Sự giống nhau giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính

Nhận thức cảm tính là gì?

Nhận thức cảm tính hay còn được biết tới là trực quan sinh động (phản ánh thuộc tính bên ngoài thông qua cảm giác và tri giác) là giai đoạn đầu tiên của quá trình nhận thức. Đây là một trong các giai đoạn của quá trình nhận thức mà con người sử dụng các giác quan để tác động vào sự vạt, sự việc nhằm nắm bắt sự vật, sự việc ấy.

Nhận thức cảm tính gồm các hình thức sau:

– Cảm giác:Là hình thức nhận thức cảm tính phản ánh các thuộc tính riêng lẻ của các sự vật, hiện tượng khi chúng tác động trực tiếp vào các giác quan của con người. Cảm giác là nguồn gốc của mọi sự hiểu biết, là kết quả của sự chuyển hoá những năng lượng kích thích từ bên ngoài thành yếu tố ý thức.

VD: Khi ta chạm tay vào bình nước nóng, bàn tay sẽ có cảm giác nóng và có phản ứng co lại.

– Tri giác:Hình thức nhận thức cảm tính phản ánh tương đối toàn vẹn sự vật khi sự vật đó đang tác động trực tiếp vào các giác quan con người. Tri giác là sự tổng hợp các cảm giác. So với cảm giác thì tri giác là hình thức nhận thức đầy đủ hơn, phong phú hơn. Trongtri giácchứa đựng cả những thuộc tính đặc trưng và không đặc trưng có tính trực quan của sự vật.

VD: Khi ta cầm một quả bóng đá, thông qua các giác quan ta sẽ nhận biết được quả bóng có hình cầu, làm bằng da, có hai màu đen và trắng.

– Biểu tượng: Là hình thức nhận thức cảm tính phản ánh tương đối hoàn chỉnh sự vật do sự hình dung lại, nhớ lại sự vật khi sự vật không còn tác động trực tiếp vào các giác quan. Trong biểu tượng vừa chứa đựng yếu tố trực tiếp vừa chứa đựng yếu tố gián tiếp. Bởi vì, nó được hình thành nhờ có sự phối hợp, bổ sung lẫn nhau của các giác quan và đã có sự tham gia của yếu tố phân tích, tổng hợp. Cho nên biểu tượng phản ánh được những thuộc tính đặc trưng nổi trội của các sự vật.

VD: Khi nhắc đến xe đạp, chúng ta sẽ lập tức hình dung ra phương tiện có hai bánh bằng cao su, có bàn đạp, tay lái và ghi đông.

Sự giống nhau giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính

Answers ( )

  1. Sự giống nhau giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính

    Đáp án

    Sự giống nhau giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính

  2. Sự giống nhau giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính

    * Giống nhau
    Cả hai quá trình nhận thức đều phản ánh hiện thực khách quan để có những hình ảnh về chúng.
    Nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính đều là quá trình tâm lý có mở đầu, có diễn biến và kết thúc.
    * Khác nhau
    Nhận thức cảm tính:là giai đoạn đầu tiên của quá trình nhận thức. Đó là giai đoạn con người sử dụng các giác quan để tác động vào sự vật nhằm nắm bắt sự vật ấy. Nhận thức cảm tính gồm các hình thức sau: cảm giác, tri giác, biểu tượng.
    – Nhận thức lý tính:là giai đoạn phản ánh gián tiếp trừu tượng, khái quát sự vật, được thể hiện qua các hình thức như khái niệm, phán đoán, suy luận.

    Xin hay nhất!

    #PeachTea#

    ヾ(•ω•`)o

1. Khái niệm nhận thức cảm tính là gì? Nhận thức lý tính là gì?

Nhận thức là quá trình tâm lý phản ánh hiện thực khách quan và bản thân con người thông qua các giác quan và dựa trên kinh nghiệm hiểu biết của bản thân. Nhận thức ở mức độ thấp là nhận thức cảm tính, ở mức độ cao hơn là nhận thức lý tính. Nhận thức lý tính và nhận thức cảm tính có quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau, chi phối lẫn nhau trong cùng một hoạt động thống nhất của con người.

Nhận thức cảm tính là mức độ nhận thức đầu tiên, thấp nhất của con người. Trong đó con người phản ánh những thuộc tính bên ngoài, những cái đang trực tiếp tác động đến giác quan của họ. Nhận thức cảm tính bao gồm: cảm giác tri giác.

Nhận thức lý tính là mức độ nhận thức cao ở con người, trong đó con người phản ánh những thuộc tính bên trong, những mối quan hệ có tính quy luật của hiện thức khách quan một cách gián tiếp. Nhận thức lý tín bao gồm tư duy và tượng.

2. Mối quan hệ biện chứng giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính

Không có nhận thức cảm tính về sự vật. Thì nhận thức lý tính chỉ là hư ảo. Là cá không có nước và cơm không có lửa. Nếu không có nhận thức lý tính về sự vật. Thì nhận thức cảm tính chỉ có thể dừng lại ở hình thái bên ngoài của sự vật. Không thể bộc lộ bản chất và quy luật của sự vật.

Thực tiễn là phương tiện cơ bản để liên hệ giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính. Thực tiễn là tổng hòa của đấu tranh bên trong và đấu tranh bên ngoài của tư tưởng. Hay thực tiễn là một thuật ngữ chung để chỉ hoạt động vật chất và hoạt động tư tưởng của con người.

Con người đưa các nhận thức về cảm giác, tri giác và hình tượng. Mà mình có được vào trong các hoạt động xã hội thực tiễn. Thông qua những khó khăn và kinh nghiệm mà mình thu được từ hoạt động thực tiễn xã hội để điều chỉnh nhận thức của mình.

Sau đó sử dụng những nhận thức đã được điều chỉnh đó vào việc chỉ đạo thực tiễn. Cứ lặp lại như vậy cho đến khi có được thành công. Đây chính là quá trình quá độ từ nhận thức cảm tính đi lên nhận thức lý tính. Trong đó thực tiễn đóng vai trò và ý nghĩa là phương tiện truyền thông và kiểm chứng.