Cách bật nhảy bóng chuyền

Một người có sức bật tốt chưa chắc đã là một người chơi thể thao giỏi. Nhưng một người chơi thể thao giỏi chắc chắn phải có sức bật tốt. Khả năng bật cao giúp bạn chiếm ưu thế trong nhiều môn thể thao, bao gồm bóng rổ, bóng đá, thể dục dụng cụ và bóng chuyền. Sức bật tốt cũng giúp bạn sở hữu một linh hoạt và năng động hơn. Hãy cùng khám phá sức bật là gì? Và 5 bài tập tăng sức bật tốt nhất, hiệu quả nhất ai cũng có thể thực hiện tại nhà.

5 bài tập tăng sức bật tối đa nhất

Đo độ cao bước nhảy

Cách bật nhảy bóng chuyền

Đo độ cao bước nhảy là một trong những bài tập tăng sức bật cơ bản:

  • Bước 1: Đứng gần một bức tường hoặc trụ cao, giơ tay lên cao tối đa có thể.
  • Bước 2: Đánh dấu vị trí tay chạm bằng phấn hay dụng cụ đánh dấu
  • Bước 3: Sau đó bật người lên cao cùng với cánh tay đó giơ lên, nhờ bạn của bạn đo vị trí đầu ngón tay chạm vào tường.
  • Bước 4: Tập đi tập lại nhiều lần để thấy sự thay đổi trong mỗi lần chạm

Trong thời gian tập bạn nên đo lại nhiều lần. Thấy được tiến bộ của mình là cách nâng cao sự tự tin và cố gắng nhiều hơn nữa.

Depth Jump

Cách bật nhảy bóng chuyền

Bài tập tăng độ dừng trên không Depth Jump

  • Bước 1: Chuẩn bị một chiếc hộp, gờ hoặc một bề mặt khác cao từ 30,5 đến 38,1 cm.
  • Bước 2: Bước hai chân rộng bằng vai, hai cánh tay thả lỏng dọc theo thân người.
  • Bước 3: Hạ thấp trọng tâm, khuỵu đầu gối, mắt nhìn thẳng, đưa hai cánh tay về phía trước.
  • Bước 4: Bật nhảy lên ghế (hoặc dụng cụ đã chuẩn bị từ trước)
  • Bước 5: Thả lỏng đầu gối của sau khi tiếp mặt phẳng từ cú nhảy
  • Bước 6: Luyện tập nhiều lần và tăng chiều cao của dụng cụ cho phù hợp với sức nhảy

Chạy thần tốc

Cách bật nhảy bóng chuyền

Tăng sức bứt phá và sức bền của đôi chân bằng bài tập chạy thần tốc

Chạy thần tốc hay gọi cách khác là chạy tốc độ nhanh là bài tập tăng sức bứt phá và sức bền của đôi chân. Nghe có vẻ đơn giản nhưng cực kì hiệu quả.

  • Chọn một cự li ngắn tầm 50m 100m.
  • Dùng hết sức chạy thật nhanh
  • Tiếp đất bằng mũi bàn chân trước và  khi chạy đừng cho chạm gót chân xuống đất
  • Bấm thời gian mỗi lần chạy
  • Cố gắng rút ngắn thời gian trong những lần chạy tiếp theo

Khi chạy thần tốc thì tất cả cơ quan của cơ thể đều hoạt động với công suất tối đa. Điều quan trọng nhất của bài tập này đó chính là các bạn tập trung vào phần chân một cách tuyệt đối. Luyện tập đều đặn và tăng số lượt chạy mỗi hôm để luyện tập tốt nhất cho phần chân mỗi ngày.

Nhảy dây

Cách bật nhảy bóng chuyền

Nhảy dây phương pháp luyện tập cơ bắp chân

Nhảy dây chính là bài tập phát triển sức bật giúp tăng cường sức mạnh các cơ phần bắp chân cực kỳ hiệu quả. Đây không chỉ là cách tập tăng sức bật mà nó còn giúp cải thiện sức khỏe và duy trì vóc dáng cân đối tuyệt vời cho cả nam và nữ.

  • Lựa chọn nhảy trên một bề mặt phẳng, chắc chắn trong một không gian đủ rộng.
  • Mỗi ngày bạn nên dành ra khoảng 15 – 20 phút tập luyện.
  • Khi tập nhảy dây tăng sức bật, bạn không nên nhảy một chân hay chân trước chân sau. Mà thay vào đó, nên nhảy đồng thời cả 2 chân cùng một lúc.
  • Sau một thời gian tập luyện, đã làm quen được với bài tập và nhịp độ, bạn có thể tăng thời gian và tốc độ lên mỗi ngày.

Nhón Gót

Cách bật nhảy bóng chuyền

Phương pháp nhón gót giúp bắp chân săn chắc

  • Bước 1:  Mở rộng 2 chân rộng bằng vai, mũi bàn chân thẳng. Lưng và cổ đứng thẳng, hơi ưỡn ngực ra, phần vai thả lỏng.
  • Bước 2:  Từ từ nhón mũi chân lên và đứng bằng các đầu ngón chân trong vòng 3 giây.
  • Bước 3: Thực hiện 4 lần - mỗi lần 30 nhịp. Cảm giác được bài tập tác động và phần đùi trong và bắp chân.

Tập Squat

Cách bật nhảy bóng chuyền

Luyện tập squat cho nửa phần dưới cơ thể vận động điều hòa

Squat sẽ giúp cho nửa phần dưới cơ thể vận động điều hòa, đồng thời kéo giãn cơ trung tâm quanh lưng và bụng.

  • Bước 1: Mở rộng hai chân ngang bằng vai, bàn chân và gót chân thì đặt bằng trên đất.
  • Bước 2: Sau đó, bạn từ từ hạ người xuống sao cho mông bằng hoặc thấp hơn đầu gối.
  • Bước 3: Lặp lại bài tập sức bật này 4 lần, mỗi lần khoảng từ 16 đến 20 cái, giữa mỗi set thì nghỉ 2 phút. Thực hiện liên tục từ 5 đến 7 ngày/tuần. 

Tầm quan trọng của bài tập tăng sức bật trong thể thao?

Có thể bạn không biết, những bài tập tăng sức bật của chân có nhiều tác dụng hơn bạn nghĩ. Ngoài khả năng tăng sức bật vượt trội, nó còn giúp cho cơ thể người luyện tập dẻo dai hơn và hạn chế những bệnh xương khớp cũng như điều hòa cơ thể. Không chỉ thế, với những ai muốn có thân hình đẹp thì cũng có thể luyện tập tăng sức bật thường xuyên, vì nó đốt cháy mỡ thừa cơ thể một cách hiệu quả.

Cách bật nhảy bóng chuyền

Bài tập tăng sức bật

Thời gian ban đầu, khi luyện tập những bài tập về cơ này bạn có thể bị đau và nhức mỏi. Nhưng bạn kiên trì luyện tập thì qua vài ba ngày tình trạng cơ thể bạn sẽ dần thích nghi với những bài tập này. Và mang đến cảm giác sảng khoái cho cơ thể sau mỗi lần tập. Sau một thời gian luyện tập, bạn sẽ thấy cơ thể mình trở nên săn chắc và vóc dáng trở nên cân đối hơn thấy rõ.

Còn chần chừ gì nữa mà không lưu về ngay những bài tập tăng sức bật vô cùng đơn giản này nữa? Kiên trì luyện tập trong một tháng, bạn sẽ thấy khả năng bật nhảy của bản thân được tăng lên đáng kinh ngạc mà bạn không hề ngờ tới đâu nhé!

Đập bóng chuyền đúng cách là kỹ thuật quan trọng và nó mang đến cho bạn những điểm số để dành chiến thắng trong thi đấu bóng chuyền hơi lẫn chuyền da. Tuy nhiên, đập bóng chuyền là một trong những kỹ thuật khó nhất trong bộ môn bóng chuyền nên không phải ai cũng thực hiện được nó. Nếu bạn đang tập kỹ thuật này và chưa đạt được kết quả như mong muốn thì hãy tìm hiểu ngay cách đập bóng chuyền đúng kỹ thuật được https://dungcutheduc.vn/ tham khảo lại từ các VĐV thi đấu chuyên nghiệp và chia sẻ sau đây. Nào, cùng bắt đầu tập luyện với chúng tôi bạn nhé !

Cách bật nhảy bóng chuyền

Cách đập bóng chuyền

Cách đập bóng chuyền đúng kỹ thuật.

Theo chia sẻ của các VĐV thi đấu bóng chuyền chuyên nghiệp, cách đập bóng chuyền đúng kỹ thuật cần phải thực hiện chuẩn 5 bước gồm tư thế chuẩn bị; kỹ thuật lấy đà; kỹ thuật giậm nhảy; kỹ thuật nhảy đập bóng và kỹ thuật tiếp đất sau khi đập bóng xong. Các bước cụ thể trong kỹ thuật đập bóng chuyền như sau:

1. Vào tư thế chuẩn bị.

Bí kíp vào tư thế chuẩn bị trước khi thực hiện kỹ thuật đập bóng đúng cách của các VĐV thi đấu bóng chuyền đó là bạn cần đứng cách lưới từ 2-3m. Theo các VĐV, nếu đứng quá gần lưới thì bạn sẽ không lấy đà tốt và đồng thời khi nhảy lên thân người rất dễ bị chạm lưới dẫn tới phạm quy. Kinh nghiệm ở bước này đó là bạn không nên đứng yên một chỗ mà nên xê dịch nhẹ để có thể sẵn sàng điều chỉnh bước nhảy và góc độ vào đà sao cho phù hợp nhất với quả chuyền 2 của đồng đội. Ở tư thế chuẩn bị này yêu cầu đầu gối hơi chùng, thân người hơi ngã về phía trước trong sân và mắt luôn quan sát theo dõi chuyền 2.

Cách bật nhảy bóng chuyền

Vào tư thế đập bóng chuyền

2. Cách lấy đà đúng kỹ thuật.

Lấy đà là một bước cực kỳ quan trọng trong kỹ thuật đập bóng chuyền vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến độ cao cú nhảy và đồng thời giúp bạn đập bóng mạnh, chính xác hơn. Kỹ thuật lấy đà chuẩn của các VĐV thi đấu bóng chuyền đó là:

- Thời gian chạy đà.

Thời gian chạy đà cần phải được tính toán kỹ vì nếu bạn lấy đà sớm hoặc chậm hơn một chút là bạn đã mất đi cơ hội và sẽ không thực hiện tốt được pha đập bóng hoặc dễ bị đối phương bám chắn thành công. Theo các chủ công, bạn nên bắt đầu chạy đà khi bóng vừa rời khỏi tay VĐV chuyền 2 và khi đó bạn cần phải xác định điểm rơi của bóng thật chuẩn để thực hiện 3 bước chạy đà tới vị trí đập bóng.

- Góc độ của đường chạy đà.

Góc độ của đường chạy đà được quy định là góc chạy so với lưới và góc này sẽ phụ thuộc vào khả năng của người thực hiện pha đập bóng. Đối với các VĐV giỏi thì họ có thể lấy đà một góc lớn hơn so với người bình thường và nhiều khi là vuông góc với lưới. Đối với những người không chuyên hoặc mới tập đập bóng chuyền thì chạy đà với góc độ lớn sẽ làm người bạn dễ chạm vào lưới dẫn tới phạm quy và đường bóng đập cũng dễ bị chắn bởi đối phương. Theo kinh nghiệm, đối tượng này nên chọn góc độ lấy đà so với lưới 35-50 độ và chuẩn nhất là 45 độ.

- Bước chạy đà cuối cùng.

Khi chạy đà ở bước cuối cùng, bạn cần phải thu chân sau về chụm bằng chân trước nhằm mục đích giậm nhảy bằng cả 2 chân. Đây là điều mà rất nhiều người khi mới học kỹ thuật đập bóng chuyền bị mắc lỗi.

3. Cách giậm nhảy đúng kỹ thuật.

Giậm nhảy chuẩn sẽ giúp bạn có được vị trí đập bóng tốt nhất để từ đó có cú đập mạnh hơn và chuẩn xác hơn. Ở bước giậm nhảy trong kỹ thuật đập bóng chuyền đúng cách này bạn cần lưu ý một số điều sau:

- Động tác chuyển từ bước lấy đà cuối cùng sang bước giậm nhảy phải được thực hiện liên tục. Khi giậm nhảy, cũng có người giậm nhảy bằng một chân nhưng thường thì VĐV sẽ giậm nhảy bằng cả hai chân để có một cú nhảy tốt nhất.

- Bước cuối cùng là bước ở vị trí giậm nhảy, bước này rất quan trọng vì phải làm thế nào để khi nhảy lên có thể đập bóng chuyền ở tầm trước mặt. Gót chân ở bước cuối cùng vừa đặt xuống đất và hai chân ngang nhau, thân người vẫn ngả về phía trước, thì khuỵu đầu gối thấp xuống và chuyển sức gót chân lên mũi chân để bật lên.

- Lưu ý, muốn bật được cao thì bạn phải dùng sức bật của đầu gối, tới khớp xương hông (vươn bụng) và cuối cùng là sức cổ chân. Đồng thời phải phối hợp đánh tay, tức là trước khi giậm nhảy, đánh mạnh hai tay ra phía sau, khi chân đã khuỵu hết mức thì hai tay đánh xuống thẳng góc với mặt sân.

Cách bật nhảy bóng chuyền

Kỹ thuật đập bóng chuyền

4. Kỹ thuật nhảy và đập bóng.

Đập bóng là bước quyết định trực tiếp tới thành quả của 1 đợt tấn công. Pha đập bóng tốt sẽ giúp đội bạn giành điểm và ngược lại có thể đội bạn sẽ bị mất điểm hoặc tạo cơ hội tấn công cho đối thủ. Toàn bộ kỹ thuật đập bóng chuyền đúng cách ở bước này gồm:

- Tư thế chuẩn bị đập bóng được bắt đầu khi thân người bật vươn lên tới tầm cao nhất, thân người hơi ngửa ra phía sau và hơi nghiêng về phía tay đập bóng. Ở giai đoạn này, hai chân hơi gập tự nhiên và không khép sát quá cũng không dang rộng quá.

- Tay thực hiện cú đập bóng từ trên cao đưa sát mang tai ra phía sau, cánh tay duỗi thẳng và cổ tay đập gập vào bóng, cổ tay còn có tác dụng điều khiển hướng của quả bóng chuyền. Tay kia cũng từ phía trên hạ xuống phối hợp.

- Lưu ý, khi thực hiện động tác đập vào bóng thì thân người vươn thẳng và hai chân cũng duỗi ra phía trước (đầu gối thẳng) tạo thành sức mạnh đập trúng vào bóng. Đập bóng thông thường ở tầm cao hơn đầu và chếch về phía trước mặt chừng 10 đến 15cm.

Cách bật nhảy bóng chuyền

Cách đập bóng chuyền đúng kỹ thuật

5. Kỹ thuật tiếp đất.

Tiếp đất đúng cách khi thực hiện động tác đập bóng chuyền sẽ giúp bạn không bị chạm vào lưới và nhanh chóng trở lại tư thế chơi bóng. Ở động tác này bạn cần chú ý:

- Để cho người rơi xuống không bị mất thăng bằng, chạm lưới hay vượt qua vạch giữa sân sau khi thực hiện xong kỹ thuật đập bóng chuyền thì bạn phải thả lỏng các bắp thịt, rơi xuống bằng mũi bàn chân và hai bàn chân xoay theo chiều lưới, đầu gối hơi khuỵu.

- Bạn cũng cần đặc biệt chú ý khi rơi xuống là không được lao người về phía trước theo hướng đập bóng vì bạn sẽ bị chạm chân sang sân đối phương và lập tức mất điểm. Cố gắng giữ hông lại và rơi xuống theo phương thẳng đứng.

Tham khảo thêm: Kỹ thuật đánh bóng chuyền cơ bản.

Video hướng dẫn cách đập bóng chuyền.

Nếu những hướng dẫn ở trên mà bạn cảm thấy khó hiểu và khó áp dụng thì bạn cũng có thể tham khảo thêm video hướng dẫn cách đập bóng chuyền đúng kỹ thuật được https://dungcutheduc.vn/ tổng hợp lại dưới đây. Video này khá chi tiết và dễ hiểu nên chắc chắn bạn sẽ học được cách đập bóng chuyền khá nhanh khi xem xong. Video hướng dẫn cụ thể như sau:

Bí quyết đập bóng chuyền hay.

Okie, vậy là https://dungcutheduc.vn/ đã hoàn thành xong toàn bộ hướng dẫn về cách đập bóng chuyền đúng kỹ thuật được chúng tôi tham khảo lại từ các HLV và VĐV thi đấu bóng chuyền chuyên nghiệp. Ở trong phần cuối cùng của bài viết này, chúng tôi xin chia sẻ thêm với bạn một số bí quyết giúp bạn tập đập bóng chuyền tốt hơn. Nào, cùng tham khảo để vận dụng vào tập luyện cho mình bạn nhé !

- Quay lại video tập luyện.

Theo kinh nghiệm của các VĐV bóng chuyền, để đập bóng tốt nhất thì điều quan trọng là bạn phải rèn luyện nhiều và khắc phục những sai sót trong quá trình tập. Bạn có thể tự mình hoặc nhờ 1 người bạn quay lại toàn bộ buổi tập đập bóng chuyền và sau đó xem lại để rút ra kinh nghiệm cho mình. Bạn cần chú ý tới thời gian lấy đà, khoảng cách lấy đà, cách bật nhảy hay kỹ thuật đập của mình để từ đó sửa sai và hoàn thiện kỹ thuật cho mình.

- Đập được nhiều vị trí.

Một chủ công giỏi cần phải thực hiện pha đập bóng từ nhiều vị trí khác nhau. Nếu bạn chỉ đập được 1 kiểu thì rất dễ bị đối phương bắt bài và khó có thể giành điểm cho quả đập của mình. Chính vì vậy, bạn cần phải tập đập bóng chuyền ở nhiều vị trí và tư thế khác nhau.

- Nâng cao sức khỏe.

Để đập bóng tốt thì đòi hỏi bạn phải có 1 sức khỏe tốt và nhảy thật cao. Chính vì vậy yêu cầu tất yếu khi chơi ở vị trí chủ công là phải rèn luyện và nâng cao sức khỏe cho mình. Ngoài chơi bóng chuyền thì bạn có thể tập thêm các bộ môn khác như tập tạ, tập hít xà đơn hoặc tập nhảy dây đúng cách...

- Biết phối hợp cùng đồng đội.

Trong khi thi đấu bóng chuyền, để có một pha tấn công tốt thì yêu cầu bạn phải hiểu được đồng đội và hiểu cách chuyền bóng của họ. Hãy rèn luyện thật nhiều với chuyền 2 và có thể ra ký hiệu riêng để họ có thể cho bạn vào vị trí đập bóng tốt nhất.

Cách bật nhảy bóng chuyền

Bí quyết đập bóng chuyền

Tổng kết.

Trên đây là toàn bộ chia sẻ của https://dungcutheduc.vn/ về cách đập bóng chuyền đúng kỹ thuậtbí quyết đập bóng chuyền hay được chúng tôi tìm hiểu từ các VĐV chuyên nghiệp. Hy vọng những thông tin này hữu ích với bạn và giúp bạn học kỹ thuật đập bóng chuyền nhanh hơn. Nếu cảm thấy chủ đề này hữu ích, hãy LikeShare bài viết để ủng hộ https://dungcutheduc.vn/ bạn nhé. Xin chào và hẹn gặp lại ở các chủ đề tiếp theo của chúng tôi !

Tìm hiểu thêm: Kích thước sân bóng chuyền hơi tiêu chuẩn.