Chỉ tiêu r11 xếp loại nguy hiểm hàng hóa chất năm 2024

Vận chuyển hàng hóa nguy hiểm là một hoạt động cần thiết trong quá trình phát triển của ngành công nghiệp nói riêng và tổng thể nền kinh tế nói chung. Song có nhiều rủi ro, có thể gây hại và tác động xấu đến đến sức khỏe con người, môi trường và tài sản nếu không được vận chuyển đúng cách. Bài Viết này Hoà PHát sẽ tổng hợp các quy định về việc vận chuyển hàng hoá nguy hiểm

Quy định trong vận chuyển hàng hóa nguy hiểm đối với người và phương tiện giao thông đường bộ

  1. Quy định đối với người vận chuyển hàng hóa nguy hiểm

– Tham gia vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bằng phương tiện giao thông đường bộ phải đảm bảo các điều kiện như sau:

– Người điều khiển phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm phải đáp ứng đủ các điều kiện điều khiển phương tiện và đã được huấn luyện, được cấp giấy chứng nhận đã hoàn thành chương trình huấn luyện an toàn hàng hóa nguy hiểm theo quy định tại điều 8 của nghị định này.

– Bên cạnh đó, người áp tải, người thủ kho, người xếp dỡ hàng hóa nguy hiểm cũng phải được huấn luyện an toàn và được cấp giấy chứng nhận huấn luyện an toàn loại hàng hóa nguy hiểm mà mình áp tải, xếp, dỡ hoặc lưu kho.

  1. Quy định đối với phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm

Căn cứ Điều 10 Nghị định 34/2024/NĐ-CP Phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bằng đường bộ phải đảm bảo yêu cầu sau:

– Phương tiện vận chuyển hàng hoá nguy hiểm phải đáp ứng đủ điều kiện tham gia giao thông theo quy định của nhà nước.

– Các loại thiết bị chuyên dùng của phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm phải bảo đảm tiêu chuẩn quốc gia hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc tuân thủ các quy định của Bộ quản lý chuyên ngành.

– Phương tiện phải dán biểu trưng hàng hóa nguy hiểm. Nếu phương tiện chở nhiều loại hàng hóa nguy hiểm khác nhau thì phải dán đủ biểu trưng của những loại hàng hóa đó.Vị trí dán biểu trưng phía trước, phía sau và ở hai bên của phương tiện, đảm bảo biểu trưng dễ quan sát và nhận biết.

– Sau khi phương tiện vận chuyển dỡ hết hàng hóa nguy hiểm, nếu không tiếp tục vận tải loại hàng hóa đó thì phải bóc, xoá, làm sạch các biểu trưng nguy hiểm được dán trên phương tiện trước đó.

\>>> Hàng hoá nguy hiểm và các quy định liên quan

Quy định xếp, dỡ hàng hóa nguy hiểm trên phương tiện

– Cá nhân, tổ chức có trách nhiệm trong việc xếp, dỡ hàng hóa nguy hiểm trên phương tiện và lưu kho bãi phải tuân thủ đúng các chỉ dẫn về bảo quản, xếp, dỡ, vận chuyển của từng loại hàng hóa nguy hiểm hoặc trong thông báo của người thuê vận tải.

– Việc xếp, dỡ hàng hóa nguy hiểm phải được hướng dẫn và giám sát bởi người thủ kho, người thuê vận tải hoặc người áp tải. Không xếp chung các loại hàng hóa có thể xảy ra những phản ứng với nhau trong cùng một phương tiện. Xếp, dỡ đúng vị trí đối với nhóm hàng hóa nguy hiểm đã được quy định phải xếp, dỡ, lưu giữ ở nơi riêng biệt.

– Trong trường hợp hàng hóa nguy hiểm được vận chuyển mà không có người áp tải thì việc thực hiện xếp, dỡ hàng hóa theo chỉ dẫn của người thuê vận tải thuộc về người vận tải.

– Nơi lưu giữ hàng hóa nguy hiểm phải được làm sạch sau khi đưa hết hàng hóa nguy hiểm ra khỏi kho theo đúng quy trình quy định, bãi để không ảnh hưởng tới hàng hóa khác.

Chỉ tiêu r11 xếp loại nguy hiểm hàng hóa chất năm 2024
Xe vận chuyển hàng hoá nguy hiểm của Hoà Phát

Quy định về nội dung huấn luyện an toàn hàng hóa nguy hiểm bao gồm:

Tham gia huấn luyện an toàn hàng hoá nguy hiểm là công tác bắt buộc đối với những người điều kiện phương tiện, người áp giải, người thủ kho, người xếp dỡ khi thực hiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm.

Người thuê vận tải hoặc người vận tải có trách nhiệm tổ chức huấn luyện an toàn hoặc cử các đối tượng được quy định tham gia khóa huấn luyện an toàn nguy hiểm của các đơn vị có chức năng, định kỳ 02 năm một lần. Trong trường hợp có sự thay đổi về chủng loại hàng hóa nguy hiểm trong quá trình vận chuyển, người đã được huấn luyện thay đổi vị trí làm việc hoặc sau 02 lần kiểm tra người đã được huấn luyện không đạt yêu cầu phải được huấn luyện lại.

Căn cứ Khoản 3 và khoản 5 Điều 8 Nghị định 34/2024/NĐ-CP Nội dung huấn luyện an toàn bao gồm:

– Nội dung được huấn luyện về an toàn hàng hóa nguy hiểm phải phù hợp với vị trí, trách nhiệm, công việc của người được huấn luyện; chủng loại, tính chất, mức độ nguy hiểm của các loại hàng hóa. Tài liệu huấn luyện do người thuê vận tải hoặc người vận tải thực hiện, nội dung tài liệu được biên soạn theo loại và nhóm loại quy định tại Điều 4 Nghị định 34/2024/NĐ-CP;

– Nội dung huấn luyện gồm: Tên hàng nguy hiểm, tính chất nguy hiểm, phân loại và ghi nhãn; các nguy cơ gây mất an toàn trong quá trình bảo quản, xếp dỡ, vận chuyển hàng nguy hiểm; quy trình bảo quản, xếp dỡ, vận chuyển phù hợp với vị trí làm việc; quy định về an toàn hàng hóa nguy hiểm; các quy trình ứng phó sự cố: Sử dụng các phương tiện cứu hộ xử lý sự cố cháy, nổ, rò rỉ, phát tán nguy hiểm, sơ cứu người bị nạn trong sự cố, sử dụng, bảo quản, kiểm tra trang thiết bị an toàn, phương tiện, trang thiết bị bảo vệ cá nhân để ứng phó sự cố, quy trình, sơ đồ liên lạc thông báo sự cố, phối hợp với cơ quan có thẩm quyền để huy động nguồn lực để ứng phó, khắc phục sự cố, ngăn chặn, hạn chế nguồn gây ô nhiễm lan rộng ra môi trường, thu gom chất nguy hiểm bị tràn đổ, khắc phục môi trường sau sự cố.

– Thời gian huấn luyện an toàn hàng hóa nguy hiểm tối thiểu 16 giờ cho mỗi loại và nhóm hàng nguy hiểm, bao gồm cả thời gian kiểm tra.

\>> Xem thêm: Huấn luyện an toàn vận chuyển hàng hóa nguy hiểm theo thông tư 37/2020/TT-BCT

Quy định về việc chở xăng dầu qua hầm phà

Về việc vận chuyển hàng hóa nguy hiểm là các chất dễ cháy, nổ qua công trình hầm, phà được quy định tại Điều 11 Nghị định 42/2020/NĐ-CP như sau:

– Không được vận chuyển các loại khí ga, thuốc nổ, xăng, dầu và các chất dễ cháy, nổ khác đi qua các công trình hầm có chiều dài từ 100m trở lên.

– Việc vận chuyển đồng thời cả người (người tham gia giao thông hoặc hành khách) và phương tiện (đã được cấp phép vận chuyển hàng nguy hiểm) đang thực hiện vận chuyển các loại thuốc nổ, xăng, dầu, khí ga và các chất dễ cháy, nổ khác trên cùng một chuyến phà.

– Một số loại hàng hóa nguy hiểm do Thủ tướng Chính phủ quyết định việc áp dụng những quy chế, biện pháp đặc biệt đối với việc vận chuyển hàng hóa nguy hiểm trong các trường hợp sau thì không phải áp dụng các yêu cầu nêu tại mục này:

+ Hàng hóa phục vụ cho yêu cầu cấp bách phòng, chống dịch bệnh, thiên tai, địch họa;

+ Hàng hóa quá cảnh của các nước, tổ chức quốc tế không ký kết điều ước quốc tế liên quan tới Việt Nam.

Các trường hợp miễn cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm

Một số trường hợp sau đây được miễn cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm theo quy định tại Nghị định số 34/2024/NĐ-CP:

1- Vận chuyển khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) và khí thiên nhiên nén (CNG) có tổng khối lượng nhỏ hơn 1.080kg;

2- Vận chuyển khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) có tổng khối lượng nhỏ hơn 2.250kg;

3- Vận chuyển hàng hóa là nhiên liệu lỏng có tổng dung tích nhỏ hơn 1.500 lít;

4- Vận chuyển hàng hoá là hóa chất bảo vệ thực vật có tổng khối lượng nhỏ hơn 1.000 ki-lô-gam;

5- Vận chuyển hàng hóa đối với các hóa chất độc nguy hiểm còn lại trong các loại, nhóm hàng hóa nguy hiểm.

Các phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm được đề cập ở trên không phải đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm quy định, tuy nhiên vẫn phải đảm bảo các điều kiện an toàn phòng cháy, chữa cháy trong quá trình vận chuyển.

\>> Xem thêm: GIẤY PHÉP VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA NGUY HIỂM

Quy định trong việc thu hồi Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm

Nghị định quy định, người vận tải vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bị thu hồi Giấy phép một trong các trường hợp sau đây:

1- Cung cấp bản sao không đúng với bản chính hoặc thông tin sai lệch trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy vận chuyển hàng nguy hiểm;

2- Thực hiện việc vận chuyển hàng hóa nguy hiểm không đúng với hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoặc không đúng với Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm đã được cấp;

3- Chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật;

4- Sử dụng người tham gia vận chuyển hàng hóa nguy hiểm khi chưa được huấn luyện an toàn hàng hóa nguy hiểm theo quy định.

Antoanhoachat.vn chuyên tư vấn và hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện xin Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm của Nhóm 5,8 của Bộ Khoa học và Công nghệ cấp và nhóm 1,2,3,4,9 do Cơ quan PCCC cấp.