Các tiêu chí đánh giá một kế hoạch dạy học chủ đề học tập Tin học là gì

Tiêu chí của một tiết học hiệu quả

Việc xây dựng các tiêu chí để đánh giá hiệu quả của một tiết học không chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với những người làm công việc quản lí giáo dục, nó còn giúp các giáo viên có định hướng và những chỉ dẫn rõ ràng để đạt đến hiệu quả của việc dạy học.

Việc xây dựng các tiêu chí để đánh giá hiệu quả của một tiết học không chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với những người làm công việc quản lí giáo dục, nó còn giúp các giáo viên có định hướng và những chỉ dẫn rõ ràng để đạt đến hiệu quả của việc dạy học. Dưới đây là một số tiêu chí cơ bản của một tiết học thành công:

  1. KẾ HOẠCH DẠY HỌC (GIÁO ÁN)

Có sự chuẩn bị tốt cho giờ học là điều cần thiết đầu tiên đảm bảo cho việc dạy và học hiệu quả. Một kế hoạch dạy học hiệu quả là gì?

Kế hoạch dạy học hiệu quả phải thể hiện một cách rõ nét ở một số điểm cụ thể:

  • Liên kết với kiến thức, kĩ năng, kết quả mà học sinh đã đạt được trong các bài học trước.
  • Sự đa dạng về năng lực học tập, phong cách học tập và sự khác biệt trong nội dung giảng dạy giữa các học sinh trong lớp lớp học.
  • Giáo án phù hợp giữa trình độ nhận thức và khả năng của học sinh.
  • Nội dung dạy học phải có liên hệ với nội dung chương trình chung của năm học và chương trình quốc gia.
  • Gắn với mục đích và mục tiêu, tầm nhìn, sứ mệnh của trường.

Các tiêu chí đánh giá một kế hoạch dạy học chủ đề học tập Tin học là gì

Ngoài ra còn bao gồm:

  • Cơ hội cho phép học sinh tạo nên sự tiến bộ trong học tập.
  • Mục tiêu đầu ra phù hợp, có thể đánh giá được.
  • Có tiêu chí thành công, có thể đánh giá được sự tiến bộ và thay đổi của học sinh.
  • Các chiến thuật dạy học đa dạng, phong phú.
  • Ý thức rõ được những nội dung (kiến thức, kĩ năng) mà bạn muốn dạy học sinh.
  • Hoạt động phải hấp dẫn và mang tính thử thách người học.
  • Có khung kiểm tra đánh giá một cách thường xuyên và hiệu quả, bao gồm kiểm tra đánh giá nhanh và đánh giá cuối giờ học.
  • Có sự đối chiếu với học sinh toàn trường hoặc kế hoạch dạy học của bộ môn.
  1. CÁC CHIẾN LƯỢC DẠY VÀ HỌC

Áp dụng đa dạng các chiến lược dạy học, phù hợp với mục tiêu của quá trình dạy học và đảm bảo việc dạy học đạt hiệu quả.

Những yếu tố nào đảm bảo việc dạy học hiệu quả? Một chiến lược dạy học hiệu quả cần phải có những tiêu chí sau:

  • Học sinh nhận thức được về những của nội dung bài học mà chúng sẽ học trong giờ học, và hiểu được cách làm thế nào để đạt được điều mà giáo viên mong muốn.
  • Học sinh có thể làm việc cá nhân, theo cặp, theo nhóm (bao gồm cơ hội hoạt động) và ở trình độ chung của toàn lớp và làm việc theo phong cách/ sở trường của bản thân.
  • Có các yêu cầu cao đối với hoạt động thực hành, viết và nói.
  • Có cơ hội để học tập độc lập, thể hiện năng lực riêng của cá nhân.
  • Việc phân bố thời gian được tiến hành phù hợp để học sinh có thể suy nghĩa và sau đó ứng dụng những điều mà chúng đã học.
  • Học sinh được ghi nhận những nỗ lực và kết quả đạt được.
  1. QUẢN LÝ LỚP HỌC

Quản lí lớp học hiệu quả yêu cầu bạn phát phát triển các kĩ năng và chiến thuật quản lý để khuyến khích việc học. Vậy khi nào thì hoạt động quản lý lớp học trở nên hiệu quả?

Quản lí lớp học được coi là hiệu quả thể hiện ở:

  • Có môi trường luôn hấp dẫn và khuyến khích người học, nơi mà mọi thứ đều được sắp đặt một cách có trật tự, học liệu luôn sẵn sàng để hỗ trợ việc học của học sinh.
  • Có một loạt các chiến thuật để khuyến khích học sinh, tạo động lực trong các hoạt động mang tính mục đích.
  • Các nội quy của trường được đảm bảo trong lớp học, đảm bảo rằng có chính sách hỗ trợ toàn diện và bảo vệ trẻ em.
  • Học sinh cảm thấy môi trường an toàn, học sinh có thể tìm kiếm lời khuyên, sự hướng dẫn và sự hỗ trợ từ các phương tiện thích hợp.
  1. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NHẬN THỨC HỌC SINH

Việc đánh giá học sinh sẽ cho bạn những thông tin cần thiết cho việc thiết kế giáo án, hoạt động dạy và hoạt động học.

Bạn có chắc rằng mình luôn duy trì việc kiểm tra đánh giá học sinh?

Hoạt động kiểm tra/ đánh giá có thể được thực hiện:

  • Tạo nên những nhận xét trung thực về mức độ đạt được so với mục tiêu bài học đã được nêu ra đầu giờ và đầu khóa.
  • Sử dụng các công cụ đánh giá chính thức và không chính thức để đo sự tiến bộ mà học sinh đã đạt được.
  • Sử dụng những đánh giá thu được khi kết thúc giờ học vào việc thiết kế giáo án cho các bài học tiếp theo.

Nguyễn Hữu Long dịch

Nguồn:Trích The Reflective Teacher (ETI, 2005)