Quy trình thoái vốn nhà nước tại công ty cổ phần

CỔ PHẦN HÓA, THOÁI VỐN, CƠ CẤU LẠI DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC KHÔNG ĐẠT KẾ HOẠCH ĐỀ RA

08/06/2022 13:14

Tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, Quốc hội sẽ chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực tài chính. Trong đó có vấn đề về thực trạng, nguyên nhân và giải pháp tháo gỡ các điểm nghẽn, nút thắt, thúc đẩy cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp và chuyển đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần. Bộ Tài chính đã có báo cáo gửi Quốc hội làm rõ vấn đề này.

Theo Bộ Tài chính, lũy kế giai đoạn 2016 - 2020, ghi nhận 180 doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa, trong đó có 39/128 doanh nghiệp cổ phần hóa thuộc danh mục cổ phần hóa theo công văn số 991/TTg-ĐMDN và Quyết định số 26/2019/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (đạt 30% kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt), tổng giá trị thực tế bán được đạt 23% kế hoạch dự kiến bán, tương đương 11% giá trị phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Trong giai đoạn này, cả nước có 53 đơn vị sự nghiệp công lập (ĐVSNCL) được chuyển thành công ty cổ phần (CTCP). Tỷ lệ hoàn thành chuyển đổi so với số lượng đơn vị thuộc Danh mục chuyển đổi đạt hơn 20% so với Danh mục.

Quy trình thoái vốn nhà nước tại công ty cổ phần

Ảnh minh họa (nguồn Internet)

Từ năm 2021 đến 5 tháng đầu năm 2022, ghi nhận 05 doanh nghiệp cổ phần hóa, trong đó có 01 doanh nghiệp cổ phần hóa thuộc danh mục cổ phần hóa theo công văn số 991/TTg-ĐMDN và Quyết định số 26/2019/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (đạt 0,7% kế hoạch thực hiện giai đoạn 2016-2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt).

Về tình hình thoái vốn doanh nghiệp nhà nước, lũy kế giai đoạn 2016 – 2020, thoái vốn nhà nước tại 106 đơn vị thuộc Quyết định số 1232/QĐ-TTg và Quyết định số 908/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đạt 30% về số lượng và 11% về giá trị so với kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Từ năm 2021 đến 5 tháng đầu năm 2022, đã thoái vốn tại 38 doanh nghiệp với giá trị 2.047 tỷ đồng, thu về 6.582 tỷ đồng trong đó thoái vốn nhà nước tại 04 doanh nghiệp thuộc Quyết định số 908/QĐ-TTg với giá trị 52,8 tỷ đồng thu về 85,1 tỷ đồng, còn lại là thoái vốn của Tập đoàn, Tổng công ty tại doanh nghiệp.

Kết quả cổ phần hóa, thoái vốn, cơ cấu lại DNNN, chuyển ĐVSNCL thành CTCP còn chậm, không đạt được kế hoạch đề ra. Số thu từ cổ phần hóa DNNN, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp không đảm bảo kế hoạch thu NSNN.

Làm rõ nguyên nhân, theo Bộ Tài chính, về nguyên nhân khách quan do doanh nghiệp cổ phần hóa, thoái vốn có quy mô lớn, sở hữu nhiều đất đai. Dịch bệnh Covid-19 ảnh hưởng lớn đến tình hình thị trường tài chính, chứng khoán trong nước và khu vực, ảnh hưởng đến công tác xác định giá trị doanh nghiệp, lập phương án sử dụng đất để thực hiện cổ phần hóa, triển khai công tác đấu giá phần vốn nhà nước theo quy định. Phần lớn lĩnh vực hoạt động của các ĐVSNCL không hấp dẫn các nhà đầu tư do mức sinh lời thấp, thị trường hạn chế. Một số đơn vị có công nợ tồn đọng nhiều năm không đối chiếu, thu hồi được. Rất nhiều ĐVSNCL cơ sở vật chất yếu kém, không có trụ sở riêng mà nằm trong trụ sở của cơ quan chủ quản.

Nguyên nhân chủ quan được Bộ Tài chính chỉ ra là vai trò, nhận thức, trách nhiệm của người đứng đầu doanh nghiệp, đơn vị còn chưa cao, chưa quyết liệt trong việc đổi mới hoạt động của doanh nghiệp, công khai minh bạch, đúng quy định pháp luật. Một số Bộ, ngành, địa phương, tập đoàn, tổng công ty nhà nước chưa quan tâm đúng mức đến việc sắp xếp, xử lý nhà, đất.

Nội tại DNNN chậm đổi mới, chưa theo kịp và thích ứng với yêu cầu và bối cảnh phát triển kinh tế thị trường. Công tác lập kế hoạch cổ phần hóa, thoái vốn còn hình thức, thiếu khả thi và chưa sát với thực tế. Còn tư tưởng không muốn thoái vốn khỏi những ngành, lĩnh vực phát triển mạnh, có tỷ suất sinh lời cao làm cho tiến độ thoái vốn chậm lại.

Việc phối hợp giữa các cơ quan đại diện chủ sở hữu với các Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố, Bộ, ngành liên quan trong việc thực hiện lập, phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất theo quy định về sắp xếp lại, xử lý tài sản công còn chưa tốt, tiến độ tham gia ý kiến, phê duyệt còn chậm.

Quy trình thoái vốn nhà nước tại công ty cổ phần

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc trả lời chất vấn

Về giải pháp khắc phục thời gian tới, Bộ Tài chính cho biết, trong thời gian tới, các cơ chế chính sách pháp luật sẽ tiếp tục được rà soát, nghiên cứu, hoàn thiện một cách đồng bộ để đảm bảo đẩy nhanh hơn tiến độ cổ phần hóa doanh nghiệp.

Trong đó, kịp thời rà soát, sửa đổi các quy định tại Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp, Luật Đấu thầu, Luật Đất đai… và các văn bản pháp luật khác có liên quan để khắc phục vướng mắc, khó khăn phát sinh trong cơ cấu lại DNNN, đầu tư, quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp để đáp ứng tốt hơn các yêu cầu thực tiễn.

Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, cá thể hóa trách nhiệm, trao quyền chủ động hơn cho doanh nghiệp, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu trong cơ cấu lại và triển khai các hoạt động sản xuất kinh doanh; tăng cường giám sát, kiểm tra, thanh tra hoạt động của DNNN, kiểm soát quyền lực, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.

Nghiên cứu đổi mới các quy định xác định giá trị quyền sử dụng đất bám sát tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành TW Đảng khóa XIII; quy định việc không tính giá trị đất vào giá trị doanh nghiệp khi thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn:

DNNN trước cổ phần hóa phải chuyển sang thuê đất trả tiền hàng năm và sau cổ phần hóa phải cam kết thực hiện đúng mục đích sử dụng đất cho sản xuất kinh doanh, giữ nguyên hình thức thuê đất trả tiền hàng năm. Việc chuyển mục đích sử dụng đất, doanh nghiệp sau cổ phần hóa phải tuân thủ quy hoạch, bảo đảm điều kiện, trình tự, thủ tục đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định. Kiên quyết thu hồi đất theo quy định của pháp luật đối với các trường hợp vi phạm.

Việc xử lý nhà đất đối với doanh nghiệp quản lý nhiều đất đai ở vị trí có lợi thế thương mại thực hiện theo quy định sắp xếp cơ sở nhà đất của Luật quản lý sử dụng tài sản công, không phân biệt doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ hay doanh nghiệp sau cổ phần hóa.

Về xác định giá đất theo quy định của Luật Ðất đai năm 2013 đồng bộ với thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa quy định rõ cơ chế, phương pháp xác định giá đất, cơ quan chịu trách nhiệm xác định, quyết định, giám sát, kiểm tra, nâng cao chất lượng công tác định giá đất, tính độc lập của Hội đồng thẩm định giá đất, tổ chức tư vấn xác định giá đất đảm bảo công khai minh bạch.

Bổ sung những chế định đấu giá quyền sử dụng đất và quyền thuê đất vào Luật Đấu thầu, đảm bảo tính công khai, minh bạch và thông tin đầy đủ về đất (diện tích, vị trí, giá thuê, phương thức trả tiền…).

Nghiên cứu đổi mới việc xác định giá trị doanh nghiệp theo hướng giao tổ chức tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp theo theo quy định của pháp luật giá và thẩm định giá.

Bảo Yến

          Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định 58/2016/QĐ-TTg về tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước và danh mục doanh nghiệp nhà nước thực hiện sắp xếp giai đoạn 2016 - 2020, kèm theo danh sách và chủ trương, lộ trình thoái vốn doanh nghiệp nhà nước. Trong đó, có 103 doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; 4 doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa, nhà nước nắm giữ trên 65% vốn điều lệ; 27 doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa, nhà nước nắm giữ trên 50% đến dưới 65% vốn điều lệ; 106 doanh nghiệp cổ phần hóa, nhà nước nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ.

Hiện nay, một số địa phương đang thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước chi phối tại các doanh nghiệp công ích như vệ sinh môi trường, chiếu sáng đô thị, thoát nước đô thị, cấp nước sạch đô thị… Tại thời điểm cổ phần hóa các doanh nghiệp này, việc quy định Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối là phù hợp với tiêu chí, danh mục phân loại doanh nghiệp nhà nước ban hành kèm theo Quyết định số 37/2014/QĐ-TTg ngày 18/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ

Tuy nhiên tại Quyết định số 58/2016/QĐ-TTg ngày 28/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ về Tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước và Danh mục doanh nghiệp nhà nước thực hiện sắp xếp giai đoạn 2016 – 2020 quy định một số lĩnh vực như vệ sinh môi trường, chiếu sáng đô thị, thoát nước đô thị, cấp nước sạch đô thị…lại không thuộc đối tượng Nhà nước phải nắm giữ cổ phần chi phối.  

Tại điểm b, Khoản 1, Điều 3 Quyết định số 58/2016/QĐ-TTg có nêu: Chủ tịch UBND cấp tỉnh xây dựng lộ trình và tổ chức bán vốn nhà nước tại công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên phù hợp tiêu chí tại Quyết định này.

Việc chuyển nhượng vốn nhà nước tại công ty cổ phần được quy định tại Điều 38 và Điều 39 Nghị định 91/2015/NĐ-CP ngày 13/10/2015 của Chính phủ về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp. Theo đó, khi chuyển nhượng vốn nhà nước phải đảm bảo các nguyên tắc và phương thức theo quy định. UBND cấp tỉnh là cơ quan có thẩm quyền quyết định việc chuyển nhượng vốn sau khi có ý kiến tham gia của Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Để đảm bảo tỷ lệ vốn nhà nước tại doanh nghiệp, xin được trao đổi như sau:

1. Trong trường hợp điều chỉnh giảm tỷ lệ phần vốn Nhà nước để đảm bảo ở mức không nắm giữ cổ phần chi phối tại các doanh nghiệp cổ phần thuộc các lĩnh vực nêu trên thì việc chuyển nhượng vốn thực hiện theo quy định tại Điều 38 và Điều 39 Nghị định 91/2015/NĐ-CP ngày 13/10/2015 của Chính phủ. Tuy nhiên để đảm bảo quy định về tỷ lệ vốn nhà nước nắm giữ theo Quyết định số 58/2016/QĐ-TTg và bảo toàn vốn ngân sách địa phương đầu tư tại doanh nghiệp; đồng thời, việc huy động tăng vốn sẽ giúp doanh nghiệp có thêm nguồn lực để đầu tư, nâng cao năng lực, chất lượng sản phẩm dịch vụ cung cấp, thì có thể tiếp tục giữ nguyên giá trị phần vốn của Nhà nước tại các doanh nghiệp này đồng thời phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ nhưng nhà nước không tiếp tục tham gia đầu tư.

2. Trong trường hợp tiếp tục nắm giữ cổ phần chi phối  thì Chủ tịch UBND cấp tỉnh phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định theo quy định tại Điểm c, Khoản 1, Điều 3 Quyết định số 58/2016/QĐ-TTg.

Võ Thị Hòa (Phòng Tài chính Doanh nghiệp)