Giá trị của điện the hiệu điện the có thể mang giá trị dương âm hoặc bằng 0

Điện thế là gì? Hiệu điện thế là gì? Công thức và kí hiệu. Thiết bị đo hiệu điện thế. Hiệu điện thế được sinh ra như thế nào? Mối quan hệ giữa hiệu điện thế và cường độ dòng điện. Sự khác nhau và cách phân biệt hiệu điện thế với cường độ dòng điện. Lưu ý về hiệu điện thế giữa 2 điểm bất kì.

Bài viết hôm nay mời bạn cùng METROTECH tìm hiểu về khái niệm hiệu điện thế, công thức, kí hiệu và sự khác nhau giữa hiệu điện thế với cường độ dòng điện để có thêm nhiều kiến thức, thông tin phục vụ cho công việc và học tập nhé.

  • Điện thế tại một điểm M trong điện trường được hiểu là đại lượng đặc trưng riêng cho điện trường về khả năng sinh công khi đặt nó tại một điện tích q. Điện thế được xác định bằng thương số của công của lực điện tác dụng lên q khi q di chuyển từ M ra vô cực và độ lớn của q :
    VM=AM∞q
  • Đơn vị điện thế là Vôn, kí hiệu là V.
Giá trị của điện the hiệu điện the có thể mang giá trị dương âm hoặc bằng 0
Hiệu điện thế là gì?
  • Hiệu điện thế hay còn gọi là điện áp là sự chênh lệch về điện thế giữa hai cực.
  • Hiệu điện thế là công thực hiện được để di chuyển một hạt điện tích trong trường tĩnh điện từ điểm này đến điểm kia.
  • Hiệu điện thế có thể đại diện cho nguồn năng lượng (lực điện), hoặc sự mất đi, sử dụng, hoặc năng lượng lưu trữ (giảm thế)
Giá trị của điện the hiệu điện the có thể mang giá trị dương âm hoặc bằng 0
Công thức tính hiệu điện thế

Hiệu điện thế được tính bằng công thức cơ bản sau:

U= I. R  

Trong đó:

  • I là cường độ dòng điện (A)
  • R là điện trở của vật dẫn điện (Ω)
  • U là hiệu điện thế (V)

Hoặc cũng có thể được tính bằng những công thức sau:

VM = AM∞qAM∞q

UMN = VM – VN = AMNqAMNq

  • Hiệu điện thế thường được kí hiệu là ∆V hay ∆U
  • Thông thường, người ta thường viết đơn giản kí hiệu của hiệu điện thế thành A hoặc U
  • Đơn vị của hiệu điện thế là vôn
Giá trị của điện the hiệu điện the có thể mang giá trị dương âm hoặc bằng 0
Dụng cụ đo hiệu điện thế
  • Thông thường, để đo hiệu điện thế giữa hai điểm bất kì người ta dùng vôn kế.
  • Vôn kế có khả năng đo chính xác được sự mất đi, tồn tại và lưu trữ của điện áp giữa 2 đầu dây. Khi đo bằng thiết bị này, kết quả sẽ luôn ở mức chính xác nên hiệu điện thế sẽ được đo lường theo thông số chuẩn nhất.

Hiệu điện thế được sinh ra từ nhiều nguồn khác nhau, mỗi nguồn sẽ cho ra những hiệu điện thế nhất định. Các nguồn sinh ra hiệu điện thế gồm:

  • Trường tĩnh điện.
  • Dòng điện chạy qua từ trường.
  • Trường từ thay đổi theo thời gian.
  • Cường độ dòng điện được tạo ra bởi những điện áp nhất định, có nghĩa là điện áp có thể tạo nên cường độ dòng điện.
  • Trong một điện trường thì nhất định phải có điện áp và không cần thiết phải có cường độ dòng điện khi đã có điện áp.
  • Như vậy, hiệu điện thế và cường độ dòng điện có mối tương quan mật thiết với nhau để tạo nên dòng điện sử dụng cho mục đích hằng ngày của con người.

Hiệu điện thế và cường độ dòng điện đều được dùng để mô tả cách các dòng electron hoạt động. Tuy nhiên, chúng vẫn có những điểm khác nhau, cơ bản như sau:

  • Hiệu điện thế xác định sự khác biệt dòng điện ở hai điểm.
  • Cường độ dòng điện xác định tốc độ của dòng điện khi di chuyển từ điểm này qua điểm kia.

Mục đích xác định

  • Hiệu điện thế được dùng để xác định sự khác biệt của dòng điện ở 2 điểm bất kỳ trong điện trường.
  • cường độ dòng điện dùng để xác định tốc độ của dòng điện khi chuyển động từ điểm A đến điểm B bất kỳ.

Đơn vị tính

  • Điện áp có đơn vị tính sẽ là Vôn, kí hiệu là V.
  • Cường độ dòng điện có đơn vị tính là Ampe, kí hiệu là A.

Kí hiệu

  • Hiệu điện thế được kí hiệu là U.
  • Cường độ dòng điện được kí hiệu là I
  • Hiệu điện thế được hiểu một cách đơn giản là một đại lượng vô hướng. Đại lượng này có giá trị dương hoặc âm tùy thuộc vào từng điều kiện cụ thể khác nhau. Đại lượng  vô hướng nhưng khi xác định giá trị của điện áp giữa 2 điểm bất kỳ thì có thể xác định được giá trị một cách chính xác và tuyệt đối.
  • Hiệu điện thế giữa 2 điểm A và B bất kỳ trong điện trường sẽ có giá trị luôn luôn xác định. Giá trị này sẽ tính ra được nhờ vào công thức tính điện thế. Còn đối với tại 1 điểm bất kỳ trong điện trường thì giá trị còn phụ thuộc vào điểm được chọn làm gốc. Điểm làm gốc này có thể xa hay gần tùy vào từng trường hợp khác nhau để lựa chọn.
  • Để xác định hướng của vector cường độ điện trường thì có thể xác định hướng của điện thế cao sang điện thế thấp. Không bao giờ có trường hợp xác định từ điện thế thấp đến điện thế cao.

METROTECH hiện đang là địa chỉ cung cấp Vôn kế với chất lượng được người tiêu dùng tin dùng trong thời gian qua. Ở METROTECH, chất lượng sản phẩm và lợi ích của khách hàng luôn được chúng tôi đặt lên hàng đầu. Hãy liên hệ với chúng tôi để được cung cấp những sản phẩm với chất lượng tốt nhất, nguồn gốc rõ ràng và giá cả cạnh tranh.

Từ những chia sẽ trên, METROTECH đã cung cấp thêm cho bạn những thông tin về Hiệu điện thế cũng như những vấn đề cơ bản xoay quanh. Nếu bạn vẫn còn thắc mắc nào về vấn đề này thì đừng ngần ngại mà hãy liên hệ ngay với chúng tôi, đội ngũ nhân viên METROTECH luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn. Hãy để lại bình luận bên dưới bài viết này nhé.

LÝ THUYẾT VÀ BÀI TẬP CÔNG CỦA LỰC ĐIỆN. ĐIỆN THẾ. HIỆU ĐIỆN THẾ.

A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT

1. Công của lực điện trường:

* Đặc điểm:  Công của lực điện tác dụng lên tác dụng lên một điện tích  không phụ thuộc vào dạng quỹ đạo mà chỉ phụ thuộc vào điểm đầu và điểm cuối của quỹ đạo (vì lực điện trường là lực thế).

* Biểu thức:     AMN = qEd

Trong đó, d là hình chiếu của quỹ đạo lên phương của đường sức điện.

Chú ý:

 - d > 0 khi hình chiếu cùng chiều đường sức.

 - d < 0 khi hình chiếu ngược chiều đường sức.

2. Liên hệ giữa công của lực điện và hiệu thế năng của điện tích

AMN = WM - WN

3. Điện thế. Hiệu điện thế

   - Ñieän theá taïi moät ñieåm M trong ñieän tröôøng laø ñaïi löôïng ñaëc tröng cho ñieän tröôøng veà phöông dieän taïo ra theá naêng khi ñaët taïi ñoù moät ñieän tích q. 

        Công thức:  VM = \(\frac{A_{M\infty }}{q}\)

-  Hiệu điện thế giữa 2 điểm trong điện trường là đại lượng đặc trưng cho khả năng thực hiện công của điện trường khi có 1 điện tích di chuyển giữa 2 điểm đó.

  UMN = VM – VN = \(\frac{A_{MN}}{q}\)

 Chú ý:

- Điện thế, hiệu điện thế  là một đại lượng vô hướng có giá trị dương hoặc âm;

- Hiệu điện thế giữa hai điểm M, N trong điện trường có giá trị xác định còn điện thế tại một điểm trong điện trường có giá trị phụ thuộc vào vị trí ta chọn làm gốc điện thế.

- Trong  điện trường,  véctơ cường độ điện trường có hướng từ nơi có điện thế cao sang nơi có điện thế thấp;

4.  Liên hệ giữa cường độ điện trường và hiệu điện thế

  E = \(\frac{U}{d}\)

B. CÁC DẠNG BÀI TẬP

Dạng 1:  Tính công của các lực khi điện tích di chuyển

Phương pháp: sử dụng các công thức sau

1. AMN = qEd

Chú ý:

 - d >0 khi hình chiếu cùng chiều đường sức.

 - d < 0 khi hình chiếu ngược chiều đường sức.

2. AMN = WtM - WtN = WđN - WđM

3. AMN = UMN .q = (VM – VN ).q

Chú ý: Dấu của công phụ thuộc vào dấu của q và U và góc hợp bởi chiều chuyển dời và chiều đường sức.

Dạng 2: Tìm điện thế và hiệu điện thế

Phương pháp: sử dụng các công thức sau

1. Công thức tính điện thế :  VM = \(\frac{A_{M\infty }}{q}\)

Chú ý : Người ta luôn chọn mốc điện thế tại mặt đất và ở vô cùng ( bằng 0 )

2. Công thức hiệu điện thế:   \(U_{MN}=\frac{A_{MN}}{q}\) = VM – VN

3. Công thức liên hệ giữa cường độ điện trường và hiệu điện thế trong điện trường đều    E = \(\frac{U}{d}\)

Chú ý: Trong  điện trường, vector cường độ điện trường có hướng từ nơi có điện thế cao sang nơi có điện thế thấp;

C. BÀI TẬP ÁP DỤNG

Bài 1: Một e di chuyển một đoạn 0,6 cm từ điểm M đến điểm N dọc theo một đường sức điện của 1 điện trường đều thì lực điện sinh công 9,6.10-18J

 a Tính cường độ điện trường E

 b. Tính công mà lực điện sinh ra khi e di chuyển tiếp 0,4 cm từ điểm N đến điểm P theo  phương và chiều nói trên?

 c Tính hiệu điện thế UMN; UNP

 d. Tính vận tốc của e khi nó tới P. Biết vận tốc của e tại M bằng không.

ĐS: a) 104V/m; b) 6,4.10-18 J ; c) UMN = -60V, UNP = -40V ; d) 5,9.106m/s

Bài 2: Ba điểm A, B, C tạo thành một tam giác vuông tại C;

AC = 4cm, BC = 3cm và nằm trong một điện trường đều.

Vecto cường độ điện \(\vec{E}\) trường song song AC,

hướng từ A đến C và có độ lớn E = 5000V/m. Hãy tính:

 a) UAC, UCB,UAB.

 b) Công của điện trường khi e di chuyển từ A đến B và trên

đường gãy ACB. So sánh và giải thích kết quả.

Giá trị của điện the hiệu điện the có thể mang giá trị dương âm hoặc bằng 0

ĐS: a) UAC = 200V; UBC = 0; UAB = 200V. b) \(A_{AB}=A_{ACB}=-3,2.10^{-17}J\)

Bài 3:  ABC là một tam giác vuông góc tại A được đặt trong điện trường đều \(\vec{E}\) .Biết \(\alpha =\widehat{ABC}=60^{0},AB\vec{E}.BC=6cm,U_{BC}=120V\)

 a). Tìm UAC,UBA và độ lớn \(\vec{E}\) .

 b). Đặt thêm ở C một điện tích q = 9.10-10 C.Tính cường độ điện trường tổng hợp tại A.

Giá trị của điện the hiệu điện the có thể mang giá trị dương âm hoặc bằng 0

GIẢI

a. \(\Delta ABC\) là ½ tam giác đều, vậy nếu BC = 6cm.

    Suy ra: BA = 3cm và AC = \(\frac{6\sqrt{3}}{2}=3\sqrt{3}\)

    UBA = UBC = 120V, UAC = 0

    E = \(\frac{U}{d}=\frac{U_{BA}}{BA}=4000V/m\).

   b. \(\overrightarrow{E_{A}}=\overrightarrow{E_{C}}+\vec{E}\Rightarrow E_{A}=\sqrt{{E_{C}}^{2}+E^{2}}=5000V/m\)

Bài 4: Hai bản kim loại phẳng song song mang điện tích trái dấu đặt cách nhau 2cm. Cường độ điện trường giữa hai bản là E = 3000V/m. Sát bản mang điện dương, ta đặt một hạt mang điện dương có khối lượng m = 4,5.10-6 g và có điện  tích q = 1,5.10-2 C.tính

 a) Công của lực điện trường khi hạt mang điện chuyển động từ bản dương sang bản âm.

 b) Vận tốc của hạt mang điện khi nó đập vào bản âm.

ĐS: a) A = 0,9J; b) v2 = 2.104m/s

Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:

Luyện Bài tập trắc nghiệm môn Vật lý lớp 11 - Xem ngay

>> Học trực tuyến Lớp 11 trên Tuyensinh247.com. Cam kết giúp học sinh lớp 11 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.