Ấn Độ giành được độc lập như thế nào

Soạn bài online – Ôn thi lịch sử thế giới 

Câu 39. Tại sao thực dân Anh buộc phải công nhận nền độc lập hoàn toàn của Ấn Độ vào năm 1950 ? Nêu đặc điểm chủ yếu của phong trào giải phóng dân tộc ở Ấn Độ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. 

1. Nguyên nhân bùng nổ : Ấn Độ là nước lớn thứ hai ở châu Á, với diện tích gần 3,3 triệu km2, dân số 1 tỉ 20 triệu người (năm 2000). Thắng lợi của Liên Xô và các nước đồng minh trong cuộc chiến tranh chống phát xít đã cổ vũ tạo điều kiện thuận lợi cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân các nước Á, Phi, Mĩ Latinh trong đó có Ấn Độ. Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945), phong trào đấu tranh chống thực dân Anh, giành độc lập của Ấn Độ phát triển mạnh mẽ.

– Dưới sự lãnh đạo của Đảng Quốc đại (đảng của giai cấp tư sản) do M.Ganđi và G.Nêru đứng đầu, đấu tranh dưới các hình thức khởi nghĩa tổ chức, biểu tình, bãi công, bãi khóa, bãi thị….

-Tiêu biểu là ngày 19 – 2 – 1946, hai vạn thủy binh trên 20 chiến hạm ở cảng Bombay tổ chức biểu tình tuần hành chống thực dân Anh, đòi độc lập dân tộc.

– Hưởng ứng cuộc khởi nghĩa của thủy binh, hai mươi vạn công nhân, học sinh, sinh viên và đông đảo nhân dân Bombay đã bãi công, bãi thị, bãi khóa. Cuộc bãi công sau đó trở thành khởi nghĩa vũ trang của nhân dân, kéo dài trOng ba ngày liền (từ ngày21 – 2 đến  23 – 2 – 1946) mới bị dập tắt. Công nhân nhiều thành phố bãi công hưởng ứng như Cancútta, Carasi, Mađrat,…

– Nông dân đấu tranh đòi chỉ nộp 1 – 3 thu hoạch cho địa chủ (Phong trào “Tephaga”). Nhiều nơi nông dân nổi dậy cướp tài sản của địa chủ.

– Đầu năm 1947, cao trào bãi công của công nhân đã nổ ra ở nhiều thành phố lớn, như cuộc bãi công của hơn 40 vạn công nhân ở thành phố Cancútta (tháng 2 – 1947).

– Trước quy mô rộng lớn của phong trào, đế quốc Anh không thể thống trị theo hình thức thực dân kiểu cũ được nữa. Ngày 15 – 8 – 1947, theo sự thỏa thuận giữa thực dân Anh và giai cấp tư sản Ấn Độ (Kế hoạch Maobattơn) ngày 15 – 8 – 1947, Ấn Độ bị tách ra thành hai quốc gia Ấn ĐộPakixtan dựa trên cơ sở tôn giáo: Ấn Độ của những người theo Ấn Độ giáo và Pakixtan của những người theo Hồi giáo. Hai quốc gia này được hưởng quy chế tự trị và được thành lập Chính phủ dân tộc riêng của mình .

– Ngày 26 – 3 – 1971, nhân dân vùng đông Pakixtan đã nổi dậy đấu tranh vũ trang tách khỏi Pakixtan và thành lập nước Cộng hòa Bănglađet.

– Không thỏa thuận với quy chế tự trị, Đảng Quốc đại đã lãnh đạo nhân dân Ấn Độ đấu tranh đòi thực dân Anh phải trả độc lập hoàn toàn cho Ấn Độ. Trước sức ép đấu tranh mạnh mẽ của phong trào quần chúng, thực dân Anh buộc phải công nhận hoàn toàn nền độc lập của Ấn Độ. 

Ngày 26 – 1 – 1950, Ấn Độ tuyên bố độc lập và nước Cộng hòa Ấn Độ chính thức được thành lập.

3. Đặc điểm chủ yếu : Thể hiện ý chí quyết tâm giành độc lập của nhân dân Ấn Độ dưới sự lãnh đạo của Đảng Quốc đại đã đi từ phong trào đấu tranh chính trị rộng lớn của quần chúng tiến lên khởi nghĩa vũ trang buộc thực dân Anh phải trao trả độc lập cho Ấn Độ.

Phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc của Ấn Độ (1945 – 1950) ?

(Đề thi tuyển sinh Đại học, Cao đẳng năm 2002)

Chi tiết Chuyên mục: Bài 4: Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ

- Sau chiến tranh thế giới thứ 2, cuộc đấu tranh chống thực dân Anh của nhân dân Ấn Độ phát triển mạnh mẽ.

- Trước sức ép của phong trào đấu tranh, thực dân Anh buộc phải nhượng bộ, hứa sẽ trao quyền tự trị theo “phương án Maobáttơn” chia đất nước này thành hai quốc gia trên cơ sở tôn giáo.

- Đảng Quốc đại tiếp tục lãnh đạo nhân dân đấu tranh trong những năm 1948-1950. Ngày 26/1/1950, Ấn Độ tuyên bố độc lập và thành lập nước Cộng hòa.

(Nguồn: trang 35 sgk Lịch Sử 12:)

a. Cuộc đấu tranh giành độc lập:

+Ấn Độ là 1 nước lớn ở Châu Á và đông dân thứ 2 TG (1 tỉ 20 triệu người- năm 2000)

+Sau chiến tranh TGT2, cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Ấn Độ dưới sự lãnh đạo của Đảng Quốc Đại đã diễn ra sôi nổi

+Thực dân Anh phải nhượng bộ, nhưng tại trao quyền tự trị theo" phương án Maobotton.

+Ngày 15/8/1947 2 nhà nước tự trị Ấn Độ và Pakixtan được thành lập và thành lập nhà nước công hòa.

=> Ý nghĩa: Đánh dấu thắng lợi to lớn của nhân dân Ấn Độ. Có ảnh hưởng đến phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.

b. Thành tựu:

+ Ấn Độ đạt được nhiều thành tựu to lớn về nông nghiệp và công nghiệp trong công cuộc xây dựng đất nước.

+Nhờ tiến hành cuộc "cách mạng xanh" trong nông nghiệp mà Ấn Độ đã tự túc được lương thực và xuất khẩu gạo (từ năm 1995)

+ Nền Công nghiệp: đã sản xuất được nhiều loại máy móc như máy bay, tàu thủy, xe hơi, tàu máy xe lửa…sử dụng năng lượng hạt nhân vào sản xuất điện

+ KHKT: là cường quốc công nghệ phần mềm, công nghệ hạt nhân, công nghệ vũ trụ: Thử thành công bom nguyên tử (1974); Phóng vệ tinh nhân tạo ( 1975)

+Về đối ngoại: Ấn Độ theo đuổi chính sách hòa bìnhtrung lập tích cực,là một trong những nước đề xướng phong trào ko LK, luôn ủng hộ cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.(16972 AĐ thiết lập ngoại giao VN)

Cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Ấn Độ

Đề bài

Cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Ấn Độ trong những năm 1945 - 1950 diễn ra như thế nào?

Lời giải chi tiết

- Sau chiến tranh thế giới thứ 2, cuộc đấu tranh chống thực dân Anh của nhân dân Ấn Độ phát triển mạnh mẽ.

- Trước sức ép của phong trào đấu tranh, thực dân Anh buộc phải nhượng bộ, hứa sẽ trao quyền tự trị theo “phương án Maobáttơn” chia đất nước này thành hai quốc gia trên cơ sở tôn giáo.

- Đảng Quốc đại do Nêru đứng đầu tiếp tục lãnh đạo nhân dân đấu tranh trong những năm 1948 - 1950.

- Ngày 26/1/1950, Ấn Độ tuyên bố độc lập và thành lập nước Cộng hòa.

Loigiaihay.com

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lịch sử lớp 12 - Xem ngay

Ấn Độ tuyên bố độc lập và thành lập nước cộng hòa vào thời gian nào?

Đặc điểm đường lối đối ngoại của Ấn Độ từ sau khi giành được độc lập là gì?

Năm 1950, nhân dân Ấn Độ giành được độc lập từ thực dân nào sau đây?

Năm 1995, Ấn Độ trở thành trước xuất khẩu gạo thứ ba thế giới là do

Ấn Độ giành được độc lập như thế nào

Ấn Độ giành được độc lập như thế nào

Nguồn: India and Pakistan win independence, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1947, Đạo luật Ấn Độ Độc lập (Indian Independence Bill), chính thức tuyên đố nền độc lập của Ấn Độ và Pakistan dựa trên Đế chế Mogul trước đây, đã chính thức có hiệu lực kể từ nửa đêm. Thỏa thuận được chờ đợi từ lâu này đã kết thúc 200 năm cai trị của Anh; nhà lãnh đạo phong trào độc lập Mohandas Gandhi đã ca ngợi nó là “hành động cao quý nhất của Anh Quốc.”

Tuy nhiên, xung đột tôn giáo giữa những người theo đạo Hindu và đạo Hồi, vốn đã trì hoãn việc Anh trao quyền độc lập cho Ấn Độ sau Thế chiến II, đã sớm khiến cho sự phấn khởi của Gandhi phải lụi tàn. Ở phía bắc tỉnh Punjab, nơi có sự chia rẽ sâu sắc giữa một Ấn Độ do Hindu giáo thống trị và một Pakistan do Hồi giáo thống trị, hàng trăm người đã thiệt mạng chỉ trong vài ngày đầu sau khi đất nước được độc lập.

Phong trào độc lập của Ấn Độ có bước tiến đầu tiên vào đầu thế kỷ 20, và sau Thế chiến I, Gandhi đã tổ chức chiến dịch đầu tiên trong số nhiều chiến dịch phản kháng bất bạo động của mình để phản đối chế độ áp bức của Anh ở Ấn Độ. Trong thập niên 1930, chính phủ Anh đã nhượng bộ một số người theo chủ nghĩa dân tộc Ấn Độ, nhưng trong Thế chiến II, bất mãn với ách cai trị của Anh đã tăng đến mức người Anh lo sợ sẽ mất Ấn Độ vào tay phe Trục.

Gandhi và các nhà lãnh đạo dân tộc chủ nghĩa khác đã bác bỏ những lời hứa sáo rỗng của người Anh về việc trao cho Ấn Độ quyền tự trị sau chiến tranh và tổ chức chiến dịch bất bạo động “Hãy đi khỏi Ấn Độ” (Quit India) để hối thúc người Anh rời đi. Chính quyền thuộc địa Anh đáp trả bằng cách bỏ tù Gandhi và hàng trăm người khác.

Các cuộc biểu tình chống Anh đã tăng tốc sau chiến tranh, và vào năm 1947, Quốc hội Ấn Độ miễn cưỡng chấp nhận việc thành lập Pakistan để xoa dịu Liên đoàn Hồi giáo và kết thúc đàm phán độc lập. Ngày 15/08/1947, Đạo luật  Ấn Độ Độc lập chính thức có hiệu lực, mở đầu cho một thời kỳ hỗn loạn tôn giáo ở Ấn Độ và Pakistan, dẫn đến cái chết của hàng trăm nghìn người, bao gồm cả Gandhi, người bị ám sát bởi một tín đồ Hindu giáo cuồng tín vào tháng 01/1948 trong một buổi cầu nguyện canh thức diễn ra tại một khu vực vốn đang có bạo lực giữa Hồi giáo-và Hindu giáo.

Di sản bạo lực của cuộc chia cắt Ấn Độ – Pakistan