Tác phẩm trước Cách mạng tháng 8

Ngày 3/11, NXB Kim Đồng cho ra mắt ấn bản mới của tiểu thuyết “Sống mòn” và tập truyện ngắn “Đôi mắt” – tuyển tập những sáng tác sau năm 1945 của nhà văn, như một cách bày tỏ tri ân với một trong những nhà văn lớn của đất nước.

Nhà văn Nam Cao tên thật là Trần Hữu Tri, quê Lý Nhân, Hà Nam. Ông được Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật năm 1996. Nhiều tác phẩm của ông đã được giảng dạy trong nhà trường.

Tiểu thuyết “Sống mòn” là tác phẩm tiêu biểu trong sự nghiệp sáng tác của Nam Cao, đề cập đến một vấn đề nhức nhối của người trí thức trong thời đại cũ, những văn nghệ sĩ nhiều khao khát, giàu lý tưởng nhưng cuộc sống cứ mòn dần, lụi dần bởi mối lo cơm áo. Nhưng kiếp “sống mòn” của giáo Thứ không chỉ là bi kịch của trí thức cách đây hơn nửa thế kỉ mà nó còn là sự day dứt của những con người không chấp nhận một cuộc đời bé mọn, vô nghĩa, phải sống “với đầy đủ giá trị của sự sống”. Tiểu thuyết “Sống mòn” ban đầu có tên là “Chết mòn”, tác giả viết xong năm 1944, nhưng đến năm 1956 mới được in.

Tác phẩm trước Cách mạng tháng 8
Những tác phẩm nổi tiếng của Nam Cao được tái bản.

“Đôi mắt” tập hợp những truyện ngắn, bút kí đặc sắc của Nam Cao sau cách mạng tháng Tám: “Đôi mắt”, “Ở rừng”, “Trên những con đường Việt Bắc”, “Từ ngược về xuôi”… Trong số đó, “Đôi mắt” là truyện ngắn thành công và để lại nhiều dấu ấn nhất của Nam Cao. Từ việc xây dựng hình tượng hai nhân vật chính, Hoàng và Độ với hai lối sống, hai cách nhìn nhận về người nông dân, về kháng chiến hoàn toàn trái ngược nhau, Nam Cao đã khái quát một vấn đề mang tính thời đại của văn nghệ sĩ, đó là “cách nhìn cuộc sống”, hòa mình vào thời cuộc.

Cùng với “Chí Phèo” – tuyển tập các tác phẩm tiêu biểu của nhà văn Nam Cao (gồm các tác phẩm nổi tiếng sáng tác trước Cách mạng tháng Tám như “Chí Phèo”, “Lão Hạc”, “Một bữa no”, “Tư cách mõ”, “Trẻ con không được ăn thịt chó”…) và cuốn sách “Nam Cao – nhà văn của những kiếp sống mòn”, là hai ấn phẩm ra mắt lần này sẽ giúp độc giả được thưởng thức các trước tác nổi tiếng của nhà văn qua từng thời kì và hiểu thêm cuộc đời, văn nghiệp của ông.

Hai ấn phẩm “Sống mòn” và “Đôi mắt” do NXB Kim Đồng in lần này được in lại theo bản in của NXB Văn học năm 1977. Bìa của họa sĩ Phan Thị Ngọc Linh, họa sĩ Nguyễn Kim Điệp trình bày.

Dạ Miên

40 điểm

htdt08

Kể tên các tác phẩm và tác giả thuộc chủ đề Người nông dân Việt Nam trước Cách mạng Tháng 8 năm 1945.

Tổng hợp câu trả lời (1)

Kể tên các tác phẩm và tác giả thuộc chủ đề Người nông dân Việt Nam trước Cách mạng Tháng 8 năm 1945: 2 tác phẩm và tác giả đã học trong sách Ngữ văn 8, tập một: + Tắt đèn của nhà văn Ngô Tất Tố + Lão Hạc của nhà văn Nam Cao

Câu hỏi hay nhất cùng chủ đề

  • Trong Đi bộ ngao du, Ru-xô đã kết hợp các phương thức biểu đạt nào ? A. Nghị luận + biểu cảm C. Nghị luận + thuyết minh B. Nghị luận + miêu tả D. Miêu tả + biểu cảm
  • Ý nghĩa của văn bản “Lão Hạc” là gì?
  • Bài thơ mẹ và quả của tác giả nguyễn khoa điềm chủ yếu sử dụng phương thức biểu đạt nào? Trong bài thơ,tác giả sử dụng thể thơ gì? Xác định biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong 2 câu thơ sau "Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên Còn những bí và bầu thì lớn xuống Nêu nội dung chính của bài thơ
  • “Trên trang sách cuộc sống tuyệt vời biết bao nhưng cũng bi thảm biết bao. Cái đẹp còn trộn lẫn nỗi niềm sầu muộn. Cái nên thơ còn lóng lánh giọt nước mắt ở đời.” Anh/chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên qua hai văn bản”Trong lòng mẹ”của Nguyên Hồng và”Lão Hạc’”của Nam Cao. (Ngữ văn 8, tập 1)
  • Đọc đoạn văn sau trả lời câu hỏi : " Em thân yêu , thân yêu ! " , Xiu nói , cúi khuôn mặt hốc hác xuống gần gối , " Em hãy nghĩ đến chị , nếu em ko còn muốn nghĩ đến mình nữa . Chị sẽ làm gì đây ? " a) Những câu văn trên là lời nói của ai nói với ai ? Trong hoàn cảnh nào ? Qua đây em hiểu đc gì về nhân vật nói lời nói ấy? b) Có kiến cho ràng " Chiếc lá cuối cùng " của O Hen - ri ca ngợi 1 tình bạn đẹp . c) Viết doạn văn nghị luận khoảng 10 đến 12 câu làm rõ nhận định trên ( sử dụng tình thái từ , trợ từ ) .
  • Từ "kịch" trong câu "Nhưng, nhận ra những ý nghĩa cay độc trong giọng nói và trên nét mặt khi cười rất kịch của cô tôi kia, tôi cúi đầu không đáp" (Trong lòng mẹ, Nguyên Hồng) có thể hiểu như thế nào? A. Người cô cười như diễn viên. B. Người cô thích khôi hài. C. Người cô cố che giấu tâm trạng thực. D. Người cô diễn kịch.
  • Có ý kiến cho rằng : Chị Dậu và Lão Hạc là những hình tượng tiêu biểu cho phẩm chất và số phận của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám. Qua văn bản “ Tức nước vỡ bờ ” ( Ngô Tất Tố ), “ Lão Hạc ” ( Nam Cao ), em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
  • Hai câu thơ: “Hoa tay thảo những nét/ Như phượng múa rồng bay” nói lên điều gì? A. Ông đồ rất tài hoa. B. Ông đồ viết văn rất hay. C. Ông đồ có hoa tay, viết câu đối rất đẹp. D. Ông đồ có nét chữ bình thường.
  • Hãy cho biết bao bì ni lông có tác hại như thế nào đến môi trường và đến đời sống con người?
  • Tôi được tặng một chiếc xe đạp leo núi rất đẹp nhân dịp sinh nhật của mình. Trong một lần tôi đạp xe ra công viên chơi, một cậu bé cứ quẩn quanh ngắm nhìn chiếc xe với vẻ thích thú và ngưỡng mộ thực sự. - Chiếc xe này của bạn đấy à? . Cậu bé hỏi. - Anh mình đã tặng nhân dịp sinh nhật của mình đấy. Tôi trả lời, không giấu vẻ tự hào và mãn nguyện. - Ồ, ước gì tôi... Cậu bé ngập ngừng. Dĩ nhiên là tôi biết cậu bé đang nghĩ gì rồi. Chắc chắn cậu ấy ước ao có được một người anh như thế. Nhưng câu nói tiếp theo của cậu bé hoàn toàn nằm ngoài dự đoán của tôi. - Ước gì tôi có thể trở thành một người anh như thế! . Cậu ấy nói chậm rãi và gương mặt lộ rõ vẻ quyết tâm. Sau đó, cậu đi về phía chiếc ghế đá sau lưng tôi, nơi một đứa em trai nhỏ tật nguyền đang ngồi và nói: - Đến sinh nhật nào đó của em, anh sẽ mua tặng em chiếc xe lăn lắc tay nhé. - Câu hỏi: Cậu bé ước trở thành người anh thế nào?

Tham khảo giải bài tập hay nhất

Loạt bài Lớp 8 hay nhất

xem thêm

Câu hỏi xoay quanh văn 11

Soạn văn 11 tập 1 ngắn nhất

Soạn văn 11 tập 2 ngắn nhất

Bài soạn văn lớp 11 siêu ngắn

Câu hỏi xoay quanh Địa lý 11

Soạn công dân 11 cực chất

Giải công dân 11 cực chất

Giải môn Đại số và Giải tích lớp 11

Giải môn Giáo dục công dân lớp 11