Gà đá có lông màu đỏ là gà gì

Tùy theo thổ âm của mỗi vùng tại Việt Nam mà gà nòi được hiểu và gọi theo nhiều từ khác nhau. Ngoài miền Bắc gà nòi được gọi là gà chọi, trong khi miền Trung gọi là gà đá. Chữ “chọi” theo tiếng của miền Bắc có nghĩa là đánh lẫn nhau. Riêng chữ “đá” dùng để diễn tả cách gà nòi cùng chân để đá con gà đối phương trong trận đấu. Trong miền Nam hầu hết mọi người đều dùng hai chữ “gà nòi”. Mặc dù dùng ba danh từ khác nhau để diễn tả gà nòi nhưng các tay chơi gà tại các miền khác nhau trên nước Việt Nam đều hiểu rõ các danh từ địa phương và vui vẻ chấp nhận cả những danh xưng về gà nòi này một cách hài hòa. Trong miền Nam, nơi sản sinh ra nhiều giống gà cựa hay, các tay nuôi gà nòi thường chuyên biệt về một loại gà đòn hay cựa chứ không chuyên cả hai loại. Nhưng các tay chơi gà cựa hay gà đòn cũng dùng hai chữ “gà nòi” để nói đến loại gà mình nuôi, mặc dù có sự khác biệt rất rõ ràng giữa hai loại gà này như đã phân tích ở phần trên. Theo thông lệ thì những tay chơi gà đòn không tham gia vào các trận đấu của dân chơi gà cựa và ngược lại nguyên nhân chính là hai loại gà này có những cách nuôi và kỹ thuật khác nhau trong việc huấn luyện xoay xổ, cũng như cách dưỡng gà để ra trường. Gà đòn Đặc Điểm Chung + Gà không cựa: Gà đòn thường được sách vở mô tả là loại gà chân trơn, không cựa hoặc cựa mọc không dài, cựa vừa lú như hạt bắp. Gà này lớn được dùng theo thuật đá đòn bịt cựa. Danh từ “gà đòn” phát xuất từ miền Trung được dùng để gọi riêng loại gà đá đòn bằng quản và bàn chân. Ngày nay danh từ gà đòn đã được công chúng dùng một cách rộng rãi để gọi chung các loại gà nòi đấu ở trường gà đòn trong đó có những loại gà miền nam có cựa dài và biết sử dụng cựa. Ở miền Trung, đá gà là thú tiêu khiển của người lam lũ, khi hết mùa đồng áng mới bắt tay vào việc chơi gà. Bởi lẽ tiền bạc khó kiếm nên dân miền Trung thích chơi gà đòn – một độ dù thắng hay thua cũng kéo dài suốt mấy giờ đồng hồ, có khi suốt ngày. Vì chuyên về gà đòn nên người dân miền Trung tuyển chọn cản gà khiến gà bị nín cựa, mọc chậm và ngắn. Nếu con nào có cựa mọc dài cũng sẽ bị cưa hoặc mài ngắn. Khi cựa mới lú cũng bị chủ gà bấm cựa khiến cựa bị tầy đầu, không lú ra được. Nói chung thì lối đá của gà đòn khác hẳn gà cựa. Gà đòn dùng quản và bàn chân để quất. Gà cựa thì dùng cựa để đâm. Cựa của gà đòn có gốc to và mọc rất chậm so với gà cựa. Gà đòn chín tháng tuổi thì cựa cũng chỉ bằng hạt bắp. + Đầu và diện mạo: Xương sọ gà nòi lớn hơn gà thường, đỉnh đầu của xương thường lớn bản và bằng. Mặt gà rộng bản với xương gò má nhô cao. Vì được gần gũi và chăm sóc bởi chủ kê nên gà nòi có những đặc tính tâm lý rất khác biệt với các loại gà khác, chẳng hạn khi được chủ kê cho ăn hay tắm rửa, khuôn mặt gà nòi biểu lộ nét thoải mái và tự tin, khi có người lạ đến gần gà nòi sẽ ngóng cao đầu và nghiêng mặt, trố mắt tò mò theo dõi nhìn, khi đối diện một con gà khác đôi mắt sẽ gườm lên thách thức so tài. Khi lâm trận thì mắt gà nòi lộ sát khí. + Cổ lớn, da dày và nhăn: Cổ gà nòi lớn và trống rất mạnh bạo với một chiều dài vừa phải, xương cổ rất cứng cáp, các khớp xương gắn bó đều đặn và rắn chắc. Lớp da ở cổ gà nòi được xếp lớp theo hình sóng dợn. Những người xa lạ với gà nòi thường thắc mắc đặt câu hỏi: Gà nòi trụi lông một cách tự nhiên hay bị hớt? Câu trả lời không đơn giản vì còn tùy thuộc vào loại gà. Có những loại gà nòi trụi lông cổ tự nhiên hoặc có rất ít lông nhưng cũng có những loại có lông phủ đầy mình. Thông thường thì gà nòi trơ trụi cho đến khi được 1 tuổi nếu được nuôi ở những nơi có thời tiết và khí hậu nóng ấm như Việt Nam. Lông ở cổ và đùi có thể sẽ không mọc lại được trong lần thay lông của mùa sau. Các tay chơi gà thường om và vào thuốc tẩm làm cho lớp sừng (da trên mặt) và lớp biểu bì săn chắc lại khiến cho các chân lông bị khô khiến lông khó mọc lại. Gà nòi đã được mang qua Hoa Kỳ nuôi và chúng đã dần dà phát triển bộ lông đầy đủ để thích nghi với khí hậu lạnh. Gà nòi nơi đây thường có bộ lông đầy đủ hoặc chỉ trụi chút đỉnh ở phần cổ khi được 9 tháng tuổi. Đọc thêm Sumatra - Giống gà chọi đuôi dài xứ vạn đảo + Sự phát triển của bộ lông: Gà nòi khác với những loại gà khác trên thế giới về sự phát triển mọc lông chậm chạp. Gà con chỉ có 3 hoặc 4 cọng lông cánh sau 6 tới 8 tuần. Gà con có ngoại hình trần trụi và bắp thịt nẩy nở. Toàn thân chỉ có lông tơ. Lông đuôi gà mái mọc sớm hơn vào khoảng 6 tuần. Đây là sự khác biệt nổi bật so ra với gà Thái vì gà Thái sẽ mọc đuôi trong vòng 2 ngày. Gà con được 1 tuần, lông bắt đầu mọc Gà con 3 tuần tuổi, lông đuôi chưa mọc Gà 2 tháng tuổi vẫn chưa mọc lông đuôi Gà 2,5 tháng tuổi, lông đuôi bắt đầu mọc Gà 3 tháng tuổi, con mái có đuôi tương đối dài, con trống bắt đầu mọc đuôi Gà 7 tháng tuổi, lông vẫn chưa mọc đầy đủ Ở lứa tuổi này thì những loại gà khác đã sắp sửa đem ra trường để đá nhưng gà nòi thì chưa. Gà nòi cần 1 năm tuổi để phát triển các cơ bắp và xương cốt cộng thêm 6 tháng tập luyện thì mới nên cho ra trường. Cho gà ra trường sốm có thể khiến gà bị hỏng. + Chân và vảy: Chân gà nòi thường có hai hàng vảy với đường đất chạy hình chữ Chi ở giữa hai hàng vảy. Gà nòi với ba hay bốn hàng vảy thường rất hiếm. Có sách ghi rằng gà ba hàng vảy tuy đá nhanh đòn nhưng đòn không mạnh. Chân và vảy Trong khoảng hơn ba thập niên qua, các tay chơi gà ở miền Nam thường không thích gà nòi có chân màu vàng, lý do là màu chân vàng là màu của gà thịt, một loại gà Tàu hay gà Bắc Thảo nuôi để lấy thịt. Ngày nay loại gà chân vàng tuy chưa được ưa chuộng một cách rộng rãi nhưng cũng đã dần dà được chấp nhận trong giới mộ điệu chơi gà. Phân loại Gà đòn là loại gà cổ trụi, chân cao, cốt lớn dùng để đá chân trơn hoặc bịt cựa. Gà đòn được chia ra hai loại rõ rệt. Đó là loại gà Mã lại (còn gọi Mã mái) và gà Mã chỉ. + Gà Mã lại Gà Mã lại còn được gọi là gà Mã mái là loại gà có lông bòm và lông mã ngắn và tròn theo hình bầu dục. Gà Mã lại có lông đuôi chính xoè ra như đuôi tôm và không có những cọng lông đuôi phụ hình vòng cung phủ dài trên lớp lông đuôi chính. Gà Mã lại Theo tài liệu riêng của hai hội viên của Hội gà nòi Việt Nam thì gà Mã lại bắt nguồn từ miền Bắc Việt Nam. Theo lời kể của một vị sư kê lớn tuổi ở miền Bắc thì người dân miền Bắc đã đá gà Mã lại từ thời Pháp còn đô hộ Việt Nam. Chúng ta chưa có đầy đủ dữ kiện về khoảng thời gian gà Mã lại được đưa vào Nam nhưng chúng ta có thể đoán rằng những sự kiện lịch sử như cuộc di cư năm 1930 của đồng bào miền Bắc vào Nam để làm nhân công trong những đồn điền cao su của Pháp ít nhiều cũng có liên hệ trong sự hiện diện của gà Mã lại ở miền Nam. Một sự kiện lịch sử khác xảy ra vào năm 1954 khi đất nước Việt Nam bị chia đôi bởi hiệp định Genevo và có hàng triệu đồng bào miền Bắc di tản vào Nam cũng có thể có liên quan tới sự hiện diện của gà Mã lại ở miền Nam. + Xám Mã Lại Xám Mã Lại Những con gà Mã lại có bộ lông màu xám nhạt hoặc đặm đều được gọi chung là xám Mã lại. Các tay nuôi gà thường chuộng gà xám có bộ lông khô như câu: “Nhất xám khô, nhì ô ướt”. Hiện tại thì những người chơi gà nòi ở Việt Nam chưa đặt ra một tiêu chuẩn nào về hợp cách của một con gà nòi và bộ lông của nó. Tuy nhiên, đối với những vị sư kê đã từng đá gà ở miền Nam thì sự hợp cách cũng đã được nhiều người chú ý và áp dụng. Những dữ kiện về hợp cách của màu lông sau đây là dữ kiện do một hội viên của Hội gà nòi Việt Nam cung cấp. Những dữ kiện này không phải là tiêu chuẩn chính thức do một cơ quan có thẩm quyền nào đặt ra mà chỉ là những dữ kiện đã từng được các vị sư kê tại miền Nam áp dụng thời trước năm 1975. Màu chân: Gà chân trắng được xem là hợp cách và thượng hạng cho tất cả các màu lông ngoại trừ gà xám Mã lại và ó Mã lại có bộ lông màu nâu. Đọc thêm Nuôi vịt đẻ trứng giống Màu mỏ: Màu mỏ phải giống màu chân nếu không thì là không hợp cách Màu mắt: Gà có màu mắt trắng xanh là thượng phẩm. Gà này khôn Mắt màu trắng thường là nhất phẩm: Gà dữ; Mắt màu đen là nhị phẩm: Gà hiểm; Mắt màu vàng thau là tam phẩm: Gà lì; Mắt màu đỏ là gà tồi. Gà này dễ bị loà ở nước khuya. Hợp cách cho gà xám Mã lại là: Chân vàng + mắt vàng = Hạng nhất; Chân xanh + mắt trắng = Hạng nhì; Chân đen + mắt trắng = Hạng ba; Chân trắng = Thất cách. + Ô Mã lại Ô Mã lại Gà ô Mã lại là loại gà có màu lông đen tuyền. Đây là loại gà tiêu biểu đông đảo nhất. Hợp cách của ô Mã lại: Chân trắng + mắt trắng = Hạng nhất; Chân đen + mắt trắng = Hạng nhì; Chân đen hoặc xanh + mắt vàng thau hoặc đen – Hạng ba; Gà ô Mã lại mà có một vài cọng lông trắng nơi cánh và đuôi (gián cánh) vẫn được xem là hợp cách. Gà ô chân trắng đựơc nhiều người ưa chuộng như câu: “Gà ô chân trắng, mẹ mắng cũng mua. Gà trắng chân chì, mua chi thứ ấy”. + Ô bông Ô bông Gà ô bông có bộ lông đen và trắng pha lẫn. Con Ô bông có thân hình rắn chắc này đã từng thắng một trận thư hùng quan trọng của các danh sư. Theo lời tường thuật của một vị sư kê có mặt tại hiện trường thì đối thủ của nó là một danh kê ở miền Trung và bị nó hạ ở khoảng phút thứ bảy của hiệp một với đòn mu lưng. Khi bị đòn thì đối thủ nằm xoạc cánh dãy đành đạch trước khi chết. Hợp cách của Ô bông: Chân trắng + mắt trắng = Hạng nhất; Chân đen + mắt trắng = Hạng nhì; Chân đen hoặc xanh + mắt đen = Hạng ba. + Ó Mã lại (điều) Gà Mã lại có bộ lông đỏ hoặc nâu đều đựơc gọi chung là ó Mã lại. Tuy nhiên, hợp cách của mỗi loại hơi khác nhau. Hợp cách của gà điều: Chân trắng + mắt trắng = Hạng nhất; Chân vàng + mắt vàng = Hạng nhì; Chân xanh + mắt xanh = Hạng ba; Chân đen = Thất cách. + Ó Mã lại (nâu) Hợp cách của Ó Mã lại có bộ lông màu nâu Chân vàng = Hạng nhất; Chân xanh = Hạng nhì; Chân trắng = Hạng ba. + Nhạn Gà mã lại màu trắng ít được ưa chuộng vì thường bị thua. Gà nhạn có chân đen được xem là thất cách. + Gà Mã chỉ Gà Mã chỉ là loại gà có lông mã (trên lưng gần đuôi) dài và nhọn. Gà Mã chỉ cũng sẽ có lông bờm dài và nhọn, cả hai thứ này đều khác với gà Mã lại. Ngoài ra, gà Mã chỉ cũng sẽ có thêm lông đuôi phụ cong dài phủ trên lớp lông đuôi chính. Gà Mã chỉ được xem là một giống gà khác biệt với giống gà Mã lại. Ngoài ra thì các tay nuôi gà còn gọi loại gà có lông mã vừa nhỏ vừa ngắn là gà Mã kim. Đây là một thí dụ về loại gà đòn miền Trung. Gà có vóc dáng cao, thế đứng ưỡn ngực, mặt mũi dữ tợn. Lông mã nằm gọn trên lưng, ngắn và nhỏ lăn tăn như kim nên còn đựơc gọi là Mã kim. Con gà ô này có bộ mã chỉ màu đỏ. Thường thì gà có lông mã màu đỏ cũng sẽ có lông bờm màu đỏ. Gà cựa Gà cựa là loại gà nhỏ và nhẹ hơn với bô lông phát triển đầy đủ và có cựa bén nhọn và dài. Gà cựa phát xuất từ miền Nam và được đa sổ người miền Nam yêu chuộng đá gà theo lối gà cựa. Nghệ thuật chơi gà cựa không được phổ thông ngoài miền Trung và miền Bắc.Theo truyền thống xa xưa thì gà cựa được thả cho đá với cựa tự nhiên mọc ra nhưng ngày nay các tay chơi đá gà cựa đã biến hóa và tháp cựa căm (cựa nhọn làm bằng căm xe), hay cựa dao cho các trận gà sinh tử. Những đặc điểm khác của gà cựa cũng khác nhiều khi so với gà đòn như: – Mặt: Gà cựa có khuôn mặt rạt bảnh gà và da mặt mỏng hơn. – Mắt: Mắt gà cựa nhỏ và tròn, mí mắt mỏng. – Cổ: Cổ gà cựa ngắn và nhỏ hơn nhiều so với gà nòi. – Chân: Ngắn và nhỏ. – Cựa: Gà cựa mọc cựa rất nhanh, hình thể cựa gà rất bén nhọn và dài. – Lông: Gà cựa có lông phủ kín toàn thân. Lông cổ mọc dài thành bờm và lông mã mọc dài phủ xuông hai bên hông trống rất đẹp. – Đuôi: Đuôi gà cựa là loại lông ống nhỏ mềm mại, khó gẫy. Các lông phủ đuôi mọc dài và cong vòng như lông đuôi chim phụng. Trọng lượng: Gà cựa cân nặng trong khác biệt từ 2,2 – 3,2kg.

Đọc thêm tại: http://caytrongvatnuoi.com/vat-nuoi/chan-nuoi-ga/nuoi-ga-da-chan-nuoi-ga/cac-giong-ga-noi-nuoc-ta/