So sánh sự giống và khác nhau về tiếng cười trong bài Đồng Chí và bài thơ về tiểu đội xe không kính

Answers ( )

  1. So sánh sự giống và khác nhau về tiếng cười trong bài Đồng Chí và bài thơ về tiểu đội xe không kính

    1) “Đồng Chí” (với câu thơ “Miệng cười buốt giá”):

    Mặc dù khó khăn, gian khổ, những người lính vẫn đứng lên trên gian khổ mà nở nụ cười “miệng cười buốt giá”. Câu thơ với hai vế đối lập giữa con người và hoàn cảnh, giữa người chiến sĩ và những “buốt giá” mà họ phải trải qua đã nói lên sự hiên ngang vững vàng của người lính. Họ vẫn nở nụ cười, buốt giá nhưng thực ra ấm áp tình đồng đội bởi họ luôn truyền cho nhau hơi ấm của tình đồng đội.

    => Nụ cười động viên, khích lệ tinh thần

    2) “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” (với câu thơ “Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha”)

    Trước mọi khó khăn, nguy him, các anh vẫn “cười”, các anh sn sàng chp nhận thử thách, gian lao như th đó là điều tất yếu. Các anh lấy cái bất biến của lòng dũng cảm, của thái độ hiên ngang đ thng lại cái vạn biến của chiến trường sinh tử gian khổ, ác liệt. Từ đó thấy được sự trẻ trung, hồn nhiên, tinh nghịch và đặc biệt là lạc quan của những người lính lái xe.

    => Nụ cười vui vẻ, lạc quan

  2. So sánh sự giống và khác nhau về tiếng cười trong bài Đồng Chí và bài thơ về tiểu đội xe không kính

    Miệng cuời buốt giá: là sự phản ánh một thực tế nơi chiến trường. Buốt giá ở đây cũng chính là vì họ đứng trong đêm đông giá lạnh nơi núi rừng. Miệng cười vì họ cũng không thể làm gì trước hoàn cảnh này mà chỉ tin tưởng đứng đây để bày tỏ lòng mình. Cái cười của sự an ủi, của đồng cảm và thấu hiểu

    Còn trong BTVTĐXKK, “Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha” là cái cười của lạc quan. Mặt lấm sau bụi đường Trường Sơn vì không có kính chắn nên họ cười vì cái hài hước, thú vị. Nụ cười lạc quan, cười vui để động viên nhau

    Giống nhau vì họ cùng động viên, cùng mang theo niềm tin, hi vọng

    Nhưng khác nhau có lẽ vì một cái cười đêm đông là thấu hiểu, thông cảm; một cái cười là lạc quan, là tinh nghịch, hài hước của những chàng trai trẻ.

So sánh Bài thơ về tiểu đội xe không kính và bài thơ Đồng chí

Trang trước Trang sau

Đề bài: Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Phạm Tiến Duật và bài thơ Đồng chí – Chính Hữu có điểm gì giống và khác nhau gì khi viết về người lính?

Trả lời:

Quảng cáo

-Giống nhau:

 ● Bài thơ về tiểu đội xe không kính và bài Đồng chí cùng viết về những người lính kiên cường, dũng cảm vượt qua mọi khó khăn hiểm nguy. Họ cùng phải trải qua những hoàn cảnh chiến đấu thiếu thốn về vật chất, những điều kiện vô vùng khó khăn, nguy hiểm.

 ● Những người lính trong hai bài Đồng chí và Bài thơ về tiểu đội xe không kính là những người lính trải qua hai cuộc kháng chiến gian khổ chống Pháp, chống Mỹ có những điểm chung: lòng yêu nước, tinh thần quật cường, sẵn sàng hy sinh vì độc lập tự do của Tổ Quốc bất chấp mọi gian khổ, nguy hiểm, gian khổ.

-Khác nhau:

 ● Bài thơ Đồng chí nhấn mạnh vào tinh thần đoàn kết, tương trợ lẫn nhau trong hoàn cảnh chiến đấu thiếu thốn về vật chất. Vẻ đẹp nhất ở những người lính đó là tinh thần đồng đội, đồng chí sâu sắc, thắm thiết xuất phát từ sự chia sẻ, thấu hiểu và tinh thần yêu nước, luôn sát cánh bên nhau trong chiến đấu.

 ● Bài thơ về tiểu đội xe không kính lại nhấn mạnh tới tinh thần quả cảm, hiên ngang của những người lính lái xe trẻ trung, vui tươi trước thách thức vô vàn nguy hiểm phía trước.

 ● Bài thơ về tiểu đội xe không kính: khắc họa hình ảnh độc đáo những chiếc xe không kính qua đó làm nổi bật hình ảnh những người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn trong thời kì chống Mĩ với tư thế hiên ngang, tinh thần lạc quan, bất chấp hiểm nguy, ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam sục sôi, quyết liệt. Đó là thế hệ anh hùng, bất khuất, mạnh mẽ.

Quảng cáo

Xem thêm các câu hỏi về các tác phẩm Ngữ văn lớp 9 ôn thi vào lớp 10 hay khác:

Giới thiệu kênh Youtube Tôi

Trang trước Trang sau

So sánh hình tượng người lính trong Đồng chí và Bài thơ về tiểu đội xe không kính

[Văn mẫu 9] Tuyển tập những bài văn hay lớp 9 liên hệ so sánh hình tượng người lính trong bài Đồng chí và Bài thơ về tiểu đội xe không kính.
Mục lục nội dung
  • 1. Hướng dẫn
  • 1.1. Phân tích đề
  • 1.2. Hệ thống luận điểm
  • 1.3. Lập dàn ý chi tiết
  • 1.4. Sơ đồ tư duy
  • 2. Babài văn mẫu hay
  • 2.1. Bài số 1
  • 2.2. Bài số 2
  • 2.3. Bài số 3
Mục lục bài viết

So sánh hình tượng người lính trong Đồng chí và Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Dàn ý hướng dẫn chi tiết và một sốbài văn mẫu sưu tầm, tuyển chọn liên hệ hình ảnh người lính trong hai bài thơ Đồng Chí (Chính Hữu) và Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật).

A.Đôi nét về tác phẩm Đồng chí

1. Hoàn cảnh sáng tác

- Bài thơđược sáng tác vào mùa xuân năm 1948, thời kìđầu của cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp, sau khi tác giả cùngđồngđội tham gia chiếnđấu trong chiến dịch Việt Bắc (Thu -Đông năm 1947)đánh bại cuộc tiến công quy mô lớn của Pháp lên chiến khu Việt Bắc.

⇒Đượcđánh giá là tiêu biểu cho thơ ca kháng chiến giaiđoạn 1946 – 1954, bài thơđãđi qua hành trình hơn nửa thế kỉ, làm sang trọng một hồn thơ chiến sĩ của Chính Hữu.

2. Bố cục (3đoạn)

-Đoạn 1 (7 câu thơđầu): Cơ sở hình thành tìnhđồng chí,đồngđội của những người lính.

-Đoạn 2 (10 câu thơ tiếp theo): Những biểu hiện của tình đồng chí và sức mạnh của tình cảmấyở những người lính.

-Đoạn 3 (3 câu kết): Biểu tượngđẹp về tìnhđồng chí.

3. Giá trị nội dung

Bài thơ nói về tình đồng chí, đồng đội thắm thiết, sâu nặng của những người lính cách mạng dựa trên cơ sở cùng chung cảnh ngộ và lí tưởng chiến đấu. Tình đồng chí góp phần quan trọng tạo nên sức mạnh và phẩm chất của những người lính cách mạng. Qua đó hiện lên hình tượng chân thực, giản dị mà cao đẹp của anh bộ đội cụ Hồ thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.

4. Giá trị nghệ thuật

Bài thơ thành công về nghệ thuật bởi thể thơ tự do linh hoạt, các chi tiết, hình ảnh được sử dụng mang tính tiêu biểu, chân thực, ngôn ngữ cô đọng, giản dị và giàu sức biểu cảm.

B. Tiểu đội xe không kính

1. Xuất xứ

- Bài thơ về tiểu đội xe không kính nằm trong chùm thơ Phạm Tiến Duật được tặng giải Nhất cuộc thi thơ của báo Văn nghệ năm 1969 và được đưa vào tập thơ Vầng trăng quầng lửa của tác giả.

2. Bố cục (3 phần)

- Phần 1 (hai khổ thơ đầu): Tư thế hiên ngang ra trận của những người lính lái xe tiểu đội xe không kính.

- Phần 2 (bốn khổ thơ tiếp theo): Tinh thần dũng cảm, lạc quan của những người lính.

- Phần 3 (khổ thơ cuối): Ý chí quyết tâm chiến đấu vì miền Nam.

3. Ý nghĩa nhan đề

Nhan đề mang đề tài của bài thơ: Tiểu đội xe không kính. Tiểu đội là đơn vị cơ sở nhỏ nhất trong biên chế của quân đội Việt Nam. Cái tên gợi cho người đọc tính khốc liệt của chiến tranh. Một cái tên trần trụi, không mỹ miều, hàm súc như bao nhan đề bài thơ khác, đối lập với quan niệm cái đẹp văn chương thuần túy.

Hình tượng người lính trong Đồng chí và Bài thơ về tiểu đội xe không kính

  • Dàn ý so sánh hình tượng người lính trong 2 bài thơ
  • So sánh hình tượng người lính trong 2 bài thơ - Mẫu 1
  • So sánh hình tượng người lính trong 2 bài thơ - Mẫu 2
  • So sánh hình tượng người lính trong 2 bài thơ - Mẫu 3
  • So sánh hình tượng người lính trong 2 bài thơ - Mẫu 4
  • So sánh hình tượng người lính trong 2 bài thơ - Mẫu 5
  • So sánh hình tượng người lính trong 2 bài thơ - Mẫu 6
  • So sánh hình tượng người lính trong 2 bài thơ - Mẫu 7
  • So sánh hình tượng người lính trong 2 bài thơ - Mẫu 8
  • Phân tích vẻ đẹp của người lính qua hai bài thơ Đồng chí và Bài thơ về tiểu đội xe không kính

So sánh nụ cười trong bài Đồng chí và bài thơ về tiểu đội xe không kính

1 tháng trước