Phí ngân hàng định khoản như thế nào

Định khoản kế toán là một nghiệp vụ định khoản kinh tế phát sinh cơ bản nhất mà kế toán bắt buộc phải nắm vững. Trong bài viết dưới đây hóa đơn điện tử MISA MeInvoice sẽ chia sẻ cách định khoản kế toán mới nhất.

Phí ngân hàng định khoản như thế nào

Định khoản kế toán là cách kế toán xác định và ghi chép số tiền của một nghiệp vụ kế toán tài chính phát sinh vào bên Nợ, bên Có của các Tài khoản kinh tế có liên quan. Có 2 loại định khoản kế toán đó là định khoản giản đơn và định khoản phức tạp.

Định khoản giản đơn là khi kế toán định khoản mà chỉ liên quan tới 2 loại tài khoản kế toán tổng hợp (KTTH). Còn định khoản phức tạp là khi kế toán định khoản liên quan tới 3 tài khoản KTTH trở lên.

Trước khi tìm hiểu sâu hơn về định khoản kế toán, bạn có thể sẽ muốn tham khảo các nguyên tắc kế toán trong bài viết xem thêm vì những nguyên tắc này rất cần thiết cho nghiệp vụ định khoản.

2. Các nguyên tắc định khoản kế toán cần biết

– Xác định tài khoản ghi Nợ trước, ghi Có sau.

– Trong cùng 01 định khoản, tổng số tiền ghi vào bên Nợ của các tài khoản phải bằng tổng số tiền ghi vào bên Có của các tài khoản.

– 01 định khoản phức tạp có thể tách thành nhiều định khoản đơn. Tuy nhiên, không được gộp nhiều định khoản đơn thành 01 định khoản phức tạp.

– Định khoản đơn là định khoản chỉ liên quan đến 2 Tài khoản. Một Tài khoản ghi Nợ đối ứng với 1 Tài khoản ghi có.

– Định khoản phức tạp là định khoản có liên quan đến ít nhất từ 03 tài khoản trở lên. Gồm các trường hợp sau:

  • Một tài khoản ghi Nợ đối ứng với nhiều tài khoản ghi Có.
  • Một tài khoản ghi Có đối ứng với nhiều tài khoản ghi Nợ.
  • Nhiều tài khoản ghi Nợ đối ứng với nhiều tài khoản ghi Có.

Doanh nghiệp, kế toán viên quan tâm phần mềm MISA meInvoice & có nhu cầu dùng thử MIỄN PHÍ phần mềm với đầy đủ tính năng trong 7 ngày, vui lòng ĐĂNG KÝ tại đây:

Nếu bạn đang thắc mắc chứng từ thu phí dịch vụ ngân hàng là gì hay khi lập và sử dụng chứng từ dùng cho thu phí dịch vụ ngân hàng cần lưu ý các quy định gì, vậy thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây để cập nhật cho mình những thông tin chi tiết nhất về các quy định liên quan đến việc thu phí dịch vụ ngân hàng mới nhất 2020.

Phí ngân hàng định khoản như thế nào

Chứng từ thu phí dịch vụ ngân hàng là gì?

1. Chứng từ thu phí dịch vụ ngân hàng là gì?

Hiện nay, các ngành hàng không, hàng hải hay ngân hàng khi cung cấp dịch vụ đều đã sử dụng chứng từ theo đúng chuẩn thông lệ quốc tế. Chẳng hạn như: vé hàng không in theo tiêu chuẩn Hiệp hội hàng không quốc tế (ATA), chứng từ thu phí dịch vụ ngân hàng được in từ máy tính theo đúng tiêu chuẩn của các ngân hàng quốc tế,... Các chứng từ này hiện đều được khách hàng chấp nhận thanh toán và được coi là cơ sở để các ngành ngân hàng hay hàng không, hàng hải hạch toán doanh thu. Thực tế, trước đây các chứng từ này không được công nhận là hóa đơn nên các ngân hàng, hàng không, hàng hải vẫn phải lập thêm hóa đơn để tiến hành khai thuế. Tuy nhiên, điều này không chỉ gây bất tiện mà còn rất tốn kém thời gian và chi phí cho các doanh nghiệp. Do đó, Bộ Tài chính hiện đã công nhận các chứng từ thu phí ngân hàng hay các chứng từ vận tải quốc tế khác, được lập theo đúng thông lệ quốc tế, chính là một loại hình hóa đơn, được dùng trực tiếp cho việc kê khai thuế được dễ dàng, nhanh chóng. Như vậy, chứng từ dùng để thu phí dịch vụ ngân hàng chính là các chứng từ thể hiện, ghi nhận các khoản thu của ngân hàng đối với khách hàng có sử dụng dịch vụ thanh toán, chính là giá hoặc phí để thực hiện dịch vụ thanh toán chưa có thuế GTGT. \>> Tham khảo: Hướng dẫn kê khai thuế gtgt.

2. Các loại hình dịch vụ thanh toán ngân hàng sẽ thu phí dịch vụ

Căn cứ theo quy định tại Điều 6 của Quyết định số 448/2000/QĐ-NHNN2 do Ngân hàng Nhà nước ban hành, các phí thu dịch vụ ngân hàng sẽ bao gồm các loại hình sau:

  • Phí cung ứng các phương tiện thanh toán như: séc, thẻ ngân hàng, uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi và những phương tiện khác nhằm dùng cho việc thực hiện các giao dịch thanh toán qua ngân hàng theo đúng các quy định về chế độ thanh toán hiện hành.
  • Phí dịch vụ thanh toán trong nước cho khách hàng bao gồm: Dịch vụ thanh toán cho các khách hàng mở tài khoản ở khác đơn vị ngân hàng (sở giao dịch hay chi nhánh); chuyển tiền cấp phát kinh phí, điều chuyển vốn; chuyển tiền đến ngân hàng khác; trả lương vào tài khoản; yêu cầu hủy hoặc sử việc chuyển tiền; phí thu hộ hay chi hộ trong nước; hoặc các dịch vụ thanh toán trong nước cho các khách hàng phù hợp với quy định của pháp luật.
  • Phí dịch vụ thanh toán quốc tế cho khách hàng. Cụ thể: phí chuyển tiền ra nước ngoài; nhận tiền từ nước ngoài chuyển đến; thu hộ hay chi hộ với nước ngoài (nhận, xử lý hay gửi các chứng từ đi nước ngoài, nhờ thu và thanh toán kết quả nhờ thu); phí các dịch vụ thanh toán khác với các nước có ngân hàng được phép thực hiện theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Ngoài ra, tại Điều 7 của Quyết định này, Ngân hàng Nhà nước đã quy định các trường hợp không được lập chứng từ thu phí dịch vụ ngân hàng với các trường hợp sau:

  • Trường hợp là các khoản thanh toán trực tiếp giữa khách hàng với ngân hàng, nơi mở tài khoản trả nợ, trả lãi, trả phí dịch vụ, trả tiền mua giấy tờ in hoặc phương tiện thanh toán.
  • Trường hợp là các khoản vay - trả giữa các tổ chức tín dụng khi tham gia vào thị trường liên Ngân hàng.

3. Cách tính thuế và thu thuế GTGT khi tiến hành thu phí dịch vụ ngân hàng

Phí ngân hàng định khoản như thế nào

Cách tính thuế và thu thuế GTGT khi tiến hành thu phí dịch vụ ngân hàng?

Khi tiến hành tính thuế hay thu thuế GTGT với các chứng từ dùng trong thu phí dịch vụ ngân hàng thì các ngân hàng cần lưu ý những điều sau:

  • Ngân hàng Nhà nước không được tính thu thuế giá trị gia tăng khi tiến hành thu phí dịch vụ thanh toán. Các tổ chức tín dụng sẽ được tính cộng thuế giá trị gia tăng khi tiến hành thu phí dịch vụ thanh toán theo đúng như quy định của Bộ Tài chính.