Bàn chải kẽ răng dùng bao lâu

Bàn chải kẽ răng dùng bao lâu

Vệ sinh răng miệng khi niềng răng là một việc làm vô cùng quan trọng bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả niềng răng. Bạn cần chọn các loại bàn chải chuyên biệt để vừa có khả năng chải sạch bề mặt răng, đồng thời làm sạch kẽ răng, dây cung và mắc cài. Vậy khi niềng răng bạn nên dùng bàn chải gì, và chải răng đúng cách là như thế nào? Nha Khoa Thúy Đức sẽ hướng dẫn các bạn qua bài viết dưới đây nhé.

Niềng răng nên dùng bàn chải như thế nào?

Với những người không niềng răng, vệ sinh răng miệng chỉ cần một loại bàn chải là đủ. Còn những người niềng răng cần có một bộ dụng cụ vệ sinh răng miệng chuyên biệt, với nhiều loại bàn chải như bàn chải rãnh, bàn chải kẽ, chỉ nha khoa, tăm nước… Thông thường khi niềng răng bạn sẽ được các bác sĩ giới thiệu những loại dụng cụ vệ sinh răng và bàn chải thích hợp. Tuy nhiên, bạn cũng cần hiểu một số tiêu chuẩn lựa chọn bàn chải phù hợp cho mình.

Bàn chải lông mềm, đầu nhỏ và nên có rãnh

Bàn chải lông mềm:

Khi niềng răng, răng lợi và nướu của chúng ta cực kỳ yếu. Nếu chọn bàn chải lông cứng sẽ có thể dẫn tới tình trạng chảy máu chân răng và gây nên những tổn thương nghiêm trọng không đáng có cho lợi. Vì vậy, bạn cần sử dụng bàn chải lông mềm để không gây hại đến các bộ phận trong miệng, dễ dàng tiếp xúc với các bộ phận mô mềm, các kẽ răng và nhẹ nhàng loại bỏ những mảng bám trên răng.

Bàn chải có đầu nhỏ:

Khi niềng răng, bàn chải cần luồn lách qua các mắc cài và dây cung nên thường khó khăn hơn bình thường. Bạn nên chọn các loại bàn chải có đầu nhỏ để bàn chải có thể di chuyển dễ dàng và tiếp cận đến mọi ngóc ngách, làm sạch răng và mắc cài.

Bàn chải có rãnh:

Bạn nên chọn loại bàn chải đánh răng có phần lông ở giữa thấp hơn phần lông hai bên mép. Vì khi đánh răng, chỗ lông ngắn đó sẽ dùng để làm sạch mắc cài và đảm bảo bàn chải có thể chạm với răng để chải sạch mảng bám trên răng.

Bàn chải kẽ răng dùng bao lâu
Chọn bàn chải nhỏ, có phần lông ở giữa ngắn hơn phần lông ở hai bên mép

Bàn chải kẽ răng

Bàn chải kẽ răng là loại bàn chải không thể thiếu khi niềng răng. Có thiết kế nhỏ gọn với phần đầu thân chải là một thanh thép có thể uốn cong và xung quanh là những sợi lông mềm. Khi dùng bạn có thể dễ dàng bẻ cong để luồn lách vào các vị trí khe răng hoặc khe mắc cài – để loại bỏ các mảng bám cũng như thức ăn còn mắc lại.

Bàn chải kẽ có nhiều kích thước khác nhau, vì vậy bạn nên lựa chọn những kích thước phù hợp với kẽ răng của mình. Chỉ chọn kích thước vừa đủ lọt qua kẽ răng, để đảm bảo làm sạch thức ăn còn sót lại trong khoang miệng, không gây tác động xấu tới vùng lợi, nướu của răng.

Hiện nay, trên thị trường có 2 loại bàn chải kẽ (phân loại theo hình dạng) là bàn chải hình chữ I và chữ L.

  • Bàn chải hình chữ I: Có thể uốn cong dây kim loại thành góc phù hợp để luồn vào kẽ răng mong muốn, thông thường bàn chải chữ I dùng để giúp làm sạch mảng bám của các răng phía ở phía trước.
  • Bàn chải hình chữ L : Được thiết kế theo góc cố định, không bẻ cong được, bàn chải chữ L sẽ giúp làm sạch các răng phía sâu bên trong (như răng hàm lớn, răng khôn).

Bàn chải điện

Bàn chải điện cũng là loại bàn chải được nhiều bác sĩ nha khoa khuyên dùng khi niềng răng bởi khả năng làm sạch sâu các mảng bám bị che khuất, chống mảng bám và hạn chế cao răng.

Với tốc độ quay nhanh, các sợi lông bàn chải sẽ len lỏi linh hoạt vào các kẽ răng, mắc cài và dây cung. Thời gian vệ sinh răng miệng được giảm tối đa, chỉ cần khoảng 2p là bàn chải điện có thể làm sạch các vùng góc hàm, vùng kẽ răng, mặt sau của răng, mắc cài hạn chế tối đa những bệnh về răng lợi và nướu.

Gợi ý 3 loại bàn chải tốt nhất cho người niềng răng

1. Bàn chải CURAPROX CS 5460

Bàn chải kẽ răng dùng bao lâu

Bàn chải Curaprox CS 5460 là bàn chải dành cho người niềng răng được yêu thích bậc nhất hiện nay. Bởi lông bàn chải mềm mại như sợi tơ, có cấu tạo lông ở rãnh giữa lõm nên dễ dàng tiếp xúc răng giúp làm sạch các mảng bám, vi khuẩn trên kẽ răng cũng như nướu và mắc cài.

Ưu điểm nổi bật

  • Thiết kế đặc biệt cho người đang niềng răng với lông bàn chải tơ mềm, có 5460 sợi curen mềm mỏng, êm ái.
  • Lông bàn chải phân bố dày đặc, mỗi sợ chỉ 0.1mm với một rãnh lõm dọc ở giữa dễ dàng tiếp xúc răng và mắc cài.
  • Đầu bàn chải nhỏ, độ nghiêng vừa phải  phù hợp với những người đang đeo mắc cài giúp dễ dàng tiếp cận làm sạch mảng bám ở mắc cài, răng hàm, răng khôn trong cùng và mặt sau của răng.
  • Tay cầm bàn chải hình bát giác giúp chải răng đúng góc độ (~45 độ) theo tiêu chuẩn nha khoa khuyến cáo.
  • Giá thành tương đối rẻ, phù hợp với mọi người

Giá bán tham khảo: 109.000 đ/ 1 chiếc

2. Bộ bàn chải kẽ cho răng niềng Curaprox Ortho Pocket Set

Bàn chải kẽ răng dùng bao lâu

Bàn chải kẽ răng Curaprox là một trong những bàn chải kẽ được nhiều bác sĩ chỉnh nha khuyên dùng. Bàn chải kẽ Curaprox có lông bàn chải làm bằng sợi Curen mềm chắc, không làm đau hay tổn thương nướu răng, lõi thép phẫu thuật không gỉ, không gãy rụng, đồng thời thiết kế tay cầm hình chữ L dễ sử dụng, nhỏ gọn giúp vệ sinh khu vực phía trong dễ dàng hơn.

Ưu điểm:

  • Tay cầm UHS 451 (cán cầm dài) với chất liệu nhựa ABS an toàn, kèm theo 3 đầu thay bàn chải kẽ: CPS 07, CPS 014, CPS 118, đáp ứng nhu cầu về các kích cỡ khác nhau của răng và mắc cài trong thời gian đeo niềng răng.
  • Cấu tạo bằng các sợi lông Curen mềm mại nhưng dẻo dai, giúp lấy sạch mảng bám kẽ răng một cách hiệu quả.
  • Lõi bàn chải bằng kim loại được làm từ loại thép không rỉ dành riêng cho phẫu thuật, nên tuyệt đối an toàn cho răng lợi.
  • Được kèm theo 1 thanh sáp nha Curaprox dài 5 cm.
  • Hộp đựng kiểu dáng thời trang, gọn nhẹ có 4 màu: xanh lá, tím, cam, hồng.

Giá bán tham khảo: 219.000 đ/ 4 chiếc

3. Bàn chải đánh răng điện Oral-BGum Care

Bàn chải kẽ răng dùng bao lâu

Bàn chải đánh răng điện Oral-B Vitality Gum Care là bàn chải điện được 90% bác sĩ nha khoa tại Đức khuyên dùng, và cũng được nhiều người niềng răng ưa chuộng. Oral-B Vitality Gum Care có giá thành vừa phải nhưng có nhiều tiện ích ưu việt với như đầu bàn được cấu tạo từ các sợi lông mềm và hình dạng cây thông, luồn sâu được vào từng kẽ răng và các khe hở của mắc cài. Từ đó giúp làm sạch răng, chống mảng bám và hạn chế cao răng hiệu quả hơn bàn chải thông thường.

Ưu điểm:

  • Tốc độ quay 7600 vòng/ phút giúp đánh sạch các mảng bám trên răng gấp 2 lần so với bàn chải thông thường
  • Bàn chải được thiết kế hình cây thông, với lông mềm mại vừa giúp đảm bảo làm sạch răng hiệu quả vừa giúp tránh những tổn thương cho nướu, lợi, chân răng.
  • Đầu bàn chải nhỏ nên có thể len lỏi vào từng ngõ ngách bên trong răng, giúp loại bỏ lượng thức ăn thừa một cách nhanh chóng kể cả các khu vực khó làm sạch như kẽ răng, khoang miệng.
  • Chế độ hẹn giờ, tự tắt khi hết 2 phút đánh răng – là thời gian đánh răng được nha sỹ khuyến cáo để vừa sạch răng, vừa không gây hại cho răng.
  • Bàn chải hoạt động bằng pin với tính năng xoay liên tục giúp bạn thoải mái khi đánh răng.

Giá tham khảo: 419.000 đ

Các dụng cụ chăm sóc răng đặc biệt khác khi niềng răng

  • Chỉ nha khoa: Sau khi đánh răng bàn bàn chải thông thường, bạn nên dùng thêm chỉ nha khoa để luồn vào kẽ răng và kẽ mắc cài để loại bỏ những mảng bám, thức ăn còn sót lại ở kẽ răng, mắc cài mà bàn chải thông thường không chải đến được.
  • Nước súc miệng chứa nhiều Fluoride: Giúp cho men răng của bạn cứng chắc hơn, từ đó ngăn chặn sâu răng trong suốt quá trình niềng răng
  • Son dưỡng môi: Khi niềng răng môi bạn có xu hướng luôn hở, không khí từ miệng sẽ làm khô môi, có thể gây nẻ môi, chảy máu, vì vậy cần bôi thêm son dưỡng để môi được mềm mại hơn.
  • Sáp nha khoa: Được cấu tạo bằng keo ong, bạn có thể gắn lên bề mặt mắc cài để làm giảm ma sát giữa bộ khí cụ niềng răng và các mô mềm trong niêm mạc miệng. Tránh cho niêm mạc má – môi không bị trầy xước, chảy máu.
  • Máng bảo vệ răng: Nếu bạn là người thường xuyên chơi các môn thể thao, thì khi niềng răng, vận động quá mạnh sẽ khiến cho các khí cụ niềng răng đâm vào má gây chảy máu, hoặc bị xô lệch vị trí ảnh hưởng xấu đến quá trình dịch chuyển của răng. Để hạn chế tình trạng này bạn nên đeo thêm dụng cụ bảo vệ răng – hàm chuyên dụng .

Hướng dẫn chải răng đúng cách khi niềng răng

Bàn chải kẽ răng dùng bao lâu

Vệ sinh răng miệng khi niềng răng là bước quan trọng để bảo vệ sức khỏe răng lợi trong quá trình niềng răng. Vì vậy, chải răng khi niềng răng không đơn giản như chải răng thông thường mà cần chia thành nhiều bước. Bạn cần tuân thủ các bước chải răng đúng cách để làm sạch hoàn toàn mảng bám và thức ăn còn sót trên kẽ răng, mắc cài.

Dưới đây quy trình chải răng đúng chuẩn khi niềng răng được Nha khoa Thúy Đức chia sẻ:

Bước 1: Súc miệng 

Bước đầu tiên bạn cần súc miệng bằng nước sạch hoặc nước súc miệng chuyên biệt để có thể rửa trôi phần nào thức ăn còn mắc và dính lại trong các kẽ răng và xung quanh mắc cài.

Bước 2: Chải răng bằng bàn chải lông mềm

Bạn sử dụng bàn chải lông mềm và kem đánh răng có chứa nhiều fluor, cầm bàn chải theo nghiêng một góc 45 độ so với mặt răng. Trước tiên bạn đánh phần lợi và bề mặt răng hàm trên, từ bên này đến bên kia cho đến khi hết một vòng của hàm răng, đánh theo hướng xoay tròn nhẹ nhàng theo bề mặt răng.

Sau đó bạn chải mắc cài bằng cách đặt bàn chải đánh răng lên trên mắc cài, rồi chải ngang trên đỉnh mỗi mắc cài, đảm bảo mỗi mắt của mắc cài đều được chải hết từ trên đỉnh và bên dưới.

Bước tiếp theo là đánh mặt nhai của răng và mặt bên trong của răng. Bạn nhớ chải hết một vòng trong miệng cho đến khi chải sang mặt khác. Và cuối cùng đừng quên chải lưỡi để loại bỏ hoàn toàn mảng bám và vi khuẩn trên lưỡi, giúp hơi thở thơm tho hơn

Bước 3: Chải răng bằng bàn chải kẽ

Sau khi đánh răng bằng bàn chải rãnh, bạn sẽ dùng bàn chải kẽ để vệ sinh giữa 2 mắc cài và dây cung để lấy những thức ăn, mảng bám còn sót lại. Bạn dùng bàn chải kẽ chữ I đưa vào giữa 2 mắc cài theo chiều thẳng đứng, góc 90 độ, sau đó nhẹ nhàng chải theo hướng từ dưới lên trên, nên chải 10-15 lần mỗi mắc cài. Theo khuyến cáo của Nha khoa Thúy Đức, bạn chỉ nên dùng bàn chải kẽ 1 lần/ 1 ngày, tốt nhất trước khi đi ngủ, không nên dùng quá nhiều lần vì có thể gây ra những tổn thương cho nướu và lợi.

Bước 4 : Dùng chỉ nha khoa

Giống như bàn chải kẽ, chỉ nha khoa cũng có tác dụng làm sạch các khe răng và khe mắc cài, nơi mà bàn chải thường không chạm tới được. Tuy nhiên, chỉ nha khoa có phần ưu việt hơn bởi cấu tạo mềm mại có thể luồn vào kẽ răng, nướu mà không gây tổn thương cho răng như bàn chải kẽ.

Bạn sử dụng bằng cách, lấy một sợi chỉ dài 30 cm, cuộn 2 đầu vào 2 ngón tay, giữ càng sau đó đưa chỉ nhẹ nhàng vào kẽ răng, uốn sợi chỉ ôm quanh răng. Tiếp theo bạn kéo chỉ lên xuống liên tục từ 3-5 lần để làm sạch kẽ răng.

Vệ sinh bằng tăm nước

Nếu bạn có điều kiện thì tăm nước là giải pháp tuyệt vời có thể thay thế chỉ nhà khoa và bàn chải kẽ. Với kích thước nhỏ gọn, đầu bơm có khả năng di chuyển sâu trong phần khe dưới nướu, phần kẽ răng nhỏ cũng như kết hợp áp lực tia nước giúp các mảng bám và vi khuẩn trong miệng được loại bỏ. Từ đó vi khuẩn, mảng bám sẽ được loại bỏ an toàn và nhanh chóng. Có thể nói máy tăm nước có thể làm sạch mắc cài, kẽ răng và vòng niềng cao hơn gấp 3 lần so với bàn chải kẽ và chỉ nha khoa.

Lưu ý chăm sóc răng đúng cách khi niềng răng

  • Không đánh răng quá mạnh: Khi niềng răng, răng lợi bạn sẽ rất yếu, nếu đánh răng quá mạnh sẽ rất dễ chảy máu chân răng, ngoài ra đánh răng quá mạnh có thể gây lệch hoặc tuột mắc cài.
  • Nên đánh răng theo chiều lên xuống theo hướng cùng chiều với răng hoặc đánh vòng tròn để làm sạch răng.
  • Luôn sử dụng kem đánh răng và nước súc miệng có chứa nhiều fluoride. Chúng có tác dụng bảo vệ và làm răng cứng chắc trong suốt quá trình chỉnh nha.
  • Nên đánh răng tối thiểu 3 lần 1 ngày sau ăn( sáng – trưa- tối ) và đánh răng từ 3 – 5 phút/lần. Nếu bạn ăn nhiều hơn 3 bữa 1 ngày, mà không có nhiều thời gian thì sau bữa ăn phụ nên súc miệng với nước để làm sạch bớt mảng bám sót lại khi ăn.
  • Tránh để phần nhựa của bàn chải va vào cánh mắc cài vì có thể làm cho mắc cài bị bong tuột, hư hỏng.
  • Không nên chọn mắc cài có quá nhiều màu sắc để khi bạn chải răng có thể nhìn rõ thức ăn hay mảng bám còn sót lại, tránh việc nhầm lẫn thức ăn và màu mắc cài của răng.
  • Bàn chải cũng cần được bảo quản nơi khô ráo, có hộp đựng để tránh bị bụi bẩn và vi khuẩn xâm nhập.
  • Bàn chải răng khi niềng răng rất dễ bị xơ tua hoặc bị xù, thường khoảng 3 – 4 tháng thì bạn nên thay ngay. Nếu cứ dùng bàn chải đó sẽ gây ảnh hưởng xấu đến lợi, nướu.
  • Và cuối cùng, bạn cần có chế độ ăn uống phù hợp khi niềng răng, quan trọng nhất là nên ăn thức ăn chín mềm, không ăn đồ ăn cứng-dai-dẻo-dính để không ảnh hưởng tới mắc cài và việc vệ sinh răng cũng được dễ dàng hơn.

Chọn bàn chải khi niềng răng và chải răng đúng cách là một trong những việc mà bạn có thể chủ động làm được để bảo vệ sức khỏe răng miệng của mình trong suốt quá trình chỉnh nha. Ngoài ra, nó cũng có ý nghĩa quan trọng giúp cho thời gian và hiệu quả chỉnh nha được đi đúng theo đúng phác đồ của bác sĩ.

Nếu bạn còn phân vân không biết dùng loại bàn chải đánh răng nào hãy gọi số hotline  096 3614 566 Nha khoa Thúy Đức sẽ giải đáp đầy đủ giúp bạn nhé.