Bệnh als là gì

Tìm hiểu chung

Bệnh xơ cứng cột bên teo cơ (ALS) là gì?

Xơ cứng cột bên teo cơ là một bệnh lý liên quan đến hệ thần kinh. Trong đó, một số tế bào neuron ở não và tủy sống từ từ chết đi. Những tế bào này gửi tín hiệu từ não và tủy sống đến các cơ vân. Ban đầu, người bệnh sẽ có những vấn đề liên quan đến cơ bắp, rồi dần trở nên tàn tật. Đến giai đoạn cuối của bệnh, cơ hô hấp ngưng hoạt động dẫn đến tử vong.

Xơ cứng cột bên teo cơ cũng được gọi là bệnh Lou Gehrig, theo tên của một cầu thủ bóng chày nổi tiếng, người đã qua đời vì bệnh này.

Những ai thường mắc phải bệnh xơ cứng cột bên teo cơ (ALS)?

Xơ cứng cột bên teo cơ là một căn bệnh không quá phổ biến. Bệnh thường ảnh hưởng đến nam giới nhiều hơn nữ giới. Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ lứa tuổi nào, tuy nhiên độ tuổi mắc bệnh thường từ 40-60 tuổi. Bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.

Triệu chứng và dấu hiệu

Những triệu chứng và dấu hiệu của bệnh xơ cứng cột bên teo cơ (ALS) là gì?

Hội chứng xơ cứng cột bên teo cơ thường bắt đầu với sự yếu cơ ở tay hoặc chân hoặc nói lắp. Sự yếu cơ dần lan đến cả tay, chân và các bộ phận khác của cơ thể. Yếu cơ ở cột sống và cổ sẽ dẫn đến đầu bị gục xuống. Teo cơ và co giật ở lưỡi (rung cơ cục bộ) là những triệu chứng khá phổ biến sau đó. Ở giai đoạn cuối của bệnh, ngươi bệnh có thể bị liệt cơ vận động, dẫn đến khó khăn khi nói, ăn uống (nuốt) và hô hấp.

Tuy nhiên, xơ cứng cột bên teo cơ không ảnh hưởng đến các giác quan như thị giác, khứu giác, vị giác, thính giác, xúc giác. Dù vậy, người bệnh có thể gặp các vấn đề về tâm thần như không nói được hoặc khó khăn khi tìm từ để nói.

Có thể có các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Bạn cần đến bệnh viện hoặc tìm gặp bác sĩ ngay khi có những triệu chứng sau:

  • Đi lại khó khăn và mất kiểm soát các hoạt động sinh hoạt bình thường khác.
  • Chân, bàn chân và đầu gối yếu đi hoặc tê liệt.
  • Tay yếu đi và hoại tử.
  • Nói lắp hay khó nuốt.
  • Tê cơ, tay, vai và lưỡi co giật.
  • Khó ngẩng đầu lên hoặc khó đi đứng hay ngồi đúng cách.

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây bệnh xơ cứng cột bên teo cơ (ALS) là gì?

Hiện nay vẫn chưa rõ nguyên nhân gây xơ cứng cột bên teo cơ. Trên thế giới có khoảng 90% các trường hợp được ghi nhận mắc bệnh do bệnh xuất hiện ngẫu nhiên và 10% trong số đó là do di truyền trong gia đình.

Chứng xơ cứng teo cơ một bên (ALS – Amyotrophic Lateral Sclerosis) là một chứng rối loạn thần kinh hiếm gặp, chủ yếu liên quan đến các tế bào thần kinh. Các tế bào thần kinh của chúng ta chịu trách nhiệm cho các cử động cơ, như nhai, nói hoặc thở,… ALS là một căn bệnh nguy hiểm vì nó sẽ trở nên trầm trọng hơn theo thời gian, khiến cho việc cử động cơ, nhai, nói… trở nên khó khăn.

Từ Amyotrophic là một từ tiếng Hy Lạp, “A” nghĩa là không có, “myo” là viết tắt của cơ bắp và “trophic” có nghĩa là nuôi dưỡng. Cho đến nay, phương pháp điều trị bằng tế bào gốc đang được xem là tia hy vọng mới cho bệnh nhân ALS.

Bệnh als là gì

Bệnh ALS (Amyotrophic Lateral Sclerosis) là một chứng rối loạn thần kinh hiếm gặp, chủ yếu liên quan đến các tế bào thần kinh

Nguy cơ mắc chứng xơ cứng teo cơ một bên 

Được biết, mỗi ngày, trung bình có thêm 15 người được chẩn đoán mắc bệnh ALS – tương đương với hơn 5.600 người mỗi năm. Hầu hết bệnh nhân được phát hiện mắc ALS ở độ tuổi từ 40 đến 70, mặc dù bệnh có thể xảy ra ở độ tuổi nhỏ hơn. Ai cũng có nguy cơ mắc bệnh, không phân biệt chủng tộc, điều kiện kinh tế – xã hội.

Nguyên nhân của bệnh ALS

Nguyên nhân của ALS hiện chưa được tìm thấy, nhưng một nghiên cứu vào năm 1993 cho thấy rằng cơ thể của bệnh nhân ALS sản sinh ra Cu/Zn superoxide dismutase (SOD1). Nguyên nhân chính có thể được coi là do di truyền, trong nghiên cứu của nhiều nhà khoa học đã phát hiện ra rằng SOD1 đột biến có thể trở thành chất độc hại. Ngay cả các yếu tố môi trường như chế độ ăn uống, các tác nhân truyền nhiễm, và virus cũng có thể là nguyên nhân.

ALS không thể được phát hiện bằng một xét nghiệm đơn lẻ. Các bác sĩ phải xem xét lại toàn bộ lịch sử y tế, sau đó tiến hành kiểm tra thần kinh định kỳ để xem xét các triệu chứng có tệ hơn hay không. Chẩn đoán chính được thực hiện bằng cách quan sát các dấu hiệu và triệu chứng sau khi thực hiện một loạt các xét nghiệm. Các xét nghiệm này có thể là:

  • Tín hiệu điện cơ (EMG) – để xem khả năng phản ứng với dòng điện của các sợi cơ thông qua các báo cáo đặc biệt
  • Dẫn truyền thần kinh (NCS) – thử nghiệm được thực hiện trên các dây thần kinh
  • Cộng hưởng từ (MRI)
  • Cùng với một loạt các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm như xét nghiệm nước tiểu và xét nghiệm máu.

Xem thêm: 

Các triệu chứng của bệnh ALS

Lúc đầu, các triệu chứng của bệnh ALS có xu hướng bị bỏ qua nhưng khi thời gian trôi qua, chúng trở nên nghiêm trọng. Các triệu chứng ban đầu có thể là:

  • Co giật cơ ở cánh tay, chân hoặc lưỡi
  • Chuột rút cơ
  • Khó nhai hoặc nuốt
  • Các cơ thường xuyên bị cứng.

Nhiều bệnh nhân ALS đã quan sát thấy dấu hiệu đầu tiên được nhìn thấy trên cánh tay hoặc bàn tay; họ không thể làm công việc thường xuyên như viết, mở khóa bằng chìa khóa, hoặc cài nút áo, vì thế thường thì người ta không thể nói chính xác nơi nào hoặc khi nào họ có dấu hiệu đầu tiên hoặc triệu chứng bệnh lý.

Liệu pháp điều trị bệnh ALS bằng tế bào gốc trung mô (MSC) 

Tế bào gốc là tập hợp các tế bào sinh học chưa biệt hoá có thể được biến đổi thành các tế bào chuyên biệt và thậm chí chúng có thể được phân chia để trở thành những tế bào gốc khác. Các tế bào gốc này có thể được thu thập từ phôi được hình thành trong giai đoạn blastocyst, hoặc từ các mô đã trưởng thành. Những tế bào trưởng thành này có thể được tìm thấy khắp cơ thể người, chúng có khả năng nhân lên và phát triển, nhưng chúng chỉ phát triển khi có tổn thương mô trong cơ thể, hoặc khi chúng được kích hoạt bởi bất kỳ một bệnh nào đó, ngoài ra, trong suốt dòng đời của mình, các tế bào gốc này phân tán khắp nơi trong cơ thể.

Những tế bào này chủ yếu được tìm thấy trong não, máu, mạch máu, da và tủy xương. Tế bào gốc phôi nang được tìm thấy khi con người đang phát triển bên trong bụng mẹ. Ngày nay người ta đã bắt đầu bảo quản dây rốn của những đứa trẻ khi chúng vừa được sinh ra. Lý do đằng sau việc lưu trữ này là dây rốn chứa đựng một số lượng lớn các tế bào gốc có thể giúp ích cho bất kỳ rủi ro nào trong tương lai. Khoa học hiện đại nhìn thấy rất nhiều tiềm năng trong tế bào gốc, không có giới hạn về số lượng bệnh có thể được điều trị bằng tế bào gốc, chẳng hạn như ung thư, tiểu đường, Parkinson, Alzheimer và nhiều hơn nữa…

Bệnh als là gì

Cho đến nay, phương pháp điều trị bằng tế bào gốc đang được xem là tia hy vọng mới cho bệnh nhân ALS

MSC có tính chất linh hoạt và khả năng cung cấp các yếu tố tăng trưởng điều chỉnh hệ miễn dịch

Việc cấy ghép tế bào gốc trung mô (MSC) dẫn đến gia tăng sự tồn tại của tế bào thần kinh vì các tế bào này giúp tạo ra các protein hữu ích trong sự tăng trưởng và tồn tại của các tế bào thần kinh mới trưởng thành và đầy đủ tính năng. Hơn nữa, ý tưởng thay thế các tế bào thần kinh chết bằng các tế bào mới hiện nay trở nên thực tế hơn, khả thi và hấp dẫn hơn. Bệnh nhân đã được điều trị bằng tế bào gốc cho thấy sự cải thiện trong sự phối hợp vận động, sự cân bằng, khả năng nói, nuốt và cử động ở những khu vực khác.

Các liệu pháp hỗ trợ được bao gồm trong chương trình điều trị bệnh ALS của chúng tôi là:

  • Kích thích chế độ tế bào gốc sửa chữa: tiêm peptide trẻ hóa
  • Liệu pháp enzyme trong 30 ngày
  • Các gói dinh dưỡng tùy chỉnh dựa trên xét nghiệm máu của bệnh nhân
  • Liệu pháp laser mô
  • Liệu pháp oxy.

Liệu pháp tế bào gốc điều trị bệnh ALS: kết quả tiềm năng

Hàng trăm bệnh nhân ALS trên toàn thế giới tiếp tục thấy kết quả đáng kinh ngạc của liệu pháp tế bào gốc. Liệu pháp này đã được chứng minh hiệu quả trong việc làm chậm sự tiến triển của căn bệnh này, và mang lại cho bệnh nhân chất lượng cuộc sống tốt hơn.

ĐẶT LỊCH TƯ VẤN

TP.HCM: Tầng M, tòa nhà Golden King, 15 Nguyễn Lương Bằng, phường Tân Phú, quận 7

Hà Nội: Tầng 2, tòa nhà 901, khu Đô Thị Starlak, Tây Hồ, Bắc Từ Liêm

0901.24.7788 – 1900.63.67.16