Vở bài tập Lịch sử lớp 6 bài 3: thời gian trong Lịch sử

Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải vở thực hành Lịch Sử 6 Bài 3: Thời gian trong lịch sử sách Kết nối tri thức hay, ngắn gọn sẽ giúp bạn dễ dàng làm bài tập trong VTH Lịch Sử 6.

Vở bài tập Lịch sử lớp 6 bài 3: thời gian trong Lịch sử

Bài 1 trang 11 Vở bài tập Lịch sử 6: a) Em hãy quan sát: H3, H4, H5, H6, H7 và đọc kĩ mục 1,2 bài 3 (trang 8, 9, 10 sách giáo khoa Lịch sử 6 (SGK LS6) ghi những thông tin thích hợp vào các cột trong bảng sau:

Người Đầu – thể tích não Dáng đi – tay chân Công cụ lao động Cách thức kiếm sống Tổ chức xã hội
Người tối cổ
Người tinh khôn

b) Dựa vào số liệu ở H5 (trang 9 SGK LS6), hãy so sánh thể tích não của Người tối cổ và Người tinh khôn rồi thử rút ra nhận xét kết luận.

Trả lời:

a)

Người Đầu – thể tích não Dáng đi – tay chân Công cụ lao động Cách thức kiếm sống Tổ chức xã hội
Người tối cổ Đầu nhỏ, trán thấp và bợt ra sau, hàm nhô về phía trước. Thể tích hộp sọ là 850 – 1100cm3. Dáng đứng có xu hướng khum về phía trước. Tay biết cầm nắm, đi bằng hai chân. Công cụ đá được ghè đẽo thô sơ. Săn bắt, hái lượm Bầy đàn
Người tinh khôn Đầu to hơn, trán cao, hàm bớt nhô. Thể tích hộp sọ lớn hơn Người tối cổ (1450 cm3). Dáng đứng thẳng. Tay chân như người ngày nay. Công cụ được mài sắc bén hơn. Đã biết kĩ thuật luyện kim. Trồng trọt, chăn nuôi. Thị tộc

b) So với người tối cổ thì người tinh khôn có thể tích não phát triển hơn , cụ thể là người tối cổ có thể tích sọ não từ 850 – 1100cm3, người tinh khôn có thể tích sọ lớn 1450 cm3 .

Điều này cho thấy người tinh khôn đã có sự tư duy phát triển não, đầu óc đã linh hoạt hơn so với người tối cổ.

Bài 2 trang 12 Vở bài tập Lịch sử 6: Em hãy đánh dấu X vào ô trống đầu câu trả lời em cho là đúng nhất. Xã hội nguyên thủy tan rã vì:

[ ] Lúc này người đông hơn trước.

[ ] Xã hội có người giàu, người nghèo, người siêng năng, người lười biếng nên làm ăn chung thì người giàu, người siêng năng, bị thiệt thòi.

[ ] Công cụ lao động được cải tiến tốt hơn, từng gia đình có thể tự lập làm ăn, không phải dựa vào số đông hay phải quá phụ thuộc vào thiên nhiên.

[ ] Các câu trả lời trên đều đúng.

Trả lời:

[X] Công cụ lao động được cải tiến tốt hơn, từng gia đình có thể tự lập làm ăn, không phải dựa vào số đông hay phải quá phụ thuộc vào thiên nhiên.

Lịch sử 6 bài 3 Thời gian trong lịch sử Kết nối tri thức bao gồm đáp án chi tiết cho từng phần, từng bài tập trong nội dung chương trình học Lịch sử lớp 6, giúp các em học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, luyện tập giải Lịch sử 6 sách Kết nối tri thức.

>> Bài trước: Lịch sử 6 bài 2 Dựa vào đâu để biết và phục dựng lại lịch sử sách Kết nối tri thức

Lịch sử 6 bài 3 Thời gian trong lịch sử

  • 1. Soạn Lịch sử lớp 6 Kết nối tri thức Phần mở đầu
  • 2. Vì sao phải xác định thời gian trong lịch sử?
  • 3. Các cách tính thời gian trong lịch sử
  • 4. Giải bài tập Lịch sử 6 Phần luyện tập và vận dụng

1. Soạn Lịch sử lớp 6 Kết nối tri thức Phần mở đầu

Hãy quan sát tờ lịch bên dưới và cho biết vì sao trên cùng một tờ lịch lại ghi hai ngày khác nhau?

Vở bài tập Lịch sử lớp 6 bài 3: thời gian trong Lịch sử

Trả lời

Trên cùng một tờ lịch lại ghi hai ngày khác nhau vì ngày ghi trên là ngày dương, còn dưới là tính theo lịch âm.

2. Vì sao phải xác định thời gian trong lịch sử?

Câu hỏi. Tại sao phải xác định thời gian trong lịch sử? Con người thời xưa đã xác định thời gian bằng những cách nào?

Trả lời

Cần xác định thời gian trong lịch sử vì:

  • Lịch sử là những gì đã xảy ra trong quá khứ theo trình tự thời gian. Muốn hiếu và dựng lại lịch sử, cần sắp xếp tất cả sự kiện theo đúng trình tự của nó.
  • Để đo đếm được thời gian, ta cần biết cách tỉnh. Từ xa xưa, các dân tộc đã sáng tạo ra nhiều cách đo thời gian khác nhau.

3. Các cách tính thời gian trong lịch sử

Vở bài tập Lịch sử lớp 6 bài 3: thời gian trong Lịch sử

Câu hỏi 1. Muốn biết năm 2000 TCN cách đây bao nhiêu năm em sẽ tính như thế nào?

Trả lời

Năm 2000 TCN cách đây 4021 năm. (Cách tính: ta lấy 2000 + 2021 (năm hiện tại) = 4021)

Chi tiết cách tính: Muốn biết năm 2000 TCN cách đây bao nhiêu năm em sẽ tính như thế nào

Câu hỏi 2. Hãy cho biết các cách tính thời gian trong lịch sử

Trả lời

Các cách tính thời gian trong lịch sử:

Từ xa xưa con người đã nghĩ ra cách làm lịch. Người Ai Cập, Lưỡng Hà hay Trung Quốc cổ đại và một số dân tộc phương Đông khác thì tính theo âm lịch, còn người La Mã và nhiều tộc người ở châu Âu,... thì theo dương lịch.

Âm lịch là hệ lịch được tính theo chu kì chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất

Dương lịch là hệ lịch được tính theo chu kl chuyền động của Trái Đất quanh Mặt Trời.

Về sau, dương lich đã được hoàn chỉnh và thống nhất để các dân tộc đều có thể sử dụng, đó là Công lịch. Công lịch lấy năm ra đời của Chúa Giê-su – tương truyền là người sáng lập ra đạo Ki-tô, là năm đầu tiên của Công nguyên. Ngay trước năm đó là năm 1 trước Công nguyên (TCN). Đồng thời còn có cách phân chia thời gian thành thập kỉ (10 năm), thế kỉ (100 năm) và thiên niên kỉ (1000 năm), tỉnh từ năm đầu tiên của các khoảng thời gian đó.

Tham khảo chuyên mục giải sách mới Lịch Sử 6 sách Cánh Diều và Lịch Sử 6 sách Chân Trời Sáng Tạo là lời giải toàn bộ năm học cho từng bài học.

4. Giải bài tập Lịch sử 6 Phần luyện tập và vận dụng

Luyện tập 1. Các sự kiện dưới đây xảy ra cách ngày nay khoảng bao nhiêu năm?

  • Khoảng thiên niên kĩ III TCN, người Ai Cập đã biết làm lịch.
  • Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng nổ ra năm 40

Đáp án

Khoảng thiên niên kỉ III TCN, người Ai Cập đã biết làm lịch: 3000 + 2021 = 5021 năm

Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng nổ ra năm 40: 2021 - 40 = 1981 năm

Vận dụng 2. Các năm sau đây thuộc thế kỉ nào: 1792 TCN, 179 TCN, 40, 248, 542?

Đáp án

1792 TCN: Thế kỉ 18 TCN

179 TCN: Thế kỉ 2 TCN

40: Thế kỉ 1

248: Thế kỉ 3

542: Thế kỉ 5

Vận dụng 3. Hãy kể những ngày nghỉ lễ theo âm lịch và dương lịch ở nước ta.

Đáp án

Những ngày nghỉ lễ dương lịch: 1/1 (Tết dương), ngày Quốc khánh 2/9, 30/4 Ngày giải phóng miền Nam thống nhất Đất nước - 1/5 (Quốc tế lao động)

Những ngày nghỉ lễ âm lịch: Tết âm, Giỗ tổ Hùng Vương 1/3

Vận dụng 3. Hãy lựa chọn và sắp xếp những sự kiện quan trọng của cá nhân em trong khoảng năm năm gần đây theo đúng trình tự (có thể thể hiện trên trục thời gian).

Có thể như sắp xếp như sau:

  • 2016 - 2017: Đạt giải 3 cuộc thi Viết chữ đẹp cấp trường
  • 2017 - 2018: Đạt giải nhì cờ vua cấp huyện
  • 2018 - 2019: Đạt giải nhất Tin học trẻ Tiểu học cấp huyện
  • 2019 - 2020: Thi đỗ vào trường chuyên Amsterdam
  • 2020 - 2021: Đạt giải nhì cuộc thi hùng biện Tiếng Anh cấp thành phố
  • - Học sinh tự lựa chọn và sắp xếp các sự kiện quan trọng của cá nhân.

>> Bài tiếp theo: Lịch sử 6 bài 4 Nguồn gốc loài người Kết nối tri thức

Trên đây VnDoc tổng hợp toàn bộ phần câu hỏi và phần Luyện tập vận dụng đáp án chi tiết cho từng phần cho các bạn tham khảo giải Lịch sử 6 sách Kết nối tri thức.

Ngoài ra, các dạng Đề thi học kì 1 lớp 6 và Đề thi học kì 2 lớp 6 theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của Bộ GD&ĐT ban hành. VnDoc.com liên tục cập nhật Lời giải, đáp án các dạng bài tập Chương trình mới cho các bạn cùng tham khảo.

  • Vở bài tập Lịch sử lớp 6 bài 3: thời gian trong Lịch sử
    Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

Video Giải Lịch sử 6 Bài 3: Thời gian trong lịch sử - sách Kết nối tri thức - Cô Phí Thị Hồng (Giáo viên VietJack)

Với soạn, giải bài tập Lịch Sử lớp 6 Bài 3: Thời gian trong lịch sử sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Lịch Sử 6 Bài 3.

Quảng cáo

Câu hỏi giữa bài

Luyện tập & Vận dụng

Quảng cáo

Bên cạnh đó là Giải sách bài tập, vở thực hành Lịch sử 6 Bài 3 sách Kết nối tri thức chi tiết:

Quảng cáo

Lời giải bài tập Lịch sử lớp 6 Chân trời sáng tạo và Cánh diều khác:

Xem thêm các bài giải bài tập Lịch Sử lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Lịch sử 6 Bài 3: Thời gian trong lịch sử (hay, chi tiết)

1. Vì sao phải xác định thời gian trong lịch sử

- Muốn hiểu và dựng lại lịch sử, cần sắp xếp tất cả sự kiện theo đúng trình tự của nó.

- Các dân tộc trên thế giới đã sáng tạo ra nhiều cách đo, dụng cụ đo thời gian khác nhau như: đồng hồ cát, đồng hồ nước, đồng hồ mặt trời,...

2. Các cách tính thời gian trong lịch sử

- Âm lịch là hệ lịch được theo chu kì chuyển động của Mặt Trăng xung quanh Trái Đất.

Vở bài tập Lịch sử lớp 6 bài 3: thời gian trong Lịch sử

- Dương lịch là hệ lịch được tính theo chu kì chuyển động của Trái Đất cung quanh Mặt Trời. Về sau, dương lịch đã được hoàn chỉnh và thống nhất để các dân tộc đều có thể sử dụng, đó là Công lịch.

- Công lịch lấy năm ra đời của Chúa Giê-su là năm đầu tiên của Công nguyên. Ngay trước năm đó là năm 1 trước Công nguyên (TCN). 

- Ngoài ra, còn có cách phân chia thời gian: thành thập kỉ (10 năm), thế kỉ (100 năm), thiên niên kỉ (1000 năm).

Vở bài tập Lịch sử lớp 6 bài 3: thời gian trong Lịch sử

Trắc nghiệm Lịch sử 6 Bài 3: Thời gian trong lịch sử (có đáp án)

Câu 1. Con người sáng tạo ra các loại lịch dựa trên cơ sở nào dưới đây?

A. Sự lên, xuống của thuỷ triều.

B. Các hiện tượng tự nhiên như mưa, gió, sấm, chớp,...

C. Sự di chuyển của Mặt Trăng quanh Trái Đất và Trái Đất quanh Mặt Trời.

D. Các câu ca dao, dân ca được truyền từ đời này sang đời khác.

Hiển thị đáp án

Đáp án: C.

Lời giải: Con người dựa vào sự chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất để làm ra Âm lịch và sự di chuyển của Trái Đất quanh Mặt Trời để làm ra Dương lịch 

Câu 2. Theo em, âm lịch là loại lịch dựa theo chu kì chuyển động của

A. Mặt Trời quanh Trái Đất.

B. Trái Đất quanh Mặt Trời.

C. Mặt Trăng quanh Trái Đất.

D. Mặt Trăng quanh Mặt Trời.

Hiển thị đáp án

Đáp án: C.

Lời giải: Âm lịch là hệ lịch được tính theo chu kì chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất (SGK Lịch Sử 6 – Trang15).

Câu 3. Dương lịch là loại lịch dựa theo chu kì chuyển động của

A. Trái Đất quanh Mặt Trời.

B. Mặt Trăng quanh Trái Đất.

C. Trái Đất quanh trục của nó.

D. Mặt Trời quanh Trái Đất.

Hiển thị đáp án

Đáp án: A.

Lời giải: Dương lịch là hệ lịch được tính theo chu kì chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời (SGK Lịch Sử 6 - Trang 15).

Câu 4. Hiện nay, ở Việt Nam

A. âm lịch vẫn được sử dụng phổ biến trong nhân dân.

B. người dân chỉ sử dụng dương lịch.

C. sử dụng một loại lịch riêng, gọi là âm – dương lịch.

Hiển thị đáp án

Đáp án: D.

Lời giải: Ở Việt Nam, Công lịch (dương lịch đã được hoàn chỉnh) dùng chính thức trong các cơ quan và văn bản nhà nước, tuy nhiên, âm lịch vẫn được dùng phổ biến trong nhân dân. Vì vậy, trên tờ lịch đều in ngày, tháng, năm của cả 2 loại lịch này. (SGK Lịch Sử 6 – Trang 15).

Câu 5. Đâu không phải là lí do cần phải xác định thời gian trong lịch sử?

A. Ghi nhớ sự kiện lịch sử của mỗi cá nhân.

B. Phục dựng và tái hiện lại sự kiện.

C. Biết sự kiện đã xảy ra vào thời điểm nào trong quá khứ.

D. Sắp xếp các sự kiện theo đúng trình tự đã xảy ra của nó.

Hiển thị đáp án

Đáp án: D.

Lời giải: Lịch Sử là những gì đã xảy ra trong quá khứ theo trình tự thời gian. Muốn hiểu và dựng lại lịch sử cần sắp xếp tất cả sự kiện theo đúng trình tự của nó. Để xác định được thời gian ta cần biết cách tính. (SGK Lịch Sử 6 – Trang 14).

Giới thiệu kênh Youtube VietJack

  • Vở bài tập Lịch sử lớp 6 bài 3: thời gian trong Lịch sử
    Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

  • Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 6 có đáp án

Vở bài tập Lịch sử lớp 6 bài 3: thời gian trong Lịch sử

Vở bài tập Lịch sử lớp 6 bài 3: thời gian trong Lịch sử

Vở bài tập Lịch sử lớp 6 bài 3: thời gian trong Lịch sử

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Vở bài tập Lịch sử lớp 6 bài 3: thời gian trong Lịch sử

Vở bài tập Lịch sử lớp 6 bài 3: thời gian trong Lịch sử

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k10: fb.com/groups/hoctap2k10/

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài dựa trên đề bài và hình ảnh của sách giáo khoa Lịch Sử và Địa Lí lớp 6 - bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống (Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam). Bản quyền lời giải bài tập Lịch Sử lớp 6 thuộc VietJack, nghiêm cấm mọi hành vi sao chép mà chưa được xin phép.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.