Tuần đầu mang thai thử que được không

Mang thai là hành trình đầy mệt nhọc nhưng cũng tràn ngập hạnh phúc của người mẹ. Nhất định mẹ phải nắm được những lưu ý khi mang thai tháng đầu để quá trình bầu bí an toàn, suôn sẻ. Bởi đây là giai đoạn nhạy cảm nhất, cả mẹ và bé đều rất dễ bị tổn thương.

Khi mang thai, nhất là mang thai lần đầu, nhiều mẹ vô cùng bỡ ngỡ với hàng vạn câu hỏi, băn khoăn. Dưới đây là những lưu ý khi mang thai tuần đầu thường gặp và cơ bản nhất mà mẹ nào cũng nên nắm được.

Tuần đầu mang thai thử que được không

Mang thai là hành trình đầy mệt nhọc nhưng tràn ngập hạnh phúc của người mẹ

Khi mới mang thai, cơ thể người mẹ không có quá nhiều thay đổi, nhất là trong tuần đầu. Tuy nhiên, bạn cũng có thể nhận biết những dấu hiệu mang thai sớm sau:

  • Thân nhiệt tăng.
  • Núm vú chuyển sang màu nâu đậm.
  • Bầu vú cương cứng, có thể hơi đau.
  • Dễ buồn nôn với nhiều mùi.
  • Dễ cáu gắt, bực bội, tính tình có thể thay đổi.
  • Đi tiểu nhiều hơn.
  • Màu sắc của âm đạo cũng như dịch nhầy có sự thay đổi.

Ngoài ra, có một số triệu chứng khác là:

  • Táo bón.
  • Khó tiêu.
  • Đầy bụng.
  • Khó ngủ, mất ngủ.

Các triệu chứng này có thể rõ ràng hoặc không rõ ràng, thai phụ cần chú ý để phát hiện mình đã mang thai, từ đó có chế độ sinh hoạt hợp lý.

Nhiều bạn nữ, nhất là mang thai lần đầu không biết nên que thử thai khi nào thì cho kết quả đúng. Thông thường sau khi quan hệ khoảng 7 ngày mà không sử dụng biện pháp tránh thai thì bạn đã có thể sử dụng que thử thai.

Tuần đầu mang thai thử que được không

Sau khi trễ kinh khoảng 5 – 7 ngày là bạn có thể sử dụng que thử thai

Tuy nhiên, lúc này do nồng độ hCG có thể vẫn chưa đủ nên một số trường hợp không cho kết quả chính xác. Do đó, bạn có thể căn cứ thêm vào các dấu hiệu dưới đây trước khi sử dụng que thử thai:

Trễ kinh

Sau khi trễ kinh khoảng 5 – 7 ngày là bạn hoàn toàn có thể sử dụng que thử thai để kiểm tra. Bên cạnh do mang thai, các nguyên nhân khác như stress, chế độ sinh hoạt thiếu khoa học cũng có thể khiến kinh nguyệt bị chậm, rối loạn. Do đó, bạn cần xem xét lại tình trạng sức khỏe trước khi nghĩ đến việc mang thai.

Chuột rút ở bụng

Nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên cũng có thể bắt nguồn từ việc mang thai.

Ngực căng tức, núm vú thay đổi màu sắc

Nguyên nhân là do lượng hoocmon trong cơ thể thay đổi để phù hợp với sự phát triển của thai nhi, nhất là lượng estrogen và progesterone. Ngực của bạn sẽ có thể đau, căng tức và núm vú sẫm màu hơn.

Dấu hiệu khác

Ngoài ra, bạn có thể thấy buồn nôn, chán ăn, mệt mỏi. Đây cũng là dấu hiệu báo cơ thể đang mang thai.

Khi mới mang thai, cơ thể người mẹ rất nhạy cảm. Thai phụ cần cân đối lượng dinh dưỡng hàng ngày, đảm bảo đủ dưỡng nhất, nhất là nên bổ sung axit folic và các vitamin, khoáng chất khác. Đồng thời có chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý.

Tuần đầu mang thai thử que được không

Lưu ý khi mang thai tháng đầu là mẹ bầu cần có chế độ nghỉ ngơi nhiều hơn

Cụ thể:

  • Axit folic: rất giàu trong các loại hại như hạt điều, hạt bí đỏ, đậu Hà Lan, bánh mì nâu,… Vi chất này rất quan trọng trong việc hình thành và phát triển thần kinh của thai nhi, ngăn ngừa dị tật thần kinh bẩm sinh. 
  • Chế độ sinh hoạt: Cần cân đối giữa làm việc và nghỉ ngơi để đảm bảo thai nhi phát triển tốt nhất. Lúc này cơ thể mẹ rất nhạy cảm, thai nhi còn rất nhỏ, yếu ớt nên nếu sức khỏe mẹ không đảm bảo sẽ dễ gây ảnh hưởng đến bào thai.

Ngoài ra, thai phụ cần tránh sử dụng thuốc lá, đồ uống có cồn cũng như cà phê, chất béo,… cũng như hạn chế thức khuya và vận động mạnh.

Trong tuần đầu mang thai mẹ bầu nên làm một số loại xét nghiệm. Dựa vào kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ xác định xem mẹ có bị thiếu máu hay không, có mắc các bệnh lý nào khác không? Từ đó đưa ra lời khuyên dinh dưỡng hợp lý để thai nhi phát triển tốt nhất trong thời gian đầu.

Có thể bạn quan tâm:

7 lưu ý khi mang thai 3 tháng cuối mẹ bầu cần phải biết

Đau bụng khi mang thai: Cảnh báo mẹ bầu chớ chủ quan

5 lưu ý khi mang thai 3 tháng giữa mẹ bầu nên biết

Thuộc lòng các lưu ý khi mang thai tháng thứ 1 dưới đây để mẹ khỏe bé phát triển tốt các mẹ nhé.

Trong tháng đầu tiên, thai nhi còn rất bé. Cụ thể sự phát triển của thai nhi qua từng tuần như sau:

Tuần thứ 2: Thụ thai

Sau khi tinh trùng gặp trứng từ 12 – 24 giờ thì trứng sẽ được thụ tinh. Các ngày sau đó, trứng sẽ phân chia thành nhiều tế bào và di chuyển xuống ống dẫn trứng để đi vào tử cung.

Tuần thứ 3: Làm tổ

Trứng làm tổ trong tử cung, gọi là phôi nang và phát triển rất nhanh. Cơ thể mẹ đã bắt đầu sản xuất hormone hCG.

Tuần thứ 4

Ở tuần này, phôi thai có kích thước bằng hạt đậu và mẹ có thể thử thai tại nhà đã chắc chắn cho kết quả chính xác.

Nếu có các dấu hiệu dưới đây, bạn cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được thăm khám và tư vấn bởi rất có thể thai nhi đang gặp vấn đề bất thường.

  • Chảy máu, sốt, đau và ớn lạnh.
  • Nhức đầu, chóng mặt và có thể ngất.
  • Thường xuyên đi tiểu rắt, tiểu buốt.
  • Xuất hiện những cơn đau vùng chậu nghiêm trọng.
  • Dịch tiết âm đạo bất thường.
  • Bàn chân, bàn tay hoặc mặt đột ngột bị sưng.

Tuần đầu mang thai thử que được không

Bạn cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế nếu có dấu hiệu bất thường

Đây rất có thể là các dấu hiệu sảy thai, dọa sảy thai. Do đó, bạn cần đến cơ sở y tế để được thăm khám và tư vấn từ các bác sĩ chuyên khoa. Đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

Tháng đầu là thời kỳ thai nhi phát triển rất nhanh, nhất là các cơ quan quan trọng như não bộ, hệ thần kinh. Do đó, mẹ cần chú ý bổ sung đủ dinh dưỡng để đảm bảo em bé đủ dưỡng chất cũng như mẹ đủ sức khỏe. Cụ thể:

  • Protein: Mỗi ngày mẹ cần bổ sung thêm 10 – 18g protein qua các thực phẩm như trứng, cá, sữa,…
  • Sắt: Mẹ cần bổ sung thêm ít nhất 15g sắt mỗi ngày qua các thực phẩm như các loại hạt, tim, gan, rau xanh,…
  • Canxi: Canxi giúp hình thành xương và răng cho thai nhi. Mẹ có thể bổ sung qua các thực phẩm như hải sản như tôm, cua, ghẹ, các loại cá, trứng, sữa,…Nếu không cung cấp đủ canxi, mẹ bầu có thể cảm thấy đau nhức xương, thường xuyên bị chuột rút.
  • Axit folic: Loại vi chất này giúp làm giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh ở thai nhi. Axit folic rất giàu trong cải bó xôi, súp lơ, ngũ cốc, các loại hạt,…
  • Các loại vitamin thiết yếu khác như vitamin D, vitamin C,…

Ngoài ra, mẹ bầu cần lưu ý:

  • Chia nhỏ bữa ăn để dễ hấp thu.
  • Lựa chọn các thực phẩm dễ tiêu hóa, tránh các thực phẩm khó tiêu, nhiều chất béo.
  • Uống đủ nước.

Tuần đầu mang thai thử que được không

Mẹ cần chú ý bổ sung đủ dinh dưỡng nhất trong tháng đầu mang thai

Để thai kỳ diễn ra suôn sẻ, mẹ bầu chú ý những điều cần tránh khi mới mang thai sau nhé:

  • Không sơn móng tay.
  • Không tự ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
  • Hạn chế quan hệ tình dục.
  • Không hoạt động mạnh.
  • Không hút thuốc lá.
  • Tránh căng thẳng và làm việc quá sức.
  • Cẩn thận khi tắm bồn, xông hơi, massage.
  • Hạn chế đến những nơi đông người.

Trong 3 tháng đầu, nếu sức khỏe ổn định và cảm thấy hứng thú bạn hoàn toàn có thể tiến hành các cuộc yêu. Tuy nhiên, cần chú ý nhẹ nhàng, tránh làm ảnh hưởng đến thai nhi.

Nếu có một trong những vấn đề sau đây thì tốt nhất bạn nên tránh quan hệ tình dục:

  • Có tiền sử sảy thai, nguy cơ sảy thai.
  • Ra máu sau khi quan hệ tình dục.
  • Đau bụng hoặc bị chuột rút sau quan hệ.
  • Mang song thai hoặc đa thai.
  • Được chẩn đoán nhau thai bám thấp.

Ngoài ra, bạn nên chú ý sử dụng bao cao su để ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai.

Khi mang thai, nhất là trong những tháng đầu tiên của thai kỳ, mẹ nên hạn chế dùng các loại hóa chất, kể cả mỹ phẩm. Mẹ có thể tham khảo cách chăm sóc da khi mang thai dưới đây để đảm bảo da vẫn đẹp, mịn màng và an toàn cho bé yêu:

  • Rửa mặt 1 – 2 lần/ngày bằng sữa rửa mặt từ các nguyên liệu tự nhiên.
  • Dùng mũ rộng vành hay ô (dù) khi đi ra ngoài.
  • Dùng kem chống nắng nguồn gốc hữu cơ.
  • Đắp mặt nạ có các thành phần từ thiên nhiên như mặt nạ nha đam, mặt nạ nghệ mật ong, mặt nạ dưa leo,… ngoài ra mẹ có thể lựa chọn kem chống nắng có nguồn gốc hữu cơ thay vì kem chống nắng hóa học mỗi khi phải đi ngoài trời nắng. 
  • Hạn chế trang điểm, tuy nhiên vẫn có thể dùng son để khuôn mặt tươi tắn hơn.

Nếu như các mẹ bầu chưa biết khám thai tháng đầu ở đâu thì Bệnh viện Hồng Ngọc chính là một gợi ý lý tưởng dành cho mẹ. Thuộc TOP đầu các bệnh viện có khoa sản chất lượng cao tại thủ đô Hà Nội, khoa sản Hồng Ngọc với 18 năm kinh nghiệm đã chào đón sự ra đời khỏe mạnh của hơn 35.000 em bé.

Lựa chọn gói thai sản và sinh con trọn gói của Hồng Ngọc, mẹ bầu sẽ được chăm sóc chu đáo từ A-Z từ khi mang thai đến lúc sinh nở với đội ngũ bác sĩ sản khoa giàu kinh nghiệm cùng thiết bị máy móc tiên tiến.

Mọi thắc mắc của mẹ bầu về những lưu ý khi mang thai tháng đầu sẽ được giải đáp chi tiết và cụ thể. Do đó, mẹ hoàn toàn có thể yên tâm trải nghiệm một thai kỳ trọn vẹn tại Bệnh viện Hồng Ngọc.

Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/