Di sản văn hóa phi vật thể khánh hòa năm 2024

Những năm qua, các địa phương, đơn vị chức năng trong tỉnh Khánh Hòa đã thực hiện nhiều hoạt động nhằm giữ gìn, bảo vệ hệ thống di tích, di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh, từ đó phát huy các giá trị di tích, di sản văn hóa trong đời sống xã hội, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa, tinh thần của người dân.

Di sản văn hóa phi vật thể khánh hòa năm 2024

Học sinh tham quan, tìm hiểu tại di tích Tháp Bà Ponagar.

Tập trung bảo vệ di tích

Ông Nguyễn Tuấn Dũng - Phó Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích tỉnh cho biết, trong năm 2022, đơn vị đã tiến hành khảo sát, hướng dẫn công tác tôn tạo đối với gần 40 di tích cấp tỉnh, cấp quốc gia trên địa bàn; hướng dẫn công tác bảo vệ và phát huy giá trị bia di tích lịch sử căn cứ cách mạng Đá Bàn (thị xã Ninh Hòa); kiểm tra bia di tích và công tác tu bổ di tích tại các địa phương theo kế hoạch năm. Trung tâm cũng tham mưu đề xuất xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt Bia chủ quyền quần đảo Trường Sa tại đảo Song Tử Tây và đảo Nam Yết; xếp hạng bổ sung địa điểm nhà làm việc của bác sĩ A. Yersin tại Hòn Bà (huyện Cam Lâm); dựng bia lưu niệm sự kiện lịch sử cuộc tấn công nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968 tại Nha Trang.

Trên địa bàn TP. Cam Ranh có 7 di tích cấp tỉnh, trong đó có 3 di tích (đình Mỹ Thanh, đình Trà Long, trụ sở UBND cách mạng lâm thời huyện Ba Ngòi) xuống cấp trầm trọng, được đưa vào diện thực hiện tu bổ. Theo ông Nguyễn Ngọc Vinh - Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin TP. Cam Ranh, hoạt động quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích được các cấp, ngành trên địa bàn quan tâm chỉ đạo thực hiện; nhận thức của cán bộ, nhân dân trong vùng có di tích đã có sự chuyển biến, thể hiện rõ qua công tác xã hội hóa như: Đóng góp kinh phí, ngày công vào việc tu bổ, tôn tạo di tích. Tuy nhiên, công tác trùng tu, tôn tạo các di tích vẫn chưa đáp ứng nhu cầu thực tế, kinh phí chủ yếu phụ thuộc ngân sách nên còn hạn hẹp...

Để tăng cường công tác bảo vệ, giữ gìn giá trị các di tích, Sở Văn hóa và Thể thao đã tham mưu, xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện kiểm kê di tích trên địa bàn tỉnh; hướng dẫn việc lập hồ sơ hiện vật đề nghị công nhận bảo vật quốc gia đợt 11, năm 2022. Sở cũng quán triệt đến các địa phương về việc tăng cường quản lý hoạt động bảo quản, tu bổ phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh theo chỉ đạo của UBND tỉnh và hướng dẫn của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch.

Phát huy giá trị tinh thần

Năm 2022, công tác tổ chức lễ hội Tháp Bà Ponagar đã được thực hiện bài bản, trang nghiêm, lành mạnh, đảm bảo phục vụ nhu cầu tín ngưỡng của người dân trong, ngoài tỉnh. Các lễ hội khác như: Lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại đền Hùng Vương; Am Chúa; cúng lăng, cúng đình ở các xã, phường… đều được thực hiện nghiêm túc, đúng quy định, không để xảy ra những biểu hiện tiêu cực.

Đối với các di sản văn hóa phi vật thể, các địa phương tiếp tục thực hiện đề án bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể nghệ thuật bài chòi dân gian. Sở Văn hóa và Thể thao đã tổ chức thành công liên hoan nghệ thuật bài chòi tỉnh Khánh Hòa mở rộng. Sở cũng đã ban hành quy chế thực hành nghi lễ tín ngưỡng thờ Mẫu, giúp cho nhân dân hiểu rõ hơn về sinh hoạt văn hóa tâm linh này. Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh; Nhà hát Nghệ thuật truyền thống tỉnh đã tổ chức hàng chục buổi biểu diễn hô hát bài chòi phục vụ nhân dân và du khách. "Sở Văn hóa và Thể thao đã hướng dẫn các địa phương, đơn vị triển khai Chương trình số hóa di sản văn hóa Việt Nam giai đoạn 2021-2030. Sở đang xây dựng để tham mưu UBND tỉnh ban hành quy chế bảo vệ và phát huy di sản trên địa bàn toàn tỉnh. Từ đó, có cơ chế cụ thể nhằm thực hiện một cách đồng bộ, tránh sự chồng lấn", ông Lê Văn Hoa - Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao cho biết.

Theo đó, việc kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể truyền thống được tiến hành từ nay đến hết năm 2023, tại 13 xã, 1 thị trấn, 42 thôn, tổ dân phố và 25 dân tộc trên địa bàn huyện Khánh Vĩnh; 7 xã, 1 thị trấn, 50 thôn, tổ dân phố và 17 dân tộc trên địa bàn huyện Khánh Sơn; 2 xã, 7 thôn, 23 dân tộc trên địa bàn thị xã Ninh Hòa; 9 xã, phường, 17 dân tộc trên địa bàn Tp. Cam Ranh. Ở mỗi địa phương được kiểm kê, đơn vị sẽ tập trung vào các dân tộc Raglay, Ê Đê, đồng bào T’rin (nhóm địa phương thuộc dân tộc Cơ Ho). Từ đó, tìm hiểu, sưu tầm, làm rõ giá trị của các loại hình ngữ văn dân gian, nghệ thuật trình diễn dân gian.

Hoạt động kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể dân ca, dân vũ, dân nhạc của Bảo tàng tỉnh nhằm hiện thực hóa kế hoạch thực hiện Đề án “Bảo tồn, phát huy giá trị dân ca, dân vũ, dân nhạc của các DTTS gắn với phát triển du lịch giai đoạn 2021 - 2030” trên địa bàn tỉnh. Đề án này được chia làm 2 giai đoạn.

Giai đoạn 2022 - 2025, sẽ thực hiện 5 nội dung: Tổng kiểm kê và lập danh mục loại hình di sản văn hóa phi vật thể dân ca, dân vũ, dân nhạc truyền thống của các DTTS; phục dựng và phát huy giá trị dân ca, dân vũ, dân nhạc các DTTS gắn với phát triển du lịch; đưa một số loại hình dân ca, dân nhạc, dân vũ các dân tộc vào giảng dạy, hoạt động ngoại khóa trong các trường học vùng đồng bào DTTS; tuyên truyền, phổ biến, quảng bá, giới thiệu giá trị dân ca, dân vũ, dân nhạc truyền thống; xây dựng các hành trình kết nối di sản dân ca, dân vũ, dân nhạc gắn với phát triển du lịch.

Di sản văn hóa phi vật thể khánh hòa năm 2024
Đàn đá Khánh Sơn là nhạc cụ độc đáo của đồng bào DTTS huyện Khánh Sơn cần được bảo tồn và phát huy giá trị

Giai đoạn 2026 - 2030, về cơ bản sẽ tiếp tục duy trì hoạt động, phát huy giá trị các mô hình, nội dung công việc về dân ca, dân vũ, dân nhạc của đồng bào DTTS đã triển khai ở giai đoạn trước. Ngoài ra, sẽ thực hiện việc rà soát, lập hồ sơ phong tặng danh hiệu nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú; tổ chức hội nghị tổng kết, đánh giá công tác triển khai thực hiện đề án.

Bảo tàng tỉnh thực hiện việc tổng kiểm kê với các phương pháp điều tra, phỏng vấn trực tiếp bằng phiếu kiểm kê đối tượng đang nắm giữ, thực hành dân ca, dân vũ, dân nhạc, cán bộ văn hóa xã, già làng, trưởng bản, Người có uy tín, nghệ nhân, người am hiểu hoặc đang lưu giữ tài liệu, hiện vật. Từ đó, nắm rõ tên gọi, loại hình di sản, loại hình tín ngưỡng liên quan đến dân ca, dân vũ, dân nhạc, địa điểm, chủ thể sở hữu di sản, nguồn gốc ra đời, hiện trạng… Để thực hiện công việc kiểm kê, những người thực hiện nhiệm vụ phải tiến hành điền dã, phỏng vấn trực tiếp đối tượng kiểm kê để có những thông tin.

Ngoài ra, UBND tỉnh Khánh Hoà còn nêu rõ phải xây dựng các mô hình cụ thể ở những địa phương để các loại hình dân ca, dân vũ, dân nhạc thực sự phát huy giá trị trong đời sống người dân và phục vụ du lịch. Các huyện Khánh Sơn, Khánh Vĩnh và thị xã Ninh Hòa chủ động tổ chức phục dựng, trình diễn, truyền dạy, phổ biến giá trị dân ca, dân vũ, dân nhạc của các DTTS trong cộng đồng, gia đình, trường học. Mỗi địa phương phải xây dựng được một mô hình câu lạc bộ, đội văn nghệ thôn bản, chi hội sinh hoạt văn hóa dân gian, bảo tồn, phát huy dân ca, dân vũ, dân nhạc; lựa chọn phục dựng không gian văn hóa dân tộc tiêu biểu trong các dịp Tết, lễ hội truyền thống để tạo ra các sản phẩm văn hóa đáp ứng nhu cầu du lịch cộng đồng, du lịch văn hóa.

Khánh Hòa có bao nhiêu di sản văn hóa?

Khánh Hòa có gần 200 di sản văn hóa rất phong phú và đa dạng, có danh thắng vịnh Nha Trang nổi tiếng thế giới, nhưng việc bảo tồn, phát huy giá trị các di sản đó đang còn nhiều hạn chế, tồn tại.

Việt Nam có bao nhiêu di sản văn hóa vật thể?

Các tiêu chí của di sản bao gồm tiêu chí của di sản văn hóa (bao gồm i, ii, iii, iv, v, vi) và di sản thiên nhiên (vii, viii, ix, x). Việt Nam hiện tại có 8 di sản thế giới được UNESCO công nhận. 5 trong số đó là di sản văn hoá, 2 là di sản tự nhiên và 1 di sản thế giới hỗn hợp.

Đâu là di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam?

15 Di sản Văn hóa Phi vật thể này bao gồm: Nhã nhạc-Nhạc Cung đình Triều Nguyễn; Không gian văn hoá Cồng chiêng Tây Nguyên; Dân ca Quan họ Bắc Ninh; Hát Ca Trù; Hội Gióng ở Đền Phù Đổng và Đền Sóc; Hát Xoan Phú Thọ; Tín ngưỡng Thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ; Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ; Dân ca Ví, Dặm ở Nghệ Tĩnh; ...

Tính đến năm 2023 tỉnh Bến Tre có bao nhiêu loại hình được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia?

Bến Tre có 4 di sản văn hóa phi vật thể được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia (Lễ hội Nghinh Ông Bình Thắng; Hát sắc bùa Phú Lễ; Nghề truyền thống làm Bánh tráng Mỹ Lồng; Nghề truyền thống làm Bánh phồng Sơn Đốc).