Người ốm có nên an sữa chua

Để tận dụng được tối đa các công dụng của sữa chua thì bạn nên ăn sữa chua đúng cách để cơ thể hấp thu các dưỡng chất từ sữa chua hiệu quả.

Những ích lợi sữa chua cung cấp cho cơ thể

Sữa chua cung cấp cho cơ thể lượng lớn các vi khuẩn có lợi (Lactobacillus Acidophilus và Bifido Bacterium), bảo vệ hệ tiêu hóa, tăng cường sức đề kháng. Có một số vi khuẩn trong sữa chua còn tạo ra kháng sinh có khả năng diệt các vi khuẩn có hại trong ruột.

Sữa chua đặc biệt thích hợp với người già, trẻ em, người mới ốm dậy, nhất là những người mắc bệnh về tiêu hóa. Khi lạm dụng hoặc sử dụng kháng sinh không đúng sẽ làm mất cân bằng hệ vi khuẩn trong ruột, nên cơ thể rất dễ nhiễm bệnh. Trong trường hợp này, sữa chua rất có hiệu quả trong việc lập lại cân bằng hệ vi khuẩn trong ruột. Song, việc bổ sung cần được tiến hành ngay sau đợt sử dụng kháng sinh, chứ không phải trong khi dùng kháng sinh, vì kháng sinh và men vi sinh hoặc sữa chua sẽ “công” nhau. Trong khi kháng sinh đang tìm cách tiêu diệt vi khuẩn, thì men vi sinh lại làm việc ngược lại là cung cấp thêm lợi khuẩn cho đường ruột, làm cản trở quá trình tiêu diệt vi khuẩn của kháng sinh.

Đối với người bị viêm loét dạ dày (đau dạ dày) thường phải dùng thuốc kháng axit nên làm cho vi khuẩn sinh hơi dồn lên, làm bụng trở nên ấm ách rất khó chịu. Nếu ăn sữa chua trong trường hợp này giúp cho bụng hết sình hơi, ấm ách là nhờ khí được đẩy xuống và tính axit được phục hồi.

Với trẻ bị tiêu chảy hoặc biếng ăn, cho ăn sữa chua sẽ chữa được tiêu chảy là nhờ sữa chua lập lại cân bằng vi khuẩn ở ruột và chất kháng sinh lactocidine có trong sữa chua giúp việc điều trị tiêu chảy. Sữa chua dễ tiêu hóa nên rất phù hợp với trẻ biếng ăn. Một nghiên cứu gần đây cho thấy, cơ thể hấp thu sữa chua gấp 3 lần sữa tươi.

Người ốm có nên an sữa chua

Sữa chua là lựa chọn cho bữa ăn nhẹ tuyệt vời nhờ chứa protein, carbohydrate kết hợp với các lợi khuẩn, đặc biệt là canxi.

Nên ăn khi nào?

Chỉ nên ăn sữa chua sau bữa ăn bởi các vi khuẩn có lợi trong sữa chua tồn tại ở điều kiện độ pH lớn hơn hoặc bằng 4,5. Khi đói, độ pH trong dạ dày chỉ bằng 2, do đó, nếu ăn sữa chua lúc này thì các vi khuẩn có lợi trong sữa chua bị tiêu diệt. Hơn nữa, protein có trong sữa chua sẽ khiến bạn dễ bị no và mất đi cảm giác ngon miệng khi ăn. Sau khi ăn, dạ dày co bóp mạnh, độ pH tăng lên, đó chính là môi trường tuyệt vời để các vi khuẩn có lợi trong sữa chua hoạt động tốt. Thời điểm tốt nhất để ăn sữa chua chính là sau bữa trưa. Khoảng 1 - 2 giờ đồng hồ sau khi ăn, bạn có thể bắt đầu ăn sữa chua. Thời điểm này, dịch acid trong dạ dày đã được pha loãng, đồng thời cả nồng độ acid trong dạ dày lúc này cũng phù hợp để acid lactic phát triển.

Sau khi tập luyện và thực hiện các bài tập thể lực, các cơ của bạn sẽ có cảm giác đau nhức. Điều này xảy ra do cơ bắp thường bị căng sức sau quá trình luyện tập. Lý tưởng nhất là bạn nên có một bữa ăn nhẹ kết hợp giữa carbohydrate và protein để nạp lại năng lượng. Sữa chua là lựa chọn tuyệt vời nhờ chứa protein, carbohydrate kết hợp với các lợi khuẩn, đặc biệt là canxi. Bạn có thể kết hợp sữa chua nguyên chất với trái cây tươi hoặc đông lạnh để có thêm nhiều chất dinh dưỡng quan trọng và tăng thêm hương vị.

Buổi tối, bạn nên chọn ăn các loại thức ăn chứa lượng calo thấp để tránh nguy cơ tăng cân không mong muốn. Với một khẩu phần ăn 227g sữa chua, lượng calo nạp vào cơ thể chỉ vào khoảng 180 calo. Protein có trong sữa chua cũng có thể giúp bạn phát triển cơ bắp hiệu quả. Với khẩu phần 227g sữa chua trước khi đi ngủ, bạn có thể nhận được tới 11g protein - lượng cần thiết để nuôi dưỡng cơ bắp trong thời gian ngủ.

Hãy bảo quản sữa chua trong tủ lạnh sau khi mua về, tốt nhất sử dụng sữa chua trong vòng 1 tuần sau khi mua. Khi mua, cần xem kỹ hạn sử dụng của sản phẩm in trên bao bì để đảm bảo có thể sử dụng sữa chua một cách an toàn trong nhiều ngày.


Thứ nhất, những thực phẩm tuyệt đối không nên ăn cùng sữa chua

Tiêu thụ sữa chua với các loại thực phẩm không đúng cách có thể gây hại cho sức khỏe của bạn. Dưới đây là danh sách những loại thực phẩm cần tránh.

- Sản phẩm thịt đã qua chế biến: Thịt đã qua chế biến thường bổ sung nhiều nitrat, chất này có thể giúp thịt không bị hư, nhưng một khi gặp axit hữu cơ trong sữa chua sẽ sinh ra chất axit nito gây ung thư có hại cho cơ thể con người.

- Chuối: Khi sử dụng sữa chua cùng với chuối sẽ giúp cơ thể con người phát triển theo hướng lành mạnh nhưng nó cũng làm tăng khả năng mắc bệnh ung thư. Vì vậy, không nên trộn hai loại thực phẩm này với nhau quá thường xuyên.

Người ốm có nên an sữa chua

Kết hợp sữa chua với chuối quá thường xuyên sẽ gây hại cơ thể.

- Thuốc: Để thuận tiện, một số người sẽ uống thuốc trong khi dùng sữa chua. Tuy nhiên, cách này rất nguy hiểm cho cơ thể của họ. Vì dạ dày của con người có tính axit nên nếu dùng quá nhiều sữa chua vào thời điểm này sẽ dễ khiến dạ dày tiết axit hơn. Khi dùng sữa chua cùng với thuốc sẽ làm giảm dược tính của thuốc, ảnh hưởng đến hiệu quả thuốc.

- Đậu nành: Sữa chua rất giàu canxi, lượng canxi này bị ảnh hưởng bởi một chất hóa học trong đậu nành, có thể ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ canxi của cơ thể. Nếu kết hợp ăn đậu nành và sữa chua trong thời gian dài sẽ có thể khiến cơ thể bị thiếu canxi trầm trọng.

- Hành tây: Do sữa chua ở dạng thực phẩm có tính lạnh, trong khi hành tây tạo ra nhiệt trong cơ thể. Sự kết hợp nóng và lạnh này có thể gây dị ứng da như phát ban, chàm, vẩy nến và các vấn đề khác.

- Xoài: Xoài và sữa chua cũng tạo ra nhiệt và lạnh trong cơ thể, có thể gây ra các vấn đề về da, độc tố và nhiều vấn đề khác.

- Cá: Ăn sữa chua ngay sau khi ăn cá có thể gây khó tiêu hay một số vấn đề khác liên quan đến dạ dày.

- Sữa: Sữa và sữa chua là hai nguồn protein động vật và do đó không nên tiêu thụ cùng nhau. Tiêu thụ hai thứ này cùng nhau có thể gây tiêu chảy, ợ chua và chướng bụng.

- Thức ăn có dầu: Sự kết hợp của thức ăn chiên xào nhiều dầu mỡ với sữa chua làm chậm quá trình tiêu hóa và khiến bạn cảm thấy uể oải.

Thứ hai, không phải ai cũng thích hợp với sữa chua

Sữa chua có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa tương đối mạnh, có nghĩa là nó có thể giúp nhu động ruột của chúng ta, nó có tác dụng tuyệt vời đối với những người bị táo bón, nhưng nó không đúng hoàn toàn với người già và trẻ em. Do dạ dày của người già và trẻ em tương đối yếu, sau khi ăn sữa chua có thể bị tiêu chảy nên người già và trẻ em cần thận trọng.

Ngoài ra, sữa chua có chứa đường, hàm lượng đường không thấp nên bệnh nhân tiểu đường, viêm túi mật và các bệnh khác không nên ăn sữa chua để tránh một số ảnh hưởng đến tình trạng bệnh.

Thứ 3, không ăn khi đông cứng

Nhiều người có thói quen mua sữa chua về để trên ngăn đá cho đông cứng thành đá rồi mới ăn. Đây là cách ăn sai lầm, vì sữa chua đông cứng như vậy sẽ khiến một số vi khuẩn có lợi sẽ chết do nhiệt độ quá lạnh. Ăn như vậy sẽ không mang lợi cho sức khỏe.

Người ốm có nên an sữa chua

Sữa chua đông lạnh nên được ngâm cho mềm hoặc để ra ngoài môi trường 15p.

Thứ 4, không được hâm nóng trước khi ăn

Nhiều mẹ sợ các bé ăn sữa chua lạnh sẽ bị viêm họng nên ngâm sữa chua qua nước nóng hoặc hâm nóng qua lò vi sóng. Đây cũng là một cách ăn sai lầm vì các vi khuẩn có lợi trong sữa chua sẽ mất khả năng hoạt động, hàm lượng dinh dưỡng có trong sữa chua sẽ bị ảnh hưởng.

Tốt nhất nếu sữa chua lạnh, bạn có thể để ngoài môi trường 30-45 phút, hoặc ngâm vào nước theo tỷ lệ 2 sôi, 1 lạnh trong 15 phút trước khi ăn.

Thứ 5, không ăn khi bụng đói

Khi bụng của bạn kêu réo đói cồn cào thì tốt nhất bạn đừng nên lấy sữa chua chống đói, bởi vì khi bụng trống rỗng, độ axit trong dạ dày lớn. Những vi khuẩn có lợi trong sữa chua rất dễ bị axit dạ dày giết chết, và tác dụng bảo vệ sức khoẻ của sữa chua sẽ giảm đi rất nhiều.

Người ốm có nên an sữa chua

Không ăn sữa chua khi bụng đói.

Vậy ăn sữa chua bao nhiêu là đủ, ăn khi nào là tốt?

Cũng giống như các loại thực phẩm khác khi ăn hay uống quá nhiều sữa chua cũng sẽ khiến bạn có cảm giác khó chịu. Các chuyên gia khuyến cáo, người khỏe mạnh mỗi ngày chỉ nên ăn 100 - 250g sữa chua là hợp lý (tương đương 1- 2 hộp).

Có một số người đặc biệt thích ăn sữa chua, cứ sau bữa ăn là ăn rất nhiều, như vậy có thể làm tăng cân. Tốt nhất nên ăn sữa chua sau bữa ăn khoảng 1 giờ. Buổi tối ăn sữa chua thì sẽ có nhiều lợi ích hơn.

Người ốm có nên an sữa chua
Hậu COVID-19 bị mất ngủ nên ăn uống thế nào?

Xem thêm video đang được quan tâm

Kéo dài tuổi thọ, trẻ lâu nhờ lối sống lành mạnh.