Hội chứng có giật khi ngủ gọi là gì

TP HCM_ Người bệnh ngủ không sâu giấc do biểu hiện co giật, gồng cứng tay chân trong lúc ngủ, được đo đa ký giấc ngủ, phát hiện mắc bệnh động kinh.

Hội chứng có giật khi ngủ gọi là gì

Thái, 14 tuổi, thường đi ngủ vào 22 giờ. Đến khoảng 0 giờ, em bỗng dưng duỗi thẳng chân, gồng cứng và nắm chặt 2 tay dù có vẻ đang ngủ say. Gia đình cho biết có khi Thái còn trợn mắt, trào bọt mép. Tình trạng trên đã lặp lại lần thứ 2, cách nhau nửa tháng. Mỗi lần kéo dài khoảng 1 phút nhưng khi tỉnh dậy, em không biết chuyện gì vừa xảy ra, chỉ cảm giác mệt.

BS.CKI Hoàng Châu Bảo Đính – Khoa Thần kinh, Trung tâm Khoa học Thần kinh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết khoa này đã tiếp nhận nhiều trường hợp như em Thái, đủ mọi độ tuổi. Đa số đến khám với thể trạng bề ngoài khỏe mạnh. Tuy nhiên, kết quả đo đa ký giấc ngủ phát hiện mắc bệnh động kinh khi ngủ.

Động kinh là bệnh lý liên quan đến những bất thường của hệ thần kinh trung ương. Khi một vùng não bộ bị tổn thương, các nơ-ron thần kinh sẽ phóng điện bất thường, gây ra co giật, khiến người bệnh bị mất ý thức tạm thời, có thể kèm theo những bất thường về hành vi và nhận thức khác. Trong đó, khoảng 12% các trường hợp các cơn động kinh chỉ xảy ra trong giấc ngủ, còn gọi là bệnh động kinh khi ngủ.

Theo bác sĩ Đính, giữa giấc ngủ và các cơn động kinh có liên quan đến nhau. Thông thường, các cơn co giật do động kinh thường xuất hiện ở giai đoạn giấc ngủ NREM – giấc ngủ không cử động mắt nhanh, cụ thể là giai đoạn N1 và N2. Cơn động kinh hiếm khi xảy ra ở giai đoạn giấc ngủ REM – giấc ngủ cử động mắt nhanh.

Biểu hiện đặc trưng của bệnh động kinh khi ngủ chủ yếu là cơn co giật, loạn trương lực cơ hoặc cơn tăng vận động phức tạp. Các cơn co giật có biểu hiện co cứng – co giật thường xảy ra trong thời gian rất ngắn, khoảng 30 giây đến 1 phút. Cơn loạn trương lực cơ hoặc tăng vận động bao gồm các tư thế loạn trương lực, vặn mình, xoay người, nâng hông, hoặc phát ra những âm thanh như la hét, rên rỉ hoặc khóc. Có thể không thấy sự thay đổi điện não trong hoặc giữa các cơn.

“Bệnh động kinh khi ngủ nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể diễn biến nguy hiểm, làm tăng nguy cơ suy hô hấp, thiếu máu lên não, thậm chí đột tử trong giấc ngủ”, bác sĩ Bảo Đính cho biết.

Có nhiều phương pháp chẩn đoán bệnh động kinh khi ngủ như đo điện não đồ, chụp MRI sọ não… Phương pháp hiệu quả là đo đa ký giấc ngủ. Máy đo đa ký giấc ngủ có nhiều kênh điện cực khác nhau, bao gồm: điện não, điện cực mắt, điện cơ, thông số hô hấp… Các kênh điện cực này sẽ được gắn vào các bộ phận tương ứng của người bệnh trong quá trình ngủ, nhờ đó ghi nhận lại các thông số, thay đổi liên quan.

Hội chứng có giật khi ngủ gọi là gì
Người bệnh được gắn các điện cực khi đo đa ký giấc ngủ.

Cụ thể, người bệnh sẽ được kiểm tra cùng lúc nhiều thông số của cơ thể trong giấc ngủ như: Điện não đồ, nhãn cầu đồ, điện cơ, điện tim, lưu lượng dòng khí qua mũi và miệng, vận động cơ ngực, bụng, nồng độ oxy trong máu, tiếng ngáy, tư thế cơ thể khi ngủ, cử động chi…

Kết quả đo đa ký giấc ngủ sẽ giúp cung cấp nhiều thông tin quan trọng để bác sĩ chẩn đoán chính xác các bệnh lý liên quan đến rối loạn giấc ngủ, trong đó có bệnh động kinh khi ngủ.

Với những trường hợp động kinh khi ngủ, bác sĩ Đính cho biết, cần phải duy trì uống thuốc chống động kinh trong một thời gian khá dài và theo dõi mức độ đáp ứng với thuốc. Sau mỗi năm, người bệnh cần thực hiện lặp lại 1 lần đo đa ký giấc ngủ. Từ đó, bác sĩ có thể chỉ định ngưng thuốc hoặc đề ra liều thuốc duy trì phù hợp nhất.

Người bệnh cũng cần kết hợp chế độ nghỉ ngơi vừa sức, tránh căng thẳng, mệt mỏi quá mức, ngủ đủ giấc. Người bệnh nên tránh đi bơi, đứng gần ao, hồ để tránh rủi ro có thể xảy ra.

Hội chứng chân không yên (Restless Leg Syndrome - RLS) là hiện tượng 2 chân luôn ở trạng thái muốn vận động, do rối loạn của hệ thống thần kinh. Chính vì tình trạng này mà hội chứng cũng gây ảnh hưởng nhiều đến giấc ngủ, được coi là 1 trong những nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ.

1. Nguyên nhân nào dẫn tới rối loạn giấc ngủ trong hội chứng chân không yên?

Hội chứng chân không yên gây ra cảm giác khó chịu ở chân, cùng với đó là cảm giác có sự thôi thúc mạnh mẽ để di chuyển chúng. Đối với hầu hết mọi người, sự thôi thúc đó trở nên dữ dội hơn khi chúng ta đang thư giãn hoặc cố gắng ngủ.

Những người bị hội chứng chân không yên có khả năng mắc chứng khó ngủ hoặc khó ngủ vì các triệu chứng của bệnh trở nên tồi tệ hơn vào ban đêm. Buồn ngủ vào ban ngày, mệt mỏi và thiếu ngủ có thể gây hại cho sức khỏe thể chất và tinh thần của người bệnh.

Mối quan tâm nghiêm trọng nhất đối với những người bị hội chứng chân không yên là nó cản trở giấc ngủ, gây buồn ngủ và mệt mỏi vào ban ngày. Hội chứng chân không yên kèm theo rối loạn giấc ngủ có thể khiến bạn có nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe khác, bao gồm cả trầm cảm nếu không được điều trị kịp thời.

Ít nhất 80% những người bị hội chứng chân không yên thường kèm theo một tình trạng liên quan được gọi là “cử động chân theo chu kỳ trong khi ngủ” (Periodic Limb Movements in Sleep - PLMS). PLMS khiến chân bị co giật trong khi ngủ. Nó có thể xảy ra thường xuyên từ 15 đến 40 giây một lần và có thể kéo dài suốt đêm. PLMS cũng có thể làm trầm trọng hơn tình trạng thiếu ngủ.

Hội chứng chân không yên có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tổng quát và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Những bệnh nhân bị hội chứng chân không yên và mất ngủ kinh niên sẽ tăng nguy cơ mắc kèm các bệnh sau:

  • Bệnh tim mạch;
  • Đột quỵ;
  • Đái tháo đường;
  • Bệnh thận;
  • Trầm cảm;
  • Giảm tuổi thọ.

Hội chứng có giật khi ngủ gọi là gì

Hội chứng chân không yên có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tổng quát và chất lượng cuộc sống của người bệnh

Trong hội chứng chân không yên, những cảm giác lạ ở chân có thể gây khó chịu hoặc đau đớn. Những triệu chứng đó có thể khiến người bệnh gần như không thể đi vào giấc ngủ và không ngủ được. Thiếu ngủ và mệt mỏi rất nguy hiểm cho sức khỏe và tinh thần.

Ngoài việc thăm khám để điều trị các triệu chứng của hội chứng chân không yên thì người bệnh có thể thực hiện một số biện pháp sau để cải thiện giấc ngủ và có được một giấc ngủ ngon:

  • Kiểm tra đệm và gối: Nếu chúng đã cũ và sần, có thể đã đến lúc phải thay thế;
  • Đảm bảo rèm cửa sổ hoặc rèm chắn ánh sáng bên ngoài đã được đóng;
  • Loại bỏ tất cả các thiết bị kỹ thuật số, bao gồm cả đồng hồ ra khỏi giường;
  • Loại bỏ sự lộn xộn trong phòng ngủ;
  • Giữ nhiệt độ phòng ngủ ở mức mát mẻ để không bị cảm giác quá nóng;
  • Đặt bản thân vào một lịch trình ngủ cố định: Cố gắng đi ngủ vào cùng 1 thời điểm mỗi đêm và thức dậy vào cùng thời điểm vào mỗi buổi sáng, kể cả vào ngày cuối tuần. Biện pháp này sẽ giúp hỗ trợ nhịp điệu giấc ngủ tự nhiên;
  • Ngừng sử dụng các thiết bị điện tử ít nhất 1 giờ trước khi đi ngủ;
  • Ngay trước khi đi ngủ, hãy xoa bóp chân hoặc tắm nước nóng;
  • Hãy thử kê một chiếc gối giữa hai chân khi ngủ, chúng có thể giúp ngăn hiện tượng chèn ép các dây thần kinh và giảm triệu chứng của bệnh.

Trong trường hợp các dấu hiệu của chứng chân không yên gây cản trở đến cuộc sống quá nhiều, người bệnh cần tìm bệnh viện uy tín để được thăm khám và có biện pháp điều trị cụ thể. Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện được đông đảo người bệnh tin tưởng thăm khám và điều trị bệnh. Không chỉ có hệ thống cơ vật chất, trang thiết bị hiện đại: 6 phòng siêu âm, 4 phòng chụp X- quang DR (1 máy chụp toàn trục, 1 máy tăng sáng, 1 máy tổng hợp và 1 máy chụp nhũ ảnh), 2 máy chụp Xquang di động DR, 2 phòng chụp cắt lớp vi tính đa dãy đầu thu (1 máy 128 dãy và 1 máy 16 dãy), 2 phòng chụp Cộng hưởng từ (1 máy 3 Tesla và 1 máy 1.5 Tesla), 1 phòng chụp mạch máu can thiệp 2 bình diện và 1 phòng đo mật độ khoáng xương....Vinmec còn là nơi quy tụ đội ngũ các y, bác sĩ giàu kinh nghiệm sẽ hỗ trợ phần nhiều trong việc chẩn đoán và phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường của cơ thể người bệnh.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số hoặc đặt lịch trực tiếp . Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Tại sao khi ngủ lại bị giật chân tay?

Khi con người đi vào giấc ngủ não bộ sẽ khống chế chân tay trong vô thức, cơ bắp sẽ được thả lỏng để nghỉ ngơi. Tuy nhiên trong quá trình ngủ lưu lượng máu sẽ giảm xuống, dây thần kinh cơ bắp ở chân tay vẫn còn hoạt động sẽ gây phản ứng co giật cơ.

Tại sao trước khi ngủ lại giật mình?

Ngủ bị giật mình thường xuất hiện trong giai đoạn đi vào giấc ngủ quá nhanh. Ở giai đoạn đầu của giấc ngủ, hơi thở và nhịp tim chậm dần. Tuy nhiên, nếu bạn quá mệt mỏi thì não đã trải qua giai đoạn này nhanh hơn bình thường. Điều này khiến cho não bộ phản ứng với một cú giật hóa học dẫn tới hiện tượng ngủ bị giật mình.

Làm sao để không bị giật mình khi ngủ?

Cách để ngủ ngon không bị giật mình.

Ngủ đúng tư thế Cách đầu tiên để hạn chế giật mình là chọn tư thế ngủ đúng. ... .

Tạo không gian ngủ thư giãn. ... .

Áp dụng kỹ thuật giúp ngủ sâu. ... .

Quan tâm đến chế độ dinh dưỡng. ... .

Tránh căng thẳng. ... .

Không dùng điện thoại trước khi ngủ ... .

Dùng các nguyên liệu tự nhiên..

Tại sao lại lên cơn co giật?

Co giật là một cấp cứu thần kinh thường, xảy ra khi sóng điện não hoạt động bất thường dẫn đến cơ bắp co cứng và mất ý thức. Tình trạng này thường gặp ở trẻ em. Biến chứng co giật là thiếu oxy não, tắc nghẽn đường thở gây tử vong.