Mức độ phơi nhiễm là gì biến đổi khí hậu

Các nhà khoa học từ nhiều trường Đại học ở Anh và Mỹ đã hợp tác nghiên cứu và công bố kết quả trên tạp chí Nature Ecology, cho thấy biến đổi khí hậu có thể đột ngột đẩy các loài vượt qua những ngưỡng tới hạn khi chúng phải đối mặt với nhiệt độ khó lường trong môi trường sống địa lý của mình.

Mức độ phơi nhiễm là gì biến đổi khí hậu
Kết quả từ nghiên cứu cho thấy cần khẩn trương giảm lượng khí thải và bảo tồn sinh học một cách có chiến lược. Nguồn: scitechdaily

Nghiên cứu này đã dự tính dòng thời gian và các địa điểm mà các loài trên toàn thế giới có thể phải hứng chịu do những thay đổi nhiệt độ tiềm năng ở mức nguy hiểm, hệ quả của biến đổi khí hậu.

Nhóm nghiên cứu đã phân tích dữ liệu từ hơn 35.000 loài động vật (gồm động vật có vú, lưỡng cư, bò sát, san hô, cá, động vật thân mềm và phù du) cùng các loài cỏ biển từ mọi châu lục và đại dương, sử dụng các dự báo khí hậu tới năm 2100.

Họ đã tìm hiểu thời điểm mà các khu vực trong phạm vi địa lý của từng loài sẽ vượt qua ngưỡng phơi nhiễm nhiệt – được xác định bằng 5 năm liên tiếp đầu tiên nhiệt độ vượt quá mức nhiệt trung bình tháng khốc liệt nhất (so với giai đoạn 1850-2014) mà một loài trong phạm vi địa lý đó phải trải qua.

Khi một loài động vật vượt qua ngưỡng phơi nhiễm nhiệt, dù có thể là không nhất định chúng sẽ bị tuyệt chủng, song cũng không có bằng chứng nào cho thấy chúng có thể sống sót ở các mức nhiệt độ cao hơn – nghiên cứu phỏng đoán rằng nhiều loài động vật có thể sẽ đột ngột mất đi môi trường sống do biến đổi khí hậu trong tương lai. Phỏng đoán này dựa trên việc phát hiện ra một xu hướng nhất quán, cho thấy với nhiều loài động vật, biến đổi khí hậu sẽ khiến nhiều khu vực trong phạm vi địa lý của chúng có khả năng trở nên nóng bất thường trong một quãng thời gian ngắn.

TS. Alex Pigot (Trung tâm nghiên cứu Đa dạng sinh học và môi trường UCL), một trong số các tác giả của nghiên cứu, cho biết, tuy một số loài động vật có thể sống được ở nhiệt độ cao hơn, song nhiều loài khác sẽ cần di chuyển tới những khu vực mát hơn hoặc tiến hóa để thích nghi, mà chúng không có khả năng làm như vậy trong khung thời gian ngắn ngủi. Các nhà khoa học cho rằng cần xác định trước loài động vật nào sẽ phải đối mặt với nguy cơ trong vài thập kỷ tới để giúp dồn lực bảo tồn. Và các dữ liệu từ nghiên cứu của họ có thể cung cấp một hệ thống cảnh báo sớm, cho thấy khi nào và ở đâu sẽ có loài động vật cụ thể có khả năng gặp nguy hiểm.

Họ phát hiện thấy mức độ nóng lên toàn cầu sẽ tạo nên sự khác biệt lớn: nếu hành tinh nóng lên 1,5°C thì 15% số loài trong nghiên cứu sẽ phải đối mặt với nhiệt độ cao bất thường trên ít nhất 30% phạm vi địa lý hiện tại của chúng trong một thập kỷ. Song nếu nhiệt độ tăng lên 2,5°C thì con số sẽ tăng gấp đôi, tới 30% số loài.

Tình trạng phơi nhiễm nhiệt đột ngột này có thể là một đặc điểm không thể tránh khỏi khi sống trên Trái đất. Bởi vì hành tinh có dạng khối cầu nên các loài sống ở môi trường nóng có nhiều diện tích sống hơn, chẳng hạn như các vùng trũng thấp hay gần xích đạo. Các tác giả từng tiến hành một nghiên cứu khác cho thấy ngay cả khi chúng ta ngăn được biến đổi khí hậu để nhiệt độ toàn cầu đạt đỉnh rồi suy giảm thì các nguy cơ mất đa dạng sinh học vẫn tiếp diễn tới nhiều thập kỷ sau đó. Ngoài ra, trong một phân tích khác tương tự với nghiên cứu hiện tại, họ phát hiện thấy nhiều loài động vật đang đối mặt với các nhiệt độ bất thường sẽ sống cùng các loài động vật khác cũng trải qua cú sốc nhiệt tương tự. Điều này có thể gây đe dọa nghiêm trọng đối với các hoạt động của hệ sinh thái bản địa.

Các tác giả hy vọng nghiên cứu của họ sẽ góp phần thúc đẩy các hành động nhanh chóng để giảm lượng khí thải carbon, nhằm giảm thiểu tác hại của biến đổi khí hậu với các loài động-thực vật và tránh một cuộc khủng hoảng tuyệt chủng quy mô lớn. □

Phương Anh dịch

Nguồn: https://scitechdaily.com/new-study-climate-change-to-push-countless-species-over-abrupt-tipping-points/

1. Quản lý dữ liệu hiểm họa, mức độ phơi bày, mức độ nhạy cảm và khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu?

Tại Tiểu mục 3 Mục III Phụ lục I.1 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 01/2022/TT-BTNMT có quy định như sau:

3. Quản lý dữ liệu

Chi tiết về dữ liệu được sử dụng trong đánh giá phải được lập thành văn bản. Việc nhận thức không đầy đủ về dữ liệu hiện có hoặc không đủ kiến thức về dữ liệu hiện có, có thể dẫn đến việc thu thập dữ liệu bị trùng lặp.

Tập dữ liệu nên được lưu trữ để tránh mất dữ liệu. Dữ liệu lớn phải được ghi lại một cách có hệ thống kết hợp với các mô tả về nội dung, đặc điểm của các bộ dữ liệu khác nhau và hướng dẫn cho việc diễn giải các giá trị.

2. Chuẩn hóa các chỉ số thành phần hiểm họa, mức độ phơi bày, mức độ nhạy cảm và khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu?

Theo Tiểu mục 1 Mục IV Phụ lục I.1 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 01/2022/TT-BTNMT có quy định như sau:

Tổng hợp các chỉ số hiểm họa, mức độ phơi bày, mức độ nhạy cảm và khả năng thích ứng cho từng đơn vị không gian (tỉnh, huyện, xã hoặc vùng/khu vực…) có thể sử dụng các phương pháp khác nhau tùy thuộc yêu cầu về mức độ tổng hợp.

Phương pháp định tính hoặc bán định lượng là phương pháp đơn giản để áp dụng. Cách tiếp cận của 02 phương pháp này là sử dụng bảng xếp hạng với thang đo gồm 03 bước hoặc 05 bước (định dạng thang đo phải cụ thể cho từng trường hợp). Việc chấm điểm trên thang đánh giá nên được căn cứ vào thông tin, dữ liệu và các kiến thức tốt nhất hiện có (từ tài liệu, kiến thức chuyên môn, đánh giá của các chuyên gia hoặc các nguồn đáng tin cậy khác).

Phương pháp định lượng có thể được sử dụng để thực hiện việc chuẩn hóa tất cả dữ liệu. Sau khi chuẩn hóa cần xác định trọng số của các chỉ số thành phần:

1. Chuẩn hóa các chỉ số thành phần

Thuật ngữ “chuẩn hóa” đề cập đến việc chuyển đổi các giá trị chỉ số đo trên các thang đo và đơn vị tính khác nhau thành các giá trị không có đơn vị trên một thang đo chung. Phạm vi giá trị tiêu chuẩn thường sử dụng để chuẩn hóa là từ 0 đến 1. Các chỉ số thành phần chuẩn hóa cần được kết hợp với các giá trị ngưỡng đối với các tổn thương, rủi ro trọng yếu của đối tượng đang được xem xét, đánh giá.

Các chỉ số thành phần của hiểm họa, mức độ phơi bày, mức độ nhạy cảm và khả năng thích ứng phải được chuẩn hóa riêng biệt theo phạm vi không gian đánh giá và cần phải xác định mối quan hệ là đồng biến hoặc nghịch biến giữa chỉ số thành phần cần chuẩn hóa với chỉ số tính dễ bị tổn thương hoặc chỉ số rủi ro để áp dụng công thức tính chuẩn hóa cho phù hợp. Việc xác định mối quan hệ giữa các chỉ số thành phần với chỉ số tính dễ bị tổn thương hoặc chỉ số rủi ro có thể được xác định dựa trên các tài liệu tham khảo, tham vấn chuyên gia hoặc kinh nghiệm từ cộng đồng.

Lưu ý: Các chỉ số thành phần của mức độ nhạy cảm có quan hệ đồng biến với chỉ số tính dễ bị tổn thương - tức là làm gia tăng tính dễ bị tổn thương; còn chỉ số thành phần của khả năng thích ứng lại có quan hệ nghịch biến với chỉ số tính dễ bị tổn thương - tức là làm giảm tính dễ bị tổn thương. Các chỉ số thành phần của hiểm họa, mức độ phơi bày và tính dễ bị tổn thương đều có quan hệ đồng biến với chỉ số rủi ro.

Trong trường hợp tương quan giữa chỉ số thành phần của hiểm họa, mức độ phơi bày, mức độ nhạy cảm và khả năng thích ứng và chỉ số tính dễ bị tổn thương hoặc chỉ số rủi ro là đồng biến, áp dụng công thức chuẩn hóa sau:

yij =

(Xij - Xmin)

(Xmax - Xmin)

(1)

Trong trường hợp tương quan giữa chỉ số thành phần của hiểm họa, mức độ phơi bày, mức độ nhạy cảm và khả năng thích ứng và chỉ số tính dễ bị tổn thương hoặc chỉ số rủi ro là nghịch biến, áp dụng công thức chuẩn hóa sau:

yij =

(Xmax - Xij)

(Xmax - Xmin)

(2)

Trong đó: i là chỉ số chạy của đơn vị không gian gian (đơn vị không gian có thể là tỉnh, huyện, xã hoặc vùng/khu vực,…), j là chỉ số chạy của chỉ số thành phần;

yij là giá trị chuẩn hóa tại đơn vị không gian thứ i của chỉ số thành phần thứ j;

Xij là giá trị của chỉ số thành phần;

Xmin là giá trị nhỏ nhất của chỉ số thành phần thứ j trong toàn bộ đơn vị không gian;

Xmax là giá trị lớn nhất của chỉ số thành phần thứ j trong toàn bộ đơn vị không gian.

3. Tính trọng số các chỉ số thành phần hiểm họa, mức độ phơi bày, mức độ nhạy cảm và khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu?

Căn cứ Tiểu mục 2 Mục IV Phụ lục I.1 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 01/2022/TT-BTNMT có quy định như sau:

2. Tính trọng số các chỉ số thành phần

Sau khi thực hiện chuẩn hóa các chỉ số thành phần, trọng số của từng chỉ số thành phần cần được tính toán và áp dụng. Trọng số của từng chỉ số thành phần phản ánh mức độ quan trọng quan trọng và sự ảnh hưởng của nó đến tính toán chỉ số về hiểm họa, mức độ phơi bày, mức độ nhạy cảm và khả năng thích ứng.

Có nhiều cách tính trọng số của từng chỉ số thành phần, tùy thuộc vào mục đích, tính sẵn có của số liệu, nguồn nhân lực, khả năng tài chính,… để lựa chọn các phương pháp tính trọng số cho phù hợp. Một số phương pháp tính trọng số có thể được áp dụng như sau:

- Phương pháp chuyên gia: Các trọng số của các chỉ số thành phần được xác định dựa trên đánh giá của chuyên gia.

- Phương pháp bất cân bằng trọng số: Tính toán trọng số dựa trên độ lệch chuẩn của từng chỉ số thành phần.

- Phương pháp phân tích thứ bậc (Analytic Hierarchy Process - AHP): là một phương pháp định lượng, dùng để đánh giá các phương án và chọn phương án thảo mãn các tiêu chí cho trước. Các chỉ số thành phần sẽ được so sánh với nhau theo từng cặp trong một ma trận và được tính toán bằng cách cộng tổng các giá trị của ma trận theo cột, sau đó lấy từng giá trị của ma trận chia cho số tổng của cột tương ứng. Trọng số của từng chỉ số thành phần tương ứng sẽ bằng bình quân các giá trị theo từng hàng ngang.