So sánh các kiểu làm mát cho động cơ năm 2024

Thuật ngữ hệ thống làm mát bằng không khí có lẽ đã không quá xa lạ với những người yêu xe. Chúng được sử dụng rộng rãi với cấu trúc đặc biệt, mang lại hiệu suất hoạt động cao. Để tìm hiểu kỹ hơn về công dụng cũng như ưu và nhược điểm của hệ thống này, theo dõi ngay bài viết sau. Siêu Thị Xe Đạp sẽ mang đến cho bạn những thông tin bổ ích nhất!

Đây là thuật ngữ chỉ hệ thống đóng vai trò giữ cho các chi tiết của động cơ nhiệt độ ổn định. Tránh việc vượt quá giới hạn cho phép của động cơ, dẫn đến tình trạng hư hỏng, mất an toàn. Hiện nay, hệ thống này có hai loại chính, bao gồm: làm mát bằng nước và làm mát bằng không khí. Đối với làm mát bằng không khí, nhiệt độ được giảm nhờ vào luồng khí lạnh. Khi hệ thống làm mát này được hoạt động, sức mạnh của gió sẽ được khai thác. Nhờ vậy mà nhiệt độ của động cơ luôn duy trì ở mức ổn định, đảm bảo hoạt động tối ưu.

So sánh các kiểu làm mát cho động cơ năm 2024
Sức mạnh của gió giúp đảm bảo hiệu suất hoạt động của xe

Các loại hệ thống làm mát bằng không khí và cấu tạo của chúng

Hiện tại, hệ thống làm mát này gồm có hai loại: làm mát bằng gió cưỡng bức và gió tự nhiên. Mỗi loại đều có cấu tạo cũng như nguyên lý hoạt động khác nhau: Cấu tạo hệ thống làm mát bằng gió cưỡng bức

  • Quạt hút gió
  • Cánh tản nhiệt
  • Tâm hướng gió
  • Vỏ ngoài của động cơ, cửa thoát gió

Cấu tạo của hệ thống làm mát bằng gió tự nhiên đơn giản hơn so với làm mát bằng gió cưỡng bức. Điều này là bởi hệ thống này không cần trang bị quạt hút gió. Bề ngoài của động cơ sẽ đóng vai trò tiếp xúc trực tiếp với không khí để khởi động quá trình làm mát.

Cấu tạo của hệ thống làm mát bằng gió tự nhiên

Nguyên lý hoạt động của hệ thống làm mát bằng không khí

Nguyên lý hoạt động của hệ thống này khá đơn giản nhưng vẫn đạt hiệu quả cao. Khi động cơ của xe hoạt động, quá trình nạp, nén và xả khí sẽ gây ra hiện tượng gia tăng nhiệt. Đối với dòng xe máy, mức nhiệt này có thể lên đến hơn 600 - 700 độ C. Trong khi đó, nhiệt độ không khí dao động từ 10-35 độ C, nóng nhất chỉ khoảng 50 độ C. Do vậy mà không khí cũng được xem là “chất” đủ nhiệt để làm mát động cơ.

So sánh các kiểu làm mát cho động cơ năm 2024
Nguyên lý hoạt động đơn giản của hệ thống làm mát nhờ không khí

Dựa trên nguyên lý này, người ta đã phát triển thành một hệ thống làm mát cho động cơ mới. Trong đó, hệ thống sẽ lấy không khí từ bên ngoài sau đó thông qua các khe hở để tiếp xúc với động cơ. Quá trình này sẽ làm giảm nhiệt lượng từ động cơ vào không khí, từ đó nhiệt độ của động cơ giảm dần.

\>>> Nên xem: Cách chạy xe máy tiết kiệm xăng hiệu quả bạn nên biết

Những ưu, nhược điểm của hệ thống làm mát bằng không khí

Hệ thống làm mát nhờ vào không khí có những ưu điểm nổi trội và hạn chế nhất định, cụ thể như sau:

Ưu điểm nổi bật

  • So với hệ thống làm mát bằng nước, hệ thống này có thiết kế đơn giản hơn. Nhờ vậy mà quá trình sản xuất, lắp đặt dễ dàng hơn. Chi phí sửa chữa, thay mới cũng không quá cao.
  • Ít yêu cầu bảo dưỡng định kỳ so với hệ thống làm mát bằng chất lỏng
  • Hệ thống không cần trang bị bình chứa, ống tản nhiệt và bơm nước. Do vậy, chúng làm giảm tổng trọng lượng của xe, mang đến khả năng vận hành cao hơn.
  • Chúng không mất quá nhiều thời gian để làm nóng các bộ phận. Hệ thống này cho phép việc khởi động nhanh chóng hơn, mang lại sự tiện lợi cho người điều khiển.

So sánh các kiểu làm mát cho động cơ năm 2024
Làm mát bằng không khí không yêu cầu quá nhiều thời gian để làm nóng bộ phận

  • Hệ thống làm mát bằng không khí không yêu cầu truyền nhiệt ngay từ khi khởi động. Nhờ vậy mà bộ phận vòng, xi lanh trong hệ thống làm mát được bảo vệ tốt hơn. Tuổi thọ của xe cũng kéo dài và giảm nguy cơ hỏng hóc hơn.

Những ưu điểm này cũng đã lý giải lý do hệ thống này được sử dụng nhiều đến vậy. Đặc biệt là trên các dòng xe ga 50cc, xe số 50cc,....

cài này tùy à bạn, nsx ngta đã tính toán kĩ r nên mới cho ra sản phẩm. đâu phải thik cái nào là đưa vô cái đó đâu, nhất là mấy hãng xe lớn. như Harley nè, có nhìu chiếc vẫn làm mát bằng gió đó mà phân khối cũng cao k 😃

Tùy thiết kế bạn ơi. Đủ giải nhiệt là được. Càng rườm rà càng chăm sóc mệt

giải nhiệt nước tốt hơn không phải vì nó giải nhiệt được nhiều hay nhanh (muốn nhiều muốn nhanh thì giải nhiệt gió tăng cánh tăng diện tích cánh là được chứ cần gì nước) mà nó tốt ở chỗ nó giữ nhiệt độ máy ở giá trị cố định ,từ đó người ta có thể thiết kế động cơ hoạt động ở chế độ tối ưu trong khi giải nhiệt gió người ta chỉ dám thiết kế động cơ ở mức độ thấp hơn để nó có thể hoạt động tàm tạm ngay cả khi quá nóng hoặc quá lạnh . còn nhiều chiếc pkl người ta vẫn dùng giải nhiệt gió chỉ để động cơ trông dữ dần hơn thôi còn hiệu năng thì kém mấy chiếc giải nhiệt nước xa .

giải nhiệt = dầu nhớt S.A.S.C thì sao các bác ơi 😁

@royal309cũng đang thắc mắc vuh này, chã bik nó hoạt đọng ra sao đây?? 😃

@royal309Có cái clip này cho thấy 1 phần của quá trình đưa nhớt lên két để giải nhiệt rồi quay về lại máy. Theo mình thì làm mát nhớt + gió nó có tính ổn định trên đường dài hơn, nhớt đc thay đều đặn theo chu kỳ nên lúc nào cũng mới khả năng làm mát tốt, còn 1 con tản nhiệt nước nếu lâu ngày ko thay nước hoặc nước dỏm (có pha lẫn nước thường) thì có khả năng bị mục đường nước, dẫn tới phải bổ máy làm lại

Giải nhiệt bằng dung dịch thường là bằng bơm cơ, nghĩa là hoạt động nhờ trục khuỷ kéo, gây mất mát công suất động cơ, ga đầu thường nặng do động cơ phải kéo cái máy bơm chạy theo. Bù lại chạy đường dài ổn điinhj, ko nóng.

Giải nhiệt gió, máy nhạy ở ga đầu, thích hợp chạy trong phố, chạy đường dài nóng máy.

Thường những xe PKL mới nên dùng làm mát dung dich, vì công suất máy mạnh, có kéo theo cái bơm cũng ko ảnh hưởng gi. Xe bé mà dùng bơm cơ sẽ tiêu hao khoảng 10% công suất

@BaoBinBeosai bét . nếu tiêu hao 10% công suất thì cái bơm trên ex có công suất 900w tức gần gấp 3 cái máy bơm nửa ngựa chà bá dưới giếng nhà mình ??? thức chất cái bơm nhỏ xíu trên đầu bò ex có kích thước tương đương cái bơm điện khoảng 15W . còn xe nó bị ì khi bắt đầu lăn bánh là do thiết kế bộ số ưu tiên cho tốc độ .

@BaoBinBeoBiết thì trả lời không biết thì thôi.. kéo máy bơm theo cmm à .. xe ga đầu nặng là do thiết kế động cơ chứ kéo theo máy bơm óc chó..

lâu rồi mới có người tạo 1 cái topic đặt câu hỏi hay.

Đương nhiên làm mát = dung dịch tốt hơn rồi , cơ mà vấn đề là ở chỗ phạm vi ứng dụng, đâu cứ phải cái j tốt cũng cứ phải lắp lên đâu, rất nhiều yếu tố chi phối, như gía thành, công suất động cơ, sự cần thiết, sự cồng kềnh hệ thống này nọ kia... Nói thật nếu có tiền thì chiếc xe tốt, hiện đại đến mấy bạn cũng đặt làm được hehe 😁

P/s: xe mình làm mát = dầu nhớt, trả lời câu hỏi bác phía trên, thấy cũng bt, mày chỉ hơi âm ấm thôi, chạy đường dài vô tư!

giải nhiệt bằng nhớt + nước theo mình thấy hay nhất. giải nhiệt bằng không khí có ưu điểm nhẹ gọn ko cần bảo trì, giải nhiệt nước thì phức tạp hơn ổn định động cơ, nhưng không đáng kể. ví dụ như titan thì không bao giờ cần phải giải nhiệt bằng nước bao giờ cả. nhưng có 1 điều là khi đi đường trường thì máy rất mát và ổn định, chỉ khi nào hoạt động trong phố đường tắc thì tản nhiệt dung dịch mới có lợi thế rõ ràng, còn đi đường trường thì như nhau hết. xe e tản nhiệt bằng gió đi trong phố ko sờ nồi vào máy nhưng đi đường dài lên đến đỉnh đèo ô quy hồ sờ vào máy vẫn thoải mái

Xe giải nhiệt gió chỉ thua giải nhiệt nước lúc kẹt đường.còn đường trường thì ngang ngửa nhau.

Theo ý của mình thì ngang nhau thôi, vấn đề là ở chỗ mình chọn xe giải nhiệt bằng cách nào để phù hợp với quãng đường thôi, ví dụ chạy ở phố nhiệt độ sẽ nóng hay gặp đèn đỏ và chạy đường dài thì chọn dung dịch, xe chạy quãng đường vừa phải thì chọn giải nhiệt bằng không khí.

do cấu tạo xe mấy bác ơi, mấy chiếc tay ga và xế hộp thì thiết kế kín như bưng thì lấy gió thế nào được. Nếu thiết kế tốt thì làm mát bằng gió có nhiều ưu điểm hơn, dễ bảo trì, ít chiếm không gian thiết kế hơn. Nói chung trong thiết kế nói chung là xe cộ, nhà cửa,...bí quá mới dùng thêm biện pháp khác, còn nếu đã ổn thì không cần thê phụ trợ nào cả

Cho em hỏi nou4 có sử dụng két nước k ạ (e k biết đừng ném gạch e)

@cool3366có nha bác,bên phía pô bác nhìn sẽ có két nước 😁

Đương nhiên là làm mát bằng dung dịch rồi, bạn cứ lấy thử cây sắt nung nóng trong bếp ra rồi nhúng vô nước vs bật quạt lên thì cái nào nguội nhanh hơn haha