi CPH cho thấy, lợi nhuận trước thuế của các doanh nghiệp này tăng 49%, nộp ngân sách tăng 27%, tổng tài sản tăng 39%, doanh thu tăng 29%, thu nhập bình quân người lao động tăng 33%. Tuy nhiên, cũng có những doanh nghiệp lại rơi vào hoàn cảnh khó khăn hơn, lợi nhuận liên tục giảm, số nợ phải trả tăng nhưTập đoàn Cao su Việt Nam(lợi nhuận giảm từ 11.838 tỷ đồng năm 2011 xuống còn 2.200 tỷ đồng năm 2015; công nợ phải trả năm 2015 là 21.220 tỷ đồng trên vốn điều lệ là 35.210 tỷ đồng).

Thực tế thì loại hình doanh nghiệp nào cũng có doanh nghiệp mạnh, doanh nghiệp yếu. Các doanh nghiệp tư nhân, cổ phần mạnh nhất trên thế giới cũng không tránh khỏi việc kinh doanh thua lỗ, phá sản. Vì thế, CPH không phải là đáp số chắc chắn để nâng cao hiệu quả hoạt động của một doanh nghiệp. Tuy nhiên, CPH là một xu thế đúng và tất yếu.

Vậy CPH mang lại điều gì để làm cho doanh nghiệp hiệu quả hơn, tốt hơn cho nền kinh tế? Đó là, CPH sẽ huy động được trí tuệ và vốn của xã hội vào doanh nghiệp, đồng thời sẽ tạo ra sức ép phải thành công. Sức ép hiệu quả ấy buộc doanh nghiệp phải chọn được nhân sự tốt, chọn được chiến lược kinh doanh đúng đắn, chọn được cách thức điều hành doanh nghiệp. Sức ép càng lớn thì những người đứng đầu doanh nghiệp càng buộc phải lựa chọn, sàng lọc để có bộ máy tốt nhất cho mình, nếu không chính bản thân họ cũng không thể tồn tại được.

Như vậy, có thể hiểu CPH là một phương thức để đổi mới doanh nghiệp; chứ CPH có lẽ không phải là mục tiêu. Vì vậy, có nhà kinh tế cho rằng, cần phải tính toán xem CPH như thế nào để ngân sách Nhà nước được lợi nhất và thị trường có thể hấp thu kịp. Đồng thời, cần phải khắc phục những biểu hiện tiêu cực trong CPH như: Tạo ra thua lỗ rồi định giá doanh nghiệp thấp để những người đang điều hành và người nhà dễ dàng thâu tóm; mua doanh nghiệp chỉ vì khu đất vàng mà doanh nghiệp đang nắm giữ chứ không quan tâm phát triển ngành nghề lõi của doanh nghiệp...

Tóm lại, đánh giá, xác định đúng vị trí, vai trò của DNNN là một vấn đề rất quan trọng, là cơ sở để có chiến lược, chính sách, cơ chế phù hợp để nâng cao hiệu quả của DNNN, đóng góp tích cực hơn nữa cho sự phát triển của đất nước.

(còn nữa)

TS NGUYỄN SĨ DŨNG, TS NGUYỄN MINH PHONG, HOÀNG GIA MINH, HỒ QUANG PHƯƠNG

Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay