Market Maker Crypto là gì

Market Maker (MM) là nhà môi giới đóng vai trò như một nhà tạo lập thị trường. Sàn Market Maker thực hiện các nghiệp vụ giao dịch trực tiếp với khách hàng, thay vì đẩy lệnh ra các thị trường liên ngân hàng như một sàn trung gian thực thụ thì những sàn này lại đứng ra ôm lệnh của khách hàng tức là sẽ mua của các trader muốn bán và sẽ bán cho những trader cần mua. Các sàn Market Maker chủ yếu thu lợi từ chênh lệch giữa giá mua và giá bán (spread), trader sẽ hiếm khi được giao dịch với mức giá thật của thị trường.

Vai trò chính của sàn Market Maker là cung cấp thanh khoản hoặc tạo các cơ hội cho mọi người đều tham gia thị trường mua bán số lượng lớn cổ phiếu, tiền tệ và các sản phẩm phái sinh và các công cụ giao dịch khác. Sự tham gia của sàn Market Maker góp phần duy trì sự linh hoạt và thanh khoản của một loại tài sản, tăng khả năng thực hiện giao dịch của họ và nhờ đó thu hút sự quan tâm của những nhà đầu tư đối với loại tài sản đó.

Market Maker Crypto là gì

Khớp lệnh của Market Maker?

Thường MM sẽ khớp lệnh kiểu Instant Execution. Trader thấy giá chào và bấm nút thực hiện giao dịch, lúc này, giá sẽ được chuyển về bộ phận Dealing Desk của Market Maker. Tùy tình hình mà Market Maker sẽ cho khớp hoặc đẩy ra qua hình thức requote (báo giá lại).

  • Đặc điểm của Market Maker là giờ tin rất khó khớp lệnh do có nhiều rủi ro.
  • Market Maker có tạo ra trượt giá (slippage) trong giai đoạn biến động mạnh.
  • Tốc độ khớp lệnh của MM còn đang hạn chế, thậm chí đôi khi là chậm

Spread của Market Maker

  • MM thường dùng spread cố định (fixed)
  • Spread của MM có đủ các loại từ 4 số thập phân và 5 số thập phân

Lợi nhuận của Sàn Market Maker:

  • Từ spread của các trader
  • Từ phần tiền trader đã thua lỗ
  • MM thường không thu phí hoa hồng (commission) từ trader.

Market Maker Crypto là gì

Market Maker hoạt động như thế nào

Market Maker làm việc với thị trường cung cấp thanh khoản cho những thị trường hoặc khách hàng bằng cách giao dịch đối với khách hàng của họ như các đối tác, vì vậy mà MM giao dịch và chịu rủi ro trực tiếp cho chính lệnh của họ . Các MM duy trì một lượng dự trữ các đồng tiền mà sàn này cung cấp cho giao dịch và có một Dealing Desk thuộc bộ phận kinh doanh ngoại hối/tiền tệ của các tổ chức để mua bán đối với khách hàng đã sử dụng lượng dự trữ này. MM cũng có các nhà cung cấp thanh khoản riêng cho thị trường. Khi có lệnh giao dịch đến, một sàn market maker có thể:

  • Mua vào khi nhận được lệnh bán và sẽ bán ra khi nhận được lệnh mua
  • So khớp và thực hiện những lệnh đối ứng với giá và khối lượng tới một broker ECN.

Gửi các lệnh thêm hoặc bớt một khoảng spread đến các nhà cung cấp thanh khoản của sàn market maker trước hoặc sau khi giao dịch theo giá thị trường, tùy thuộc vào loại lệnh mua hoặc bán, lúc này họ giống như broker STP. Các giá bid hoặc ask hiện tại của một cặp tiền mà các market maker hiển thị cho các khách hàng của họ được tham khảo từ giá thị trường của nhà cung cấp thanh khoản của sàn và lệnh chờ hiện tại từ các khách hàng của MM. Tuy nhiên, khi khách hàng không nhận được mức từ giá thị trường thực tế, giá cả có thể dễ bị tác động khi những broker thực hiện một lệnh như một market maker. Các broker của Market Maker tạo ra doanh thu từ khoảng chênh lệch trong phương thức giao dịch theo giá thị trường và từ giao dịch đối với những khách hàng trong thị trường thông qua dealing desk. Khi giao dịch với một khách hàng, một broker sẽ kiếm được lời khi khách hàng kết thúc giao dịch mà thua lỗ.

Market Maker Crypto là gì

Điểm khác biệt giữa Market Maker & Automated Market Maker

Automated Market Maker (AMM) là giải pháp thanh khoản tốt hơn cho các LTAs (Long-Tails Assets)

Về cơ bản, Market Maker và AMM đều có thể là giải pháp cung cấp thanh khoản cho các tài sản trên thị trường nhưng trong thực tế rất ít các Market Maker chuyên nghiệp chấp nhận việc tạo market cho những LTAs vì một số đặc tính sau:

  • Khối lượng giao dịch thường khá thấp và không bền vững.
  • Giá cả thị trường thường biến động mạnh.

Xét cho cùng các MM chủ yếu hoạt động vì lợi nhuận, vì vậy việc tạo những thị trường cho các LTAs Market không cung cấp lợi nhuận tiền năng cao, đồng thời rủi ro cũng nhiều hơn trước với những tài sản phổ biến nên dĩ nhiên LTAs không phải là lựa chọn tối ưu. Mặc khác với AMM trong thị trường điện tử, người dùng không cần một Market Maker chuyên nghiệp để tạo thị trường cho token của họ vì chính họ hay bất cứ người dùng nào cũng có thể tạo ra một thị trường cho bất kỳ token nào trên các Permissionless Automated Market Maker. Vì vậy ở thời điểm hiện tại, so với MM thì AMM là giải pháp thanh khoản tốt hơn cho các LTAs trong thị trường Crypto.

Market Maker Crypto là gì

Phí giao dịch

Một điểm cần chú ý giữa những thị trường được tạo ra bởi MM và AMM chính là khoản phí giao dịch. Ở góc độ người dùng, phí giao dịch trên thị trường được tạo ra bởi Market Maker có phí giao dịch thấp hơn nhiều lần so với những thị trường được tạo ra bởi các AMM. Người dùng có thể thấy điều rõ hơn biểu phí của sàn giao dịch Binance và Uniswap:

  • Mức phí tiêu chuẩn bình thường của sàn Binance là 0.1% còn mức phí của sàn Uniswap là 0.3%.
  • Những sàn giao dịch như FTX còn có phí giao dịch thấp hơn nhiều lần của sàn Binance, giao động từ 0.02% – 0.07%.

Điều này xuất phát chủ yếu đến từ rủi ro cho việc cung cấp các thanh khoản cho các thị trường này. Với những thị trường được tạo bởi model AMM thì người cung cấp thanh khoản gần như chịu rủi ro nhiều hơn các nhà cung cấp thanh khoản trong các thị trường được tạo bởi Market Maker. Vì vậy nếu setup mức phí quá thấp thì incentive cho những nhà cung cấp thanh khoản cho các AMM cũng sẽ thấp, dẫn đến việc những thị trường được tạo ra bởi AMM sẽ không thể thu hút được những nhà cung cấp thanh khoản tiềm năng.

Kết luận

Như vậy là BinanceGate đã cung cấp đầy đủ thông tin về Market Maker là gì rồi. Hy vọng bài viết này mang đến kiến thức bổ ích cho các bạn, nếu thấy bài viết hay đừng quên chia sẻ và đánh dấu sao BinanceGate (BG) để cập nhập tin tức thị trường điện tử mới nhất nhé.

Khi giao dịch chứng khoán hay các giao dịch tài chính khác nhiều người lầm tưởng rằng Market Maker là những ông lớn đứng đằng sau thao túng thị trường nhưng trên thực tế thì không phải vậy. Vậy market maker là gì? Market maker tạo ra lợi nhuận như nào?... Hôm nay, Coin28 sẽ giải đáp cho bạn toàn bộ thắc mắc liên quan đến Market Maker.

Market Maker là gì?

Market Maker Crypto là gì
Market Maker là gì?

Market Maker là những người tạo lập thị trường hay người cung cấp thanh khoản. Đây có thể là một công ty hoặc cũng có thể là một cá nhân định giá mua hoặc giá bán của một tài sản có thể giao dịch được. Từ hoạt động đó tạo ra lợi nhuận bằng chênh lệch giữa giá mua và giá bán.  Nhà tạo lập thị trường cũng sẽ tham gia trực tiếp vào các hoạt động giao dịch với vai trò là người mua hoặc người bán. Các nhà tạo lập thị trường này sẵn sàng mua và bán cổ phiếu một thường xuyên và liên tục với mức giá được niêm yết công khai. Market maker có thể được hiểu như là nhà cái vì nó giúp xác định tính thanh khoản của mọi loại tài sản. Nhà cái này chấp nhận rủi ro khi họ nắm giữ một khối lượng lớn chứng khoán nhằm thúc đẩy giao dịch trên thị trường. 

Tại Việt Nam, Market Maker chính là các công ty chứng khoán. Tại quốc tế Market Maker điển hình có Binance, Kucoin,...

Market Maker quan trọng thế nào

Market Maker Crypto là gì
Market Maker quan trọng thế nào

Các nhà tạo lập thị trường đảm bảo tính thanh khoản có thị trường. Như vậy cũng đủ biết rằng Market Maker quan trọng thế nào đối với thị trường, vì có các nhà tạo lập thị trường thì các giao dịch mới có thể duy trì được sự ổn định.
Market Maker còn có thể tạo lập ra thị trường thanh khoản hơn, họ mua hoặc bán theo giá niêm yết công khai.  

Phản ánh cung cầu của thị trường thông qua sự cập nhật liên tục về giá

Những Market Maker có một ảnh hưởng lớn tới cung và cầu của thị trường. Bởi lẽ chính những nhà tạo lập thị trường này là người cập nhật liên tục về giá để phản ánh cung cầu thị trường. Market Maker phải cập nhật về giá mua hoặc bán của họ một cách công khai và minh bạch để đưa ra được tình hình chính xác về thị trường.

Điều chỉnh giá trên thị trường

Như đã nói ở trên, Market Maker có ảnh hưởng lớn tới cung và cầu thị trường. Các nhà tạo lập thị trường giúp điều chỉnh về giá của Crypto. Bởi lẽ, các nhà tạo lập thị trường có thể kiểm soát số lượng coin trên thị trường và họ hoàn toàn có thể thiết lập giá cho những đồng coin này tùy thuộc vào tình hình cung cầu trên thị trường. 
Những nhà tạo lập thị trường có thể tăng giá một loại coin bất kì đang bị định giá thấp và ngược lại giảm giá một một đồng coin đang được đánh giá quá cao. 

Market Maker kiếm tiền bằng cách nào?

Những nhà tạo lập thị trường thực chất là một doanh nghiệp hoạt động vì lợi nhuận. Những nhà tạo lập này giống như một nhà cái vậy nên chắc chắn họ sẽ phải chịu nhiều rủi ro khi có biến động về giá.  Các nhà tạo lập thị trường hoàn toàn có thể thấy được sự suy giảm giá trị của chứng khoán sau khi mua từ người bán hoặc trước khi bán nó cho người mua.  Tại mỗi giao dịch, các nhà tạo lập thị trường sẽ nhận được một khoản phí chênh lệch tại mỗi chứng khoán mà họ đang đảm bảo. Đây được coi như là một phần thường mà họ được nhận sau khi phải nhận những rủi ro mà có thể phải nhận

Ví dụ: Trên thị trường đang có một loại chứng khoán có giá hỏi mua là 20.000 và giá chào bán của chứng khoán này là 23.000. Vậy thì đối với mỗi một chứng khoán được giao dịch thì nhà tạo lập thị trường sẽ thu về 3.000 nhờ sự chênh lệch về giá.

Top 5 Market Maker lớn nhất trên thị trường crypto

Market Maker Crypto là gì
Top 5 Market Maker lớn nhất trên thị trường crypto

Hiện tại Alpha Theta đang phát triển một cách nhanh chóng. Alpha Theta có trụ sở tại Toronto, là chuyên gia trong lĩnh tài chính, nền tảng giao dịch, phân tích và công nghệ Blockchain. Để có thể phát triển mạnh mẽ được như ngày nay thì Alpha Theta đã nỗ lực tham gia vào tất cả các dự án dù là vừa hay nhỏ.

GSR Market

Đây là một công ty kinh doanh tiền điện tử theo thuật toán tại Hồng Kông. GSR Market cung cấp các dịch vụ đặc biệt, chuyên môn và giao dịch phù hợp với khả năng của khách hàng. Công ty sử dụng phần mềm riêng do đó công ty cung cấp tính thanh khoản cao cho khách hàng.

Alameda Research

Là công ty thành lập đã lâu, có thể nhận định rằng hiện tại Alameda Research đang là công ty lớn và uy tín nhất trên thị trường Crypto. Công ty hiện đang nắm giữ hơn 100 triệu đô tài sản kỹ thuật số.

Kairon Labs

Công ty hiện có trụ sở tại Hà Lan và Bỉ, họ sử dụng phần mềm riêng để cung cấp cho Market Maker các mã thông báo mà họ sử dụng hiệu quả. Kairon Labs là một nhà tạo lập thị trường uy tín và chuyên môn cao trong lĩnh vực mã hóa.

Bluesky Capital

Bluesky Capital là một nhóm chuyên nghiệp, là chuyên gia trong lĩnh vực quỹ đầu cơ định lượng. Nhóm này bao gồm các công ty có uy tín như Morgan Stanley, Merrill Lynch và Sauma. 
Họ thiết lập một chương trình đầu tư vĩ mô có lập trình gồm nhiều loại tài sản. Ngoài ra, Bluesky Capital còn cung cấp cả bảo hiểm rủi ro tiền điện tử.

Tổng kết

Qua bài viết này, Coin28 mong rằng đã cung cấp đầy đủ thông tin giúp bạn hiểu được Market Maker là gì và tầm quan trọng của Market Maker đối với thị trường tại Việt Nam và trên toàn thế giới.