Những người có tinh thần tự học ở Việt Nam

Từ ngàn xưa đến nay.Lòng hiếu học luôn là truyền thống tốt đẹp trong mỗi người Việt Nam ta.Lòng hiếu học chính là động lực khiến biết bao nhiêu tấm gương đã vươn lên,vượt khó và thành công hơn trong cuộc sống.Người ta thường nói ‘’Trẻ em như búp trên cành,biết ăn biết ngủ biết học hành là ngoan’’.Thế nhưng có những số phận mặc dù có lòng hiếu học nhưng lại chẳng có điều kiện để học tập tốt.Vì vậy bài viết sau đây của Vforum xin đưa ra cho các bạn những câu chuyện ,những tấm gương hiếu học vượt khó xưa và nay trong lịch sử Việt Nam.Hãy cùng Vforum cùng tìm hiểu nhé!

Lòng Hiếu Học được định nghĩa thế nào?


 

Những người có tinh thần tự học ở Việt Nam

Đối với việc học,ai trong mỗi chúng ta cũng đều nên yêu thích,đam mê,và vững tin vào việc học tin rằng cuộc đời chúng ta sẽ đổi thay,tốt hơn nhờ việc học gọi là ‘’hiếu học’’.Bởi hiện nay có nhiều bạn trẻ dù điều kiện này đủ.Không phải lo về vật chất cũng như điều kiện.Lại đâm ra thói lười biếng,bỏ bê việc học.Nếu chúng ta không yêu thích việc học,không có tinh thần hiếu học.Chúng ta sẽ mãi không thể tài giỏi và tự hào về bản thân được.Qua những tấm gương hiếu học mà chúng ta được biết.Tại sao chúng ta không xây dựng lòng hiếu học cho bản thân mình.Rèn luyện một thói quen tìm tòi học hỏi.Trau dồi những lĩnh vực thế mạnh và rèn luyện khắc phục những điểm yếu về kiến thức của bản thân,...

Tổng hợp Những tấm gương hiếu học vượt khó xưa và nay trong lịch sử Việt Nam


1.Nguyễn Khuyến

Sử sách nước ta đã lưu danh một cậu học trò nghèo với long hiếu học đã đỗ đầu 3 kỳ thi.Đó chính là cụ Nguyễn Khuyến(1835-1909).Sinh thời Nguyễn Khuyến là một người cực kỳ hiếu học.Từ khi còn là một cậu bé cậu đã nghe các bài thơ cha dạy cho các anh khóa trên và thuộc làu làu từng bài một.Thấy con có trí nhớ tốt lại hiếu học.Cha của Nguyễn Khuyến đã tạo điều kiện cho con học sớm hơn các bạn.Ông đã mua tập giấy và bút để cho cậu bé học hành.Không phải viết lên gạch non hay nền nhà nữa.Từ đó Nguyễn Khuyến rất vui mừng và hàng ngày đều chăm chỉ học tập.Cậu học đến quên ăn,quên ngủ,một ngày có thể học thuộc cả mây chục trang.Nhưng gia cảnh khốn khó khiến việc học gặp khó khăn khi chỉ học được vào ban ngày,còn buổi đêm lại thiếu ánh sang.Bằng lòng hiếu học cậu bé Nguyễn Khuyến đã nghĩ ra cách đọc sách dưới ánh trăng tỏ.Thế nhưng trăng thì có đêm tỏ đêm mờ.Vậy nên trong một buổi học dưới ánh trăng,giữa trời thu cậu thấy lá vàng rơi lả tả.Từ đó nãy ra ý định đôt lá để dùng ánh lửa đọc sách.Từ lòng hiếu học và ham học hỏi Nguyễn Khuyến đã vượt khó và thành công nhờ học tập,..

2. Nguyễn Quan Quang
 

Nguyễn Quan Quang là một trong những trạng nguyên đời đầu,những thế hệ tài năng đầu tiên của nước Việt Nam ta.Và để có được thành quả như thế bản thân những con người ây không thể thiếu đi lòng hiếu học.Trạng nguyên Nguyễn Quan Quang - người Tam Sơn, huyện Từ Sơn, đỗ Trạng năm 1246.Từ nhỏ gia đình ông thuộc diện nghèo khó nhất vùng,nhà còn không đủ gạo để mà ăn.Thì lấy đâu ra tiền để đi học.Thê nên cứ mỗi buổi mà lũ trẻ trong làng cắp sách đến nhà thầy đồ.Thì cậu bé nghèo lại lân la ngoài cửa lớp để học lỏm chút kiến thức.Tập vở của cậu là nền nhà,còn bút viết là miếng gạch non.Cứ thể ước muốn hiếu học luôn thôi thúc trong người cậu bé Quang từng ngày.Một ngày nọ thầy đồ tình cờ phát hiện trước sân nhà có những nét chữ rất đẹp.Ấn tượng bởi sự nghiêm túc và lòng hiếu học.Thầy đã nhận Quang vào lớp và biết được rằng đây là một đứa trẻ giỏi,nếu được dạy dỗ sẽ là một bậc hiền tài .Sau đó quả thật Nguyễn Quan Quang nổi tiếng thông minh học một biết mười. Ông dự kỳ thi Hương, đỗ luôn giải Nguyên. Đến kỳ thi Hội lại đỗ luôn Hội nguyên. Khi vua Trần Thái Tông mở khoa thi Đại tỉ Thủ sĩ, ông trở thành Trạng nguyên. 
 

3. Nguyễn Hiền
 

Là vị trạng nguyên đầu tiên,đồng thời cũng nhỏ tuổi nhất trong lịch sử nước ta.Dù nhỏ tuổi nhưng lại được những thành công như vậy khiến chúng ta không thể không nể phục lòng hiếu học của ông.Cuộc sống thuở nhỏ của Nguyễn Hiền cũng thuộc diện khó khăn.Khi cha ông mất sớm.Ông sống cùng với mẹ ở một ngôi chùa.Vì là chủ cả gia đình,nên mẹ ông phải làm rất nhiều công việc để lo cho gia đình.Còn Nguyễn Hiền khi ấy là một cậu bé tư chât thông minh,ông thường không có nhiều bạn cũng như không ham chơi.Mà chỉ luôn yêu thích tìm tòi việc học,ông thường lân la ở các lớp học trong làng,để có cơ hội tiếp xúc nhiều hơn với chữ nghĩa,sách vở.Vốn trời phú,thông minh lanh lợi.Nguyễn Hiền học 1 thì lại biết 10.Chẳng mấy chốc vượt xa kiến thức của các bạn cùng trang lứa.Thậm chí còn giỏi hơn cả các đàng anh khóa trên.Kiến thức Nguyễn Hiền uyên bác,rộng lớn ai hỏi gì cũng đối đáp thông minh vượt xa với số tuổi của ông khiến người đời kinh ngạc phải gọi ông là ‘’thần đồng’’.Năm 1247, khi vừa tròn 12 tuổi (tính theo tuổi ta là 13), Nguyễn Hiền đã thi đậu Trạng Nguyên, trở thành vị Trạng Nguyên trẻ nhất trong lịch sử Việt Nam


4. Mạc Đĩnh Chi
 

Những người đỗ đạt trạng nguyên,đứng đầu khoa cử,và ghi tên trên bảng vàng đã là một vẻ vang lớn.Thế nhưng trong lịch sử Việt Nam còn có ghi chép lưu truyền về một vị trạng nguyên với tấm gương hiếu học tuyệt vời.Không chỉ là trạng nguyên của nước Việt.Mà còn là ‘’Lưỡng Quốc Trạng Nguyên’’(Trạng nguyên của cả Trung Hoa xưa và Đại Việt).Danh hiệu này được phong tặng vì sự thông minh và hiểu biêt sâu rộng của ông trong một lần đi sứ sang Trung Quốc đã khiến cả triều đại nhà Thanh phải ngã mũ kính phục.Ít ai biết rằng tuổi thơ của ông khá cơ cực,khi cha mất sớm,để lại ông cùng mẹ tiếp tục sống trên cuộc đời nhà nghèo, hai mẹ con phải đi vào rừng sâu hái củi để kiếm sống hàng ngày. Mẹ ông chịu thương chịu khó dành dụm tiền mong con đi học lấy cái chữ vì thấy được tấm lòng hiếu học của con trai.Không phụ lòng mong mỏi ấy Mạc Đĩnh Chi ra sức học hành,ngay cả khi gánh cũi đi bán ông vẫn đem bên mình cuốn sách để nghiền ngẫm những nội dung khó.Không có tiền mua sách thì mượn thầy,mượn bạn học.Buổi đêm không có đèn hay nên để học thì ông đốt lá,cũi để học bên ánh lửa.Với nghị lực hiếu học phi thường như vậy, chẳng bao lâu Mạc Đĩnh Chi đã nổi tiếng là thần đồng nho học. Khoa thi Giáp Thìn (1304), thi hội, Mạc Đĩnh Chi đỗ Hội nguyên, thi Đình, ông đỗ Trạng nguyên.
 

5. Lương Thế Vinh
 

Lương Thế Vinh là một hiền tài nổi tiếng trong lịch sử.Vốn tư chất thông minh cùng với tính hiếu học,ông đã tìm tòi và học hỏi được rất nhiều thứ hay.Bản thân ông cũng là đứa trẻ năng động.Ông đã sáng tạo ra nhiều trò chơi để vui chơi cho đám trẻ trong làng.Như là lấy quả bưởi làm bóng để đá còn có cả thả diều, câu cá, bẫy chim.Vừa vui chơi nhưng lại vừa hiếu học.Tròn 20 tuổi ông đã sở hữu những kiến thức uyên bác và nổi tiếng khắp vùng.Năm 1463 Lương Thế Vinh đỗ trạng nguyên khoa thi Quý Mùi.Và được vua tin yêu, giao trọng trách soạn thảo văn từ bang giao và đón tiếp sứ thần nước ngoài.Vốn bản tính ham học hỏi lại được tiếp xúc với nhiều nền văn hóa.ông hiểu biết sâu rộng, trở thành một nhà bác học khá toàn diện.Ông dạy cho người đương thời từ phép cửu chương (tính nhân) tiến lên phép bình phương, cách đo bóng (đo bóng cây tính chiều cao của cây), hệ thống đo lượng đương thời (tiền, vải, thóc, gạo ...), toán đạc điền (đo đạc diện tích ruộng đất)...
 

6. Nguyễn Thị Duệ giả trai vì lòng hiếu học
 

Ở thời phong kiến,phụ nữ nước ta thường không được học hành nhiều,và cũng ít có cơ hội được đỗ đạt làm quan.Vậy nên tấm gương của Nguyễn Thị Duệ chính là minh chứng tấm gương tiêu biểu cho lòng hiếu học của những người phụ nữ trong thời đại phong kiến khó khăn.Vốn được sinh ra trong một nhà nho nghèo.Thế nên con chữ và sách vở như là người bạn với bà từ thuở nhỏ.Mặc dù là người có nhan sắc và thông minh.Thế nhưng bà chẳng màn đến việc lập gia đình hay kiếm tấm chồng như các phụ nữ khác.Tấm lòng hiếu học khiến bà phải giả trai để đèn sách thi cử.Và bà đã xuất sắc đỗ thủ khoa, trong khi thầy đồ ôn luyện cho bà chỉ dừng lại ở danh hiệu á khoa của bảng vàng.Trở thành nữ tiến sĩ đầu tiên và duy nhất của khoa cử phong kiến Việt Nam khi mới 20 tuổi. 
 

7. Phan Đăng Nhật Minh kỷ lục gia đường lên đỉnh Olympia
 

Phan Đăng Nhật Minh (THPT Hải Lăng, Quảng Trị) được mệnh danh là "cậu bé Google" nhờ khả năng trả lời nhanh và chính xác. Minh gây ấn tượng với khán giả truyền hình cả nước qua chương trình "Đường lên đỉnh Olympia" năm thứ 17 khi giành 400 điểm trong vòng thi tuần, san bằng kỷ lục 460 điểm của chương trình trong vòng thi tháng và chiến thắng thuyết phục ở vòng thi quý, trở thành nhà leo núi đầu tiên có mặt trong cuộc thi chung kết năm.Mẹ Phan Đăng Nhật Minh cho biết "cậu bé Google" nhận biết các con số khi chỉ mới 6 tháng tuổi, đọc chuẩn chữ trên tivi và truyện cổ tích lúc 18 tháng tuổi, giải toán nhanh từ tuổi mầm non. Đó chính là lý do Minh tận dụng tốt 60 giây ở phần thi khởi động, trả lời chính xác ngay khi MC chưa đọc xong câu hỏi. Dù thể hiện xuất sắc trong các phần thi, Phan Đăng Nhật Minh vẫn tiếc nuối vì chưa thể lập kỷ lục mới cho chương trình.
 

8.Con gái người lao công và ước mơ giảng đường
 

Trần Thị Diệu Liên sinh ra trong gia đình nghèo khó, ở trong căn nhà nhỏ rộng chưa tới 20 m2 vốn là chuồng heo, kho chứa củi. Nguồn sống của gia đình là thu nhập bấp bênh từ nghề thiết kế biển quảng cáo của bố, nghề lao công vất vả sớm hôm của mẹ. Liên từng học lớp chuyên Anh trường chuyên Lê Hồng Phong, là học sinh giỏi suốt 12 năm, có kinh nghiệm dạy thêm tiếng Anh ở các mái ấm tình thương từ ngày cấp ba và các trung tâm ngoại ngữ.
Sau khi đỗ ngành khoa học của một trường đại học ở TP HCM, Liên bảo lưu một hoc kỳ để theo đuổi học bổng du học. Tháng 4, Liên nhận được gói hỗ trợ tài chính suốt 4 năm học trị giá 7 tỷ đồng của Đại học Harvard. Hiện Liên học tập tại ngôi trường danh giá bậc nhất thế giới này. 
 

9.Cô gái người Dao dành học bổng thạc sĩ
 

Chảo Thị Yến (Bát Xát, Lào Cai) trải qua chặng đường dài đầy chông gai trước khi giành được học bổng đắt giá SUFONAMA kéo dài hai năm do nhóm 5 đại học tốt nhất châu Âu về lâm nghiệp và quản lý tài nguyên cấp. Yến là người dân tộc Dao, nơi người dân giữ nếp suy nghĩ không ủng hộ con gái học hành. Hết lớp 9, cô phải nghỉ học để đi làm nương. Sau ba năm thuyết phục người nhà, cuối cùng Yến được đi học cấp ba với ước mơ làm cô giáo. Tuy nhiên, trận lũ lịch sử năm 2008 khiến cô thay đổi suy nghĩ, chọn Đại học Lâm nghiệp là bến đỗ tiếp theo bởi khao khát tìm cách giữ rừng, hạn chế lũ.Yến chật vật vượt qua sự tự ti để học tiếng Anh, làm thêm ở sân golf để trang trải học phí. Cô gái Dao từng trượt học bổng Nhật vì lý do sức khỏe. Cô vừa đi làm vừa tiếp tục gửi hồ sơ xin học bổng và đến tháng 3 nhận được email thông báo trúng học bổng thạc sĩ ngành Quản lý tài nguyên rừng bền vững tại Đại học Gottingen, Đức.

Trên đây là những tấm gương hiếu học vượt khó xưa và nay trong lịch sử Việt Nam.Tât nhiên rằng sẽ còn rất nhiều những tấm gương khác trên khắp cả nước về lòng hiếu học.Và có thể những bạn đọc chúng ta cũng có thể phấn đấu thành những tấm gương ấy.Bài viết của Vforum đã tổng hợp những tấm gương truyền cảm hứng nhất trong lịch sử và hiện nay của Việt Nam

Tổ Ngữ Văn (sưu tầm)