Có bảo nhiều chính sách của Nhà nước vệ an ninh mạng

Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân tham gia bảo vệ an ninh mạng, xử lý các nguy cơ đe dọa an ninh mạng.

  • Luật An ninh mạng: Không có quy định cấm công dân sử dụng Facebook, Google

  • Sự cần thiết ban hành Luật An ninh mạng trong tình hình hiện nay

Luật An ninh mạng sẽ có hiệu lực thi hành từ 1/1/2019. Theo đó, Luật quy định 5 chính sách lớn của Nhà nước trong lĩnh vực an ninh mạng gồm:


1. Ưu tiên bảo vệ an ninh mạng trong quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế - xã hội, khoa học, công nghệ và đối ngoại.


2. Xây dựng không gian mạng lành mạnh, không gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.


3. Ưu tiên nguồn lực xây dựng lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng; nâng cao năng lực cho lực lượng bảo vệ an ninh mạng và tổ chức, cá nhân tham gia bảo vệ an ninh mạng; ưu tiên đầu tư cho nghiên cứu, phát triển khoa học, công nghệ để bảo vệ an ninh mạng.


4. Khuyến khích, tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân tham gia bảo vệ an ninh mạng, xử lý các nguy cơ đe dọa an ninh mạng; nghiên cứu, phát triển công nghệ, sản phẩm, dịch vụ, ứng dụng nhằm bảo vệ an ninh mạng; phối hợp với cơ quan chức năng trong bảo vệ an ninh mạng.


5. Tăng cường hợp tác quốc tế về an ninh mạng.


Riêng chính sách về hợp tác quốc tế về an ninh mạng, Luật đã dành hẳn Điều 7 quy định về vấn đề này. Theo đó, hợp tác quốc tế về an ninh mạng được thực hiện theo nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và cùng có lợi.


Nội dung hợp tác quốc tế về an ninh mạng bao gồm: Nghiên cứu, phân tích xu hướng an ninh mạng; Xây dựng cơ chế, chính sách nhằm đẩy mạnh hợp tác giữa tổ chức, cá nhân Việt Nam với tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động về an ninh mạng; Chia sẻ thông tin, kinh nghiệm, hỗ trợ đào tạo, trang thiết bị, công nghệ bảo vệ an ninh mạng; Phòng, chống tội phạm mạng, các hành vi xâm phạm an ninh mạng, ngăn ngừa các nguy cơ đe dọa an ninh mạng.


Bên cạnh đó, thực hiện tư vấn, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực an ninh mạng; tổ chức hội nghị, hội thảo và diễn đàn quốc tế về an ninh mạng; ký kết và thực hiện điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế về an ninh mạng; thực hiện chương trình, dự án hợp tác quốc tế về an ninh mạng; hoạt động hợp tác quốc tế khác về an ninh mạng.


Bộ Công an chịu trách nhiệm trước Chính phủ chủ trì, phối hợp thực hiện hợp tác quốc tế về an ninh mạng, trừ hoạt động hợp tác quốc tế của Bộ Quốc phòng.


Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện hợp tác quốc tế về an ninh mạng trong phạm vi quản lý.


Bộ Ngoại giao có trách nhiệm phối hợp với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng trong hoạt động hợp tác quốc tế về an ninh mạng.


Trường hợp hợp tác quốc tế về an ninh mạng có liên quan đến trách nhiệm của nhiều Bộ, ngành do Chính phủ quyết định.


Hoạt động hợp tác quốc tế về an ninh mạng của các bộ, ngành khác, của các địa phương phải có văn bản tham gia ý kiến của Bộ Công an trước khi triển khai, trừ hoạt động hợp tác quốc tế của Bộ Quốc phòng.


Hoàng Linh/Báo Tin tức

Có bảo nhiều chính sách của Nhà nước vệ an ninh mạng

Quy định lưu trữ dữ liệu có khiến Facebook, Google rời Việt Nam không?

Luật An ninh mạng sẽ có hiệu lực từ 1/1/2019. Theo đó, luật quy định về lưu trữ dữ liệu người sử dụng Việt Nam tại Việt Nam.

Chia sẻ:

Từ khóa:

  • Chính sách,
  • ưu tiên,
  • luật an ninh mạng,
  • đe dọa an ninh mạng,
  • bảo vệ an ninh mạng,
  • tìm hiểu luật an ninh mạng,

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Thế giới bước vào cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư với sự phát triển mạnh mẽ của không gian mạng đã mang lại những lợi ích to lớn trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, làm thay đổi diện mạo mới của nhiều quốc gia, đem lại những thành tựu vượt bậc cho nhân loại. Tuy nhiên, với tính toàn cầu và khả năng kết nối vô hạn của không gian mạng có thể nói không bị giới hạn bởi không gian, thời gian và bản chất xã hội của không gian mạng cũng đặt ra nhiều thách thức rất lớn đối với an ninh của các quốc gia trên thế giới như: chiến tranh mạng, chiến tranh thông tin, khủng bố mạng, tội phạm mạng…vấn đề phát triển và làm chủ không gian mạng đã trở thành một trong những nhiệm vụ cấp bách được nhiều quốc gia đặc biệt quan tâm. Chính vì vậy, bảo đảm an ninh mạng đang là ưu tiên hàng đầu được thể hiện rõ trong các quan điểm, chiến lược và hành động cụ thể của các quốc gia, trong đó có Việt Nam.

Phát biểu Tổng thống Mỹ Barack Obama: “Đe dọa về an ninh mạng trở thành một trong các thách thức về kinh tế và ANQG nguy hiểm nhất đối với nước Mỹ. Internet hiện giờ trở thành vũ khí hủy diệt hàng loạt”.

Phát biểu Tổng thống Nga Pustin: “Trong điều kiện hiện nay, sức sát thương của các cuộc tấn công mạng có thể cao hơn bất kỳ loại vũ khí thông thường nào”.

Có thể thấy không gian mạng là một lãnh thổ mới, không gian sinh tồn mở rộng có tầm quan trọng ngang với các lãnh thổ khác trong chiến tranh, như trên đất liền, trên biển, trên không và trong không gian. Như vậy không gian mạng quốc gia là lãnh thổ đặc biệt của quốc gia, được xác định bằng phạm vi không gian do Nhà nước quản lý, kiểm soát bằng hính sách, pháp luật và năng lực công nghệ.

Có bảo nhiều chính sách của Nhà nước vệ an ninh mạng

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu tại Vietnam Security Summit 2019

Để làm chủ và bảo vệ không gian thì các quốc gia thay đổi về nhận thức đã được cụ thể hóa thành các chiến lược an ninh mạng, các đạo luật hoặc tương tự tại ít nhất 80 quốc gia, tổ chức, liên minh quốc tế. Cùng với đó là sự ra đời của các lực lượng chuyên trách về an ninh mạng, tình báo mạng, chiến tranh mạng, phòng, chống khủng bố mạng và tội phạm mạng, dưới các tên gọi Bộ Tư lệnh tác chiến mạng, Cơ quan phòng vệ mạng quốc gia..., được biên chế trong nhiều lực lượng vũ trang khác nhau.

II. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG LỢI DỤNG KHÔNG GIAN MẠNG XÂM PHẠM AN NINH QUỐC GIA

Trong thời gian gần đây, tình hình thế giới với diễn biến phức tạp và ngày càng nhiều vấn đề xung quanh các hoạt động trên không gian mạng như: nhiều vụ tấn công vào hệ thống thông tin quan trọng của các quốc gia; tấn công hệ thống giám sát điều khiển công nghiệp SCADA (Supervisory Control and Data Acquisition); các chiến dịch tấn công lây nhiễm, cài cắm mã độc APT (Advanced Persistent Threat); chiếm đoạt, đánh cắp thông tin cá nhân và dữ liệu người dùng để sử dụng vào mục đích chính trị, an ninh, quốc phòng, thậm chí tác động tới tiến trình, kết quả bầu cử của một số quốc gia.

Có bảo nhiều chính sách của Nhà nước vệ an ninh mạng

An ninh mạng và đảm bảo an ninh mạng là vấn đề sống còn của mỗi quốc gia

Xu thế này diễn ra ngày càng nhiều và nghiêm trọng hơn, các vấn đề về hoạt động lợi dụng không gian mạng dẫn đến một số thực trạng như:

Một là, không gian mạng đã trở thành môi trường trọng điểm cho các hoạt động xâm phạm an ninh, hoạt động tội phạm, tán phát thông tin giả mạo; kích động biểu tình, gây rối an ninh trật tự xã hội.

Hai là, hoạt động tấn công mạng, gián điệp mạng diễn biến hết sức phức tạp và ngày càng trở nên nguy hiểm hơn. Đã xuất hiện nhiều cuộc tấn công mạng quy mô rộng lớn, phạm vi ảnh hưởng mang tính toàn cầu. Có chiều hướng gia tăng mạnh về số lượng cũng như mức độ nguy hiểm.

Ba là, ngoài ra các hoạt động chiếm đoạt, lạm dụng thông tin cá nhân, dữ liệu người dùng đang diễn ra công khai.

Bốn là, không gian mạng cũng đã trở thành môi trường quan trọng trong hoạt động của các tổ chức khủng bố quốc tế, nhất là các hoạt động tuyên truyền, tuyển lựa, huấn luyện và chỉ đạo hoạt động của các mạng lưới.

Năm là, tình hình An ninh mạng thế giới diễn biến nhanh, ngày càng phức tạp và có tác động lớn đến mọi mặt đời sống, kinh tế, chính trị, an ninh, quốc phòng của mỗi quốc gia và trên toàn thế giới.

III. MỘT SỐ NGUY CƠ, THÁCH THỨC VỀ AN NINH MẠNG ĐẶT RA CHO NHIỆM VỤ BẢO VỆ AN NINH QUỐC GIA

Nước ta đã và đang hội nhập ngày càng sâu rộng vào không gian mạng toàn cầu. Hệ thống mạng viễn thông, internet của chúng ta kết nối trực tiếp với mạng viễn thông, internet quốc tế. Do đó, chúng ta cũng đang chịu ảnh hưởng trực tiếp từ tình hình, diễn biến phức tạp của An ninh mạng thế giới. Các thế lực thù địch, tổ chức phản động lưu vong và đối tượng chống đối tăng cường hoạt động lợi dụng không gian mạng với nhiều phương thức, thủ đoạn khác nhau, triệt để sử dụng những dịch vụ mới nhất, công nghệ tiên tiến nhất của hệ thống mạng viễn thông, internet nhằm phá hoại đất nước ta.

Vấn đề đặt ra để đảm bảo An ninh mạng Đảng, Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và đã đạt được nhiều thành tựu rất quan trọng. Nhiều chính sách, pháp luật được ban hành như Luật An ninh mạng, Luật An toàn thông tin mạng, Luật Bảo vệ bí mật nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành. Trong đó, nổi bật là Nghị quyết số 52-NQ/TW, ngày 27-9-2019, của Bộ Chính trị, “Về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư”, các chủ trương về bảo vệ Tổ quốc trên không gian mạng, bảo vệ an ninh mạng quốc gia nhằm nâng cao tiềm lực khoa học, công nghệ cũng như năng lực bảo đảm an ninh mạng, phòng, chống chiến tranh mạng. Xây dựng kết cấu hạ tầng viễn thông ở nước ta khá đồng bộ; nền kinh tế số được hình thành và phát triển nhanh, ngày càng trở thành bộ phận quan trọng của nền kinh tế. Công nghệ số được áp dụng ở hầu hết các ngành; xuất hiện ngày càng nhiều hình thức kinh doanh, dịch vụ mới xuyên quốc gia, dựa trên nền tảng công nghệ số và Internet. Việc triển khai chính phủ điện tử được thực hiện quyết liệt, đã đưa phục vụ các kỳ họp của Chính phủ.

Có bảo nhiều chính sách của Nhà nước vệ an ninh mạng

Đảm bảo an ninh mạng là vấn đề cấp thiết hiện nay

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì tình hình an ninh mạng tiếp tục có nhiều diễn biến phức tạp, không gian mạng tiếp tục là mục tiêu trọng yếu của các cuộc tấn công, là môi trường chủ yếu để tiến hành các hoạt động gián điệp, khủng bố, phá hoại, thực hiện các hành vi phạm tội ngày càng gia tăng; đặc biệt là tuyên truyền xuyên tạc, kích động chống Đảng, Nhà nước của các thế lực thù địch, các tổ chức tội phạm đã đặt đất nước ta trước những nguy cơ, thách thức về An ninh mạng:

Một là, An ninh quốc gia bị đe dọa khi sự phát triển của mạng xã hội đã tạo môi trường thuận lợi cho các hoạt động tác động, chuyển hóa chính trị, khủng bố ở nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ.

Hai là, Mất kiểm soát trên không gian mạng nếu không được kiểm soát chặt chẽ sẽ có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng.

Ba là, Đối mặt với các cuộc tấn công mạng quy mô lớn, gây thiệt hại nghiêm trọng

Bốn là, Các hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia bị tấn công. Có thể  phá hủy, gây đình trệ hoạt động của các lĩnh vực trọng yếu, thậm chí làm tê liệt cả quốc gia nhất là trong bối cảnh đang tăng cường ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin, xây dựng nền kinh tế số.

IV. MỘT SỐ NHIỆM VỤ CẤP BÁCH ĐẶT RA

Trong bối cảnh đó, hoạt động quản lý Nhà nước trên lĩnh vực viễn thông, internet của các cơ quan chức năng còn hạn chế, bất cập. Một trong số các nguyên nhân đó là:

Các văn bản pháp luật hiện có chủ yếu tập trung vào nhiệm vụ quản lý của từng lĩnh vực đơn lẻ, các văn bản quy phạm pháp luật quản lý các dịch vụ viễn thông, internet còn chưa đầy đủ, hiệu lực thi hành không cao. Cơ sở pháp lý cho công tác đấu tranh với hoạt động sử dụng không gian mạng xâm phạm an ninh quốc gia chưa hoàn thiện, chế tài xử phạt không đủ sức răn đe.

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện hành ở nước ta chưa quy định cụ thể hình thức, biện pháp thu thập chứng cứ từ nguồn dữ liệu điện, gây nhiều khó khăn cho việc củng cố chứng cứ, chứng minh hành vi sử dụng không gian mạng để phạm tội và phạm tội trên mạng của đối tượng để xử lý theo quy định của pháp luật.

Có bảo nhiều chính sách của Nhà nước vệ an ninh mạng

Cán bộ, đảng viên cần nêu cao ý thức, trách nhiệm khi tham gia sử dụng mạng xã hội

Tuy nhiên bám sát Quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước đó là giải quyết theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư, phát triển tại Việt Nam, không làm rào cản cho phát triển kinh tế, xã hội. Chủ động, tích cực tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư là yêu cầu tất yếu khách quan nhằm mang lại cơ hội cho phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời đối phó có hiệu quả với những thách thức đối với an ninh của đất nước. Để nắm bắt kịp thời cơ hội và phòng ngừa, ứng phó, hạn chế tác động tiêu cực đối với an ninh đất nước từ không gian mạng, cần triển khai một số nhiệm vụ cấp bách sau:

Một là, tiếp tục tập trung triển khai có hiệu quả các chủ trương, chỉ thị, nghị quyết của Đảng về ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đi đôi với bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng, trọng tâm là Nghị quyết số 52-NQ/TW, ngày 27-9-2019, của Bộ Chính trị, “Về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư”.

Hai là, hoàn thiện chính sách, pháp luật và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về thông tin, truyền thông và an ninh mạng. Tổ chức thực hiện nghiêm Luật An toàn thông tin mạng, Luật An ninh mạng, Luật Bảo vệ bí mật nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành; quản lý chặt chẽ các loại hình dịch vụ viễn thông.

Ba là, tiếp tục tăng cường thực hiện các giải pháp bảo đảm an ninh mạng và đấu tranh phòng, chống tội phạm trên không gian mạng. Triển khai đồng bộ các giải pháp để bảo đảm an ninh mạng cho hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia; phát hiện, đấu tranh ngăn chặn sớm hoạt động tấn công mạng, gián điệp mạng, âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động trên mạng.

Bốn là, đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển công nghệ thông tin, nhằm tự chủ về công nghệ và trang thiết bị, không để bị lệ thuộc vào nước ngoài. Có lộ trình phát triển các doanh nghiệp công nghệ thông tin và an ninh mạng, trong đó, lựa chọn các lĩnh vực mà Việt Nam có thế mạnh để ưu tiên phát triển. Hoàn thiện các chính sách nhằm khuyến khích, huy động mọi nguồn lực xã hội trong nghiên cứu khoa học, phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin và an ninh mạng

Năm là, nâng cao chất lượng đào tạo về công nghệ thông tin và an ninh mạng tại các cơ sở đào tạo trong nước, đồng thời đẩy mạnh hợp tác với các quốc gia, các trường đại học, các tập đoàn công nghệ tiên tiến trên thế giới để tiếp thu công nghệ mới và kinh nghiệm bảo đảm an ninh mạng nhằm đáp ứng yêu cầu của tình hình mới.

Sáu là, hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa các bộ, ban, ngành, địa phương trong bảo đảm an ninh mạng. Tổ chức phổ biến, tập huấn để nâng cao nhận thức và năng lực bảo vệ an ninh mạng cho các tổ chức, cá nhân, cán bộ lãnh đạo, cán bộ chuyên trách quản lý và vận hành hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia. Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức, cảnh giác của người dân trong phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh mạng.

Tin bài: Hoàng Hải - K10