Sàn giao dịch tmđt là gì

Sàn giao dịch thương mại điện tử bản chất là gì? Đăng ký hoạt động cho sàn giao dịch thương mại điện tử ở đâu? Quy định về sàn giao dịch thương mại điện tử là gì? Cần chuẩn bị hồ sơ đăng ký như thế nào để đúng quy định? Là những câu hỏi mà quý khách gặp vướng mắc khi có nhu cầu kinh doanh sàn thương mại điện tử bởi sàn giao dịch thương mại điện tử là một kênh hữu ích trong việc kinh doanh, trao đổi hàng hóa giữa các thương nhân với người tiêu dùng.

  • Trình tự thủ tục, hồ sơ đăng ký tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá
  • Hướng dẫn đăng ký tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá trong năm 2021
  • Khái niệm, đặc điểm, nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa

Khoản 9 điều 3 52/2013/NĐ-CP định nghĩa Sàn giao dịch thương mại điện tử là website thương mại điện tử trong đó cho phép các thương nhân, tổ chức, cá nhân không phải chủ sở hữu website có thể thực hiện, tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình mua bán hàng hóa, dịch vụ trên website đó.

Một số ví dụ về sàn giao dịch thương mại điện tử phổ biến hiện nay như Shopee, Lazada,… đã mang lại phương thức kinh doanh sản phẩm, dịch vụ tân tiến phù hợp trong thời kỳ kinh tế số như hiện nay.

Các chủ thể tham gia vào hoạt động thương mại điện tử bao gồm:

  • Các thương nhân, tổ chức, cá nhân tự thiết lập website TMĐT để phục vụ cho hoạt động xúc tiến thương mại, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ của mình (hay gọi cách khác là người sở hữu website thương mại điện tử bán hàng).
  • Thương nhân, tổ chức thiết lập website TMĐT để cung cấp môi trường cho các thương nhân, tổ chức, cá nhân khác thực hiện hoạt động xúc tiến thương mại, kinh doanh hàng hóa dịch vụ (có thể gọi là thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ thương mại điện tử).
  • Thương nhân, tổ chức, cá nhân sử dụng website của thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ thương mại điện tử để phục vụ cho mục đích hoạt động xúc tiến thương mại, bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ của mình ( được gọi là người bán).
  • Thương nhân, tổ chức, cá nhân mua hàng hóa hoặc dịch vụ tại 1 trong 2 loại hình là  website thương mại điện tử bán hàng và website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử (được gọi là khách hàng).
  • Các thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ hạ tầng kỹ thuật cho người sở hữu website TMĐT bán hàng và cho thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ TMĐT (thương nhân, tổ chức cung cấp hạ tầng kỹ thuật).
  • Các chủ thể có sử dụng thiết bị điện tử có kết nối internet để tiến hành hoạt động thương mại.

Bài viết liên quan  Vợ sinh mổ chồng được nghỉ mấy ngày

  • Website được thiết lập trong đó cho phép người tham gia được tiến hành mở các gian hàng trên đó để trưng bày, giới thiệu hàng hóa hoặc dịch vụ;
  • Website cho phép chủ thể tham gia được thiết lập các website nhánh để trưng bày, giới thiệu hàng hóa hoặc dịch vụ của họ;
  • Website có chứa các chuyên mục mua bán và  cho phép chủ thể tham gia đăng thông tin nhằm mục đích kinh doanh, mua bán hàng hóa và dịch vụ;
  • Các loại website khác được quy định bởi Bộ Công Thương.
  • Tiến hành đăng ký thiết lập website để cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử theo đúng quy định và buộc phải công bố các thông tin đã đăng ký trên trang chủ website.
  • Xây dựng và công khai quy chế hoạt động của sàn giao dịch thương mại điện tử trên website;
  • Yêu cầu các chủ thể là người bán cung cấp thông tin chuẩn xác khi đăng ký sử dụng dịch vụ.
  • Có cơ chế kiểm tra, giám sát để đảm bảo việc cung cấp thông tin của người bán trên sàn giao dịch thương mại điện tử được thực hiện một cách đầy đủ, chuẩn xác.
  • Lưu trữ thông tin đăng ký của chủ thể tham gia sàn giao dịch thương mại điện tử và thường xuyên cập nhật bổ sung thông tin khi có sự thay đổi
  • Có cơ chế cho phép các chủ thể tham gia sàn giao dịch thương mại điện tử thực hiện  quy trình giao kết hợp đồng trong trường hợp website có chức năng đặt hàng trực tuyến.
  • Có thể áp dụng các biện pháp cần thiết để đảm bảo an toàn thông tin liên quan đến bí mật kinh doanh của chủ thể tham gia vào hoạt động sàn thương mại điện tử và thông tin cá nhân của người tiêu dùng.
  • Đề xuất và áp dụng các biện pháp xử lý kịp thời khi có hành vi vi phạm pháp luật trên sàn giao dịch TMĐT.
  • Hỗ trợ cơ quan quản lý có thẩm quyền điều tra, xác minh các hành vi kinh doanh vi phạm pháp luật, có nghĩa vụ cung cấp thông tin đăng ký hoạt động, lịch sử giao dịch và các tài liệu có liên quan về đối tượng có hành vi nêu trên.
  • Công khai toàn bộ cơ chế giải quyết các tranh chấp phát sinh trong toàn bộ quá trình giao dịch trên sàn giao dịch thương mại điện tử. Khi khách hàng giao dịch trên website giao dịch TMĐT phát sinh mâu thuẫn với người bán/bị tổn hại lợi ích hợp pháp, phải cung cấp cho khách hàng thông tin liên quan về người bán, đồng thời có cơ chế tích cực hỗ trợ khách hàng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng.

Quý khách trên TOÀN QUỐC đang có nhu cầu tìm một dịch vụ thành lập trung tâm thương mại nhanh gọn GIÁ RẺ, UY TÍN – CHẤT LƯỢNG xin vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin:

Hotline tư vấn 24/7: 0931060668 (Mr.Lâu)

Bài viết liên quan  Giấy phép đăng ký kinh doanh

Hoặc để lại tin nhắn qua Email: hoặc Box Chat Chúng tôi trực 24/24 Tư vấn rõ ràng, cụ thể cho bạn. Rất hân hạnh được phục vụ. Xin Cảm Ơn!

Bạn đang xem bài viết “Quy định về sàn giao dịch thương mại điện tử Nghị định 52/2013/NĐ-CP” tại chuyên mục “Kiến thức chung”

Với sự bùng nổ của khoa học công nghệ, con người có thể giao tiếp, trao đổi với nhau nhanh chóng qua các kênh Internet. Đây là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của lĩnh vực thương mại điện tử. Ngày nay, thương mại điện tử đã trở thành một phương tiện giao dịch nổi tiếng của nhiều công ty thương mại lớn trên thế giới. Giao dịch thương mại điện tử giúp các công ty và khách hàng trao đổi giao dịch hiệu quả và thuận lợi hơn. Vậy “giao dịch thương mại điện tử là gì? Các mô hình thương mại điện tử hiện nay?”. Bài viết dưới đây Inslaw sẽ giúp các bạn giải đáp các câu hỏi trên.

Để trả lời cho các vấn đề “giao dịch thương mại điện tử là gì? Các mô hình thương mại điện tử hiện nay?” Chúng ta cần đi tìm hiểu từng vấn đề, đi tìm hiểu sâu xa các vấn đề cốt lõi của thương mại điện tử.

Giao dịch thương mại điện tử được hiểu là phương thức thực hiện một số hoặc toàn bộ hoạt động kinh tế bằng phương tiện điện tử. Có thể hiểu rõ hơn giao dịch thương mại điện tử là việc mua bán sản phẩm, dịch vụ thông qua Internet và các phương tiện điện tử khác. Các hoạt động giao dịch này bao gồm tất cả các hoạt động như việc mua, bán trên mạng, thanh toán, đặt hàng, quảng cáo và giao hàng… được thực hiện trên nền tảng điện tử.

Giao dịch điện tử trong tiếng anh được tạm dịch là “Electronic transactions”  hay “E-transactions”.

Như vậy để khách hàng hiểu hơn về “Giao dịch thương mại điện tử là gì? Các mô hình thương mại điện tử hiện nay?” thì sau khi trình bày khái niệm, Inslaw sẽ chỉ ra các mô hình chủ yếu giao dịch thương mại chủ yếu trên thế giới và các mô hình chính mà được Việt Nam sử dụng.

Như vậy để trả lời cho các câu hỏi “giao dịch thương mại điện tử là gì? Các mô hình thương mại điện tử hiện nay?” thì ở trên Inslaw đã giải thích cho các bạn về khái niệm giao dịch thương mại điện tử, cũng như các hoạt động phổ biến của nó.

Hiện nay, theo thống kê trên toàn thế giới, các mô hình giao dịch thương mại điện tử được chia thành 9 loại hình với những đặc điểm và tính chất riêng, đó là:

  • B2B: Business to Business – Doanh nghiệp với Doanh nghiệp
  • B2C: Business to Consumer – Doanh nghiệp với Khách hàng
  • B2E: Business to Employee – Doanh nghiệp  với Nhân viên
  • B2G: Business to Government – Doanh nghiệp với Chính phủ
  •  G2B: Government to Business – Chính phủ với Doanh Nghiệp
  • G2G: Government to Government – Chính phủ với Chính phủ
  • G2C: Government to Citizen – Chính phủ với Công dân
  • C2C: Consumer to Consumer – Khách hàng với Khách hàng
  • C2B: Consumer to Business – Khách hàng với doanh nghiệp

Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế – xã hội cụ thể của mỗi quốc gia mà việc lựa chọn phương thức giao dịch điện tử cũng khác nhau nhằm tạo ra môi trường kinh doanh thương mại điện tử hiệu quả nhất. Cụ thể, Việt Nam có 3 phương thức giao dịch thương mại điện tử chính như sau:

Xem thêm bài viết “Thành lập công ty trọn gói” tại chuyên mục “Dịch vụ doanh nghiệp

Một trong các đáp án của câu hỏi “Giao dịch thương mại điện tử là gì? Các mô hình thương mại điện tử hiện nay?” thì chính là các ưu điểm của mô hình B2B. Mô hình này hiện nay được rất nhiều công ty lớn chú ý và có sức hút mạnh mẽ đối với các nhà đầu tư Việt Nam.

B2B (Business to Business): Được hiểu là quan hệ mua bán giữa các doanh nghiệp thương mại điện tử (TMĐT). Mô hình B2B được nhiều công ty ưa chuộng bởi những ưu điểm như giảm chi phí nghiên cứu thị trường, tiếp thị hiệu quả, khả năng hiển thị cao hơn, tăng cơ hội hợp tác giữa nhiều công ty. Doanh nghiệp có thể cung cấp sản phẩm qua hệ thống, tìm kiếm khách hàng, đặt hàng, ký hợp đồng và thanh toán. Mô hình này đã giúp các công ty phát triển kinh doanh, đặc biệt là kinh doanh quốc tế.

Ví dụ về thương mại điện tử B2B điển hình ở Việt Nam mà bạn có thể quen thuộc bao gồm Alibaba.com-trang web hàng đầu thế giới và là mô hình thương mại điện tử B2B điển hình. Alibaba đã thành lập một thị trường thương mại điện tử, nhằm mục đích tạo ra một môi trường và đoàn kết hàng nghìn công ty từ nhỏ đến lớn. Tất cả các giao dịch trên thị trường đều minh bạch, đầy đủ và nhanh chóng, đồng thời có thể giúp các công ty giảm chi phí tiếp thị và phân phối.

Bài viết liên quan  Bị loạn thị có phải đi nghĩa vụ quân sự

Trong câu hỏi “Giao dịch thương mại điện tử là gì? Các mô hình thương mại điện tử hiện nay?” thì mô hình B2C (Business to Consumer) cũng là mô hình có nhiều ưu điểm và được rộng rãi các chủ doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng quan tâm. Mô hình này được hiểu là hoạt động mua bán giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng hay nói cách khác là hoạt động mua bán hàng hóa giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng thông qua mạng Internet.

Trong đó hiện nay các dạng mô hình B2C được sử dụng chính ở Việt nam bao gồm:

  • Các Website thương mại điện tử: là website thông tin điện tử phục vụ một phần hoặc toàn bộ quá trình hoạt động mua bán
  • Sàn giao dịch thương mại điện tử: là website thương mại điện tử cho phép thương nhân, tổ chức, cá nhân (không phải là chủ sở hữu website) thực hiện một phần hoặc toàn bộ quá trình mua bán hàng hóa, dịch vụ nêu trên.
  • Website khuyến mại trực tuyến: Là website thương mại điện tử do các doanh nghiệp, thương nhân, tổ chức thành lập nhằm mục đích quảng bá hàng hóa, dịch vụ của thương nhân, tổ chức, cá nhân khác (ví dụ website chia sẻ mã giảm giá, coupon …).
  • Trang đấu giá trực tuyến: là trang thương mại điện tử cung cấp giải pháp cho phép thương nhân, tổ chức hoặc cá nhân (không phải chủ sở hữu trang) có thể tổ chức đấu giá hàng hóa của mình.

Như vậy, hiện nay những công ty kinh doanh thành công và ngày càng phát triển trên thế giới theo mô hình này là Amazon.com, Best Buy, AliExpress…Còn ở Việt Nam có một số công ty lớn tiêu biểu như Tiki, Shopee, Lazada, ……Ngoài ra còn ở Việt Nam có các nhà bán lẻ trực tuyến độc quyền cũng sử dụng mô hình này bao gồm BigC, Elise, HoangPhuc, Bibomart…

Ưu điểm của mô hình này đối với các công ty này là tiết kiệm được chi phí bán hàng, chỉ cần xây dựng một website thương mại điện tử là có thể thu hút một lượng lớn khách hàng thông qua mạng Internet, sẽ không mất tiền thuê mặt bằng, người bán hàng, … người tiêu dùng. Để việc lựa chọn sản phẩm và mua hàng nhanh chóng hơn, sản phẩm được vận chuyển đến tận nhà mà không mất thời gian đi lại.

Bài viết liên quan  Luật bảo hiểm xã hội mới nhất 2022

Như vậy trong việc giải đáp câu hỏi “Giao dịch thương mại điện tử là gì? Các mô hình thương mại điện tử hiện nay?” thì Inslaw còn giới thiệu cho các bạn về mô hình C2C. Với ưu điểm riêng biệt của mình, mô hình này tạo điều kiện cho người tiêu dùng tham gia giao dịch thương mại điện tử thuận tiện hơn.

  • C2C (Consumer-to-Consumer): Được hiểu là thương mại điện tử giữa cá nhân và người tiêu dùng, chứ không phải là doanh nghiệp. Đây là hình thức kinh doanh phát triển nhanh và ngày càng phổ biến. Cụ thể, đây là những trang web đấu giá trực tuyến và rao vặt trực tuyến.
  • Một số hoạt động của mô hình C2C: Nổi tiếng nhất của mô hình này là hoạt động đấu giá (mua); Giao dịch hối đoái (không sử dụng tiền tệ); Hỗ trợ giao dịch (bảo trì, trung gian thanh toán …); Bán tài sản ảo (trò chơi trực tuyến nổi tiếng nhất).

Việt Nam có những trang web hoạt động theo phương thức C2C như chodientu.com; heya.com.vn; 1001shoppings.com … Có thể kể đến một số cái tên như Sendo.vn hay Shopee, … Các công ty thương mại điện tử này đã thiết lập một hệ thống chợ thương mại điện tử trong đó các đối tác kinh doanh có thể tiếp thị và bán sản phẩm của họ cho người tiêu dùng. Khi cá nhân có thể bán cho cá nhân thì hoạt động của mô hình này vừa mới lạ, vừa tiện lợi, cá nhân bán hàng có thể trở thành người kinh doanh hàng hóa mà không cần phải là pháp nhân.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề “Giao dịch thương mại điện tử là gì? Các mô hình thương mại điện tử hiện nay?” của Inslaw. Nếu như khách hàng còn có bất cứ điều gì quan tâm cũng như có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:

  • Hotline: 0931060668 (Mr.Lâu)
  • Gmail:

Bạn đang xem bài viết “Giao dịch thương mại điện tử là gì? Các mô hình thương mại điện tử hiện nay?” tại chuyên mục “Tin tức tổng hợp”