Mèo thở khò khè là bệnh gì năm 2024

Có rất nhiều trường hợp mèo bị khò khè là do chúng nô nghịch chạy nhảy quá lâu, hoặc cũng có thể do chúng quá béo. Những nguyên nhân này thì bạn không cần quá lo lắng, chỉ cần cho chúng uống nước và hồi sức lại.

Tuy vậy, bạn không thể chủ quan khi mèo thở khò khè, vì mèo của bạn có thể mắc một số bệnh sau đây:

1.1. Mèo thở khó thở do viêm phổi

Viêm phổi ở người hay thậm chí ở mèo cũng dẫn đến tình trạng suy giảm chức năng hô hấp. Khi đường hô hấp bị viêm, mèo của bạn sẽ dễ dàng bị những yếu tố bên ngoài tác động và tổn thương.

Cụ thể các dấu hiệu để bạn nhận biết: Mèo chảy nước mũi, chảy nước dãi từ miệng…

Tuy vậy viêm phổi cũng do quá trình ăn uống, nước dãi có thể bị lọt vào đường thở, gây cản trở hô hấp, tắc nghẽn phế quản và khí quản và khiến mèo khò khè.

Tình trạng viêm và tắc nghẽn ở phổi lâu ngày sẽ khiến mèo thở bị khò khè, bạn không nên để tình trạng diễn ra quá lâu và nên đưa đến thú y để giải quyết kịp thời.

Xem thêm ⇒ Dịch vụ tắm cho chó mèo chất lượng 5 * tại Kimi Pet [Tổng hợp] Cách trị mèo bị tiêu chảy không phải ai cũng biết

1.2. Mèo thở hơi khò khè do ung thư

Tại sao mèo thở khò khè, đây là vấn đề nhức nhối mà những người nuôi mèo gặp phải. Mèo con thở khò khè cũng có khả năng do sự xuất hiện của các khối u.

Dấu hiệu thở khò khè ở mèo do ung thư cũng không quá khác biệt so với những bệnh lý khác. Bạn nên đưa mèo đến thú y càng sớm càng tốt để xác định sớm xem khối u lành hay ác hay đã di căn ra sao.

Các nguyên nhân khiến mèo bị khò khè rất phức tạp và thậm chí là nghiêm trọng theo các mức độ. Do vậy bạn không nên để tình trạng này diễn ra quá lâu, dù có bận cũng nên sắp xếp đưa thú cưng đến thú y kiểm tra ngay.

1.3. Mèo thở bị khò khè do giun ký sinh

Nếu bạn đang thắc mắc tại sao mèo thở khò khè thì đây chính là câu trả lời. Khi giun ký sinh vào cơ thể mèo con, chúng có thể sẽ đi cả vào phổi của bé.

Giun phổi và giun tim khả năng sẽ sống trong phổi của mèo và gây ra hàng hoạt các triệu chứng như thở khò khè, ăn ít, bỏ ăn, nôn, và thậm chí là hôn mê.

Đáng nói hơn giun tim có thể gây cục máu đông ở phổi. Điều này khiến mèo thở tiếng khò khè và ho. Nếu bạn thấy dấu hiệu này thì hãy đưa đến thú y để điều trị ngay nhé.

Và cách hiệu quả nhất chính là bạn phải tẩy giun cho mèo tại nhà định kỳ, ngăn chặn sự sinh sôi, phát triển của ký sinh trùng.

Mèo thở khò khè là bệnh gì năm 2024
Bạn cần quan sát và phát hiện những vấn đề về hô hấp của mèo

1.4. Mèo thở khò khè do rối loạn hệ hô hấp

Chắc hẳn đây là nguyên nhân đầu tiên mà bạn nghĩ tới cho câu hỏi “tại sao mèo lại thở khò khè?”. Vì bất kỳ bệnh nào khiến rối loạn đường hô hấp cũng khiến mèo khò khè.

Các bệnh gây rối loạn hô hấp ở mèo thường gặp như: hen suyễn, nhiễm trùng xoang, viêm phế quản và chlamydia.

Khi bị viêm phế quản và hen suyễn, thì mèo thở tiếng khò khè thật sự. Mặt khác, đối với nhiễm trùng xoang, chlamydia thì âm thanh này khả năng là do chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi ở mèo.

Các bệnh nhiễm trùng như viêm phổi hoặc viêm phế quản có thể sẽ khiến mèo con thở khò khè liên tục và không ngừng. Ngược lại, khi bị hen suyễn tình trạng chỉ xảy ra một lúc rồi thôi.

Danh sách 12 Spa chó mèo Hà Nội đáng tin cậy Dấu hiệu mèo bị sốt & Cách hạ sốt cho mèo

1.5. Mèo thở khò khè do cấu tạo gương mặt phẳng

Những chú mèo có gương mặt phẳng điển hình như mèo Ba Tư, do chiếc mũi ngắn, chúng thường bị ảnh hưởng do lượng không khí giảm.

Việc hô hấp sẽ trở nên khó khăn, nhất là sau khi hoạt động mạnh. Đường thở do gương mặt phẳng sẽ tạo ra âm thanh thở khò khè ở mèo.

Video TOP 10 dấu hiệu mèo đang kêu cứu mà bạn không hề biết:

2. Các dấu hiệu đi kèm khi mèo bị thở khò khè

Vậy là bạn đã biết được các lý do tại sao mèo thở khò khè. Ở phần 2 này bạn sẽ tìm hiểu về các dấu hiệu khác đi cùng triệu chứng này:

  • Do mèo bị nghẹt mũi, viêm mũi, nhiễm trùng, nước vào đường thở mèo có xu hướng hít thở bằng miệng cho dễ thở.
  • Mèo bị nghẹt mũi, sổ mũi.
  • Lỗ mũi của mèo mở rộng hơn khi thở, phần đầu, cổ hơi chúi thấp về phía trước.
  • Hai chân trước thường sẽ cách xa lồng ngực để chừa khoảng không để căng lồng ngực.
  • Hít mạnh khi thở làm cho bụng và ngực của mèo chuyển động.
  • Thở phát ra tiếng khò khè.
  • Mèo thở khò khè khi ngủ.
    Xem thêm ⇒ TOP 12 Khách sạn mèo TPHCM hàng đầu

3. Cách chữa mèo thở khò khè bạn cần biết

Theo kinh nghiệm của Kimi Pet thì bạn cần chú ý và làm những điều sau:

  • Điều đầu tiên bạn nên làm là đưa đến thú y khám, và tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ.
  • Nếu mèo có dấu hiệu mất nước, cần cung cấp nước ngay cho bé mèo. Thậm chí nặng hơn, đưa đến thú y để tiêm tĩnh mạch theo chỉ định của bác sĩ.
  • Không nên cho chúng vận động mạnh, cũng không nên cho chúng nằm một chỗ. Tốt nhất bạn nên đưa chúng đi dạo nhẹ nhàng.
  • Dọn ổ mèo và để ổ ở chỗ thông thoáng hơn. Nếu được, hãy cho mèo ở ổ được phơi nắng mỗi sáng.
  • Để mèo thở thuận lợi dễ dàng hơn, bạn có thể xông hơi cho mèo. Tiếp xúc với hơi nước ấm giúp dịch nhầy trong mũi mèo lỏng hơn, dễ dàng chảy ra ngoài.
  • Một điều cần thiết là bạn hãy vệ sinh mũi cho mèo. Lấy bông tăm loại nhỏ thấm nước cho ẩm rồi lau lỗ mũi cho mèo, mỗi ngày 1-2 lần.
  • Vệ sinh không gian sống sạch sẽ cũng giúp đường hô hấp của mèo trở nên tốt hơn.

Qua bài viết “Tại sao mèo thở khò khè”, hi vọng các bạn đã tìm hiểu rõ được nguyên nhân và tìm được cách điều trị chấm dứt tình trạng này sớm.