Xí nghiệp nòng cốt là gì

- Điểm công nghiệp+ Đồng nhất với một điểm dân cư.+ Gồm một đến hai xí nghiệp năm gần nguồn nguyên - nhiên liệu công nghiệp hoặc vùng nguyên liệu nông sản.+ Không có mối liên hệ giữa các xí nghiệp.- Khu công nghiệp tập trung:+ Khu vực có ranh giới rõ ràng (vài trăm ha), có vị trí thuận lợi (gần cảng biển, quốc lộ lớn. gần sân hay).+ Tập trung tương đối nhiều các xí nghiệp với khả năng hợp tác sản xuất cao.+ Sản xuất các sản phẩm vừa để tiêu dùng trong nước, vừa xuất khẩu.+ Có các xí nghiệp dịch vụ hỗ ượ sản xuất công nghiệp.- Trung tâm công nghiệp:+ Gắn với đô thị vừa và lớn, có vị trí địa lí thuận lợi.+ Bao gồm khu công nghiệp, điểm công nghiệp và nhiều xí nghiệp công nghiệp có mối liên hệ chặt chẽ về sản xuất, kĩ thuật, công nghệ.+ Có các xí nghiệp nòng cốt (hay hạt nhân).+ Có các xí nghiệp bổ trợ và phục vụ.- Vùng công nghiệp:+ Vùng lãnh thổ rộng lớn.+ Bao gồm nhiều điểm, khu công nghiệp, trung lâm công nghiệp có mối liên hệ về sản xuất và có những nét tương đồng trong quá trình hình thành công nghiệp.+ Có một vài ngành công nghiệp chủ yếu tạo nên hướng chuyên môn hóa.+ Có các ngành phục vụ và bổ trợ.

Show

Câu hỏi lý thuyết 1 - SGK Trang 132 Địa lí 10-

Em hãy nêu ví dụ cụ thể về các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp có mặt ở Việt Nam hay địa phương?

Hướng dẫn giải:

- Điểm công nghiệp: sản xuất vật liệu xây dựng ở Đồng Hới (Quảng Bình); chế biến nông sản ở Bảo Lộc (Lâm Đồng); khai thác, chế biến lâm sản ở Pleiku (Gia Lai),...
- Khu công nghiệp: khu chế xuất (KCX) Tân Thuận. KCX Linh Trung, KCX Tân Tạo (TP. Hồ Chí Minh), khu công nghiệp (KCN) Nội Bài, KCN Thăng

Long (Hà Nội), KCN Biên Hòa 1, 2, KCN Nhơn Trạch 1, 2, 3, KCN Sông Mây(Đồng Nai), KCN Sóng Thần 1, 2 (Bình Dương),...
- Trung tâm công nghiệp: Hà Nội, Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh, Đà Năng, Nha Trang. Thủ Dầu Một, Biên Hòa, Vũng Tàu, cần Thơ,...
- Vùng công nghiệp: Theo quy hoạch của Bộ Công nghiệp (năm 2001), cả nước được chia thành sáu vùng công nghiệp:
+ Vùng 1: Các tỉnh trung du và miền núi Bắc Bộ, trừ Quảng Ninh.
+ Vùng 2: Các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Hồng và Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An. Hà Tĩnh.
+ Vùng 3: Các tỉnh từ Quảng Bình đến Ninh Thuận.
+ Vùng 4: Các tỉnh thuộc Tây Nguyên (trừ Lâm Đồng).
+ Vùng 5: Các tỉnh Đông Nam Bộ và Bình Thuận, Lâm Đồng.
+ Vùng 6: Các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long


Câu hỏi lý thuyết 2 - SGK Trang 132 Địa lí 10-

Quan sát bảng một số hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp và hình 33, em hãy điền tên các hình thức vào đúng vị trí?

Hướng dẫn giải:

- Hình phía trên bên trái: điểm công nghiệp.
- Hình phía trên bên phải: khu công nghiệp lập trung.
- Hình phía dưới bên trái: trung tâm công nghiệp.
- Hình phía dưới bên phải: vùng công nghiệp.


Bài 1 trang 132 sgk Địa lí lớp 10

Em hãy nêu những đặc điểm chính của các hình thức lãnh thổ công nghiệp?

Hướng dẫn giải:

- Điểm công nghiệp
+ Đồng nhất với một điểm dân cư.
+ Gồm một đến hai xí nghiệp năm gần nguồn nguyên - nhiên liệu công nghiệp hoặc vùng nguyên liệu nông sản.
+ Không có mối liên hệ giữa các xí nghiệp.
- Khu công nghiệp tập trung:
+ Khu vực có ranh giới rõ ràng (vài trăm ha), có vị trí thuận lợi (gần cảng biển, quốc lộ lớn. gần sân hay).
+ Tập trung tương đối nhiều các xí nghiệp với khả năng hợp tác sản xuất cao.
+ Sản xuất các sản phẩm vừa để tiêu dùng trong nước, vừa xuất khẩu.
+ Có các xí nghiệp dịch vụ hỗ ượ sản xuất công nghiệp.
- Trung tâm công nghiệp:
+ Gắn với đô thị vừa và lớn, có vị trí địa lí thuận lợi.
+ Bao gồm khu công nghiệp, điểm công nghiệp và nhiều xí nghiệp công nghiệp có mối liên hệ chặt chẽ về sản xuất, kĩ thuật, công nghệ.
+ Có các xí nghiệp nòng cốt (hay hạt nhân).
+ Có các xí nghiệp bổ trợ và phục vụ.
- Vùng công nghiệp:
+ Vùng lãnh thổ rộng lớn.
+ Bao gồm nhiều điểm, khu công nghiệp, trung lâm công nghiệp có mối liên hệ về sản xuất và có những nét tương đồng trong quá trình hình thành công nghiệp.
+ Có một vài ngành công nghiệp chủ yếu tạo nên hướng chuyên môn hóa.
+ Có các ngành phục vụ và bổ trợ.


Bài 2 trang 132 sgk Địa lí lớp 10

Tại sao ở các nước đang phát triển châu Á, trong đó có Việt Nam, phổ biến hình thức khu công nghiệp tập trung ?

Giải Bài Tập Địa Lí 12 – Bài 28: Vấn đề tổ chức lãnh thổ công nghiệp giúp HS giải bài tập, các em sẽ có được những kiến thức phổ thông cơ bản, cần thiết về các môi trường địa lí, về hoạt động của con người trên Trái Đất và ở các châu lục:

Trả lời câu hỏi Địa Lí 12 Bài 28 trang 125: Dựa vào sơ đồ hình 28.1, hãy phân tích các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến việc tổ chức lãnh thổ công nghiệp.

Trả lời:

– Nhóm nhân tố bên trong:

   + Vị trí địa lí tạo điều kiện cho việc giao lưu về sản xuất công nghiệp (nguyên, nhiên liệu, thị trường,..), từ đó ảnh hưởng đến tổ chức lãnh thổ công nghiệp (TCLTCN).

   + Tài nguyên thiên nhiên có nguồn nước, khoáng sản và tài nguyên khác, là cơ sở nguyên, nhiên liệu quan trọng và cần thiết cho sự phát triển công nghiệp, tạo ra sự phân hoá ban đầu của lãnh thổ công nghiệp.

   + Điều kiện kính tế – xã hội: dân cư và lao động, mạng lưới các đô thị và các điều kiện khác có tính quyết định đến TCLTCN.

– Nhóm nhân tố bên ngoài:

   + Thị trường ảnh hưởng đến các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp.

   + Sự hợp tác quốc tế được thể hiện qua một số lĩnh vực như:

      • Vốn đầu tư: các nước phát triển đầu tư phát triển các ngành công nghiệp mới, khu công nghiệp, khu chế xuất.

      • Chuyển giao công nghệ: Kĩ thuật và công nghệ hiện đại có ý nghĩa quyết định đến tốc độ tăng trưởng kinh tế. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô, phương hướng, phân bố sản xuất.

      • Tổ chức quản lí: tạo ra sự liên kết bền vững trong một hệ thống sản xuất kinh doanh. Chính sự liên kết đó là tiền đề để hình thành các không gian công nghiệp cũng như hình thức TCLTCN.

Trả lời câu hỏi Địa Lí 12 Bài 28 trang 126: Dựa vào kiến thức đã học ở lớp 10, hãy nêu các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp.

Trả lời:

– Điểm công nghiệp

– Khu công nghiệp

– Trung tâm công nghiệp

– Vùng công nghiệp

Trả lời câu hỏi Địa Lí 12 Bài 28 trang 126: Dựa vào kiến thức đã học ở lớp 10, hãy nêu những đặc điểm chính của điểm công nghiệp.

Trả lời:

– Chỉ bao gồm các xí nghiệp đơn lẻ.

– Các xí nghiệp này thường được phân bố gần nguồn nguyên, nhiên liệu hoặc trung tâm tiêu thụ.

– Không có mối liên hệ về sản xuất.

Trả lời câu hỏi Địa Lí 12 Bài 28 trang 126: Hãy xác định một số điểm công nghiệp trên hình 26.2 (hoặc Atlat Địa lí Việt Nam).

Trả lời:

– Lạng Sơn, Hà Tĩnh, Đồng Hới, Đông Hà, Tuy Hòa, Kon Tum, Gia Nghĩa, Bảo Lộc,…

Trả lời câu hỏi Địa Lí 12 Bài 28 trang 126: Hãy kể tên một số khu công nghiệp tập trung ở địa phương nếu có.

Trả lời:

– Khu công nghiệp Nội Bài, KCN Thăng Long (Hà Nội).

Trả lời câu hỏi Địa Lí 12 Bài 28 trang 126: Tại sao các khu công nghiệp tập trung lại phân bố chủ yếu ở Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải miền Trung.

Trả lời:

– Vị trí địa lí: thuận lợi xây dựng các khu công nghiệp, phát triển sản xuất, cho việc xuất và nhập hàng hóa, máy móc thiết bị.

– Điều kiện tự nhiên: có tài nguyên thiên nhiên làm nguyên liệu tại chỗ cho phát triển công nghiệp.

– Điều kiện kinh tế – xã hội:

   + Có cơ sở hạ tầng tốt, đặc biệt là giao thông vận tải, thông tin liên lạc, khả năng cung cấp điện, nước.

   + Có nguồn lao động dồi dào, chất lượng cao.

   + Có thị trường tiêu thụ rộng lớn cả trong và ngoài nước.

   + Các ngành kinh tế phát tiển ở trình độ cao hơn so với các vùng khác.

   + Có các vùng kinh tế trọng điểm.

– Cơ chế quản lí có nhiều đổi mới, năng động.

Trả lời câu hỏi Địa Lí 12 Bài 28 trang 127: Hãy trình bày những đặc điểm chính của trung tâm công nghiệp.

Trả lời:

– Thường gắn liền với một đô thị vừa và lớn.

– Tập trung nhiều cơ sở công nghiệp (khu CN, điểm CN và nhiều xí nghiệp CN) thuộc nhiều ngành CN có mối liên hệ chặt chẽ về sản xuất, kỹ thuật, công nghệ.

– Trong đó có một số ngành chuyên môn hoá (nòng cốt hay hạt nhân).

– Có các ngành, xí nghiệp bổ trợ và phục vụ.

Trả lời câu hỏi Địa Lí 12 Bài 28 trang 127: Quan sát bản đồ công nghiệp chung (hoặc Atlat Địa lí Việt Nam), hãy xác định các trung tâm công nghiệp lớn và rất lớn và nêu cơ cấu ngành của mỗi trung tâm.

Trả lời:

– Hai trung tâm chính có quy mô rất lớn và lớn: Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh

– Hà Nội: Luyện kim đen, cơ khí, sản xuất ô tô, điện tử; hoá chất, phân bón; sản xuấy vật liệu xây dựng; dệt, may; chế biến nông sản; sản xuất giấy, xenlulô.

– TP Hồ Chí Minh: Luyện kim đen, luyện kim màu, cơ khí, sản xuất ô tô, điện tử; hoá chất, phân bón; sản xuấy vật liệu xây dựng; dệt, may; chế biến nông sản; sản xuất giấy, xenlulô; đóng tàu, nhiệt điện.

Trả lời câu hỏi Địa Lí 12 Bài 28 trang 127: Trình bày những đặc điểm chính của vùng công nghiệp.

Trả lời:

– Là hình thức TCLTCN có trình độ cao nhất.

– Có thể bao gồm tất cả các hình thức TCLTCN từ thấp đến cao và giữa chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau về sản xuất, công nghệ, kinh tế…

– Có diện tích bao gồm nhiều tỉnh, thành phố (tương đương cấp tỉnh).

– Có một số ngành chuyên môn hóa thể hiện bộ mặt của vùng.

– Sự chỉ đạo được thông qua các Bộ chủ quản và các địa phương.

Bài 1 trang 127 Địa Lí 12: Thế nào là tổ chức lãnh thổ công nghiệp?

Trả lời:

– Là sự sắp xếp, phối hợp giữa các quá trình và cơ sở sản xuất CN trên một lãnh thổ nhất định để sử dụng hợp lí các nguồn lực, nhằm đạt hiệu quả cao về KTXH và môi trường.

Bài 2 trang 127 Địa Lí 12: So sánh các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở nước ta.

Trả lời:

Hình thức tổ chứcKhái niệmĐặc điểmQuy môĐiểm công nghiệpLà hình thức tổ chức đơn giản nhất, trên đó gồm 1, 2, 3 xí nghiệp được phân bố ở nơi gần nguồn nguyên, nhiên liệu.

– Gồm nhiều xí nghiệp phân bố lẻ tẻ, phân tán.

– Nằm cùng với một điểm dân cư.

– Phân công lao động về mặt địa lý, các xí nghiệp độc lập về kinh tế có công nghệ sản phẩm hoàn chỉnh.

Qui mô nhỏKhu công nghiệpLà khu vực có ranh giới nhất định, có kết cấu hạn tầng tương đối tốt và sản phẩm có khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

– Có ranh giới rõ ràng.

– Vị trí địa lý thuận lợi, không có dân sinh sống.

– Tập trung nhiều các xí nghiệp công nghiệp, hợp tác sản xuất cao.

– Chi phí sản xuất thấp, các sản phẩm để tiêu dùng trong nước hoặc xuất khẩu.

– Được hưởng các chính sách ưu tiên của Nhà nước.

– Diện tích 50ha trở lên đến vài trăm ha.

– Gồm nhiều xí nghiệp liên kết với nhau nên có số lượng công nhân nhiều và có tay nghề.

Trung tâm công nghiệpLà hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở trình độ cao, là khu vực tập trung công nghiệp gắn với đô thị vừa và lớn.

– Gồm nhiều điểm công nghiệp, khu công nghiệp có mối quan hệ chặt chẽ về qui trình, công nghệ.

– Có các xí nghiệp nòng cốt (hạt nhân), các xí nghiệp bổ trợ, phục vụ.

– Là nơi ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến.

– Nơi có cư dân sinh sống, cơ sở hạn tầng vật chất tương đối đồng bộ.

– Qui mô lớn.

– Có tầm ảnh hưởng khá lớn đối với nền kinh tế của quốc gia đó.

Vùng công nghiệp

Đây là hình thức cao nhất của tổ chức lãnh thổ công nghiệp. Có hai loại:

– Vùng ngành: là tập hợp về lãnh thổ các xí nghiệp cùng loại => Đơn ngành.

– Vùng tổng hợp: gồm các xí nghiệp, cụm công nghiệp, khu công nghiệp, trung tâm công nghiệp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau => Đa ngành.

– Bao gồm các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp khác nhau, có mối quan hệ mật thiết với nhau.

– Có ngành công nghiệp chủ chốt, chuyên môn hóa cao.

– Các ngành phục vụ bổ trợ.

– Vùng công nghiệp phân bố trên một qui mô lãnh thổ rộng lớn.

– Có tầm ảnh hưởng lớn nền kinh tế trong nước và sức hút với khu vực và thế giới.

Bài 3 trang 127 Địa Lí 12: Căn cứ vào kiến thức đã có, vào bản đồ Công nghiệp chung (hay Atlat Địa lí Việt Nam), hãy giải thích tại sao TP Hồ Chí Minh và Hà Nội là 2 trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta.

Trả lời:

– Có vị trí địa lí thuận lợi cho xây dựng và phát triển các trung tậm công nghiệp, giao lưu với các nước trong khu vực (xuất khẩu hàng hóa và nhập khẩu máy móc), nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và phía Nam.